Nguyên nhân gây ra dịch bệnh hiểm nghèo

Hiện nay, mỗi năm có hàng triệu người chết vì ung thư. Tỉ lệ ung thư đang ngày càng tăng và có dấu hiệu trẻ hóa ở đội tuổi. Do vậy, mỗi cá nhân cần có những biện pháp phòng chống ung thư để bảo vệ cho sức khỏe bản thân và gia đình. Bài viết hôm nay, hãy cùng với Bệnh viện Thanh Vũ Bạc Liêu tìm hiểu cụ thể hơn về ung thư và cách phòng tránh nhé !

Một số bệnh ung thư thường gặp

Hiện nay, do đời sống kinh tế ngày càng phát triển đi kèm theo việc môi trường sống ngày càng đáng quan ngại, ung thư xuất hiện ngày càng nhiều và cho đến nay vẫn chưa tìm thấy được phương pháp chữa trị ung thư hiệu quả nhất. Ung thư xuất hiện với cả nam và nữ và thường đi kèm theo những biến chứng nguy hiểm.

Ung thư phổi

Là bệnh dễ gặp nhất ở nam giới, ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các loại bệnh ung thư. Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ mắc ung thư phổi ở nam giới là 81/100.000 người.

Ung thư vú

Nếu như ung thư phổi là niềm đe dọa của nam giới thì ung thư vú đang dần hiện lên như một nỗi sợ hãi của chị em phụ nữ. Ngoài phá bỏ đi niềm kiêu hãnh, ung thư vú còn cho đe dọa trực tiếp đến tính mạng khi đây là căn bệnh gây tử vong cao nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

Ung thư tuyến tiền liệt

Đây là căn bệnh mà nam giới dễ bị mắc phải và là kẻ sát nhân hàng đầu, chỉ đứng sau ung thư phổi. Theo hiệp hội ung thư Mỹ, ung thư tuyến tiền liện phát triển đến độ cứ 7 người sẽ chẩn đoán được một người mắc căn bệnh nà.

Ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng khá phổ biến ở nam giới và mang tỷ lệ tử vong cao. Ước tính đã có khoảng 27.000 người chết vì căn bệnh này vào năm 2007.

Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là một căn bệnh hết sức nguy hiểm ở đường tiêu hóa và thường rất khó bị phát hiện, dễ lầm lẫn với những căn bệnh ở đường tiêu hóa thông thường. Cũng vì khó phát hiện như thế nên nhiều người được chẩn đoán mắc phải căn bệnh này thường khó sống đến năm thứ  5, tỷ lệ rơi vào khoảng 80%.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư

Thời nay với sự phát triển của khoa học và công nghệ, những nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ có phần trăm số ít bệnh ung thư phát sinh vì những rối loạn liên quan đến phần trong của cơ thể như rối loạn nột tiết di truyền [tỷ lệ này rơi vào khoảng 10%]. Hầu hết những nguyên nhân thường khó có thể thay đổi.

Ngược lại, khoảng 80% bệnh ung thư phát sinh do chịu ảnh hưởng của môi trường sống, ví dụ như lối sống thiếu lành mạnh, nhiễm nhiều thói quen tật xấu như uống rượu, hút thuốc, hay ô nhiễm môi trường ..Đây được gọi là những yếu tố ngoại sinh và có thể thay đổi được.

Các yếu tố này được các nhà khoa học phân loại thành những  nhóm khác nhau:

Nhóm các tác nhân hóa học

Thuốc lá : Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây nên hàng loạt căn bệnh ung thư, như ung thư phổi, thanh quản, thực quản, khoang miệng, bàng quang, tụy, dạ dày.

Người ta thường biết trong thuốc lá độc hại bởi có nicotine ảnh hưởng đến hệ tim mạch, nhưng thuốc lá còn chứa hơn 40 loại hóa chất độc hại gây ung thư. Những người không hút thuốc lá cũng có nguy cơ mắc phải những căn bệnh liên quan đến hệ tim mạch, hô hấp và kể cả ung thư. Đây gọi là hút thuốc tự động.

Chế độ ăn uống thiếu khoa học : Ăn nhiều mỡ động vật và ít xơ có khả năng mắc bệnh ung thư vú, đại trực tràng. Sử dụng thức ăn có chứa nhiều chất bảo quản thực thẩm, các chất nhuộm màu hóa học, thực phẩm nấm mốc là nguyên nhân gây ra các loại ung thư đường tiêu hóa như ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư gan..

Ô nhiễm môi trường : Sinh sống gần các khu công nghiệp với những chất thải công nghiệp có khả năng gây ra nhiều loại ung thư và biến chất. Không có biện pháp an toàn khi sử dụng thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu cũng tăng khả năng gây ra các bệnh như ung thư da, ung thư đường hô hấp và tiết niệu.

Nhóm các tác nhân vật lý

Phóng xạ : Những bức xạ ion hóa được dùng trong các bệnh viện nếu tiếp xúc quá lâu với cơ thể hoặc sử dụng sai quy trình có thể gây ra đột biến gen, từ đó phát triển nên bệnh ung thư.

Tia cực tím : Tia cực tím có trong ánh sáng mặt trời cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư da. Người thường xuyên phải làm việc trong ánh nắng nếu không có thiết bị bảo vệ có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn người bình thường, nhất là ở vùng da hở như cổ, đầu, mặt.

Nhiễm vi rút, vi khuẩn: Một số vi rút cũng có thể gây ra các bệnh ung thư trực tiếp đến bộ phận như virus viên gam B là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư gan nguyên phát. Vi rút Epstein- Barr [EBV] có liên quan đến ung thư vòm mũi họng. Hay vi khuẩn Helicobacter đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra việc viêm loét dạ dày hay ung thư dạ dày. Sádsa

Phòng ngừa mắc mới và tránh tái phát ung thư

Nhận biết được những nhóm nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư, từ đó chúng ta có thể giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh với những phương pháp điều chỉnh hợp lý.

Đầu tiên, hãy thiết lập cho mình một chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế chất béo, các loại thịt đỏ như lợn, bò, dê. Ăn ít muối và đường, tránh ăn nhiều các món ăn được chế biến ở nhiệt độ cao như chiên, nướng. Thường xuyên hấp thụ và tăng cường ăn các loại rau củ, ăn nhiều thịt trắng như cá, gà và thường xuyên uống trà xanh bởi nó có tác dụng phòng tránh ung thư rất tốt.

Tiếp theo là cần phải xây dựng chế độ tập luyện để nâng cao sức mạnh thể chất. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp cho bạn có thể tăng sức đề kháng và chống lại nguy cơ gây ung thư.

Xem thêm : 15 dấu hiệu cảnh báo ung thư nên biết

Trên đây là những thông tin liên quan đến ung thư và cách phòng tránh ung thư hiệu quả . Hi vọng bài viết đã mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích. Cập nhật trang web nhiều hơn để có thêm những kiến thức y khoa hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe tại nhà nhé.

- Select language - English

Thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức về sức khỏe, từ sự bùng phát các bệnh dịch có thể phòng ngừa bằng vắc-xin như sởi và bạch hầu, sự gia tăng vi sinh vật kháng thuốc, tăng tỷ lệ béo phì và ít vận động thể chất tới những tác động lên sức khỏe do ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và khủng hoảng nhân đạo.

Để giải quyết những thách thức này và các mối đe dọa khác, năm 2019 là năm bắt đầu Kế hoạch Chiến lược 5-năm của Tổ chức Y tế Thế giới – Chương trình làm việc chung lần thứ 13. Kế hoạch chiến lược này sẽ tập trung vào ba mục tiêu 1 tỷ ở cả 3 chỉ số: đảm bảo thêm 1 tỷ người đươc hưởng lợi từ bao phủ sức khỏe toàn dân, thêm 1 tỷ người được bảo vệ khỏi những tình huống y tế khẩn cấp và thêm 1 tỷ người dân đạt được trạng thái sức khỏe về tinh thần và thể chất tốt hơn. Để đạt được mục tiêu này, cần phải giải quyết những mối đe dọa về sức khỏe từ nhiều góc độ khác nhau.

Dưới đây là 10 vấn đề mà Tổ chức Y tế Thế giới và các đối tác trong lĩnh vực y tế cần quan tâm trong năm 2019.

Ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu

Sự thật là 9 trên 10 người phải hít thở không khí bị ô nhiễm mỗi ngày. Trong năm 2019, Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá ô nhiêm không khí là rủi ro sức khỏe nghiêm trọng nhất do môi trường gây ra. Các chất gây ô nhiễm vi mô/siêu mịn trong không khí có thể xâm nhập vào hệ hô hấp và hệ tuần hoàn, gây tổn thương phổi, tim và não, là nguyên nhân gây ra 7 triệu ca tử vong sớm hàng năm do mắc các bệnh lý như ung thư, đột quỵ, tim và phổi. Khoảng 90% số ca tử vong này xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, nơi có tỷ lệ phát thải khí cao từ các ngành công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và việc sử dụng nhiều bếp lò cũng như nhiên liệu bẩn tại gia đình. Nguyên nhân ban đầu gây ô nhiễm không khí [từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch] cũng chính là tác nhân chủ đạo gây ra biến đổi khí hậu, đe dọa tới sức khỏe con người theo nhiều cách khác nhau. Theo ước tính, từ năm 2030 tới 2050, biến đổi khí hậu sẽ gây ra thêm 250.000 trường hợp tử vong mỗi năm do bị suy dinh dưỡng, sốt rét, tiêu chảy và căng thẳng do nhiệt.  Tháng 10 năm 2018, Tổ chức Y tế Thế giới tổ chức Hội nghị toàn cầu về Ô nhiễm không khí và Sức khỏe lần đầu tiên tại Geneva. Các quốc gia và các tổ chức đã đưa ra hơn 70 cam kết nhằm cải thiện chất lượng không khí. Năm nay, Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu sẽ được tổ chức vào tháng 9 với mục tiêu đẩy mạnh hành động và hoài bão về biến đổi khí hậu toàn cầu. Cho dù chúng ta có đạt được các mục tiêu theo cam kết trong Thỏa thuận Paris thì trái đất vẫn sẽ nóng thêm hơn 3°C trong thế kỷ này.

Các bệnh không lây nhiễm

Các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, ung thư và tim mạch là nguyên nhân gây ra  trên 70% số ca tử vong trên thế giới, tương đương 41 triệu người, trong đó có tới 15 triệu người chết sớm trong độ tuổi từ 30 tới 69.

Hơn 85% số ca tử vong sớm xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Năm yếu tố nguy cơ chính gây nên sự gia tăng các bệnh lý này gồm: hút thuốc lá, ít hoạt động thể lực, uống rượu bia ở mức có hại, chế độ ăn không lành mạnh và ô nhiễm không khí. Các yếu tố nguy cơ này cũng làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe tâm thần, vốn có thể  có mầm mống khi còn trẻ tuổi: Một nửa trong số bệnh nhân mắc bệnh lý tâm thần khởi phát trước tuổi 14, tuy vậy phần lớn các ca bệnh này đều không được phát hiện hoặc điều trị. Tự sát là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở lứa tuổi 15 – 19.

Trong rất nhiều vấn đề, năm nay Tổ chức Y tế Thế giới sẽ hỗ trợ  chính phủ các nước đạt mục tiêu toàn cầu về giảm 15 % tỷ lệ người dân ít hoạt động thể lực vào năm 2030 thông qua các hành động như triển khai bộ công cụ chính sách ACTIVE [tích cực/chủ động] để khuyến khích nhiều người dân vận động hơn mỗi ngày.


Đại dịch cúm toàn cầu

Thế giới sẽ đối mặt với một đại dịch cúm khác – điều duy nhất chúng ta chưa biết đó là khi nào đại dịch xảy ra và mức độ nghiêm trọng của nó. Phòng ngừa toàn cầu chỉ có hiệu quả khi có sự kết nối của hệ thống chuẩn bị và ứng phó với các tình trạng y tế khẩn cấp giữa các quốc gia.
Tổ chức Y tế Thế giới đang liên tục giám sát sự lưu hành của virus cúm nhằm phát hiện các chủng gây đại dịch tiềm ẩn: 153 viện nghiên cứu tại 114 quốc gia đã tham gia vào hệ thống giám sát và ứng phó toàn cầu.

Hàng năm, Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra khuyến cáo về những chủng cần đưa vào để sản xuất vắc-xin cúm nhằm bảo vệ người dân trước cúm mùa. Trường hợp một chủng cúm mới có tiềm năng gây đại dịch, Tổ chức Y tế Thế giới sẽ thiết lập quan hệ đối tác đặc biệt với các đối tác chính nhằm đảm bảo người dân được tiếp cận kịp thời và công bằng các dịch vụ chẩn đoán, vắc-xin và thuốc điều trị kháng vi-rút, đặc biệt ở các nước đang phát triển.

Khu vực sống mong manh và dễ bị tổn thương

Hơn 1,6 tỷ người [22% dân số toàn cầu] sống ở những khu vực có khủng hoảng kéo dài [với vô vàn thách thức như hạn hán, nạn đói, xung đột và di tán] cùng các dịch vụ y tế yếu kém khiến họ không được tiếp cận những dịch vụ chăm sóc y tế cơ bản.

Môi trường sống mong manh có ở hầu hết các khu vực trên thế giới – nơi hơn một nửa các chỉ tiêu chính trong các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc, bao gồm sức khỏe bà mẹ và trẻ em, vẫn chưa được đáp ứng.

Tổ chức Y tế Thế giới sẽ tiếp tục hoạt động tại các quốc gia này nhằm tăng cường hệ thống y tế để chuẩn bị tốt hơn cho việc phát hiện và ứng phó trước dịch bệnh, cũng như khả năng cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao, trong đó có tiêm chủng.

Kháng kháng sinh

Sự phát triển của kháng sinh, thuốc kháng virus và thuốc chống sốt rét là một số thành tựu lớn nhất của nền y học hiện đại. Tuy nhiên, thời gian còn hiệu lực ở các loại thuốc này đang mất dần. Kháng kháng sinh - khả năng vi khuẩn, ký sinh trùng, vi rút và nấm kháng lại các loại thuốc này – đang đe dọa đẩy con người trở lại thời kì mà chúng ta không thể dễ dàng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, lao, lậu và salmonella. Việc không thể ngăn ngừa nhiễm khuẩn có thể phải đánh đối bằng phẫu thuật và thủ thuật như hóa trị.

Kháng thuốc chống lao là một rào cản lớn trong cuộc chiến chống lại căn bệnh gây ra cho khoảng 10 triệu người, và 1,6 triệu ca tử vong mỗi năm. Trong năm 2017, khoảng 600.000 ca lao kháng rifampicin [thuốc điều trị lao hàng một hiệu quả nhất] - và 82% trong số đó là kháng đa thuốc.

Việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị bệnh ở người và động vật, đặc biệt là kháng sinh sử dụng trong sản xuất thực phẩm và trong môi trường là nguyên nhân gây ra tình trạng kháng thuốc. Tổ chức Y tế Thế giới đang nỗ lực phối hợp với các ngành này nhằm triển khai kế hoạch hành động toàn cầu về phòng chống kháng kháng sinh thông qua việc nâng cao nhận thức và kiến thức, giảm nhiễm khuẩn và khuyến khích sử dụng kháng sinh một cách cẩn trọng.

Ebola và các tác nhân gây bệnh nguy hiểm khác

Năm 2018, đã có hai đợt bùng phát dịch Ebola ghi nhận ở Cộng hòa Dân chủ Công-gô. Cả hai đợt dịch này đã lan rộng sang các thành phố với hơn 1 triệu dân. Một trong số các tỉnh bị ảnh hưởng cũng là nơi đang xảy ra xung đột.

Điều này cho thấy bối cảnh nơi một bệnh do tác nhân  nguy hiểm như Ebola bùng phát thành dịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng – đáp ứng với các vụ dịch diễn ra ở vùng nông thôn trước đây không phải lúc nào cũng áp dụng được như khi dịch xảy ra ở các khu vực thành thị đông dân cư hoặc những nơi đang xảy ra xung đột.

Tại hội nghị với chủ đề Chủ động Ứng phó trước các Tình huống Y tế Công cộng khẩn cấp được tổ chức vào tháng 12 vừa qua, đại biểu từ các lĩnh vực y tế công cộng, thú y, giao thông và du lịch đã tập trung thảo luận về các thách thức ngày càng gia tăng trong việc đáp ứng dịch và các sự kiện y tế khẩn cấp xảy ra tại khu vực đô thị. Hội nghị cũng kêu gọi Tổ chức Y tế Thế giới và các đối tác lấy năm 2019 là “Năm hành động chủ động ứng phó với các tình huống y tế khẩn cấp”.

Chiến lược Nghiên cứu và Phát triển [R&D] của Tổ chức Y tế Thế giới đã xác định các bệnh và các tác nhân có khả năng gây ra tình trạng y tế công cộng khẩn cấp nhưng hiện tại còn thiếu phương pháp điều trị hiệu quả và vắc-xin. Danh sách các bệnh dịch được ưu tiên về nghiên cứu và phát triển bao gồm Ebola, một số bệnh sốt xuất huyết khác, Zika, Nipah, Corona vi rút gây hội chứng hô hấp vùng Trung Đông [MERS-CoV] và Hội chứng hô hấp cấp tính nặng [SARS] và bệnh X - một bệnh chưa biết được tác nhân gây bệnh nhưng có thể gây ra bùng phát dịch nghiêm trọng do đó cần phải chủ động ứng phó.

Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu yếu kém

Chăm sóc sức khỏe ban đầu thường là nơi đầu tiên người dân tiếp xúc với hệ thống y tế. Lý tưởng nhất là công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cung cấp dịch vụ chăm sóc toàn diện, chi phí hợp lý và hướng tới cộng đồng trong suốt cuộc đời.

Chăm sóc sức khỏe ban đầu có thể đáp ứng phần lớn nhu cầu y tế trong suốt cuộc đời của một người. Cần phải có hệ thống y tế với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu tốt nhằm đạt được mục tiêu bao phủ sức khỏe toàn dân.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều quốc gia vẫn chưa có đủ cơ sở chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Vấn đề này có thể là do các nước có thu nhập thấp và trung bình không có đủ nguồn lực nhưng cũng có thể các nước này chỉ tập trung vào từng chương trình phòng chống bệnh riêng trong suốt nhiều thập kỉ. Tháng 10 năm 2018,Tổ chức Y tế Thế giới đồng tổ chức Hội nghị toàn cầu tại Astana, Kazakhstan. Tại đây tất cả các quốc gia đã cam kết làm mới lại những cam kết đã đưa ra về công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Tuyên bố Alma-Ata năm 1978.

Năm 2019, Tổ chức Y tế Thế giới sẽ tiếp tục phối hợp với các đối tác nhằm khôi phục lại và tăng cường công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở các quốc gia, đồng thời theo dõi việc thực hiện các cam kết cụ thể trong Tuyên bố Astana.

Sự e ngại trong tiêm phòng vắc-xin

E ngại trong tiêm phòng vắc-xin – lưỡng lự hoặc từ chối tiêm phòng mặc dù có sẵn vắc-xin - đe dọa làm đảo ngược tiến độ phòng chống các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc xin. Tiêm chủng là một trong những phương pháp có chi phí-hiệu quả cao nhất trong phòng bệnh. Tiêm phòng vắc-xin giúp ngăn ngừa 2 – 3 triệu trường hợp tử vong mỗi năm, và sẽ ngăn ngừa được thêm 1.5 triệu trường hợp tử vong nếu tỷ lệ bao phủ tiêm phòng vắc-xin toàn cầu được cải thiện.


Ví dụ, tỷ lệ mắc sởi đã tăng 30% trên toàn cầu. Nguyên nhân của sự gia tăng này rất phức tạp, và không phải tất cả các trường hợp mắc là do e ngại tiêm phòng. Tuy nhiên, một số quốc gia đã gần chạm tới mục tiêu loại bỏ hoàn toàn sởi lại tái phát dịch.

Lý do tại sao người dân không tiêm phòng vắc-xin rất phức tạp. Nhóm tư vấn về vắc-xin của Tổ chức Y tế Thế giới xác định sự tự mãn [chủ quan], bất tiện trong việc tiếp cận vắc-xin và thiếu sự tin tưởng là những lý do chính dẫn đến sự e ngại. Nhân viên y tế, đặc biệt là những người làm việc tại cộng đồng, vẫn được coi là những người cho lời khuyên đáng tin cậy nhất và có ảnh hưởng nhất tới quyết định tiêm chủng của người dân, do đó họ cần được hỗ trợ để có thể cung cấp thông tin đáng tin cậy và chính xác về vắc-xin cho người dân.

Năm 2019, WHO sẽ đẩy mạnh hoạt động loại trừ ung thư cổ tử cung trên toàn cầu bằng cách tăng tỷ lệ bao phủ tiêm phòng vắc-xin HPV, cùng với các biện pháp can thiệp khác. Năm 2019 cũng có thể là năm không còn sự lây lan của vi-rút bại liệt hoang dã tại Afghanistan và Pakistan. Năm 2018, hai quốc gia này đã ghi nhận chưa tới 30 trường hợp mắc bại liệt. Tổ chức Y tế Thế giới và các đối tác cam kết hỗ trợ các nước này tiêm phòng vắc-xin cho mọi trẻ em ở đây với mục tiêu thanh toán hoàn toàn căn bệnh này.

Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết – bệnh do muỗi đốt gây ra các triệu chứng giống như cúm, nhưng có thể gây chết người và gây tử vong ở 20% số người mắc xuất huyết ở mức độ nghiêm trọng – là mối đe dọa ngày càng tăng trong nhiều thập kỷ.

Xuất huyết mắc với số lượng lớn xảy ra vào mùa mưa ở các quốc gia như Bangladesh và Ấn Độ. Ngày nay, mùa bệnh dịch đang có xu hướng kéo dài tại các quốc gia này [năm 2018, Bangladesh ghi nhận số ca tử vong cao nhất trong gần hai thập kỷ], và sốt xuất huyết cũng đang lan sang các nước có khi hậu ít nhiệt đới hoặc ôn đới hơn như Nepal, những quốc gia chưa từng ghi nhận căn bệnh này.

Ước tính 40% dân số trên thế giới có nguy cơ mắc sốt xuất huyết, và có khoảng 390 triệu ca mắc mỗi năm. Chiến lược kiểm soát sốt xuất huyết của Tổ chức Y tế Thế giới đặt ra mục tiêu giảm 50% số ca tử vong vào năm 2020.

HIV

Việc triển khai các hoạt động phòng chống HIV đã đạt được những thành quả rất to lớn như xét nghiệm cho người dân,  và cung cấp thuốc kháng virus cho họ [hiện có 22 triệu người nhiễm HIV đang được điều trị], và cung cấp các biện pháp dự phòng như điều trị dự phòng trước phơi nhiễm [PrEP, tức là dùng thuốc ARV khi có nguy cơ nhiễm HIV để phòng bệnh].

Tuy nhiên, dịch HIV vẫn tiếp tục hoành hành với gần một triệu người tử vong mỗi năm. Ngay từ khi có dịch,hơn 75 triệu người bị nhiễm HIV, và khoảng 35 triệu người đã tử vong. Ngày nay, có khoảng 37 triệu người sống chung với HIV trên toàn cầu. Việc tiếp cận những người như người bán dâm, phạm nhân, nam quan hệ tình dục đồng giới hoặc  người chuyển giới là một thách thức rất lớn. Các nhóm người này thường không tiếp cận với các dịch vụ y tế. Nhóm trẻ em gái và phụ nữ [độ tuổi 15-24] ngày càng bị ảnh hưởng bởi HIV. Họ là những đối tượng có nguy cơ đặc biệt cao và chiếm ¼ số ca nhiễm HIV ở khu vực cận sa mạc Sahara Châu Phi mặc dù nhóm này chỉ chiếm 10% dân số.

Năm nay, WHO sẽ hợp tác với các quốc gia để hỗ trợ việc triển khai tự xét nghiệm HIV để nhiều người nhiễm HIV biết được tình trạng HIV của mình và được điều trị [hoặc có các biện pháp phòng ngừa trong trường hợp kết quả xét nghiệm âm tính]. Tổ chức Y tế Thế giới sẽ phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế  để thực hiện hoạt động theo Hướng dẫn mới được công bố vào tháng 12 năm 2018 là hỗ trợ các doanh nghiệp và các tổ chức để đưa các dịch vụ tự xét nghiệm HIV tới nơi làm việc.

Ten threats to global health in 2019

Video liên quan

Chủ Đề