Nguyên nhân nổ bình xăng

Nguyên nhân cháy xe máy có thể đến từ sự cố chập điện, nổ bình xăng hoặc hở đường dẫn điện... Để phòng chống cháy nổ cho xe máy, người sử dụng phương tiện cần kiểm tra và thực hiện bảo dưỡng xe thường xuyên.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cháy xe máy. Ảnh minh hoạ, nguồn Trần Tiến

Nguyên nhân cháy xe máy

Xe máy bốc cháy do chập điện

Nguyên nhân cháy xe máy thường gặp nhất là do: IC, cầu chì, ắc quy... đảm nhận vai trò điều khiển toàn bộ hệ thống điện gặp trục trặc. Khi các bộ phận này làm việc không ổn định sẽ dễ dẫn đến tình trạng chập điện, gây cháy xe.

IC không hoạt động ổn định: IC là bộ phận quan trọng của xe máy có nhiệm vụ điều khiển hệ thống mạch điện. Nếu linh kiện này gặp trục trặc, làm việc thiếu ổn định sẽ dẫn tới tình trạng bị chập điện.

Ắc quy gặp vấn đề: Được thiết kế nằm gần bình xăng nên khi gặp sự cố đoản mạch, lượng hóa chất trong ắc quy nóng lên, thể tích bị nở ra sinh ra nhiệt độ cao, gây nổ ắc quy. 

Cầu chì hỏng: Cầu chì có chức năng ngắt mạch, hạn chế tình trạng chập cháy. Khi cầu chì hỏng, các sự cố trong hệ thống điện không được ngắt kịp thời dẫn đến sinh ra tia lửa điện và có thể gây ra cháy xe máy.

Rò rỉ xăng

Một nguyên nhân khác gây ra sự cố cháy xe máy là do xe bị rò rỉ xăng. Khi xăng tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, nguy cơ cháy nổ rất cao.

Xăng bị rò rỉ thường do các yếu tố sau đây: Bộ phận van kim của chế hòa khí làm tràn xăng ra buồng đốt; các chất lạ làm thủng bình xăng.

Chất lượng nhiên liệu kém

Chất lượng nhiên liệu kém cũng là một phần lý do khiến cho xe máy bị cháy nổ. Nếu xăng không đảm bảo chất lượng sẽ làm phá hủy hệ thống ống dẫn nhiên liệu hoặc khiến áp suất hơi trong bình tăng cao và làm rò rỉ xăng, khi gặp một nguồn nhiệt đủ nóng sẽ gây cháy.

Sử dụng xăng không phù hợp với động cơ cũng gây nên hiện tượng nóng cục bộ và làm cháy xe máy

Xe bị quá nhiệt

Nếu dầu bôi trơn bị quá hạn sử dụng, không còn khả năng làm mát động cơ sẽ khiến cho xe bị quá nhiệt. Động cơ xe khi bị quá nhiệt sẽ dễ cháy hơn, đặc biệt là khi tiếp xúc với chất dễ cháy như xăng dầu. Để hạn chế điều này, chủ phương tiện nên bảo dưỡng và thay dầu định kỳ cho xe máy.

Xe máy cháy do bị hở đường dẫn nhiên liệu

Đây được xem là một trong những nguyên nhân gây ra các rủi ro về cháy, nổ với tỉ lệ rất cao. Nguồn nhiên liệu từ bình chứa tới buồng đốt phải qua hệ thống đường ống phức tạp với nhiều điểm nối.

Các đường dẫn nhiên liệu sau một thời gian dài sử dụng đã cũ, rạn nứt làm hở các đầu nối giữa những điểm tiếp xúc với nhau. Nguồn nhiên liệu theo khe hở chảy ra ngoài khi gặp tia lửa điện phát ra làm xe máy bị bốc cháy.

Cách phòng tránh cháy nổ xe máy

Không lắp thêm các thiết bị điện trên xe

Khi lắp thêm thiết bị điện khác trên xe sẽ ảnh hưởng tới cơ cấu hệ thống điện hoặc tình trạng quá tải sẽ gây ra cháy nổ. 

Ngoài ra, chủ phương tiện không nên tự thay đổi kết cấu hoặc lắp cầu chì không đúng nguyên tắc.

Sử dụng xe máy một cách cẩn thận

Trong quá trình sử dụng, người dùng không nên đặt hóa chất, bật lửa,... trên xe hoặc trong cốp xe. Ngoài ra, phương tiện cần được vệ sinh, bảo dưỡng thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn và dễ dàng kiểm soát tình trạng rò rỉ xăng. 

Phòng tránh chuột cắn phá xe

Chuột có thể cắn phá hệ thống điện hoặc dây dẫn xăng, gây rủi ro về cháy nổ xe máy. Để phòng tránh tình trạng này, người dùng nên để xe ở nơi thoáng mát, nuôi mèo hoặc đặt bẫy dưới gầm xe để bắt chuột.

Nếu thấy xe có bất thường như khó khởi động, có tiếng nổ lạ, điện chập chờn... thì người sử dụng phương tiện cần mang xe đi kiểm tra ngay.

Bảo dưỡng xe định kỳ

Cách hiệu quả để phòng ngừa tình trạng cháy nổ xe máy, đảm bảo sự an toàn cho phương tiện là thường xuyên bảo dưỡng hệ thống điện, bộ chế hòa khí, bình xăng.

Ngoài ra, người điều khiển xe cũng cần phải kiểm tra kỹ lưỡng để phát hiện tình trạng hở điện, rò rỉ xăng,...

Xe máy đang đi bỗng nhiên khét lẹt, bén lửa và bốc cháy ngùn ngụt là chuyện không hiếm hiện nay. Nhưng bất cứ đám cháy nào cũng có nguyên nhân và cách phòng tránh.

Thông thường, các vụ cháy xe máy xảy ra đối với những chiếc xe cũ và đang lưu thông trên đường. Việc cháy xe máy cũng hay xảy ra hơn vào mùa nóng.

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chiếc xe đang đi thì bốc cháy như va chạm giao thông, chập cháy dây điện, bén lửa từ bên ngoài,...

Cháy xe máy là sự việc hết sức hy hữu, nhưng cũng có thể xảy đến bất cứ lúc nào

Tuy vậy, mọi đám cháy nói chung và cháy xe máy nói riêng phải hội tụ đủ hai yếu tố cơ bản là chất dẫn cháy và nguồn cháy. Hai thành phần này phải xuất hiện cùng lúc và tiếp xúc trực tiếp với nhau tạo thành đám cháy, sau đó lan đến các chất dễ cháy trên thân xe.

Chất dẫn cháy trên xe máy chính là xăng [đồng thời xăng cũng là chất cháy cùng với vỏ nhựa, cao su, dây điện, mút…]. Còn nguồn cháy đa số là từ lửa, tia lửa điện và có thể xuất phát từ nhiệt, phát sinh rất đa dạng từ các nguyên nhân khác nhau.

Các chuyên gia cho rằng, nếu hai yếu tố trên không xảy ra đồng thời thì chiếc xe không thể tự cháy. Để phòng tránh cháy nổ xe máy, có thể chú ý đến một số nguyên nhân như sau:

1. Chập điện:

Với những chiếc xe máy mới hiện nay, việc đang đi bỗng nhiên bốc cháy thì khó có khả năng phát sinh từ nguồn điện, bởi toàn bộ nguồn điện trên xe đều đi qua một bộ điều khiển cũng như cầu chì an toàn. Mọi hiện tượng đoản mạch phát ra tia lửa điện đều được cầu chì “ngắt” ngay lập tức.

Chập điện là nguyên nhân phổ biến nhất khiến chiếc xe bị cháy

Tuy nhiên, đó là những chiếc xe nguyên bản, nhiều người có sở thích độ thêm những chi tiết như đèn, còi và đấu điện một cách vô tội vạ có thể khiến chiếc xe bị chập.

Do đó, các chuyên gia khuyên rằng, chủ xe nên tuân thủ sự nguyên bản, không lắp thêm các thiết bị điện ngoài khuyến cáo của nhà sản xuất. Tuyệt đối không thay đổi hệ thống cầu chì và thay đổi công suất cầu chì nguyên bản của xe.

Trong trường hợp buộc phải nâng cấp các chi tiết liên quan đến điện, cần tính toán kỹ đến công suất của dây điện và làm hệ thống bảo vệ riêng theo tư vấn của nhà sản xuất hoặc đại lý bảo hành có uy tín.

2. Rò rỉ xăng:

Thông thường, xăng có thể bị chảy ra ngoài từ hệ thống ống dẫn và bộ chế hòa khí lắp không khít. Cũng có thể các đường ống dẫn xăng sau nhiều năm sử dụng bị chai cứng, nứt vỡ gây rò rỉ xăng khi chiếc xe đang chạy.

Ống dẫn xăng, đầu cắm sau một thời gian sử dụng dễ bị chai cứng, nứt vỡ gây rò rỉ xăng

Ống dẫn xăng trên các chiếc xe số được bố trí bên ngoài, do đó chi tiết này có thể bị chuột cắn hay mắc vào đâu đó khiến đầu cắm bị lỏng ra gây rò rỉ xăng.

Xăng là nhiên liệu bay hơi khá nhanh khi ở ngoài không khí nên nguyên nhân xảy ra rò rỉ xăng khó có thể xác định bằng mắt thường. Tuy nhiên, yếu tố này lại dễ được phát hiện nhất từ đặc trưng của mùi xăng sống, có thể phát hiện bằng cách “ngửi xe” trước và trong khi di chuyển.

Để giải quyết tận gốc rò rỉ xăng, cần mang xe đi kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ, thường xuyên; thay thế những đường ống dẫn đã kém chất lượng, chai cứng; siết chặt các đầu cắm, mối nối,…

3. Xe bị quá nhiệt

Nhiều chiếc xe bị nóng máy một cách bất thường mà người dùng không mấy khi để ý. Đa phần, nguyên nhân đến từ dầu bôi trơn của xe. Với mọi chiếc xe, thay dầu máy đúng định kỳ là việc hết sức cần thiết.

Nếu quá hạn thay dầu máy, dầu sẽ không còn tác dụng bôi trơn và làm mát cho động cơ xe. Khi đó, trong quá trình vận hành máy xe sẽ nóng máy thậm chí quá nhiệt gây ra những rủi ro khó lường.

Nên thay dầu xe định kỳ và lựa chọn dầu máy chính hãng

Hiện tượng quá nhiệt không chỉ làm cho động cơ bị hỏng nhanh hơn mà đôi khi còn làm cháy xe nếu tiếp xúc với chất dẫn cháy như xăng hoặc các vật liệu dễ cháy khác.

Để hạn chế tình trạng trên, bạn nên bảo dưỡng xe định kỳ, thay dầu máy đúng chủng loại và thường xuyên tự kiểm tra mức dầu của xe mình. Nếu dầu máy ít hơn mức tối thiểu, hãy bổ sung ngay.

Sửa chữa, bảo dưỡng chính hãng hoặc tại các trung tâm có uy tín

Các chuyên gia cũng lưu ý thêm, những chiếc xe máy bị bẩn, dính nhiều bùn đất, lá cây,… cũng có thể khiến nhiệt độ tăng cao hơn. Do vậy, bạn nên thường xuyên rửa xe, nhất là sau khi đi xa và sau khi trời mưa.

Rửa xe không chỉ làm trôi đi những bụi bẩn, cặn bám trên các bộ phận của xe máy mà còn giúp chiếc xe sạch sẽ, qua đó dễ dàng phát hiện những lỗi liên quan đến rò rỉ xăng.

Hoàng Hiệp

Bạn có góc nhìn nào về các phòng tránh cháy nổ xe máy? Hãy bình luận dưới bài viết. Mọi tin bài, video cộng tác xin gửi về Ban Ô tô xe máy, email: . Xin cảm ơn!

Cần lưu ý bảo dưỡng bộ phận nào trên ô tô để tránh cháy nổ?

Xăng dầu kém chất lượng, độ chế hệ thống điện, rơm rạ khô cuốn vào gầm… dễ dẫn đến cháy nổ ô tô. Để tránh rủi ro này, chủ xe cần lưu ý kiểm tra những bộ phận, chi tiết có nguy cơ cao.

Chủ Đề