Nguyễn sơn lâm là ai

Người Phụ Nữ Kiên Cường Đứng Phía Sau Thành Công Của Diễn Giả Nguyễn Sơn Lâm

Chiều ngày 24/06/2019 trong buổi giao lưu với người nổi tiếng Khóa tu mùa hè lần I, tại sân khấu chính của chùa Ba Vàng đã có sự xuất hiện của anh Nguyễn Sơn Lâm - một người đầy bản lĩnh và nghị lực sống. Anh sinh ra vốn đã phải chịu thiệt thòi cả về cơ thể và hoàn cảnh sống nhưng điều đó chưa bao giờ khiến anh gục ngã. Với ý chí quyết tâm và nghị lực vươn lên của mình, hiện nay anh đã trở thành Chủ tịch của Công ty Cổ phần Đào tạo Tỏa sáng. Có thể nói, con đường sự nghiệp và cuộc sống gia đình của anh đều đã rất thành công. Và đặc biệt trong buổi gặp gỡ với các bạn khóa sinh đã có sự hiện diện của một người phụ nữ luôn ở đằng sau, ủng hộ, hy sinh cho anh, đó là người mẹ của anh - người đã vất vả, tần tảo nuôi anh lớn khôn, cùng anh trải qua bao nhọc nhằn của cuộc đời.

Điều Ước Của Người Mẹ Và Nghị Lực Của Người Con

Chiến tranh đã đi qua nhưng hậu quả nó để lại vô cùng khủng khiếp, nó đã lấy đi biết bao hạnh phúc của nhiều gia đình Việt Nam, và bà Hiền - mẹ anh Sơn Lâm cũng phải trải qua những năm tháng khó khăn nhất trong cuộc đời mình do hậu quả của chiến tranh để lại. Bà kể lại với chúng tôi, bố anh Sơn Lâm là một người chiến sĩ anh hùng dũng cảm. Lúc bà sinh ra anh thì anh vẫn là một em bé bình thường. Cho đến khi bà phát hiện ra anh bị loãng xương do chất độc màu da cam, bà đau đớn khôn xiết khi thấy con chỉ có thể nằm, ngồi mà không thể đi lại được như bao đứa trẻ khác. Lúc đó, bà chỉ có một điều ước giản đơn là làm sao cho đứa con trai của mình biết đi như bao bạn bè đồng trang lứa, một điều ước có lẽ là khác biệt với bao người mẹ khác. Nhìn hình ảnh bạn bè anh cõng anh đến trường, bà rất thương con nhưng không thể làm gì cho con. Bởi vì hoàn cảnh vô cùng khó khăn cộng với hình thể khác biệt của người con trai, bà Hiền đã nghĩ đến cảnh cả hai mẹ con cùng đi ăn xin. Nhưng với ý chí kiên cường của mình, anh Sơn Lâm đã vượt lên tất cả, đã trở thành một người mà hàng nghìn người ngưỡng mộ, đền đáp được công ơn nuôi nấng khổ cực của mẹ.

Anh Nguyễn Sơn Lâm chụp ảnh cùng mẹ, vợ và con gái tại Khóa tu mùa hè chùa Ba Vàng.

Có Những Lúc Tưởng Chừng Như Buông Bỏ

Chia sẻ với chúng tôi, bà Hiền nghẹn ngào kể lại: “Trước đây, khi anh Lâm được 3 tuổi, bác đã có suy nghĩ tiêu cực là kết thúc cuộc đời của mình và mang anh Sơn Lâm đi cùng vì cuộc sống lúc đó quá nghèo túng và khổ cực. Bác đã cầm sợi dây thừng đi đến bờ sông và nói với anh Sơn Lâm rằng mẹ khổ lắm, mẹ muốn chết.” Nhưng thật bất ngờ, một cậu bé Sơn Lâm 3 tuổi đã nói với mẹ: “Mẹ ơi! Xuống dưới đó nước vào mũi con, con không thở được. Mẹ phải về nhà với chúng con, về một mình thì con không về.” Có lẽ cuộc sống quá khó khăn, buồn khổ nên bà mới đi đến lựa chọn cùng cực như vậy. Nhưng thật may mắn thay lời nói của cậu con trai như nguồn sức mạnh chạm thẳng tới trái tim của bà, giúp bà như bừng tỉnh.

“Tất Cả Vì Các Con Thân Yêu”

Tuy vất vả, cơ cực là thế nhưng bà Hiền vẫn cố gắng nuôi anh Lâm ăn học như bao bạn bè khác. Hồi đi học, mặc dù bị tàn tật nhưng anh luôn nỗ lực, không ngừng nghỉ mà vươn lên. Khi thầy giáo tiếng Anh nhận xét: "Nếu có thang điểm 11, tôi sẵn sàng dành cho Lâm". Khi ấy, anh chỉ đang học lớp 4 và có lẽ đây là điều hạnh phúc nhất mà người con trai dành cho bà. Bà Hiền kể lại, anh từng bị ngã xe phải khâu 24 mũi, trước khi đưa anh vào phòng cấp cứu, anh quyết tâm nói với bà: “Mẹ về thắp hương để bố phù hộ cho con qua khỏi. Con còn nhiều việc chưa làm được lắm.” Đó là lời bà Hiền nhớ nhất vì bà cảm nhận được nghị lực sống, sự mạnh mẽ vươn lên không bao giờ bỏ cuộc của người con trai mình dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.
Bà Hiền chia sẻ thêm: “Khi bác trai mất đi, một mình bác nuôi 4 người con trai. Lúc đó bác có câu khẩu hiệu: “Tất cả vì các con thân yêu” là động lực giúp bác làm được tất cả mọi việc để kiếm tiền nuôi các con trưởng thành và cho đến ngày hôm nay, mọi sự cố gắng của bác đã được đền đáp.”

Gia đình hạnh phúc của anh Nguyễn Sơn Lâm.

Nhân Duyên Với Chùa Ba Vàng

Là một người rất tin vào Phật Pháp, những lúc bà Hiền khó khăn nhất, bà luôn nhận được sự giúp đỡ từ chư Tăng cũng như các Phật tử chùa Ba Vàng. Một biến cố lớn đã từng xảy ra với gia đình bà trước đây, là khi con trai cả phải cắm sổ đỏ của gia đình để lấy tiền phụ giúp mẹ nuôi các em. Lúc đó, bà Hiền rất suy sụp. Nhưng thật may mắn khi bà có duyên lành được nương tựa ngôi già lam Ba Vàng, nhận được sự chỉ dạy của chư Tăng, tâm bà bình yên trở lại và bà một lòng tin tưởng rằng mọi sóng gió sẽ qua đi. Trải qua những sự tu tập của gia đình, thì cuối cùng, chính anh Sơn Lâm đã là người mang sổ đỏ về cho bà.

Anh Nguyễn Sơn Lâm và gia đình chụp ánh cùng Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh.

Khi bà kể lại câu chuyện cho chúng tôi nghe, trên đôi mắt bà vẫn còn đượm những nét buồn vì những sóng gió, vất vả mà bà đã đi qua. Có những lúc bà Hiền tưởng như buông xuôi tất cả nhưng tình yêu con vô bờ của người mẹ đã là sức mạnh giúp bà vượt qua tất cả để gia đình bà có được những hạnh phúc trọn vẹn như ngày hôm nay.

Hạnh Liên

thủy nguyên   -   Chủ nhật, 25/02/2018 13:00 [GMT+7]

Đi qua 3 con giáp, cuối cùng, người đàn ông cao chưa tới 1m, từng chinh phục thành công đỉnh Fansipan này cũng đã chạm được vào một “đỉnh núi trong mơ” khác: Làm bố [vào ngày 18.2 vừa qua, nhằm đúng năm Tuổi của anh]. Ông bố “tý hon” chia sẻ với Lao Động về niềm hạnh phúc vỡ òa của anh nhân dịp đầu năm mới.

 
“Đấy không phải là sự xót thương, đấy là sự trân trọng”

Một “món quà Valentine muộn” thật kỳ diệu, phải không anh?

- Vâng, quả thật là kỳ diệu, đúng như cái tên tôi đã đặt cho cháu: Nguyễn Phúc Diệu [còn tên thân mật của cháu là Sala - loài hoa linh thiêng gắn liền với những câu chuyện về Đức Phật]! Giây phút đầu được bế giọt máu của mình ở trên tay, tôi đã xúc động đến phát khóc. Nó đúng là một “món quà Valentine muộn” từ người bạn gái đã song hành cùng tôi suốt 7 năm qua.

Có phải cái cô Hải Phòng ngày trước không nhỉ?

- À, cô Hải Phòng lấy chồng có con lâu rồi chứ [cười]! Bạn gái tôi hiện sống ở Hà Nội, và làm nghề kinh doanh. Trong một buổi nói chuyện của mình, tôi đã may mắn gặp được cô ấy, rồi từ đó, dần chia sẻ được nhiều điều hơn trong cuộc sống. Đơn giản thế thôi!

Chưa từng nghe ai nói về việc anh lấy vợ. Vậy câu hát “anh vẫn mơ về ngôi nhà và những đứa trẻ” đã được viết ra như thế nào?

- Một nửa câu hát ấy hiện vẫn là... giấc mơ đây! Vì trên thực tế là hai chúng tôi vẫn chưa về sống chung nhà [con hiện sống với mẹ], và cũng phải chờ thêm ít nữa [ít nữa thôi], tôi mới tậu được ngôi nhà mà tôi mơ ước: Một cái biệt thự có vườn.

Một cái kết có hậu, nhưng đường tròn dường như vẫn chưa trọn vẹn, vì hai kẻ yêu nhau vẫn chưa chịu về chung nhà?

- Cũng có một vài lý do riêng để hai đứa chưa thể đi đến được quyết định đó vào lúc này. Chúng tôi từng nghĩ rằng cái khó nhất là làm sao về cùng nhau để cùng lo cho con, nhưng rồi đến một lúc nào đó, bỗng lại thấy rằng: Ở cạnh nhau hay không thật ra không quan trọng bằng việc cùng có với nhau một cái gì đó. “Cái gì đó” ở đây với chúng tôi không chỉ là một đứa con mà còn là sự tôn trọng, yêu thương nhau và cùng muốn dồn tất cả cho con – điều mà chưa chắc nhiều cặp sống chung nhà đã có được, như tôi từng chứng kiến. Một đường tròn khép kín chưa chắc đã là một đường tròn toàn bích, tôi nghĩ thế.

Làm bố ở tuổi 36, sau một hành trình phi thường để vượt lên số phận, hẳn phải là cả một sự quyết tâm lớn?

- Làm bố quả thật là một mơ ước lớn, nhưng để đi đến quyết định, cũng không hẳn là phải quyết tâm ghê gớm lắm, vì cả hai đều là người lớn cả rồi, chín chắn rồi, và chúng tôi hoàn toàn bình thường mà, không phải nhờ cậy gì đến sự can thiệp của y học.

Ngoài quyết định sinh con cho anh, điều gì ở cô ấy khiến anh xúc động nhất?

- Nếu nhìn từ bên ngoài, có thể mọi người sẽ nghĩ rằng quyết định đó là cả một sự hy sinh của cô ấy. Nhưng nếu nhìn từ trong, thì đó có thể lại là một “đặc quyền hạnh phúc” của bạn gái tôi, vì cô ấy biết rõ có những cô gái cũng đã từng bày tỏ nguyện vọng sinh con cho tôi [cười]. Nhưng sở dĩ tôi muốn cô ấy là mẹ của con tôi vì tôi thích cách cô ấy thường xoa bóp chân cho tôi và nói rằng nếu lúc nào không được ở cạnh nhau, chắc cô ấy sẽ nhớ những lúc như thế này lắm. Tôi nghĩ mình cũng sẽ rất nhớ. Đấy không phải là sự xót thương, đấy là sự trân trọng.

“Vượt Fansipan không khó bằng vượt qua những ánh mắt kỳ thị”

Anh hẳn biết câu chuyện vui này chứ: Một cô gái xinh đẹp tìm đến một nhà bác học để đề nghị được sinh con cho ông và hứa: “Con sẽ mang trí tuệ của anh và sắc đẹp của em”, và câu trả lời của nhà bác học là: “Còn nhỡ như ngược lại?”. Anh sẽ nói sao, nếu là một lời đề nghị tương tự: “Đôi chân của em và cái đầu của anh”?

- Ồ, vậy thì chúng ta còn chờ gì nữa?

Nhà thêm người có đồng nghĩa với việc rồi đây anh sẽ có thêm chân thêm tay, khi đã chùn chân mỏi gối?

- Có thể. Nhưng tôi nghĩ vợ hay con dù yêu thương mình đến thế nào thì cũng chỉ đi được với mình một đoạn đường nào đó mà thôi, chưa biết được; duy chỉ đôi chân của mình là sẽ đi theo mình suốt cả cuộc đời. Nên tốt nhất là vẫn nên cố mà đứng vững trên đôi chân của mình, và cố tìm cho ra cái chân nào thuận nhất, cho dù đôi chân đó thế nào.

Đã bao giờ là cảm giác áy náy: Không giúp được gì nhiều cho hai mẹ con?

- Cũng có chút chút! Nhưng như bạn cũng thấy đấy, “nghề” chính của tôi chính là truyền động lực về tinh thần. Tài sản lớn nhất mà tôi có chính là kỹ năng sống, để thích nghi với mọi hoàn cảnh. Và với những thuận lợi trong công việc, tôi cũng nghĩ mình có đủ tiềm lực kinh tế để thừa sức lo cho hai mẹ con...

Được mệnh danh là “Nick Vujicic của Việt Nam”, anh từng so sánh vui: “Anh ấy hơn tôi một gia đình nhỏ nhưng tôi lại hơn anh ấy hai cánh tay để có thể ôm mẹ của mình”, vậy giờ “tỷ số” đã được “dàn hòa” chưa?

- Chắc là rồi. Nhưng tôi nghĩ tỉ số nào cũng không quan trọng bằng chỉ số hạnh phúc.

Anh vẫn hơn Nick hai cánh tay để ôm vợ con mà?

- Chưa chắc đâu! Nick có thể sẽ ôm vợ con anh ấy theo một cách khác. Bằng trái tim, chẳng hạn! Vòng ôm chặt nhất, sự ràng buộc lớn nhất chắc chắn không phải là tờ giấy kết hôn mà là trái tim đấy bạn!

Anh có từng thần tượng và quyết làm được như Nick không?

- Không. Tôi không có thần tượng, chỉ thấy ở mỗi người có thể học hỏi được một ít thôi. Nick, thì tôi thấy đó như một người bạn có cùng cảnh ngộ thú vị.

Chủ đề một buổi nói chuyện của anh từng là “Tạo động lực để chinh phục đỉnh cao”. Nhưng một mặt, anh có nghĩ ngược lại: Cũng cần phải tạo ra đỉnh cao thì mới đưa tới động lực?

- Chính xác là như thế. Đó là lý do mà tôi thường nhiệt tình chia sẻ với mọi người về những «chiến công vượt khó» của tôi mà không sợ mang tiếng vỗ ngực khoe khoang. Vì điều tôi muốn nói chỉ đơn giản là: Nếu như tôi còn làm được, thì tại sao bạn lại không?

Từng ngoạn mục chinh phục đỉnh Fansipan mà ngay cả nhiều người khỏe mạnh bình thường cũng không thể, đến giờ này, anh thấy đỉnh núi nào là khó vượt qua nhất?

- Vượt Fansipan khó nhưng cũng chỉ mất có 3 ngày. Nhưng để vượt qua những ánh mắt kỳ thị thì có khi phải mất già nửa đời người đấy, và đó hẵng còn là may mắn!

Trung thành thường được đánh giá là phẩm chất số 1 ở con vật mà hai bố con anh cầm tinh. Anh có cho rằng đó là phẩm chất quan trọng nhất của con người?

- Trung thành rất quan trọng, nếu như đúng nghĩa trung thành, nghĩa là không trung thành một cách mù quáng. Nhưng tôi nghĩ, phẩm chất quan trọng nhất của con người chính là sự bao dung độ lượng. Chỉ có phẩm chất ấy mới giúp chúng ta xích lại được gần nhau hơn hết trong sự yêu thương chân thành và xóa nhòa đi mọi khác biệt.

Khi dị tật ở đôi chân là bắt nguồn từ chứng loãng xương, anh sẽ cô đặc mình bằng những điều gì?

- Tri thức, trí tuệ, và sự mạnh mẽ lớn dần theo năm tháng...

Xin cảm ơn anh.

Video liên quan

Chủ Đề