Nhà nước mang bản chất của giai cấp công nhân

THỨ BA, 31/05/2022 08:41:48

Chúng cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam không còn là Đảng mang bản chất GCCN, mà là Đảng của nông dân và trí thức, bởi vì đội ngũ đảng viên chủ yếu là nông dân và trí thức, còn GCCN chiếm số lượng rất nhỏ bé. Cho nên, Đảng có rất ít tính công nhân, mà mang đậm dấu ấn của tiểu tư sản. Hơn nữa, lại chịu ảnh hưởng nặng nề của xã hội phong kiến, nên GCCN và Đảng Cộng sản Việt Nam không thể lãnh đạo thành công sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Chúng lập luận, cách diễn đạt về bản chất GCCN của Đảng như trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội [bổ sung, phát triển năm 2011] là hạ thấp bản chất GCCN của Đảng, là trượt sang quan điểm “đảng toàn dân”, “đảng phi giai cấp”. Chúng rêu rao rằng trong điều kiện đổi mới và phát triển kinh tế thị trường, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đã làm cho Đảng biến chất, không còn mang bản chất GCCN. Vậy, sự thật có đúng như các quan điểm trên không? Trước hết, phải khẳng định rằng, trong điều kiện khoa học đang ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, trí thức đóng vai trò càng quan trọng là điều đương nhiên không cần bàn cãi. Ngay khi khoa học còn chậm phát triển, thì trí thức cũng đã đóng vai trò quan trọng trong mọi chế độ. Tuy nhiên, để từ đó tuyệt đối hóa vai trò của trí thức, hạ thấp sứ mệnh lịch sử của GCCN là hoàn toàn sai lầm cả lý luận lẫn thực tiễn. Sinh thời, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Có người nói: GCCN Việt Nam số người còn ít, không lãnh đạo được cách mạng. Nói vậy không đúng. Lãnh đạo được hay là không, là do đặc tính cách mạng, chứ không phải do số người nhiều ít của giai cấp”.  Ở Việt Nam hiện nay, mặc dù đa số những người lãnh đạo là trí thức, nhưng điều đó không có nghĩa là trí thức lãnh đạo và Đảng biến chất giai cấp. Xét về phương thức lao động cá nhân, thì có những người lãnh đạo và quản lý là trí thức. Nhưng họ không lãnh đạo với tư cách là đại diện cho trí thức, mà họ đang thực hiện công việc đó theo hệ tư tưởng và đường lối chính trị của Đảng Cộng sản. Vì vậy, không có chuyện Đảng Cộng sản Việt Nam mang bản chất của trí thức và trí thức thay thế GCCN lãnh đạo cách mạng. Thứ hai, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội [bổ sung, phát triển năm 2011] khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của GCCN, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của GCCN, nhân dân lao động và của dân tộc”. Việc khẳng định bản chất GCCN của Đảng được thể hiện ở chỗ: nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; nguyên tắc tổ chức sinh hoạt của Đảng là tập trung dân chủ, liên hệ mật thiết với nhân dân, đoàn kết thống nhất trong Đảng, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, lấy tự phê bình và phê bình làm quy luật phát triển… Thứ ba, hiện nay, có một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả một số đảng viên, cán bộ chủ chốt, cấp cao yếu kém về phẩm chất và năng lực; thiếu tính chiến đấu và tinh thần bảo vệ quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng. Bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân trong một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng gia tăng... Đây là thực tế đau lòng, đã làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Đảng cũng thừa nhận rằng, đó là một nguy cơ lớn, liên quan đến sự sống còn của Đảng và chế độ.

Tuy nhiên không vì thế mà quy kết là Đảng đánh mất bản chất GCCN. Theo quy luật, những đối tượng thoái hóa, biến chất sẽ bị đào thải nhằm làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh. Đó là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng. Chính vì vậy, trong hai nhiệm kỳ gần đây, Đảng ta ban hành liên tiếp các Nghị quyết chuyên đề liên quan đến những vấn đề cấp bách xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong điều kiện mới. Đây là những biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt, kịp thời nhằm tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Việc xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm trong những năm qua đã được các cơ quan của Đảng và Nhà nước tiến hành nghiêm túc, bài bản, hiệu quả, không có ngoại lệ, không có vùng cấm, được nhân dân và dư luận xã hội đánh giá cao…

NGUYỄN THẾ TƯ

[TG] -Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin về xây dựng Đảng của giai cấp công nhân vào điều kiện cụ thể của Việt Nam để giải quyết đúng đắn những vấn đề đặt ra trong quá trình xây dựng Đảng; bảo đảm cho Đảng, mặc dù sinh trưởng trong hoàn cảnh một nước thuộc địa, nửa phong kiến, nông dân chiếm số đông trong dân số, giai cấp công nhân còn nhỏ bé, nhưng vẫn luôn luôn mang trong mình bản chất cách mạng và khoa học - thuộc tính căn bản nhất của một đảng Mácxít.


Với nhận thức sáng suốt và sâu sắc rằng: Chỉ có sự lãnh đạo của một Đảng biết vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước mình, đưa cách mạng giải phóng dân tộc đến thắng lợi và cách mạng xã hội chủ nghĩa đến thành công, Hồ Chí Minh đã nỗ lực phấn đấu để sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và suốt quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta, Người luôn quan tâm chăm lo xây dựng Đảng lớn mạnh về mọi mặt. Nội dung mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta chăm lo cho công tác xây dựng Đảng rất phong phú. Về bản chất giai cấp công nhân của Đảng, được Người nêu lên rõ nét, nhất quán thể hiện sự vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin về Đảng Cộng sản trong điều kiện Việt Nam

Trong "Điều lệ tóm tắt" của Đảng Cộng sản Việt Nam được thông qua tại Hội nghị hợp nhất 3 đảng năm 1930 đã nêu: Đảng là đội tiên phong của đạo quân vô sản gồm một số lớn của giai cấp công nhân và làm cho họ có đủ năng lực lãnh đạo quần chúng.

Đại hội II của Đảng năm 1951 đã khẳng định " là Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam và nhân dân lao động Việt Nam. của Đảng là phát triển chế độ dân chủ nhân dân của Đảng tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để thực hiện tự do, hạnh phúc cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và tất cả các dân tộc đa số, thiểu số ở Việt Nam".[1]

Đại hội II kết luận: Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam, nói cách khác, Đảng Lao động Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Về bản chất, Đảng Lao động Việt Nam mang bản chất công nhân, là đảng cách mạng kiểu mới của giai cấp công nhân, vì Đảng Lao động Việt Nam có đủ những tính chất căn bản của một Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân:

  1. Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng;
  2. Đảng lấy dân chủ tập trung làm nguyên tắc tổ chức;
  3. Đảng lấy tự phê bình và phê bình làm quy luật phát triển.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu quan điểm về Đảng [tại Bài nói chuyện tại Hội nghị bồi dưỡng chỉnh huấn do Trung ương triệu tâp họp vào tháng 1 năm 1965]:

Trong tác phẩm; Để giành thắng lợi, cách mạng nhất định phải do giai cấp công nhân lãnh đạo. Vì nó là giai cấp tiên tiến nhất, giác ngộ nhất, kiên quyết nhất, có kỷ luật nhất và tổ chức chặt chẽ nhất. Mà Đảng vô sản là bộ tham mưu của giai cấp công nhân. Cách mạng ở Liên Xô và ở các nước khác trong phe xã hội chủ nghĩa đã chứng thực điều đó, không ai chối cãi được”.[2]

Trong tác phẩm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích những nhân tố đưa đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Người viết: “Ngay từ lúc đầu, Đảng đã giương cao ngọn cờ cách mạng dân tộc dân chủ, lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc. Trong lúc đó giai cấp tư sản non yếu chỉ mong thoả hiệp với đế quốc để tìm một lối sống. Các tầng lớp tiểu tư sản tuy là sôi nổi, nhưng tư tưởng bế tắc, không có đường ra. Chỉ có giai cấp công nhân là dũng cảm nhất, cách mạng nhất, luôn luôn gan góc đương đầu với bọn đế quốc thực dân. Với lý luận cách mạng tiên phong và kinh nghiệm của phong trào vô sản quốc tế, giai cấp công nhân ta đã tỏ ra là người lãnh đạo xứng đáng nhất và tin cậy nhất của nhân dân Việt Nam”.[3]

Từ đó đến nay, qua mỗi thời kỳ cách mạng, Đảng ta luôn không ngừng xây dựng bản chất công nhân của Đảng ngày càng cụ thể, càng sâu sắc cả về mặt lý luận và cả trên thực tế.

được thông qua tại Đại hội lần thứ VII của Đảng năm 1981 đã nêu: "Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc.

Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam dân chủ, giàu mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa và cuối cùng là thực hiện lý tưởng cộng sản chủ nghĩa"[4]

Tư tưởng đó tiếp tục được Đại hội lần thứ VIII, IX khẳng định và phát triển. Đại hội đại biểu toàn quóc lần thứ X của Đảng bổ sung " của Đảng là xây dựng một nước Việt Nam

Nói , bởi vì trong thời đại ngày nay, khi mà chủ nghĩa đế quốc còn tồn tại và dùng danh nghĩa như: "khai hoá văn minh" trước đây và "bảo vệ nhân quyền" ngày nay để đàn áp các dân tộc, ép buộc dân tộc này hay dân tộc khác phải nghe theo chúng thì chỉ có thể đứng trên lập trường của giai cấp công nhân hiện đại với lý luận tiên phong là chủ nghĩa Mác - Lênin với thế giới quan khoa học và phương pháp luận biện chứng thì mới có thể có đường lối, chính sách đúng đắn, bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài của dân tộc mình một cách chắc chắn nhất.

Trong , Chủ tịch hồ Chí Minh đã nêu về của Đảng chỉ khi nào phù hợp của nhân dân thì cách mạng thành công: Cũng trong Báo cáo nêu trên đã nêu quyền lợi giai cấp, nhân dân lao động và của cả dân tộc phải được Đảng quan tâm, thống nhất các quyền lợi đó như nhau:

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định một quan điểm rất rõ ràng, dễ hiểu, đó là:

Chính xuất phát từ những quan điểm Đảng đại diện cho lợi ích của nhân dân, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên hoạt động bất kỳ ở đâu, ở cương vị nào cũng đều phải đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên hết. Người viết trong tác phẩm Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, 3-2-1969:

làvì chỉ có giai cấp công nhân mới có thể

Trong di sản lý luận mà Hồ Chí Minh để lại cho hậu thế thì tư tưởng về cách mạng giải phóng dân tộc mà vấn đề cốt lõi là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ tư tưởng của Người. Đây là kết quả của quá trình bôn ba hải ngoại nhằm tìm kiếm, lựa chọn con đường cứu nước cứu dân theo lập trường cách mạng vô sản. Sự lựa chọn này là kết quả trực tiếp, nảy sinh từ sự giác ngộ chủ nghĩa Mác Lê Nin, chủ nghĩa xã hội khoa học của Hồ Chí Minh chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20.

Trung thành với sự lựa chọn của Người, đến nay, Đảng ta luôn xác định mục tiêu chung của cách mạng Việt Nam là: "Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

Những nội dung trên đồng thời là những tiêu chí xác định bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Vai trò lãnh đạo của Đảng đạo được xác định bởi đặc tính cách mạng, chứ không phải do số lượng người nhiều hay ít của giai cấp. Đặc tính cách mạng đó chính là bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Thành phần giai cấp công nhân tuy là yếu tố quan trọng, nhưng không phải là yếu tố duy nhất và yếu tố quan trọng nhất quyết định bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Điều đó có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản Việt nam trong giai đoạn hiện nay./.

Th.S. Đặng Thị Minh Hảo

[1] Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2002, tập 5, tr. 669

[2] Sđd, tập 9, tr. 283

[3] Sđd, tập 7, trang 212

[4] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quóc lần thứ VII, Nxb. Sự Thật, H. 1981, tr. 58

[5] Đảng Cộng sản Việt Nam, Điều lệ Đảng [Đại hội đại biểu toàn quốc làn thứ X thông qua]; Nxb Chính trị quốc gia, H. 2007, tr. 4.

[6] Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2002, tập 12, tr. 439

Video liên quan

Chủ Đề