Nhà trai cần chuẩn bị gì cho đám cưới

Trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt, lễ ăn hỏi là một nghi thức thiêng liêng rất được coi trọng. Do đó, đám hỏi cần được gia đình 2 bên chuẩn bị một cách chu đáo nhất có thể. Với nhà trai thì đám hỏi cần chuẩn bị những gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Trang phục

Trong ngày lễ đám hỏi này, trang phục của chú rể thường là áo sơ mi kết hợp với quần tây vào kháo áo vest. Hoặc chú rể có thể mặc áo dài cách tân phối với quần jean đen và chọn một đôi giày tây.

Trang phục được chuẩn bị gọn gàng, tươm tất cho thấy được sự giàu có, trang nhã của chú rể và tạo hình ảnh đẹp khi ra mắt hai bên họ hàng.

Về phía gia đình nhà trai, các ông, bố, chú cần mặc vest chỉnh tề và các bà, các mẹ sẽ mặc áo dài buổi lễ được trang trọng hơn và tạo được sự đánh giá cao trong mắt gia đình nhà gái.

Sính lễ

Nhà trai sẽ mang sính lễ đến để xin hỏi gả cưới cô dâu. Những vật phẩm này cũng như là lễ vật cảm ơn của nhà trai.

Nhà trai sẽ chuẩn bị mâm quả mang sang cho nhà gái vào trước ngày gần đám hỏi. Về số lượng mâm quả, mỗi vùng miền lại có một điểm khác nhau. Đối với phong tục miền bắc, nhà trai cần chuẩn bị với sơ lượng 3 – 5 – 7 – 9 – 11 mâm. Đối với phong tục người miền Nam, nhà trai cần chuẩn bị 4 – 6 – 8 – 10 mâm quả.

Trầu cau

Trầu cau là tượng trưng cho tình yêu thủy chung, son sắt nên không thể thiếu trong mâm quả đám hỏi. Nên chọn quả cau thật đều tròn, xanh tươi và giữ nguyên buồng. Bẻ thật khéo léo để buồng cau không bị không bị nát, dập và không nên dùng dao cắt buồng cau vì sẽ khiến đôi uyên ương bị chia ly.

Trong mâm quả, chọn 80 hoặc 100 lá trầu. Nên lựa chọn những lá to, xanh đều, nguyên vẹn. Tránh chọn những lá vàng úa hay bị rách. Để kết mâm ăn hỏi cho đẹp, nhà trai có thể thuê dịch vụ chuyên sắp lễ đám hỏi chuẩn bị.

Rượu và thuốc lá

Nhà trai cần chuẩn bị đầy đủ sính lễ. Mâm rượu và thuốc lá là sinh lễ đám hỏi không thể thiếu trong đám hỏi.

Chú ý sắp mâm lễ rượu thuốc tạo vẻ đẹp tinh tế. Chú rể sẽ tự tay bê mâm rượu này vào nhà gái.

Bánh ăn hỏi

Bánh ăn hỏi là lễ vật không thể thiếu trong đám hỏi. Mâm bánh ăn hỏi sẽ gồm những looại bánh như bánh đậu xanh, bánh phu thê, bánh cốm hoặc bánh chưng, bánh dầy.

Những loại bánh này sẽ đi thành cặp như bánh cốm – bánh phu thê, bánh trưng- bánh dầy

Trà – Mứt sen

Trà là lễ vật thể hiện sự kính trọng, biết ơn của con cái với tổ tiên. Đây cũng là mâm lễ thể hiện tình cảm thân thiết với anh em họ hàng.

Mứt sen mang ý nghĩa sum vầy, đoàn tụ trong ngày tết. Nó cũng là tượng trưng cho sự kết trái của cặp đôi.

Một số lễ vật ăn hỏi khác có ý nghĩa chúc cho cặp đôi giàu sang, hạnh phúc như lợn quay, xôi đỗ hoa mai hay bánh kem… Trong đó, bánh kem là sính lễ đựợc các cặp đôi yêu thích và chọn lựa cho mâm sính lễ của đám hỏi. Đây là tập tục có nguồn gốc từ Pháp.

Nữ trang

Điều này tùy thuộc vào kinh tế gia đình nhà trai. Với những gia đình có kinh tế dư dả, ngoài mâm tráp với những lễ vật tối thiểu mà nhà gái yêu cầu, mẹ chú rể sẽ tặng thêm nữ trang đơn giản như vòng tay nhỏ, đôi bông tai hoặc nhấn đính hôn. Ý nghĩa của điều này là tặng sự giàu sang, sung túc cho đôi uyên ương.

Phương tiện đi lại

Gia đình nhà trai cần lên kế hoạch thật chu đáo để đảm bảo tới nhà gái đúng giờ. Cần dự trù thời gian đi lại và những trở ngại có thể gặp phải trên đường đi. Tốt nhất là nhà trai nên đến trước 30 phút.

Bên cạnh đó, gia đình nhà trai cần sắp xếp các thành viên và chọn phương tiện đi lại phù hợp như xe ô tô, xe khách, ghe thuyền,… Cần sắp xếp thành viên tham gia thật kỹ càng.

Đám hỏi nhà trai đi khoảng 5-7 người là lượng tốt nhất để dự lễ ăn hỏi.

Thông thường, thành phần tham gia lễ ăn hỏi bên nhà trai sẽ gồm có chú rể, bố mẹ, ông bà, cô bác cùng họ hàng ruột thịt trong gia đình và những người bê mâm quả.

Rể phụ

Nhà trai sẽ chuẩn bị một đội bê tráp là những nam còn độc thân và ít tuổi hơn chú rể. Số lượng người bê quả tương ứng với số mâm quả đã chuẩn bị.

Tiền nạp tài

Chuẩn bị tiền nạp tài có ý nghĩa quan trọng nhất trong nghi lễ truyền thống. Thông thường, số tiền này sẽ được đựng trong phong bì với số lượng 1, 3, 5 phong bì tương ứng số lượng bát hương trên bàn thờ tổ tiên bên nhà gái.

Những phong bì này sẽ được đựng trong tráp riêng hoặc cho vào chung với tráp trầu cau. Nhiều gia đình chú ý đến số tiền nhiều, ít. Tuy nhiên, thiết nghĩ quan trọng hơn cả vẫn là thái độ của gia đình thông gia và đặt hạnh phúc của con cái lên hàng đầu. Tùy vào hoàn cảnh gia đình và sự bàn bạc trước của 2 bên mà số tiền nạp lớn, nhỏ khác nhau.

Vì lễ ăn hỏi được tổ chức riêng nên người đại diện nhà trai cần chuẩn bị sẵn bài phát biểu đám hỏi nhà trai. Vậy trong đám hỏi thì nhà trai phải nói gì? Nhà trai sẽ nói lời chào hỏi, chúc sức khỏe, tuyên bố lí do, xin phép dâng lễ. Tiếp theo đó, nhà gái sẽ tiến hành thủ tục nhận lễ và tân lang tân nương ra đứng thắp nhang trước bàn thờ tổ tiên.

Cũng như đám rước dâu, lễ đám hỏi có ý nghĩa quan trọng và cũng đòi hỏi rất nhiều sự trang trọng, chuẩn bị kỹ lưỡng. Với những thông tin trên, chắc bạn sẽ không còn đau đầu với câu hỏi Đám hỏi nhà trai cần chuẩn bị những gì. Hi vọng đây sẽ là những gợi ý hữu ích giúp buổi đám hỏi của bạn diễn ra thật trọn vẹn, hoàn hảo

Thủ tục đám cưới nhà trai cần chuẩn bị những gì? có khác nhà gái không? hay thủ tục cưới hỏi của nhà trai miền Nam và miền Bắc có khác nhau không? là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm trong thời gian qua. Nhất là đối với những gia đình chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức, lên kế hoạch trọng đại này. Hiểu được điều đó, trong nội dung bài viết này Gốm sứ Bát Tràng 360 sẽ giải đáp chi tiết các câu hỏi nên trên cho bạn đọc tham khảo. 

Thủ tục đám cưới nhà trai đầy đủ gồm những bước nào?

1, Lễ dạm ngõ nhà trai cần chuẩn bị những gì?

Đối với phong tục cưới hỏi ở miền Bắc, lễ dạm ngõ là nghi thức đầu tiên được tiến hành trước khi diễn ra lễ cưới chính thức. Đám dạm ngõ mang ý nghĩa để 2 bên gia đình gặp mặt nhau, mục đích là để giao lưu và cho phép đôi uyên ương chính thức qua lại, tìm hiểu nhau. Lễ vật trong đạm ngõ khác đơn giản gồm: trần cau, rượu thuốc, bánh kẹo, chè. Số lượng người tham gia buổi lễ thường dao động từ 4-6 người là đủ.

Tuy nhiên, về cơ bản thì lễ dạm ngõ không cần thiết phải quá cầu kỳ nhưng phải ấm cúng để thể hiện sự thân thiết của gia đình hai bên. Xét về mặt chức năng của buổi lễ này, thì nếu bỏ qua mà đi thẳng vào lễ ăn hỏi thì mọi việc sẽ có cảm giác bị đường đột, ngang tắt. Vì thế, tuy không phải là một lễ quan trọng nhưng lễ dạm ngõ miền Bắc lại là một nghi lễ không thể thiếu trong quy trình để tiến tới hôn lễ của đôi uyên ương.

2, Lễ ăn hỏi gồm những gì? thủ tục ra sao?

Thông thường lễ ăn hỏi là nghi thức gần nhất để tiến tới lễ cưới cũng mang ý nghĩa thông báo chính thức về việc hứa gả con cái giữa họ hàng 2 bên. Về lễ ăn hỏi thì các nghi thức và thủ tục sẽ nhiều và long trọng hơn với sự góp mặt của ông bà, họ hàng, làng xóm thân thiết. Theo đó, cô gái sẽ trở thành vợ sắp cưới của chàng trai sau khi nhà gái nhận lễ vật nhà trai đem tới.

Tùy theo từng vùng miền mà số lượng mâm lễ có sự thay đổi nhất định

Lễ ăn hỏi gồm những gì?

Tráp ăn hỏi 

Tráp ăn hỏi sẽ là 5, 7, 9 hoặc 11 tráp tùy thuộc vào vùng miền từng nơi cũng như điều kiện kinh tế của mỗi gia đình nhưng nhất định phải là số lẻ. Theo đó, tương ứng với số lượng tráp lễ thì sẽ có số lượng nam tương tự để bê tráp. Gia đình 2 bên cần lưu ý những người bê tráp nhất định phải là người chưa kết hôn.

Qui trình nhận lễ ăn hỏi

Việc nhận lễ ăn hỏi sẽ được thực hiện theo quy trình như sau:

  • Nhà gái tiến hành nhận lễ rồi đặt một phần của mâm lễ lên bàn thờ gia tiên.
  • Khi lễ ăn hỏi xong xuôi, thì mẹ cô dâu sẽ lấy mỗi thứ trong tráp một ít để “lại quả” [chuyển lại] cho nhà trai. Phần còn lại, nhà gái sẽ dùng để chia ra đĩa mời tất cả mọi người đến tham dự.
  • Tiếp theo, cô dâu và chú rể sẽ tiến hành ra mắt họ hàng hai bên và đi mời nước, mời thuốc, mời trầu các vị quan khách hai họ.

Quy trình, thủ tục trao lễ giữa 2 họ trước sự chứng kiến của quan khách

3, Nghi thức lễ thành hôn

Lễ rước dâu

Một số nơi gọi đây là lễ dẫn dâu, xin dâu. Giờ đi đón dâu về cơ bản gia đình cần nhớ là “đi hơn về kém” tức là khi  đi phải chọn đi giờ hơn, lúc về phải về giờ kém. Đoàn rước dâu của nhà trai sẽ đi theo thành một đoàn, người đại diện cho họ nhà trai sẽ đi trước cùng với người mang lễ vật.

Tiếp đó, đại diện nhà trai sẽ phát biểu và tiến hành trao lễ vật. Sau đó xin phép quan viên 2 họ cho chú rể vào phòng đón cô dâu. Trước tiên, đôi uyên ương sẽ ra thắp hương tổ tiên sau đó sẽ ra ngồi ở hội trường lễ cưới ở bàn đã được kê sẵn quay mặt xuống phía dưới quan khách. Tiếp theo, cô dâu chú rể sẽ nhận quà mừng cùng những lời chúc  ý nghĩa từ cha mẹ, họ hàng.

Rước dâu về nhà chồng

Theo phong tục tập quán từ xưa đến nay là “cha đưa mẹ đón” tức là cha sẽ đưa con gái vềnhà trai và mẹ chồng sẽ đi đón con dâu. Khi đoàn đưa dâu về đến ngõ thì mẹ chồng sẽ là người dắt cô dâu vào nhà, cùng với chú rể làm lễ ra mắt trước bàn thờ tổ tiên bên nhà trai. Sau đó chú rể sẽ dắt cô dâu ra hôn trường để tổ chức lễ cưới, trong lễ cưới tại nhà trai chú rể sẽ tiến hành trao nhẫn cưới cho cô dâu để chính thức lên duyên vợ chồng.

Trong buổi lễ thành hôn cô dâu thường được mẹ chồng chính thức trao tặng một món quà làm kỷ niệm trước khi về nhà chồng

Lễ lại mặt sau khi thành hôn

Sau lễ cưới một vài ngày, 2 vợ chồng trẻ sẽ cần phải trở về nhà cha mẹ vợ, mang theo lễ vật để tạ cha mẹ, tổ tiên. Đồng thời cha mẹ vợ cũng làm cơm để tiếp đón chàng rể và con gái mình. Thông thường, các cô dâu mới về nhà chồng sẽ có cảm giác buồn vì phải xa nhà, xa cha mẹ nên trong phong tục cưới thường có thêm ngày lại mặt. Đây là dịp để cô dâu được gặp lại gia đình, mục đích để vơi bớt nỗi nhớ.

Trên đây là chia sẻ chi tiết của chúng tôi về câu hỏi “Thủ tục đám cưới nhà trai” cần chuẩn bị những gì? Hy vọng với những giải đáp như trên bạn đọc đã có được câu trả lời cho các câu hỏi trên để buổi lễ vu quy của mình diễn ra đầm ấm, trọn vẹn nhất. 

Ngoài ra, để chuẩn bị đón cô dâu về nhà, gia đình nhà trai có thể trang hoàng cho không gian ngôi nhà thêm ấm cúng, sang trọng bằng các vật phẩm trang trí gốm sứ sau:

Set Lọ Hoa Dáng Chai Vẽ Hoa Sử Quân Tử Cực Đẹp

Tranh lý ngư vọng nguyệt đắp nổi bằng sứ Bát Tràng cao cấp

Đèn sứ thấu quang hoa sen trên nền gỗ sứ bát tràng cao cấp

Tranh treo tường hình thoi đắp nổi cảnh phố cổ Hà Nội Bát Tràng cao cấp

Tỳ Bà Bát Bửu Vẽ Tay Men Khử Cực Cao Cấp, trang trí phòng khách sẽ thể hiện được đẳng cấp, thần thái của gia chủ

Bộ ba lọ hoa sơn màu vẽ tay Bát Tràng cao cấp cực thích hợp trưng bày phong thủy trong nhà

Bộ Ấm Chén Men Hoả Biến Dáng Chóp Gấm Hoa Khắc Sen Đĩa Vuông sẽ giúp cho không gian bàn trà của gia đình sang trọng, đẳng cấp

Tranh chữ phúc lộc thọ bằng sứ Bát tràng bền màu vĩnh viễn

1 góc nhỏ cửa hàng của gốm sứ Bát Tràng 360 trưng bày đa dạng đầy đủ mẫu đồ gốm sứ cho quý khách lựa chọn

Bên trong nhà xưởng sản xuất của Gốm sứ Bát Tràng 360

Trên đây là một vài vật phẩm phong thủy được nhiều gia đình lựa chọn để trưng bày trong nhà. Quý khách quan tâm và có nhu cầu muốn tìm hiểu thêm vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số Hotline [có zalo] 0936 158 369 để nhận được sự chăm sóc chu đáo nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Đám Hỏi Có Cho Vàng Không?

Lễ Đính Hôn Cần Chuẩn Bị Gì 

Nhà Gái Cần Chuẩn Bị Gì Cho Đám Cưới, Xem Ngay

Video liên quan

Chủ Đề