Nhận định thi điểm chuẩn đại học năm 2022

Điểm chuẩn dự kiến tăng

Ghi nhận chất lượng đề thi năm nay tốt, có sự phân hóa để các cơ sở giáo dục đại học yên tâm xét tuyển, TS Võ Thanh Hải – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân [Đà Nẵng] chia sẻ: Khi có điểm thi tốt nghiệp THPT và phân tích về phổ điểm mới có thể dự đoán sát hơn. Tuy nhiên, mặt bằng chung, dự kiến điểm chuẩn năm nay sẽ tăng hơn so với năm ngoái, ít nhất 0,5 điểm.

Theo đó, có thể tạm thời phân khúc thành các nhóm ngành như sau: Nhóm ngành “hot”: Công nghệ thông tin, một số ngành thuộc lĩnh vực kinh tế [quản trị kinh doanh, logistics, thương mại điện tử…] điểm chuẩn dự kiến tăng từ 1 - 2 điểm so với năm ngoái, thậm chí ngành công nghệ thông tin có thể tăng khoảng 3 điểm. Nhóm ngành khoa học sức khỏe, an ninh, quốc phòng dự kiến sẽ ổn định hoặc tăng khoảng 1 điểm so với năm 2020. Tuy nhiên, nhóm ngành khoa học xã hội hành vi, du lịch điểm chuẩn có thể giảm nhẹ so với năm trước.

TS Võ Thanh Hải cho biết: Năm nay, Trường ĐH Duy Tân dành hơn 3.000 chỉ tiêu [tương đương 50% tổng chỉ tiêu] tuyển sinh bằng phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT. 50% chỉ tiêu còn lại là xét học bạ và các phương thức tuyển sinh khác. Số thí sinh đăng ký vào trường khá lớn nên dự kiến điểm chuẩn vào trường sẽ tăng hơn so với năm ngoái, dao động từ 0,5 - 2 điểm, tùy ngành.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2021, đợt 1 tại điềm thi Trường THPT Chu Văn An [Hà Nội]. Ảnh: TG

ThS Phùng Quán - Trưởng phòng Thông tin truyền thông, Trường ĐH Khoa học Ttự nhiên [ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh] dự đoán, điểm chuẩn sẽ tăng ở một số ngành thu hút nhiều thí sinh.

Năm 2021, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên tuyển hơn 3.500 chỉ tiêu với 6 phương thức. Trong đó, phương thức xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT chiếm từ 15% - 55% chỉ tiêu theo ngành/nhóm ngành. Một số năm gần đây, thí sinh tập trung đăng ký xét tuyển vào nhóm ngành: Công nghệ thông tin, khoa học dữ liệu, công nghệ sinh học, hóa học. Do đó, năm nay dự báo điểm chuẩn vào những ngành này sẽ cao [nhóm ngành kinh tế - tài chính, báo chí, công nghệ thông tin...]. Các ngành khác có thể tăng nhẹ, hoặc không tăng.

TS Lê Xuân Thành – Trưởng phòng Công tác chính trị - Sinh viên, Trường ĐH Mỏ - Địa chất [Hà Nội] dự báo phổ điểm năm nay sẽ tương đương năm ngoái, nếu tăng cũng không đáng kể. Tuy nhiên, điểm chuẩn đầu vào của các cơ sở giáo dục đại học sẽ tăng hơn so với năm 2020, từ 1 - 2 điểm, nhưng không loại trừ sẽ có ngành tăng từ 2 - 3 điểm, nhất là một số ngành công nghệ thông tin, các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế, báo chí, y tế… Đáng chú ý, một số ngành y đa khoa, điểm chuẩn có thể lên trên 27 điểm/3 môn thi. Dự báo, điểm chuẩn ngành này tăng khoảng 2 điểm so với năm 2020 và tăng từ 3 – 3,5 điểm so với năm 2019.

Nhiều chuyên gia dự báo điểm chuẩn vào đại học năm 2021 sẽ tăng hơn so với năm 2020. Ảnh minh họa: TG 

Không nên nôn nóng

Theo TS Lê Xuân Thành, có nhiều nguyên nhân dẫn đến điểm chuẩn vào các trường đại học tăng. Nếu như những năm trước, số lượng lớn học sinh đi học nghề để rút ngắn thời gian học tập, sớm đi làm; thậm chí nhiều em tốt nghiệp THPT đi làm công nhân luôn. Tuy nhiên, từ năm ngoái đến nay, do ảnh hưởng của Covid-19 nên nhiều học sinh có xu hướng đi học đại học. Số nguyện vọng đăng ký tăng lên, chỉ tiêu tuyển sinh thì có hạn nên điểm chuẩn vào đại học tăng là điều dễ hiểu.

Phân tích của TS Võ Thanh Hải cho thấy: Điểm chuẩn đại học theo phương thức xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Ngoài yếu tố đề thi [mức độ khó – dễ], còn phụ thuộc vào phương án tuyển sinh của các trường và sự chuyển dịch của người học. Bởi theo cơ chế tự chủ trong tuyển sinh, nhiều cơ sở giáo dục đại học sử dụng phương thức xét tuyển học bạ, xét tuyển kết hợp, hoặc tuyển thẳng… do đó, chỉ tiêu dành cho phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT sẽ ít đi. Theo đó, mức độ cạnh tranh sẽ “gay gắt hơn”, và trong trường hợp này, điểm chuẩn sẽ tăng lên là điều không tránh khỏi.

“Tuy nhiên, thí sinh không nên nôn nóng, bình tĩnh chờ khi nào có điểm chính thức để quyết định điều chỉnh nguyện vọng. Các em được quyền điều chỉnh nguyện vọng 3 lần, nên cơ hội phía trước vẫn rộng mở” - TS Võ Thanh Hải chia sẻ, đồng thời khuyến cáo: Ngay từ bây giờ, những em đã thi xong đợt 1 cần liệt kê ngành nghề mà mình yêu thích nhất. Sau đó, nghiên cứu thật kỹ những nghề đó [từ trường đào tạo cho đến cơ hội việc làm sau này…] để sẵn sàng điều chỉnh nguyện vọng [nếu cần]. Khi đã chọn được ngành nghề yêu thích, thì quyết tâm theo đuổi đến cùng, và xét tuyển vào nhiều trường cùng đào tạo ngành đó. Tuy nhiên, các em không nên vào đại học bằng mọi giá, mà học những ngành không yêu thích.

TS Lê Xuân Thành khuyến cáo: Các trường cần đưa ra mức “điểm sàn” và mức điểm trúng tuyển hợp lý, để không xáo trộn lớn trong quá trình tuyển sinh. Với thí sinh, sau khi có điểm thi tốt nghiệp THPT, cần nghiên cứu kỹ phổ điểm đối với tổ hợp mình lựa chọn xét tuyển. Đồng thời tham khảo điểm chuẩn 2 năm gần nhất đối với ngành học, trường học mà mình xét tuyển để đưa ra quyết định cuối cùng có điều chỉnh nguyện vọng hay không.

TS Nguyễn Đào Tùng - Phó Giám đốc Học viện Tài chính [Hà Nội] dự đoán phổ điểm thi tốt nghiệp THPT tương đương năm ngoái, bởi lẽ dù đề thi năm nay được đánh giá là vừa sức, nhưng cũng có những câu phân loại thí sinh, nhất là ở mức 8 điểm trở lên. Do đó, điểm chuẩn năm nay của các trường cơ bản tương đương như năm ngoái, rất khó có thể cao hơn, kể cả những trường tốp trên, tốp giữa. Thí sinh thi đợt 2 cũng không nên lo lắng vì Bộ GD&ĐT đã hướng xét tuyển chung một đợt. Hơn nữa, các trường đại học có nhiều hình thức xét tuyển khác phù hợp với các em.

Đề thi không phân hoá mạnh, khó tuyển người tài

Theo ông Trần Mạnh Tùng - Giáo viên Toán tại Hà Nội cho rằng, Bộ GDĐT thống nhất phương án thi tốt nghiệp THPT 2022 tương tự như năm 2021 là hợp lý trong tình hình dịch bệnh hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học. Nếu kỳ thi có nhiều thay đổi thì sẽ vất vả cho thầy trò, gây tâm lý lo lắng cho học sinh, phụ huynh.

Về tuyển sinh, kỳ thi tốt nghiệp THPT với vai trò là đánh giá kết quả giáo dục phổ thông và xét tốt nghiệp cho học sinh. Những năm gần đây, Bộ GDĐT đã điều chỉnh giảm mức độ khó của đề thi để đảm bảo mục tiêu đó. 

Thầy giáo Trần Mạnh Tùng nhận định, các phương án tuyển sinh của năm 2021 vẫn phát huy được tác dụng trong năm 2022 như xét học bạ, dùng chứng chỉ ngoại ngữ, tuyển thẳng, sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của đại học quốc gia…

“Để tập trung và ít tốn kém thì các trường thường sử dụng chung kết quả của nhau. Đặc biệt, Đại học Quốc gia TPHCM và Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực của mình cũng có thể cung cấp kết quả cho hàng trăm trường đại học khác sử dụng. Nếu các trung tâm khảo thí đi vào hoạt động thì đây sẽ là giải pháp ổn định và lâu dài cho công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng” - ông Tùng nhận định.

PGS-TS Bùi Đức Triệu - Trưởng phòng Quản lý Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - cũng bày tỏ sự ủng hộ phương án của Bộ GDĐT, bởi nó thích ứng với bối cảnh mới và đảm bảo lộ trình đổi mới đã và đang diễn ra.

Chưa nên vội vàng

Mặc dù ủng hộ quan điểm, chủ trương trên của Bộ GDĐT nhưng thạc sĩ Đinh Đức Hiền - Giáo viên môn Sinh học tại Hệ thống giáo dục HOCMAI cho rằng: Hiện nay theo Luật Giáo dục mới, các trường đại học sẽ tự chủ trong vấn đề tuyển sinh. Những năm vừa qua rất nhiều phương thức tuyển sinh đã được sử dụng, các trường khác nhau có các phương thức tuyển sinh khác nhau, điều này tạo điều kiện cho học sinh vào các trường đại học. Tuy nhiên, nó cũng sẽ gây ra tình trạng lạm dụng nếu không có sự kiểm soát, đồng thời học sinh và phụ huynh rất dễ bị rối loạn thông tin tuyển sinh, phương hướng ôn tập.

Hơn nữa điều kiện kinh tế xã hội, học tập, mặt bằng chung về giáo dục còn đang chênh lệch ở nhiều nơi nên thiết nghĩ trong tình hình hiện nay việc tuyển sinh chủ yếu dựa vào điểm thi THPT vẫn là lựa chọn tối ưu nhất, đảm bảo hơn sự công bằng trong giáo dục. Đặc biệt là những trường cạnh tranh cao, chỉ tiêu ít, điểm chuẩn cao thì sự chênh lệch điểm rất nhỏ thôi cũng đã quyết định việc đỗ hay trượt.

Ở những trường này nếu phương thức tuyển sinh riêng khi xét hồ sơ có chỉ tiêu quá lớn sẽ càng tác động mạnh mẽ đến điểm chuẩn với phương thức dùng điểm thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên do Luật Giáo dục mới nên bộ chỉ khuyến cáo, việc quyết định vẫn nằm ở các trường đại học.

Ông Hiển cho rằng, trong năm 2022, điểm thi tốt nghiệp THPT vẫn nên được ưu tiên sử dụng. “Theo tôi, chỉ khi hình thành các trung tâm khảo thí lớn, uy tín, ổn định, có sự liên kết của các trường đại học thì lúc đó chỉ tiêu từ kết quả thi THPT sẽ không còn chiếm tỉ lệ lớn nữa” - ông Hiển bày tỏ và kiến nghị, đề thi năm 2022 cần có sự phân hóa tốt hơn nữa, đặc biệt trong khoảng điểm 8 đến 10 điểm và bắt buộc đồng đều ở các môn để công bằng giữa các khối thi và cho chính học sinh.

Đồng quan điểm một lãnh đạo trường đại học phía Nam lo ngại, nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ sẽ dễ dẫn đến hiện tượng “trăm hoa đua nở”, tỉ lệ ảo cao dẫn đến nhiễu loạn trong tuyển sinh. Vị này cho rằng, trong tình hình dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng nặng nề tới năm học 2022 - 2023 như hiện nay thì bất cứ thay đổi nào, đặc biệt là thêm tiêu chí để xét tuyển đại học đều có thể gây nhiễu loạn cho phụ huynh, học sinh. 

Cần thông báo sớm

Để không xảy ra tình trạng thí sinh điểm cao nhưng vẫn trượt đại học như năm vừa qua, ông Trần Mạnh Tùng cho rằng, Bộ GDĐT cần thông tin rộng rãi về vai trò của kỳ thi tốt nghiệp THPT. Mặc dù tuyển sinh là việc của các trường đại học nhưng trong giai đoạn hiện nay, Bộ GDĐT nên tăng cường vai trò quản lý, điều phối, ban hành chính sách, đưa thêm quy định, tiêu chí với một số ngành đặc thù… Các trường đại học, cao đẳng nên chủ động xây dựng phương án tuyển sinh và công bố sớm để học sinh thuận lợi trong việc học và ôn thi. Cùng với đó, Bộ GDĐT cần hỗ trợ để 2 đại học quốc gia chuẩn bị và tổ chức tốt kỳ thi đánh giá năng lực, khuyến khích các đại học, cao đẳng sử dụng kết quả này để tuyển sinh.

Đặc biệt, cần thông tin sớm và đầy đủ để học sinh nắm được thông tin, quy chế, có sự chuẩn bị tốt nhất cho mình, tránh những quyết định đáng tiếc như chỉ đăng ký đúng 1 nguyện vọng.

Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức nhiều kỳ thi đánh giá trong năm

Trong năm 2022, Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến tổ chức 7-8 đợt trong năm cho khoảng 30.000 thí sinh, phục vụ tuyển sinh diện rộng. Đợt thi sớm nhất có thể diễn ra từ tháng 2, sau đó rải rác đến tháng 8.2022. H.NGUYỄN 

Video liên quan

Chủ Đề