Nhân vật lão Hạc là người như thế nào

1. Phân tích đặc điểm nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc

Có những tác phẩm đọc xong, ta quên ngay, nhưng cùng có tác phẩm đọc xong ta bồi hồi xao xuyến. Đó là trường hợp Lão Hạc của nhà văn Nam Cao. Lão Hạc đã chết một cách đau đớn, vật vã, nhưng trong tâm trí mình, em không sao xóa được hình ảnh ông lão nông dân gầy guộc, râu tóc bơ phờ, cặp mắt luôn luôn nhìn xuống đầy buồn và khuôn mặt in hằn bao nhiêu là nếp nhăn của suy tính, lo phiền và cơ cực ở đời.

Trong cái làng quê hẻo lánh và tiêu điều ngày xưa, như bao người chân lấm tay bùn vô danh, lão Hạc sống vất vả, túng đói, nghèo xác xơ nhưng hết sức trong sạch và lương thiện.

Nhà nghèo, lão Hạc không có ruộng. Lão chỉ có một mảnh vườn, đó là thứ tài sản duy nhất của người vợ đã mất đi để lại. Lão Hạc sống bằng cuốc mướn, cày thuê, chứ nhất quyết không phạm vào số tiền bán mướn của con. Với lạo Hạc, mảnh vườn ấy là của người vợ quá cố để lại cho con lão. Vậy thì số tiền bán được trong vườn là của con lão. Lão không tơ hào đến. Nuôi một con chó để làm bạn cho đỡ cô đơn trong cảnh già hiu quạnh, đến khi cực chẳng đã phải bán đi, lão đã khóc hu hu như trẻ con vì đã trót đánh lừa nó. Con người như lão Hạc không thể làm được điều ác, lão sống thui thủi như cây cỏ thật đáng thương. Lão nhịn ăn để dành tiền làm ma, sợ lụy đến láng giềng. Con người ấy thà ăn củ chuối, sung luộc, rau má, con ốc, con trai... do bàn tay mình kiếm ra chứ nhất quyết không làm phương hại đến người khác.

Lẽ thường, đói rét, cơ cực, đau khổ thường làm cho tâm hồn con người ta xơ cứng, cằn cỗi đi, thế nhưng với lão Hạc thì lại là khác. Có thể nói ở lão Hạc, một đặc điểm nổi bật khác nữa đó là con người giàu yêu thương, giàu lòng nhân ái và đức vị tha, lão đã sống như một tín đồ trung thành thuần túy của đạo Phật.

Nuôi con chó của con trai để lại, lão gọi nó là cậu Vàng như một bà mẹ hiếm hoi gọi đứa con cầu tự, lão bắt rận, tắm cho nó, cho nó ăn cơm trong một cái bát như một nhà giàu. Thỉnh thoảng, lão nói chuyện với nó như nói với người. Lão san sẻ với nó những toan tính trong tương lai. Lão cô đơn quá, nên những tối ngồi uống rượu, có gì ăn lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ. Đế khi tình thế bắt buộc phải bán con chó đi, lão cứ nhắc đi nhắc lại mấy lần VỚI ông giáo về chuyện ấy. Rõ là lão phải dằn vặt, giằng co ghê gớm lắm. Con chó ấy là người bạn tin cậy trong cảnh đơn côi của lão, nhưng nó còn là kỉ vật của con trai lão để lại trước khi đi xa. Lão nuôi nó như nuôi niềm hi vọng đợi ngày con trở về. Vì thế mà khi kể lại chuyện người ta đến bắt chó, đôi mắt lão ầng ậng nước, rồi liền đó, khuôn mặt nhàu nát vì lo âu vă ưu phiền ấy “đột nhiên co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc... Biết bao cơ cực và tuyệt vọng trong dòng nước mắt ấy? Vì ngày mai của con mà lão phải đánh lừa con chó người bạn, mà nhiều lúc trong cảnh hiu quạnh lão coi như một đứa con.

Thương con chó - kỉ vật của con để lại - mà còn như thế, với con, lão thương gấp bội phần. Có thể nói cả cuộc đời lão Hạc hướng về con mà sống.

Con trai lão yêu một cô gái làng nhưng không đủ tiền cưới vợ, phẫn chí mà bỏ đi phu đồn điền. Tiễn con đi, lão chỉ biết khóc. Nhưng từ đó tiền bán vườn được bao nhiêu lão để dành cho con, còn mình thì chỉ làm thuê để sông. Lão quyết chí bảo vệ cái tài sản nhỏ mọn ấy cho con. Và lão hi vọng con trai trở về, lão cứ sống như thế, lây lất, đói khát. Cuộc sống đày đọa không làm cho lão tối tăm mù mịt đi mà còn tôn thêm vẻ đẹp của tâm hồn lão: dường như trong cả tâm trí lão Hạc luôn luôn hướng về con mình, Con lão đi biền biệt đã năm sáu năm nhưng mọi kỉ niệm về con vẫn thường trực trong lão. Con trai lão có mặt trong mọi chuyện của lão. Lão nói chuyện với ông giáo về con, kể lể những điều thương tâm trong cảnh ngộ của con. Lão không xâm phạm một xu về số tiền dành dụm cho con. Biết bao nỗi niềm tâm sự bời bời trong cõi lòng lão khi lão nói với con Vàng: Cậu có nhớ bố cậu không, hả cậu Vàng. Bố cậu lâu lắm không có thư về. Bố cậu đi có lẽ được đến ba năm rồi đấy... Hơn ba năm... Có đến ngót bốn năm... Không biết cuối năm này bố cậu có về không? Nó mà về, nó cưới vợ...

Đằng sau lời độc thoại của lão, đằng sau những lời có vẻ như già nua lẫn cằn cỗi là nỗi lòng nhớ thương con da diết, là sự chờ đợi, mong mỏi tin con từ cuối phương trời.

Nhưng lão Hạc không đợi được con về! Ốm đau, bão gió, mất mùa, thóc cao gạo kém đã liên tục xén vào số tiền bòn mót dành dụm của lão. Lão bị dồn nén đến chân tường rồi không thể cầm cự được nữa, không thể lùi được nữa. Lùi một bước là phạm vào tài sản của con. Và không thể đợi đến ngày con trở về hạnh phúc. Lão sống thêm tức là xén đi một phần hạnh phúc của con. Lão đã âm thầm một dự định đau lòng...

Và lão đã chết, chết một cách đau đớn vật vã. Cho đến phút sau cùng, vì tương lai của con mà lão hy sinh cuộc sống của mình. Đã có những con người vị tha trên đời vì những người khác mà giúp đỡ tiền bạc, sức lực. Nhưng có mấy ai vì người khác dù là con cái mình mà hi sinh cuộc sống của mình. Lão Hạc, đáng trọng biết bao đó là lời tác giả. Nhưng cũng chính là của bao người đọc khi được chứng kiến cuộc đời đầy thương tâm nhưng trong sáng của lão.

Phân tích đề bài

- Yêu cầu của đề bài:phân tích nhân vật lão Hạc.

- Phạm vi tư liệu, dẫn chứng :từ ngữ, chi tiết tiêu biểu trong truyện ngắnLão Hạccủa Nam Cao.

- Phương pháp lập luận chính : phân tích.

Dàn ý Phân tích nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao

a] Mở bài:

- Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm

+ Nam Cao [1917 - 1951]là nhà vănxuất sắc trong nền văn học hiện thực 1930 - 1945 với những tác phẩm gắn liền vớihình ảnh người nông dân Việt Nam trước và sau cách mạng tháng Tám.

+ Truyện ngắn “Lão Hạc” là một truyện ngắn hay củaNam Cao viết vềngười nông dân qua đótố cáo tội ác của chế độ phong kiến.

- Giới thiệu chung về nhân vật lão Hạc:

+ Lão Hạc là nhân vật điển hình đại diện cho tầng lớp nông dân nghèo khổ, đáng thươngtrước Cách mạngtháng Tám.

b] Thân bài: Phân tích nhân vật lão Hạc

* Luận điểm 1:Lão Hạc - một người nông dân nghèo khổ, lam lũ, bất hạnh.

- Lão Hạc một người đàn ông hơn 60 tuổi cũng như bao người đàn ông nông dân Việt Nam

- Hoàn cảnh gia đình:

+Vợ chết sớm, phải nuôi con một mình.

+ Tài sản trong nhà chỉ có ba sào vườn, mộttúp lều và mộtcon chó.

+ Không có tiền cưới vợ cho con, con trai ông bỏ đi làm đồn điền cao su.

- Tai họa dồn dập:

+ Ốm hơn 2 tháng

+ Trận bão phá tan cây cối, hoa lợi trong vườn.

+ Làng thì mất mùa sợi -> giá gạo ngày một cao.

+ Lão không có việc làm -> cuộc sốngcàng túng thiếu, cùng quẫn.

+ Phải bán con chó yêu quý nhất vì không có tiền nuôi nó.

+ Cuộc sống đói khổ, ăn hết khoai lão ăn củ chuối cái gì có thể ăn mà không chết thì lão ăn, nhưng cuối cùnglại ăn bả chó để tự vẫn.

* Luận điểm 2:Lão Hạc - một lão nông chất phác, hiền lành, nhân hậu

- Lão rất yêu con:

+ Thương con, đau khổ vì không lấy được vợ cho con

+Không muốn con phải khổ, không muốn tiêu vào tiền dành dụm cho con.

+ Dù có nghèo khó đến mấy, nhưng vẫn ko chịu bán đi mảnh vườn mà ông đã kiên quyết giữ cho con trai.

+ Luôn nhớ tới con nơi phương xa qua những lá thư con gửi về

+ Tiền bán hoa lợi và mảnh vườn đều giữ lại cho con

=>Hình ảnh người cha điển hình trong văn học Việt Nam.

-Lão yêu con chó Vàng:

+ Yêu quý cậu Vàng như người đàn bà hiếm hoi quý đứa con cầu tự

+Lão gọi con chó bằng những tình cảm thương mến như cha đối với con.

+ Cho nó ăn trong bát sứ như nhà giàu

+ Bắt rận và tắm cho nó

+ Vừa uống rượu vừa tâm sự yêu thương

+ Khi phải bán nó đi thì lão đau khổ, cảm thấy tội lỗi :vuốt ve, tâm sự với nó trước khi bán nó đi, để ý ánh mắt nó nhìn mình...

+ Xấu hổ vì đã già rồi “còn đánh lừa một con chó"…

-> Con người nhân hậu ấy đã đau lòng biết bao khi phải bán đi người bạn thân duy nhất.

=> Lão Hạclà mẫu người chuẩn mực về đạo đức trong xã hội lúc bấy giờ, một xã hội tha hóa về đạo đứcvà lối sống,thờ ơ với nỗi đau của người xung quanh mình.

* Luận điểm 3:Lão Hạcnghèo nhưng sống trong sạch, giàu lòng tự trọng

- Ông giáo mời ăn khoai, lão khước từ

-Quá lúng quẫn, chỉăn củchuối, sung luộc…, nhưng lạitừ chối “một cách gần như hách dịch” những gì ông giáo ngầm cho lão.

-Lão thà chết chứ không bán đi một sào.

- Dành dụm tiền bán chó, giấy tờ nhàđể gửi nhờ ông giáo giữ giúp, chờ dịp trao lại cho đứa con trai.

-Gửi lại ông giáo 30 đồng bạc đểlỡ lão cóchết thì “gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả”.

-Tìm đến Binh Tư - một tên chuyên trộm cắp vặt của người khác, để xin bả chó tự giải thoát mình

-> Lão khôngmuốn cái chết dữ dội của mình ảnh hưởng đến hàng xóm láng giềng => Tấm lòng cao cả của mộtngười nông dân bé nhỏ trong xã hội.

=>Tố cáo tội ác của chế độ xã hội xô đẩy lão đến bước đường cùng.

=> Lốiviết chân thành, mộc mạc, giản dị của Nam Caođã góp phần xây dựng hình tượng Lão Hạc vừa gần gũi người dân vừa không kém phần bi tráng.

* Đặc sắc nghệ thuật

-Nghệ thuật xây dựng nhân vật bằng phương pháp đối lập

- Cách dựng truyện chân thực và sinh động

- Ngôn ngữ truyện cô đọng

- Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại đầy chất trữ tình

- Kể theo ngôi thứ nhất tự nhiên, linh hoạt

- Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật hợp lí.

c] Kết bài

- Khái quát cuộc đời và phẩm chất của lão Hạc

- Cảm nhận của em về nhân vật.

Xem thêm:Số phận Lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc

Phân tích nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc

[Văn mẫu 8] Phân tích nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao, tuyển tập những bài văn hay phân tích nhân vật Lão Hạc.
Mục lục nội dung
  • 1. Hướng dẫn phân tích nhân vật Lão Hạc
  • 1.1. Phân tích đề
  • 1.2. Hệ thống luận điểm
  • 1.3. Lập dàn ý chi tiết
  • 1.4. Sơ đồ tư duy
  • 2. Top 3 bài văn mẫu hay
  • 2.1. mẫu số 1
  • 2.2. mẫu số 2
  • 2.3. mẫu số 3​​​​​​​

Phân tích nhân vật lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao để phần nào làm lộ rõ lên số phận, nhân phẩm của người nông dân nghèo trước CMT8, nghèo khổ, bế tắc nhưng vẫn giàu tình thương và lòng tự trọng. Qua đó lên án sự tàn ác, bất nhân của chế độ phong kiến.

Trước khi tiến hành làm bài văn phân tích, các em nên ôn lại những kiến thức về tác phẩm thông qua phầnsoạn bàiLãoHạc để tổng hợp lại những ý chính về nhân vật Lão Hạc cần có trong bài phân tích.

Mục lục

  • 1 Tóm tắt nội dung
  • 2 Chuyển thể
  • 3 Xem thêm
  • 4 Tham khảo

Tóm tắt nội dungSửa đổi

Lão Hạc[2] là một người nông dân chất phác, hiền lành. Vợ lão mất sớm, lão còn có một người con trai nhưng vì quá nghèo nên không thể lấy vợ cho con. Sau này, người con gái mà con trai lão yêu thương hết mực ấy lại lấy con trai một ông phó lí, nhà có của. Hắn vì phẫn chí đã rời bỏ quê hương để đến đồn điền cao su làm ăn kiếm tiền theo công-ta [hợp đồng]. Lão Hạc luôn trăn trở, suy nghĩ về tương lai của đứa con. Lão sống bằng nghề làm vườn, mảnh vườn mà vợ lão đã mất bao công sức để mua về và để lại cho con trai lão.

Lão có một con chó tên là Vàng – con chó do con trai lão trước khi đi đồn điền cao su đã để lại. Lão coi nó như một người thân trong gia đình. Lão gọi nó là "cậu Vàng" và rất mực yêu thương nó. Tuy nhiên, vì gia cảnh nghèo khó lại còn trải qua một trận ốm, lão đã kiệt quệ, không còn sức để nuôi nổi bản thân, huống chi là còn có thêm một con chó. Nên ông lão đành cắn răng bán "cậu Vàng" đi. Lão đã rất dằn vặt bản thân khi mang một "tội lỗi" là đã nỡ tâm "lừa một con chó". Lão đã khóc rất nhiều với ông giáo [người hàng xóm thân thiết của lão, và cũng là một người tri thức nghèo]. Nhưng cũng kể từ đó, lão sống khép kín, lủi thủi một mình.

Sau khi trao gửi hết tài sản cũng như nhờ vả chuyện ma chay sau này của mình cho ông giáo, Lão Hạc đã kết thúc cuộc đời bằng một liều bả chó xin từ Binh Tư. Khi nghe chuyện lão Hạc xin bả chó, ông giáo hiểu lầm và có đôi chút thất vọng về con người lương thiện ấy. Nhưng rồi, tới khi chứng kiến cái chết dữ dội và đau đớn của lão, ông giáo mới hiểu ra rằng: "Lão Hạc đã chọn cái chết để bảo toàn lòng tự trọng, bảo toàn mảnh vườn mà lão có chết cũng không phạm đến do người vợ quá cố để lại cho đứa con trai của lão."

Video liên quan

Chủ Đề