Nhân viên đánh giá nội bộ

Nguyên tắc đánh giá nội bộ của đánh giá viên

  • adminiso
  • Tháng Bảy 24, 2019
  • 0
  • Điều khoản 9-ISO

NGUYÊN TẮC ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ CỦA ĐÁNH GIÁ VIÊN: Đánh giá viên nội bộ trong doanh nghiệp không chỉ chứng minh tính duy trì, cải tiến liên tục hệ thống mình quản lý mà còn nâng cao hơn nữa các hoạt động đánh giá cấp chứng nhận, đánh giá đại diện khách hàng và từ đó hình thành NGHỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN-AUDITOR. Vì vậy đánh giá viên nội bộ là tiền đề cho việc chọn nghề nghiệp cho chính bản thân mình!

ĐỂ TRỞ THÀNH ĐÁNH GIÁ VIÊN NỘI BỘ CŨNG NHƯ ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN/ĐÁNH GIÁ KHÁCH HÀNGĐÁNH GIÁ VIÊN PHẢI NẮM VỮNG CÁC NGUYÊN TẮC ĐÁNH GIÁ VIÊN NỘI BỘ SAU:

NGUYÊN TẮC 01: Nhất quán/toàn diện: nền tảng của sự chuyên nghiệp

Các đánh giá viên và [các] cá nhân quản lý chương trình đánh giá cần:

thực hiện công việc của mình một cách có đạo đức, trung thực và có trách nhiệm;

chỉ thực hiện các hoạt động đánh giá nếu năng lực cho phép;

thực hiện công việc của mình một cách không thiên vị, như việc duy trì sự công bằng và không thiên lệch trong tất cả các xử lý của mình;

nhạy cảm với bất kỳ ảnh hưởng nào có thể ảnh hưởng đến xem xét của mình trong quá trình
thực hiện đánh giá

NGUYÊN TẮC 02: Trình bày công bằng: nghĩa vụ báo cáo trung thực & chính xác

Các phát hiện đánh giá, kết luận đánh giá và báo cáo đánh giá cần phản ảnh đúng sự thật và chính xác các hoạt động đánh giá. Các trở ngại đáng kể gặp phải trong khi đánh giá và các quan điểm khác biệt chưa được giải quyết giữa đoàn đánh giá và bên được đánh giá cần được báo cáo. Trao đổi thông tin cần trung thực, chính xác, khách quan, kịp thời, rõ ràng và đầy đủ.

NGUYÊN TẮC 03: Thận trọng nghề nghiệp:

cần mẫn và xem xét trong đánh giá

Các đánh giá viên thực hiện cẩn trọng theo tầm quan trọng của nhiệm vụ họ thực hiện và sự tin cậy của bên yêu cầu đánh giá hoặc các bên quan tâm khác đặt vào họ. Một yếu tố quan trọng trong khi thực hiện công việc của họ với sự cẩn trọng nghề nghiệp là khả năng thực hiện các xem xét hợp lý trong tất cả các tình huống đánh giá.

NGUYÊN TẮC 04: Bảo mật:

bảo mật thông tin Các đánh giá viên cần thận trọng trong việc sử dụng và bảo vệ thông tin thu được trong khi thực hiện các nhiệm vụ của họ. Thông tin đánh giá không nên được đánh giá viên hoặc bên yêu cầu đánh giá sử dụng không thích hợp vì lợi ích cá nhân , hoặc sử dụng theo cách gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của bên được đánh giá. Khái niệm này bao gồm xử lý đúng các thông tin nhạy cảm hoặc thông tin bảo mật.

NGUYÊN TẮC 05: Độc lập:

Cơ sở cho sự công bằng của đánh giá và các kết luận đánh giá khách quan.

Các đánh giá viên cần độc lập với hoạt động được đánh giá bất cứ khi nào có thể, và trong mọi trường hợp nên thực hiện theo cách để tránh sự thiên vị và xung đột lợi ích. Đối với các đánh giá nội bộ, đánh giá viên nên độc lập với chức năng được đánh giá nếu có thể. Các đánh giá viên nên duy trì tính khách quan trong toàn bộ quá trình đánh giá để đảm bảo các phát hiện và kết luận đánh giá chỉ dựa trên bằng chứng đánh giá. Đối với các tổ chức nhỏ, có thể không khả thi khi yêu cầu đánh giá viên nội bộ độc lập hoàn toàn khỏi hoạt động được đánh giá, nhưng mọi nỗ lực cần được thực hiện để loại bỏ sự thiên lệch và khuyến khích tính khách quan.

NGUYÊN TẮC 06: Tiếp cận dựa trên bằng chứng:

Phương pháp hợp lý để đạt đến độ tin cậy và khả năng tái lập các kết luận đánh giá trong một quá trình đánh giá có hệ thống Bằng chứng đánh giá cần có thể xác nhận được. Nói chung, cần dựa trên mẫu thông tin sẵn có, vì một cuộc đánh giá được thực hiện trong một khoảng thời gian có hạn và mới các nguồn lực giới hạn. Việc sử dụng lấy mẫu thích hợp cần được áp dụng, vì điều này liên quan chặt chẽ đến sự tin cậy của các kết luận đánh giá.

NGUYÊN TẮC 07: Tiếp cận dựa trên rủi ro:

Tiếp cận đánh giá xem xét đến các rủi ro và cơ hội.

Tiếp cận dựa trên rủi ro ảnh hưởng đáng kể đến việc hoạch định, thực hiện và báo cáo các đánh giá theo cách đảm bảo các đánh giá tập trung vào các vấn đề được xem là có ý nghĩa đối với bên yêu cầu đánh giá và để đạt được các mục tiêu của chương trình đánh giá.

Tóm lại: Nguyên tắc của một chuyên gia đánh giá nội bộ trong doanh nghiệp, đánh giá cấp chứng nhận là gì, đánh giá khách hàng là gì? được mô tả bởi sự tin cậy vào một số các nguyên tắc. Những nguyên tắc này làm cho đánh giá trở thành một công cụ hiệu quả và tin cậy trong việc hỗ trợ các chính sách quản lý và các kiểm soát, bằng việc cung cấp thông tin tổ chức có thể hành động theo cách để cải thiện kết quả hoạt động của mình. Việc tuân theo các nguyên tắc này là một yêu cầu tiên quyết để cung cấp các kết luận đánh giá thích hợp và đầy đủ, và để cho phép các đánh giá viên, làm việc độc lập, đi đến các kết luận giống nhau trong cùng hoàn cảnh.

Vậy chúng ta đã hiểu Các nguyên tắc đánh giá viên nội bộ cần có? qua bài viến này, nếu Anh/Chị có nhu cầu về NGHỀ đánh giá viên nội bộ hãy đăng ký để học nghiệp vụ!

Tham khảo lớp học

[vifblike btntype=iframe]

Sao bài viết!
tích hợp

Video liên quan

Chủ Đề