Nhiệm vụ của công chức văn phòng thống kê xã năm 2024

Công chức cấp xã gồm 07 chức danh trong đó có công chức văn phòng, thống kê. Vậy công chức văn phòng thống kê là ai? Quy định cụ thể về đối tượng này như thế nào?

1. Chức danh văn phòng thống kê cấp xã là ai?

Theo khoản 3 Điều 61 Luật Cán bộ công chức năm 2008 sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật 2019, công chức cấp xã gồm các chức danh sau đây:

3. Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:

  1. Trưởng Công an [áp dụng đối với xã, thị trấn chưa tổ chức công an chính quy theo quy định của Luật Công an nhân dân số 37/2018/QH14];
  1. Chỉ huy trưởng Quân sự;
  1. Văn phòng - thống kê;
  1. Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường [đối với phường, thị trấn] hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường [đối với xã];

đ] Tài chính - kế toán;

  1. Tư pháp - hộ tịch;
  1. Văn hóa - xã hội.

Công chức cấp xã do cấp huyện quản lý.

Như vậy, văn phòng - thống kê là một trong những chức danh công chức cấp xã. Theo đó, công chức này thực hiện các nhiệm vụ nêu tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 13/2019/TT-BVN như sau:

- Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân [UBND] cấp xã thực hiện quyền hạn của mình trong lĩnh vực văn phòng, thống kê cải cách hành chính, thi đua, khen thưởng, kỷ luật.

- Xây dựng, theo dõi thực hiện kế hoạch công tác, lịch làm việc định kỳ, đột xuất của Hội đồng nhân dân, UBND… giúp tổ chức, chuẩn bị, phục vụ các kỳ họp… tổ chức tiếp dân, làm công tác văn thư, lưu trữ, cơ chế một cửa, một cửa liên thông…

- Làm các công việc khác.

Như vậy, đây có thể coi là một trong những chức danh có vai trò vô cùng quan trọng cùng với các chức danh công chức cấp xã khác.

2. Công chức văn phòng thống kê cần bằng gì?

Cũng giống các chức danh công chức cấp xã khác, công chức văn phòng, thống kê cũng cần phải đáp ứng tiêu chuẩn cụ thể về trình độ đào tạo của công chức cấp xã nêu tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BNV, được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 04/2022/TT-BNV:

- Trình độ giáo dục phổ thông phải tốt nghiệp trung học phổ thông.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

Phải tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành phù hợp vị trí công tác trừ trường hợp có quy định khác.

Các xã miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, xã đảo, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: UBND cấp tỉnh quy định trình độ nghiệp vụ từ trung cấp trở lên tuỳ vào điều kiện của từng địa phương.

- Tin học: Được cấp chứng chỉ sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.

Như vậy, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, công chức văn phòng thống kê sẽ phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ tin học cơ bản.

Ngoài ra, cũng giống các đối tượng công chức cấp xã khác, công chức văn phòng thống kê cần phải đáp ứng điều kiện chung gồm:

- Hiểu biết lý luận chính trị, nắm vững đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng.

- Có khả năng vận động nhân dân thực hiện các đường lối, chủ trương nêu trên.

- Có sức khoẻ, năng lực để hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao…

3. Công chức văn phòng thống kê xếp lương thế nào?

Công chức văn phòng, thống kê hiện đang được xếp lương theo quy định tại Điều 10 Thông tư 13/2019/TT-BNV như sau:

Căn cứ Nghị định 33/2023/NĐ-CP về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Chính phủ ban hành ngày 10/6/2023.

Tiêu chuẩn chung đối với công chức Văn phòng thống kê được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 33/2023/NĐ-CP.

Cụ thể như sau:

Tiêu chuẩn của từng chức danh công chức cấp xã
...
2. Tiêu chuẩn của công chức Văn phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường [đối với phường, thị trấn] hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường [đối với xã]; Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội như sau:
a] Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;
b] Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
c] Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã. Trường hợp luật có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của luật đó.

Như vậy, đối với chức danh công chức Văn phòng thống kê cấp xã, công chức cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung về độ tuổi, trình độ giáo dục, chuyên môn nghiệp vụ nêu trên.

Đối với công chức làm việc tại các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn thì tiêu chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sẽ được tính từ trung cấp trở lên.

Căn cứ tiêu chuẩn trên và điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quy định tiêu chuẩn cụ thể cho phù hợp với đặc điểm và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của từng cấp xã nhưng phải bảo đảm không thấp hơn tiêu chuẩn chung.

Tiêu chuẩn chung đối với công chức Văn phòng thống kê cấp xã theo Nghị định 33/2023/NĐ-CP ra sao? [Hình từ Internet]

Công chức Văn phòng thống kê cấp xã có những nhiệm vụ gì?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 33/2023/NĐ-CP, các nhiệm vụ của công chức Văn phòng thống kê cấp xã được xác định như sau:

Nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã
...
2. Công chức Văn phòng - thống kê
a] Tham mưu xây dựng và theo dõi việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, lịch làm việc định kỳ, đột xuất của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b] Phối hợp với công chức khác trong việc chuẩn bị các điều kiện vật chất, kỹ thuật để tổ chức các kỳ họp của Hội đồng nhân dân, phiên họp của Ủy ban nhân dân và các hoạt động khác của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã; công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và bầu cử thành viên Ủy ban nhân dân cấp xã;
c] Tổng hợp, theo dõi, báo cáo việc thực hiện quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp xã; giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tiếp công dân và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật; tiếp nhận các kiến nghị, đơn thư khiếu nại, tố cáo chuyển đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, giải quyết theo thẩm quyền;
d] Tham mưu Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; tổ chức bộ phận tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết các thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp xã; xây dựng chính quyền điện tử, công nghệ thông tin, chuyển đổi số; công tác kiểm soát thủ tục hành chính;
đ] Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc lập các biểu mẫu thống kê, tổ chức thực hiện điều tra thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; tổng hợp, thống kê và quản lý cơ sở dữ liệu theo các lĩnh vực trên địa bàn [trong đó có cơ sở dữ liệu về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố]; thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, thi đua, khen thưởng;
e] Chủ trì, phối hợp với công chức khác theo dõi việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổng hợp, thống kê kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở cấp xã theo quy định của pháp luật;
g] Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và quy định của pháp luật có liên quan.

Như vậy, công chức đảm nhiệm chức danh công chức Văn phòng thống kê cấp xã có 07 nhiệm vụ chính nêu trên.

Nhiệm vụ của công chức văn phòng thống kê là gì?

+ Chủ trì, phối hợp và theo dõi việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổng hợp, thống kê kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật; - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.

Theo quy định hiện hành công chức cấp xã có bao nhiêu chức danh?

Công chức cấp xã có 6 chức danh, không còn chức danh Trưởng Công an xã Chính phủ ban hành Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

Số lượng cán bộ công chức cấp xã được tính theo loại đơn vị hành chính cấp xã là bao nhiêu?

Số lượng cán bộ, công chức cấp xã được tính theo loại đơn vị hành chính cấp xã, cụ thể như sau: a] Đối với phường: Loại I là 23 người; loại II là 21 người; loại III là 19 người; b] Đối với xã, thị trấn: Loại I là 22 người; loại II là 20 người; loại III là 18 người.

Trưởng công an xã đổi tên là gì?

Theo quy định này, từ ngày 01/8/2023, chính thức không còn chức danh công chức Trưởng Công an xã. Thay vào đó, Trưởng Công an xã sẽ là chức danh thuộc lực lượng công an nhân dân, phù hợp với đề án xây dựng công an xã chính quy đã được áp dụng trên toàn quốc theo Nghị định 42/2001/NĐ-CP.

Chủ Đề