Nhiệt độ xử lý hạt ngô trước khi gieo trồng là bao nhiêu

1. Yêu cầu ngoại cảnh * Thời tiết khí hậu: Điều kiện thời tiết khí hậu [nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa…] ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây ngô - Đối với ngô vụ đông: giai đoạn đầu thường bị ngập úng do mưa bão, diện tích ngô bị chết khá lớn; giai đoạn sau thường gặp gió mùa Đông Bắc, mưa nhiều, ẩm, nhiệt độ thấp, thiếu ánh sáng do đó khi trổ cờ, thụ phấn không thuận lợi. - Đối với ngô Xuân Hè: giai đoạn trổ cờ, thụ phấn gặp phải điều kiện nhiệt độ cao làm ảnh hưởng đến năng suất ngô. * Đối với đất nghèo dinh dưỡng: Để có được năng suấtcao, cây ngô đòi hỏi phải được cung cấp một lượng phân bón tương đối lớn. * Kỹ thuật canh tác: Phải áp dụng quy trình kỹ thuật và các tiến bộ kỹ thuật mới để tăng cao năng suất. Ngô trồng với mật độ hợp lý tương ứng với yêu cầu của giống và điều kiện đất đai, cũng như đầu tư thâm canh.


2. Một số giống ngô phổ biến Hiện nay tập đoàn giống ngô lai sử dụng rất phong phú, bao gồm các giống sau:

2.1. Giống LVN10

Thời gian sinh trưởng vụ Xuân: 120- 135 ngày; vụ Thu 95- 100 ngày; vụ Đông 110- 125 ngày. Dạng hạt bán đá vàng cam; cây cao 200 + - 20cm; chiều cao đóng bắp 100 + - 20cm; độ dài bắp 20 + - 4cm. Tỷ lệ hạt/bắp 82- 84%; khối lượng 1.000 hạt: 330g; tỷ lệ cây 2 bắp 50- 80%; lá bi bọc kín, chắc, mỏng. Năng suất 8- 12 tấn/ha.

2.2. Giống CP-888

Thời gian sinh trưởng ở phía Bắc từ 125- 135 ngày; vụ Thu 100- 105 ngày, vụ Đông 120- 130 ngày; ở phía Nam từ 115- 122 ngày.  Chiều cao cây trung bình 200- 220cm, chiều cao đóng bắp từ 90- 110cm, có 19- 21 lá, bộ lá gọn, năng suất trung bình 55- 65 tạ/ha, nếu thâm canh tốt có thể đạt trên 80 tạ/ha. Tỷ lệ cây 2 bắp cao [40- 60%], mỗi bắp có từ 10- 14 hàng hạt, khối lượng 1.000 hạt: 280- 300g; hạt dạng bán răng ngựa, màu vàng da cam được nhiều người ưa thích. Giống cứng cây, chống đổ tốt, chịu hạn khá, mức độ nhiễm sâu bệnh nhẹ.

2.3. Giống C919

Thời gian sinh trưởng ở các tỉnh phía Bắc: vụ Xuân 110- 120 ngày, vụ Đông 110- 115 ngày; Duyên hải miền Trung: vụ Đông Xuân 105- 110 ngày, vụ Hè 90- 95 ngày. Chiều cao cây trung bình 190cm, chiều cao đóng bắp 90cm, bắp có 14- 16 hàng hạt, tỷ lệ hạt/bắp 76,8%, khối lượng 1.000 hạt 290- 300g, dạng hạt bán răng ngựa, màu vàng đẹp, lá bi bao kín bắp. Chịu được úng, rét, chống đổ và nhiễm nhẹ sâu bệnh. Năng suất trung bình 60- 70 tạ/ha.

2.4. Giống NK54

Thời gian sinh trưởng ở vùng Tây Nguyên 100- 110 ngày; chiều cao cây trung bình 200- 215cm, chiều cao đóng bắp 100- 115cm; cây cứng, bộ lá gọn đẹp, lá xanh đậm, bền lâu, bắp to kết hạt tốt, tỷ lệ hạt/bắp 75- 80%, kín đầu bắp, dạng hạt bán răng ngựa màu vàng da cam. Năng suất trung bình 60- 70 tạ/ha. Khả năng thích ứng rộng, nhiễm khô vằn, đốm lá từ nhẹ đến trung bình, chịu hạn và chống đổ tốt. Ngoài các giống trên, tập đoàn giống ngô lai còn có các giống tốt sau đây có thể lựa chọn để trồng là: Bioseed 9698, Bioseed 9797, C919, CP989, CP333, CP3Q, LNV61, LVN8960, LVN66, NK66, NK54, NK4300, VN2, 30Y87, DK171, BO6, G49, Bạch Ngọc, T7. - Các giống ngô rau: Pacific 423, Pacific 116, LVN23 [EE3]. - Các giống ngô đường: TST3, giống ngô siêu ngọt Sakita, TN115, Sugar 75. - Các giống ngô nếp: MX2, MX4, Wax33.

3. Thời vụ trồng ngô

Khi bố trí thời vụ trồng ngô cần chú ý những vấn đề sau: Khi ngô phơi màu, trổ cờ không gặp lúc quá rét, quá nắng nóng hoặc mưa to. Đặc biệt là tránh được ngập úng ở thời kỳ cây con, tránh gió Lào lúc trổ cờ, hình thành hạt. Các vùng đất bãi ven sông cần thu hoạch trước mùa mưa lũ.

3.1. Vùng Bắc Trung Bộ

- Vụ Xuân: Gieo từ 20/1- 20/2 [là vụ thuận lợi nhất năm, nên ngô thường cho năng suất cao] - Vụ Hè Thu: Gieo trước ngày 30/6, không nên gieo sau ngày 10/7 - Vụ Đông: Gieo từ 25/8- 5/10 - Vụ Đông Xuân: Gieo từ 25/10- 10/11.

3.2. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

Thường trồng 2 vụ chính là Đông Xuân và Hè Thu - Vụ Đông Xuân: Gieo từ tháng 12, thu hoạch đầu tháng 4 [vụ này thường cho năng suất cao] - Vụ Hè Thu: Gieo vào đầu tháng 4, thu hoạch vào cuối tháng 7 đầu tháng 8 - Ngoài ra có thể trồng vụ Thu Đông: Gieo vào tháng 8- 9, thu hoạch tháng 12 đến tháng 1. - Hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận thường trồng một vụ vào mùa mưa, vụ Thu Đông trồng ở những nơi đất cao.

3.3. Vùng Tây Nguyên

Có khí hậu 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Trong mùa mưa có thể trồng 2 vụ: Hè Thu và Thu Đông. - Vụ Hè Thu [vụ 1]: Gieo vào đầu mùa mưa từ cuối tháng 4, đầu tháng 5, thu hoạch tháng 8; vụ này nên trồng các giống dài ngày. - Vụ Thu Đông [vụ 2]: Gieo vào giữa tháng 8, đầu tháng 9; vụ này nên trồng các giống trung hoặc ngắn ngày.

4. Các giải pháp kỹ thuật


4.1. Chọn đất và làm đất * Chọn đất: Cây ngô có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên ngô thích hợp nhất là đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ màu mỡ cao, dề thoát nước, tầng canh tác dầy, độ pH = 6-7. * Làm đất: - Trên đất màu [Vùng đất cát ven biển, đồng màu, đất màu bãi]: Cày đất nhỏ, sạch cỏ, có thể lên luống gieo 2 hàng hoặc 1 hàng. + Luống 2 hàng mặt luống rộng 90- 100cm + Luống 1 hàng, mặt luống rộng 40- 50cm [áp dụng cho những ruộng thoát nước kém]

+ Trồng theo băng thì rạch hàng cách hàng 70- 75cm rồi gieo hạt theo khoảng cách cây cách cây 25cm.

Trên đất 2 lúa: Tranh thủ gặt xong làm đất ngay

+ Cắt rạ sát mặt đất, dọn sạch lên bờ + Cày đất úp thành luống, mỗi luống rộng 40- 50cm, gieo một hàng, nếu gieo 2 hàng thì luống rộng 90- 100cm + Dùng cào sửa lại luống, vét rãnh tháo kiệt nước + Đặt bầu, mạ ngô hoặc gieo hạt theo hàng.

4.2. Mật độ và cách trồng

Mật độ trồng phụ thuộc vào vùng sinh thái, mùa vụ, thời gian sinh trưởng của giống và điều kiện thâm canh. Nguyên tắc chung là càng đi xa theo hướng từ Bắc vào Nam thì mật độ trồng tăng dần; nếu điều kiện thâm canh tốt thì tăng mật độ… * Trồng ngô trên đất khô Sau khi cày bừa lên luống xong, rạch hàng, bỏ phân, lấp phân và tiến hành gieo hạt [tránh để hạt tiếp xúc với phân] theo mật độ sau: + Đối với giống dài ngày, trồng với khoảng cách 75cm x 25cm [1cây/1 hốc], tương ứng với mật độ 2.700 cây/sào Trung Bộ. + Đối với giống ngắn ngày, thấp cây nên trồng dày với khoảng cách 70cm x 25cm [1 cây/1 hốc], ứng với mật độ 2.800 cây/sào Trung Bộ. [Vụ Đông Xuân và vụ Thu Đông nên trồng dầy hơn vụ Hè Thu]. + Lượng giống gieo 0,7- 1kg/sào Trung Bộ [tùy giống] + Ở vùng đồi núi có thể chọc hốc để trồng, mật độ đảm bảo như trên [Cần dự phòng một số hạt giống làm bầu để trồng dặm]. * Trồng trên đất ướt [đất 2 lúa] Để đảm bảo thời vụ, nên làm ngô bầu, hoặc ngô bánh + Làm ngô bầu: Trộn đất với phân chuồng hoai, tỷ lệ 3 đất 1 phân để làm 01 sào [500m2], cần có: 0,3m3 đất và 1 tạ phân chuồng hoai mục + 2kg lân supe trộn đều đóng vào bầu. Bầu có thể dùng nilong, bìa cứng, lá bàng cuộn thành. Mỗi sào [500m2] trồng cần có 2.700- 2.800 bầu. Sau khi đóng bầu xong, tra ngô vào mỗi bầu 01 hạt ở chính giữa với độ sâu 2cm; bỏ đất bột lấp hạt xong xếp thành từng ô để chăm sóc và bảo quản, phòng chống chim, chuột; tưới nước đủ ẩm. + Làm ngô bánh: Cũng nguyên liệu như trên, cho nước vào đảo đều xong rải đều trên nền đất cứng, hoặc sân gạch với độ dày từ 5- 7 cm. Để se bùn rồi dùng dao cắt ô bàn cờ theo kích thước: 7 x 7cm hoặc 5 x 5cm. Dùng ngón tay ấn xuống giữa ô độ sâu 2cm, sau đó tra hạt vào rồi rắc đất bột lên che hạt.

4.3. Trồng xen đậu tương với ngô

Ngô là cây cao, thích ánh nắng, rễ đâm xuống đất tương đối nông, chủ yếu dùng chất dinh dưỡng ngay lớp trên của đất. Cây đậu tương chịu được bóng râm, nhưng bộ tễ lại cắm sâu xuống đất hơn ngô và có thể hút chất dinh dưỡng tại tầng dưới của đất. Cây ngô cần nhiều đạm hơn cây đậu tương, trái lại cây đậu tương lại cần nhiều lân và kali hơn cây ngô. Đậu tương có khả năng tạo được đạm do bộ rễ có nốt sần có khả năng cố định đạm. Trồng đậu tương xen ngô không những chúng không cạnh tranh chất dinh dưỡng của nhau mà ngược lại còn hỗ trợ cho nhau. Hơn nữa, trồng đậu tương xen ngô do cành lá của đậu tương che phủ mặt đất nên hạn chế sự phát triển của cỏ dại, hạn chế nước  bốc hơi, tạo được độ ẩm cho cây ngô. Do ngô hấp thụ lượng phân bón nhiều hơn đậu tương nên ở đất tốt và có nhiều phân bón thì trồng nhiều ngô hơn. Trái lại ở đất xấu, ít phân bón thì trồng nhiều đậu hơn. Có thể trồng 1- 2 hàng ngô với 2- 3 hàng đậu, hoặc ngược lại. Chú ý trồng xen đậu tương với ngô nên chọn giống ngô cây cao trung bình, hoặc thấp, còn đậu thì chọn giống thân thẳng để tránh che mất quá nhiều ánh sáng của nhau.

4.4. Phân bón

* Vai trò của đạm, lân và kali đối với ngô + Đạm: Cây ngô hút đạm tăng dần từ khi cây có 3- 4 lá tới trước trổ cờ. Thời kỳ hút đạm mạnh nhất là 6- 12 lá và trước khi trổ cờ. Triệu chứng thiếu đạm: Cây thấp, lá nhỏ có màu vàng, các lá già có vệt xém đỏ, cây sinh trưởng chậm, cằn cỗi, cờ ít, bắp nhỏ, năng suất thấp. + Lân: Khả năng hút lân ở giai đoạn non rất yếu; thời kỳ 3- 4 lá, ngô hút không được nhiều lân, nếu thiếu lân trong giai đoạn này sẽ làm giảm năng suất nghiêm trọng. Ngô hút nhiều lân nhất [khoảng 62% tổng lân yêu cầu] ở thời kỳ 6- 12 lá, sau đó giảm đi ở các thời kỳ sau. Triệu chứng thiếu lân biểu hiện bằng màu huyết dụ trên bẹ lá và gốc cây, bắp cong queo; trường hợp thiếu nặng lá sẽ chuyển vàng và chết. + Kali: Ngô hút kali mạnh ngay từ giai đoạn sinh trưởng ban đầu; từ khi cây mọc đến trổ cờ ngô hút khoảng 70% lượng kali. Thiếu kali là nguyên nhân rễ ngang phát triển mạnh, rễ ăn sâu kém, do đó cây dễ đổ, ngã. Thiếu kali biểu hiện các triệu chứng như chuyển nâu và khô dọc theo mép lá, bắp nhỏ, nhiều hạt lép ở đầu bắp [bắp đuôi chuột], năng suất thấp. * Liều lượng Cây ngô thích nghi rất cao đối với đạm, ở ngô lai không có hiện tượng lốp, đổ khi bón nhiều phân như lúa, nhưng tùy loại giống mà định lượng phân cho có hiệu quả nhất. Lượng phân bón cho 1ha: + Urê 300kg; DAP 160- 200kg; kali 100- 150kg; vôi bột 400- 500kg. + Đối với vùng có làm đất thì có thể thay thế phân DAP bằng lân supe với liều lượng 450kg/ha. Ngoài lượng phân vô cơ trên, cần bón phân chuồng với lượng từ 8- 10tấn/ha, hoặc phân hứu cơ vi sinh với lượng 2 tấn/ha. * Cách bón Có thể bón theo cách sau:           + Vôi bột bón khi cày bừa làm đất 1 lần           + Bón lót theo hàng ngô toàn bộ phân chuồng, phân lân + 30% đạm đối với ngô trồng bầu, 15% đối với ngô gieo hạt.           + Bón thúc lần một khi ngô đạt 4- 5 lá đối với ngô trồng bầu, 3- 4 lá đối với ngô gieo hạt.           + Bón thúc lần 2 khi ngô đạt 8- 10 lá.           Mỗi lần bón thúc với 50% lượng phân bón còn lại. * Nếu dùng phân NPK [cho 1 sào 500m2] + Lượng: 600kg NPK 8:10:3 + 200kg urê + 60kg lân supe + 80kg kali clorua. + Bón lót toàn bộ phân chuồng + phân lân và NPK + Bón thúc lần 1: Khi ngô 4- 5 lá: 100kg urê + 40kg kali clorua + Bón thúc lần 2: Khi ngô 8- 10 lá, lượng urê và kali clorua còn lại Có thể dùng nước phân, nước giải pha loãng để tưới thúc cho cây.

4.5. Tưới nước

Ngô là cây trồng cạn, không cần nhiều nước, nhu cầu về nước của ngô thay đổi theo giai đoạn phát triển. Ở thời kỳ đầu cây phát triển chậm, tích lũy ít chất xanh và cũng không cần nhiều nước. Khi tưới nước cần dựa vào nhu cầu nước trong từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây, vào ẩm độ của đất, đồng thời theo dõi thời tiết tránh hiện tượng sau khi tưới trời lại mưa. Đất khô hạn nên tưới cho ngô ngay sau khi bón phân và vun xới, tốt nhất là tưới theo rãnh, theo băng để ngâm qua đêm rồi rút cạn nước. Nếu trời mưa to làm cho đất ướt thì cần tháo cạn ngay và xới xáo để ngô không bị úng, nhất là thời kỳ cây con.

4.6. Chăm sóc ngô

Khi ngô 2- 3 lá, kiểm tra nếu bị mất cây, thì kịp thời cấy dặm để đảm bảo mật độ Khi ngô 4- 5 lá, bón thúc lần 1, nhổ sạch cỏ dại và xới xáo để đất khô ráo, thông thoáng, giúp ngô phát triển tốt. Khi ngô 8- 10 lá, làm cỏ lần cuối kết hợp bón thúc lần 2 và vun cao gốc để cây không bị đổ, ngã. Bẻ nhánh và bắp phụ để tập trung dinh dưỡng cho bắp chính.

4.7. Phòng trừ sâu bệnh


Ngô bị nhiều loại sâu bệnh phá hoại, trong đó cần phòng trừ các loại chính sau:

* Sâu xám:

Sâu thường phát sinh thành dịch gây hại trên ngô, rau, đậu các loại… Trong vụ Xuân, sâu xám chủ yếu hại ở giai đoạn cây con bắt đầu mọc đến 20 ngày sau gieo, khiến năng suất giảm đáng kể. Sâu non mới nở có màu xám đất, lớn hơn có màu đất bóng, phần bụng nhạt hơn; trên mỗi đốt phía lưng có 4 u nhỏ, phía dưới có 4 u lớn. Giai đoạn tuổi 1, sâu sống trên lá cây, ăn phần mô lá tạo nên những vết thủng li ti trên bề mặt. Tuổi 2, sâu chui xuống đất, ban ngày nằm cuộn tròn dưới gốc, đêm đến bò lên ăn phần non ngay gốc cây. Tuổi 3- 4, sâu cắn ngang thân, chui vào trong ăn những phần mô mềm làm rỗng thân cây, khiến cây héo và chết. Cách phòng trừ: + Biện pháp thủ công: Vào sáng sớm, dùng tay bới bắt sâu lẩn trốn ở những cây ngô non có 1- 3 lá thật + Biện pháp hóa học: Dùng thuốc đơn có nhiều tác dụng [tiếp xúc, nội hấp, xông hơi]: TP- Pentin 18EC; Basudin 50EC; Shecpain 36EC… hoặc phối hợp hai loại thuốc khác nhau: Diptere 80Wp + Karate 2,5EC; Sevin 40% + Sherpa 25EC; Ganoi 95SP + Abamectin 36EC; Regent 800WG + Sokupi 0,36AS,…

Dùng một trong các loại thuốc sâu dạng hạt, bột như: Basudin 10H, Vibasu 10G, Furadan 3G, Rengen 3G,… trộn một phần thuốc với mười phàn đất bột khô rắc vào hạt giống khi gieo hoặc quanh gốc cây khi trồng.

* Sâu đục thân:

Sâu đục thân là sâu hại rất phổ biến trên ngô, chúng còn sống và đục thân trên các loại cây khác như: Cao lương, kê, bông vải, đay và một số cây thuộc họ Hòa thảo khác. Sâu thường tập trung phá hoại vào các tháng mùa mưa, ruộng có thể bị hại nặng lên đến 80- 90%. Sâu gây hại chủ yếu giai đoạn bắt đầu trổ cờ cho đến khi thu hoạch làm cho cây suy yếu, còi cọc, hạt lép khiến năng suất giảm. Cách phòng trừ: + Không trồng nhiều vụ ngô liên tục trong năm để cắt đứt vòng đời của sâu. + Không trồng ngô với những cây ký chủ khác như kê, cao lương, đay. + Luân canh trồng giữa ngô và các loại cây khác như lúa nước, các loại rau. + Vệ sinh ruộng sạch sẽ trước và sau khi trồng.

+ Khi có triệu chứng sâu non trên lá, nõn cây phải diệt ngay trước khi chúng chui vào trong thân. Có thể sử dụng các loại thuốc như Padan 95SP, Regent 5SC, Viphensa 50ND, Phetho 50ND, Forsan 50EC/60EC, Diazol 60EC… hoặc sử dụng thuốc hạt bỏ vào loa kèn như Basudin 10H, Padan 4G, Vibasu 10H, Regent 0,2G.

* Sâu đục bắp:

Sâu đục bắp là một trong vài loài nguy hiểm nhất đối với cây ngô, chúng thường gây hại khá nặng [tỷ lệ cây bị hại có khi lên đến 80- 90%], nặng nhất là vào mùa mưa. Sâu có thể gây hại suốt trong thời kỳ sinh trưởng của cây ngô, nhưng nhiều nhất là từ khi cây trổ cờ đến hình thành bắp. Khi còn nhỏ, sâu cắn nõn lá non hay cuống hoa đực, khi lá mở ra sẽ thấy trên lá có những lỗ thủng thảng hàng nhau, nếu nặng có thể làm rách lá; khi lớn sâu đục cắn phá phần mô mềm bên trong thân cây. Ngoài thân lá, sâu còn đục vào cuống hoa đực làm hoa bị chết khô không còn hạt phấn thụ cho hoa cái, hoặc đục xuyên qua lá bao vào cắn phá hạt, gây thất thu lớn cho năng suất. Đẫy sức, sâu hóa nhộng ở ngay đường đục trong thân, hoặc trong bẹ lá, lõi bắp hoặc lá bao.

Cách phòng trừ: Cần áp dụng kết hợp nhiều biện pháp một cách đồng bộ ngay từ đầu vụ; sử dụng thuốc hóa học khi thấy sâu xuất hiện trên râu ngô như: Monito, Faifos, Karate…

* Rệp hại ngô:

Rệp thường xuyên xuất hiện và gây hại trên cây ngô, nhất là vào thời điểm có độ ẩm cao; chúng còn gây hại nhiều loại cây trồng khác như: Kê, mía, cao  lương, nhiều loại cỏ trồng làm thức ăn cho gia súc… chúng còn là môi giới  truyền bệnh virus gây một số bệnh cho cây ngô như bệnh vàng lùn, khảm lá, đỏ lá… Rệp thường sống tập trung thành từng đám ở các bộ phận non như nõn lá, bẹ lá non, hoa cờ, lá bao… dể chích hút dinh dưỡng làm cho cây thiếu hụt chất trở nên còi cọc, gầy yếu, bắp nhỏ, chất lượng hạt kém. Đặc biệt nếu bị rệp tấn công khi cây còn non sẽ làm cho ngô không ra bắp. Trong một vụ, rệp thường xuất hiện và gây hại nhiều nhất khi cây có 8- 9 lá trở đi. Cách phòng trừ: + Trước khi làm đất, gieo hạt cần dọn sạch cỏ dại trong ruộng và xung quanh để tiêu diệt rệp, hạn chế nguồn rệp tích lũy ban đầu. Nếu ruộng thường bị rệp gây hại nên trồng xen với những cây thuộc họ Đậu để tăng cường hoạt động của thiên địch, đặc biệt là nhóm bắt mồi như: Ruồi ăn rệp, một số loài bọ rùa như bọ rùa chữ nhân, bọ rùa bốn vạch, bọ rùa 6 vạch, bọ rùa 2 đốm đỏ, bọ rùa 8 vệt… + Biện pháp hóa học: Sử dụng một trong các loại thuốc trừ sâu sau để phun xịt trực tiếp lên chỗ có rệp gây hại: Ofunack 40EC, Elsan 50EC, Netoxin 95WP, Catodan 90WP, Supracide 40EC, Admire 050EC, Regent 800WG, Fentox 25EC, Sumicidin 10EC/20EC… - Bệnh đốm lá: Trên lá  có những vết nhỏ dài hình bầu dục lớn như hạt gạo, màu nâu xám, xung quanh nâu đỏ, cũng có những vết lớn hơn hình thoi nhọn ở hai đầu, nhất là trên lá già và ở những ruộng ngô xấu. Bệnh đốm lá nhỏ do nấm gây ra; ngoài lá, bệnh còn gây hại trên cả bẹ lá và hạt. Bệnh có thể phát sinh rất sớm ngay từ khi ngô mới ra được 2- 3 lá. Bệnh đốm lá lớn do nấm thường phát sinh từ khi ngô có từ 7- 8 lá trở lên. Cách phòng trừ: + Sau mỗi vụ thu hoạch cần thu gom sạch sẽ những tàn dư của cây đưa ra khỏi ruộng. Trước khi gieo trồng cần cày bừa kỹ để chôn vùi tàn dư cây bệnh còn sót lại trên ruộng để tiêu diệt nguồn bệnh lây lan cho vụ sau; đồng thời phải chăm sóc chu đáo, bón phân cân đối và tưới nước đầy đủ. + Có thể sử dụng một trong những loại thuốc như: Tilt super 300EC, Kumulus 80DF, Microthiol special 80WP, Dizeb- M45 80WP, Mannozeb 80WP,… để phun xịt. Nếu ruộng thường xuyên bị bệnh gây hại nặng nên luân canh một vài vụ với một số loại rau màu khác để cắt đứt cầu nối của của bệnh, sau một vài vụ lại tiếp tục trồng ngô trở lại. - Bệnh khô vằn: Do nấm gây hại; bệnh phát sinh từ bẹ lá khi thời tiết nóng ấm sẽ phát triển mạnh ở thời kỳ ngô phun râu. Cách phòng trừ: Thực hiện luân canh cây trồng, không trồng 2- 3 vụ ngô liên tục; vệ sinh ruộng, tăng cường bón lân và kali; dùng thuốc hóa học khi bệnh mới xuất hiện như Validaxin, Anvil…

 


KỸ THUẬT THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN NGÔ


1. Thu hoạch ngô

Thời điểm thu hoạch tốt nhất là khi ngô chín già; râu khô đen, bẹ chuyển từ màu xanh sang màu vàng rơm. Gặp ngày khô, nắng cần nhanh chóng thu ngô đã chín về phơi khô. Nếu ngô chín gặp đợt mưa dài ngày, cần vặt râu, bẻ gập bắp ngô chúi xuống để nước mưa không thấm vào bên trong làm thối hỏng hạt, đến khi nắng ráo sẽ thu về phơi. Ngô thu về không nên đổ đống vì ngô tươi có độ ẩm cao dễ bị thối mốc.


2. Kỹ thuật làm khô ngô

Ngô hạt không có vỏ trấu, nếu điều kiện bảo quản không tốt [ngô chưa chín già, phơi chưa thật khô, dụng cụ chứa đựng không kín…]; ngoài chim chuột thì mốc, mọt có thể phá hỏng hoàn toàn cả kho ngô trong vài ba tháng; vì vậy cần làm ngô khô đến độ ẩm 12- 13% để có thể bảo quản an toàn, hạn chế mức độ hư hỏng. * Phơi ngô: Phơi ngô là cách làm khô cổ truyền đơn giản dễ áp dụng rộng rãi, đầu tư ban đầu thấp; phơi trên sân hoặc dàn phơi; có thể phơi cả bắp cho đến khi đạt độ khô cần thiết cho quá trình bảo quản. Trước khi phơi, bắp ngô phải được bóc bỏ hết lá bẹ và râu. Chiều dài lớp bắp [hoặc hạt] phơi khoảng 5- 10cm, nên đảo đều mỗi giờ khi phơi. Phơi ngô thật khô, kiểm tra bằng cách cắn đập thấy hạt vỡ vụn thành các mảnh sắc cạnh là được, sàng sảy sạch tạp chất và loại bỏ hạt non, hạt lép. + Sân phơi: Sân phơi phải khô, sạch, thoáng, dễ thoát nước; nên láng thêm một lớp xi măng sẫm màu và tạo độ dốc thoát nước cho sân. Trên sân đất phải lót cót hoặc tấm nhựa [màu càng sẫm càng tốt]. + Giàn phơi: Sử dụng dàn để làm tăng diện tích phơi, dễ dàng thu gom ngô hàng ngày, hoặc khi mưa giông bất chợt. Giàn có thể làm bằng tre, gỗ hoặc sắt thép; mỗi giàn có 5- 7 tầng; các tầng có thể điều chỉnh độ nghiêng theo hướng ánh sáng mặt trời; mỗi tầng đặt nhiều khay phơi [như nong, nia, hoặc sàng kim loại…]. Để chủ động bảo quản ngô trong điều kiện thời tiết mưa ẩm nhiều ngày, cần sử dụng thiết bị sấy, nhất là đối với sản xuất ngô giống hoặc sản xuất quy mô lớn. + Kho hong gió: Dùng để hong khô bắp ngô khi thu hoạch gặp thời tiết không thuận lợi, thích hợp với việc tạm thời bảo quản ngô chờ trời nắng. Riêng những vùng có khí hậu khô ráo có thể sử dụng kho hóng gió để bảo quản ngô bắp dài ngày. Kho hong gió thường làm cao 2,5- 3,5m; rộng 1m, chiều dài tuỳ theo lượng ngô. Khung kho được làm băng tre, gỗ, bê tông hoặc kim loại và có mái che mưa; kho phải thoáng để hứng gió lùa; thành kho được làm bằng phên tre nứa đan mắt cáo, lưới kim loại 25 x25mm, hoặc gép gỗ thưa có khe hở.

Bố trí kho hong gió nơi cao ráo, thoáng gió, bề mặt vuông góc với hướng gió chính, sàn kho cách mặt đất trên 60cm.


3. Kỹ thuật bảo quản ngô

Để hạn chế tỷ lệ tổn thất trong bảo quản phải có dụng cụ bảo quản và chất lượng ngô đem bảo quản thích hợp. + Dụng cụ bảo quản: Các dụng cụ chứa [chum, vại, thùng…], kho bảo quản phải khô, sạch, không có mùi lạ và có nắp kín. Có thể dùng bao nhựa lồng trong bao đay, hoặc bao tơ dứa; nơi bảo quản phải có mái che, khô ráo, thoáng mát, không bị ẩm, dột và phải có biện pháp phòng chống sâu, mọt, chuột, chim… Nhà kho phải có phên cót ngăn cách sàn và tường kho, có lưới mắt cáo chống chuột và phun thuốc phòng trừ côn trùng hại kho, như: Sumithion, malathion, DDVP, phốt- phua nhôm… + Chất lượng ngô đem bảo quản: Ngô đem vào bảo quản phải đạt các tiêu chuẩn khô, sạch và có phân loại. Để phòng chống sự phá hoại của sâu mọt, men mốc, ngô đưa vào bảo quản phải có độ ẩm dưới 13%; tỷ lệ tạp chất trong ngô phải dưới 1%. Không có sâu mọt sống trong khối hạt, không có hạt bị mốc; tỷ lệ hạt tốt trên 97%, tỷ lệ bắp tốt 100%. + Bảo quản ngô bắp: Sau khi đã làm khô, ngô bắp được bảo quản kín trong hai lớp bao, buộc chặt miệng; lớp trong là bao nhựa, lớp ngoài là bao đay hoặc bao tơ dứa. Xếp các bao ngô ở nơi khô ráo, thoáng đãng, tránh bị ẩm mốc; sàn kê có giá đỡ cao cách mặt đất trên 100cm và cách bờ tường vách trên 30cm. Nếu nơi bảo quản đã có khả năng phòng chống chuột thì có thể bảo quản ngô trên sàn có lót lớp trấu sạch, khô, dày trên 20cm và có phủ phên, cót. Phải thường xuyên kiểm tra, khi kiểm tra phải tẽ thử xem tình trạng phôi ngô; nếu có hiện tượng biến màu, biến dạng, xuất hiện sâu mọt, khối ngô bị mốc nóng thì phải tiến hành tẽ ngô, làm khô, sạch, phân loại, xử lý sâu mọt, sau đó bảo quản tiếp. Có thể bảo quản bằng cách buộc lá bẹ của bắp ngô thành từng túm và treo lên các sào bằng tre quanh nhà. + Bảo quản ngô hạt: Khi bảo quản ngô hạt phải đặc biệt quan tâm tới tình trạng phôi ngô, vì phôi dễ hút ẩm, có sức hấp dẫn mọt cao, dễ hư hỏng. Trong các hộ nông dân có thể bảo quản bằng các dụng cụ có thể đậy kín được [chum, vại, thùng, bao nhựa…]. Có thể bảo quản bằng vựa 2 lòng [phên, hoặc cót], giữa hai phên cót lót trấu khô sạch. Nền vựa lót trấu sạch, dày hơn 20cm; lớp trấu lót được phủ 2 lượt phên, cót hoặc bao tải. Giữa 2 lớp phên, cót là lớp vôi cục dày 3cm; mặt khối ngô được san phẳng, trên mặt được phủ một lớp phên cót, hoặc bao tải và một lớp vôi cục dày trên 5cm. Ngô được bảo quản ở nơi thoáng mát, không ẩm dột; có thể bảo quản bằng cách trộn lá xoan, lá cơi, lá trúc đào khô vào ngô theo tỷ lệ 1- 1,5kg lá khô/100kg ngô hạt. Đổ ngô đã trộn lá vào dụng cụ chứa, sau đó phủ lên bề mặt một lớp tro bếp dày 2- 4cm; bịt miệng bằng giấy bao xi măng hay tấm ni- lông và đậy nắp kín. Khi sử dụng ngô phải sàng sảy, làm sạch các loại lá để không gây độc hại cho người và gia súc.

                                                                   ĐH [Nguồn: Dự án KHCN Nông nghiệp No.2283- VIE]


Video liên quan

Chủ Đề