Những bài hát trụ top 1 lâu nhất trên ichart

Chắc hẳn có rất nhiều bạn thắc mắc làm thế nào để bắt đầu sản xuất âm nhạc đúng không? Điều đầu tiên là bạn cần hiểu được các công đoạn chính trong việc sản xuất âm nhạc, bao gồm:

  1. Viết giai điệu và lời bài hát
  2. Hoà thanh phối khí
  3. Thu âm
  4. Mixing & Mastering

Bạn đã nắm được khái niệm cơ bản về quy trình làm nhạc, vậy giờ đây câu hỏi được đặt ra là: vậy tôi cần những công cụ gì, bao gồm cả phần cứng lẫn phần mềm, để có thể bắt đầu làm ra sản phẩm âm nhạc đầu tiên cho riêng mình ? Bài viết này mình hi vọng sẽ giúp bạn giải đáp phần nào câu hỏi này.

Sự trỗi dậy của những nhà sản xuất âm nhạc trong … phòng ngủ – Bedroom Producers

Cùng nhau đi ngược dòng thời gian về những năm 60 hay 70 của thế kỉ trước, bất kì ca khúc hay Album chuyên nghiệp nào mà bạn nghe trên top các bảng xếp hạng cũng đều được sản xuất trong các phòng thu studio kiểu như thế này: được xếp một cỗ bàn analog mixer to tổ chảng, các máy thu băng từ [Tape Recorder], những chiếc kệ chất đầy các thiết bị Equalizer, Compressor, Preamplifier hay Analog Synthesizer – một không gian đầy ắp những thiết bị và dụng cụ rất đắt tiền thường được sở hữu và vận hành bởi cả một hãng ghi âm [record label] chứ hiếm khi thuộc về chỉ 1 cá nhân nào. Để xây dựng 1 studio như vậy cần đầu tư trong khoảng từ $50,000 lên đến cả triệu đô [!]

Studio / Phòng thu chuyên nghiệp trong quá khứ: rất nhiều đồ nghề thiết bị phục vụ cho thu âm và mixing

Và đương nhiên tất cả những thiết bị này hoàn toàn xứng đáng sự đầu tư vì nó giúp các nhà sản xuất âm nhạc tạo ra những sản phẩm với chất lượng âm thanh hoản hảo, trau chuốt nhất có thể để phát hành với mục đích thương mại. Ngày nay chúng ta vẫn có thể dễ dàng tìm thấy những studio chuyên nghiệp với setup tương tự như vậy, có chăng chỉ khác những thiết bị âm thanh được cập nhật các model mới hơn, nhiều tính năng hơn với khả năng xử lý mạnh mẽ hơn.

Tuy nhiên, điều đáng nói là trong vòng 20 năm trở lại đây, với sự ra đời của phần mềm làm nhạc [Digital Audio Workstation – hay còn được viết tắt là DAW], sự nở rộ của máy tính bàn và laptop cá nhân, cùng với sự xuất hiện của nhiều mẫu mã thiết bị phòng thu nhắm vào các phân khúc bình dân, giờ đây chúng ta không khó để tìm ra những sản phẩm âm nhạc làm mưa làm gió bảng xếp hạng nhưng lại được sản xuất trong … phòng ngủ của tác giả, trên những thiết bị mà có lẽ tổng giá trị không bằng một cái móng tay nếu so với các phòng thu hay studio chuyên nghiệp. Hiện tượng này phổ biến hơn trong dòng nhạc điện tử [ví dụ Dubstep] hoặc các dòng nhạc dùng nhiều sample có sẵn như Lo-fi Hiphop. Một ví dụ cụ thể là Skrillex, DJ/producer nổi tiếng thế giới tiên phong dòng nhạc Dubstep với vô số bản hit, làm nhạc chỉ dùng 1 chiếc laptop và 1 cặp tai nghe headphone.

Skrillex làm nhạc trên laptop

Một ví dụ khác các bạn có thể xem trong video sau đây. Lauv, một nghệ sĩ ưa thích của tác giả bài viết, ghi lại quá trình anh sản xuất ca khúc Paris in the Rain. Các bạn có thể dễ dàng thấy anh ta đang làm nhạc trong phòng riêng với một setup khá đơn giản: laptop, soundcard, loa kiểm âm, đàn MIDI Keyboard và micro thu âm.

Đương nhiên cả 2 ví dụ trên đều là những nghệ sĩ mà bản thân họ cũng là những music producer rất tài ba, có óc sáng tạo và biết tận dụng triệt để tính năng của những công cụ mà họ có trong tay. Nhưng không thể phủ nhận rằng ở thời điểm hiện tại, nếu bạn muốn bắt đầu ước mơ trở thành một producer, bạn có thể bắt đầu ngay bây giờ chỉ với một sự đầu tư không quá lớn. Trong phần tiếp theo của bài viết, mình sẽ liệt kê những thiết bị và phần mềm tối thiểu để bạn có thể trở thành một bedroom producer nhé !

Các thiết bị và phần mềm cần thiết để bắt đầu làm nhạc

1. Máy tính cá nhân

Có thể là máy tính bàn hoặc laptop đều được. Máy tính là nơi bạn sẽ cài phần mềm làm nhạc [Digital Audio Workstation – DAW], kết nối các thiết bị ngoại vi phục vụ thu âm như soundcard, micro thu âm hay đàn MIDI cũng như lưu trữ các file project, âm thanh.

Ở Việt Nam mình thấy nhiều người dùng máy Windows để làm nhạc, tuy nhiên các dòng máy Mac cũng là sự lựa chọn rất tuyệt vời. Cả Windows và Mac theo mình thấy đều có những điểm mạnh riêng khi dùng để sản xuất nhạc. Có thể kể đến là với Windows thì sự lựa chọn về các nhạc cụ giả lập / hộp tiếng [Virtual instruments hay VST] và Plugin nhỉnh hơn một chút về độ đa dạng, còn với Mac thì công đoạn cài đặt kết nối các thiết bị ngoại vi như soundcard dễ dàng hơn Windows rất nhiều – gần như chỉ cắm vào và dùng luôn chứ không cần cài phần mềm Driver như trên Windows. Ngoài ra khi lắp máy Windows thì khả năng thay thế, nâng cấp từng phần cũng cao hơn là các dòng máy Mac. Đổi lại là bạn phải nắm khá rõ về phần cứng [nếu tự chọn phụ kiện lắp ráp] để tránh việc lắp ráp một chiếc máy gặp vấn đề nghẽn cổ chai, trong khi đó mỗi chiếc máy Mac được sản xuất ra tuy hạn chế về khả năng nâng cấp nhưng đều đã được tối ưu hoá để đảm báo phần cứng hoạt động ăn ý với nhau nhất.

PC Windows hay Mac đều là những lựa chọn tốt cho sản xuất âm nhạc

Khi lựa chọn máy tính cho việc làm nhạc hay phòng thu studio, bạn nên ưu tiên đầu tư cho CPU đa nhân và tốc độ xử lý cao, RAM càng nhiều càng tốt, ổ cứng lưu trữ nếu khả năng cho phép nên đầu tư SSD thay vì HDD. Card màn hình trừ phi bạn còn dùng máy để chơi game hay làm đồ hoạ thì không cần đầu tư nhiều làm gì, đa số trường hợp dùng luôn Card màn hình tích hợp Onboard là đủ.

2. Phần mềm làm nhạc [Digital Audio Workstation]

Phần mềm làm nhạc [Digital Audio Workstation – viết tắt DAW] có thể nói là phát minh làm thay đổi cục diện của sân chơi làm nhạc. Bạn có thể hiểu nó như là một phòng thu studio chuyên nghiệp được gói gọn vào dạng phần mềm trên chiếc màn hình laptop của bạn vậy. Với DAW, bạn có thể thực hiện tất cả các công đoạn trong sản xuất nhạc từ việc thu âm nhiều track, hoà thanh phối khí, sắp xếp bố cục bài hát, sound design hay mixing & mastering một cách rất trực quan. DAW là sự thay thế cho chiếc bàn analog mixer, máy thu âm băng từ [Tape recorder] và vô số các thiết bị truyền thống khác trong phòng thu như Equalizer hay Compressor. Chính vì khả năng thay thế cho rất nhiều thiết bị vật lý đắt tiền này mà nó giúp cho việc làm nhạc trong 1 số trường hợp chỉ với 1 chiếc laptop trở thành một hiện thực trong thời đại ngày nay.

Steinberg Cubase – một DAW trên Windows được rất nhiều producer tin dùng

Các phần mềm làm nhạc chuyên nghiệp phổ biến nhất có thể kể đến Cubase, Logic Pro X, FL Studio, Ableton, Reason, Studio One hay ProTools. Một số phần mềm hỗ trợ cả 2 hệ điều hành Windows và Mac như Ableton hay ProTools. Trong khi 1 số khác chỉ có trên Windows [Cubase & FL Studio] hoặc Mac [Logic Pro X]. Những phần mềm này có giá dao động trong khoảng từ $200 đến $500 và thường đi kèm sẵn các bộ nhạc cụ giả lập VST [hay còn gọi là hộp tiếng] và các plugin FX và mixing / mastering như Equalizer, Compressor, vân vân … Ngoài ra cũng có 1 số phần mềm DAW miễn phí như REAPER hay Cakewalk cũng không hề thua kém nhiều các đối thủ thu phí nêu trên. Điểm yếu lớn nhất của những phần mềm miễn phí này có lẽ là các hộp tiếng và plugin tích hợp sẵn không được mạnh mẽ và nhiều tính năng, tuỳ chỉnh như các phần mềm DAW trả phí.

REAPER của Cockos là một DAW tuy miễn phí nhưng rất mạnh mẽ không thua kém các đối thủ trả phí

3. Soundcard [Audio Interface]

Thiết bị ngoại vi quan trọng nhất trong setup làm nhạc tại nhà của chúng ta là một chiếc card âm thanh cắm ngoài hay còn gọi là Soundcard. Về cơ bản, soundcard là thiết bị có nhiệm vụ xử lý âm thanh, chuyển hoá thông tin âm thanh từ tín hiệu điện [analog] thành tín hiệu số [digital] và ngược lại. Ngoài ra nó cũng được tích hợp sẵn các mạch Preamplifier để khuếch đại tín hiệu của Micro thu âm.

Đầu vào [input] của soundcard là micro thu âm hoặc dây cắm từ nhạc cụ hoặc Ampli. Đây đều là tín hiệu điện, đi qua soundcard sẽ được chuyển hoá thành tín hiệu số [bằng một thiết bị được tích hợp sẵn bên trong tất cả các soundcard gọi là Digital-Analog Converter] để Laptop của bạn có thể hiểu và xử lý được. Khi bạn phát lại âm thanh trên laptop, tín hiệu số từ laptop sẽ đi vào soundcard và được chuyển ngược lại thành tín hiệu điện để phát ra các đầu ra [output] của soundcard, thường là loa kiểm âm hoặc tai nghe kiểm âm.

Scarlett Focusrite là 1 hãng Soundcard được ưa chuộng

Soundcard trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu mã với các phân khúc khác nhau. Thông thường các soundcard càng có nhiều kênh input và output, Preamplifier có chất âm càng hay, Digital-Analog Converter càng xịn giúp giảm độ trễ thì càng có giá cao. Một số hãng Soundcard thông dụng có thể kể đến là Focusrite, Presonus hay Behringer.

4. Micro thu âm

Micro thu âm thường dùng 1 trong 2 loại: Micro điện dung [condenser microphone] và micro điện động [dynamic microphone].

Micro điện dung có độ nhạy rất cao và âm sắc chân thực ở tất cả dải tần nên thường được dùng nhiều hơn trong môi trường phòng thu để thu âm giọng hát ca sĩ hoặc các nhạc cụ có âm lượng không quá lớn và cần lột tả được những tiểu tiết âm thanh rất tinh tế. Tuy nhiên chính vì độ nhạy rất cao nên nếu không gian thu âm không được thi công tiêu âm triệt để [acoustic treatment] thì sẽ rất dễ lẫn tạp âm vào bản thu. Ngoài ra micro điện dung với độ nhạy quá cao cũng không thực sự lý tưởng để thu các nguồn âm thanh áp suất lớn như trống và guitar điện [ví dụ trong nhạc Rock] hoặc dùng trong biểu diễn live.

Audio Technica 2020 – Một micro điện dung phân khúc giá rẻ có chất lượng tốt

Micro điện động có độ nhạy thấp hơn và âm sắc của dải tần cao cũng không được chân thực như micro điện dung nhưng chính vì lý do này mà nó thích hợp để thu âm trong môi trường nhiều tạp âm, thu âm các nguồn âm thanh có áp suất lớn như ampli guitar hay trống trong nhạc Rock, hoặc dùng trong môi trường biểu diễn live.

Micro điện động Shure SM58 huyền thoại

Tóm lại việc chọn micro thu âm tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng nhưng nếu muốn 1 setup tinh giản nhất có thể để làm nhạc, mình cho rằng 1 chiếc micro điện dung sẽ thích hợp hơn cả bởi lẽ để dùng được 1 micro điện động để thu âm bạn sẽ cần một Preamplifier cực kì tốt để khuếch đại tín hiệu mà không gây nhiễu quá nhiều, 1 điều mà đa phần các mạch Preamplifier được tích hợp sẵn trong các soundcard nhỏ gọn tầm trung có lẽ sẽ khó đáp ứng được.

Thậm chí nếu nhu cầu thu âm của bạn không cần quá chuyên nghiệp, thì một chiếc micro điện dung phiên bản USB cũng là một lựa chọn không tồi. Phiên bản USB khác với phiên bản thường ở chỗ thay vì cắm nó vào soundcard thông qua kết nối XLR thì bạn có thể cắm micro USB trực tiếp vào laptop [tiết kiệm một khoản đầu tư vào soundcard ]. Bởi lẽ trong chiếc micro phiên bản USB đã có sẵn Preamplifier và Digital-Analog Converter.

5. Đàn MIDI Keyboard

Đàn MIDI Keyboard có chức năng gửi tín hiệu MIDI tới laptop của bạn, phần mềm DAW sau đó sử dụng tín hiệu MIDI này để điều khiển các nhạc cụ giả lập VST / hộp tiếng phát ra âm thanh. Đàn MIDI chỉ đơn giản là 1 thiết bị phát tín hiệu điểu khiển tới laptop chứ bản thân nó không thể tự phát ra tiếng nhạc cụ như đàn Piano điện hay organ.

Ngoài phím đàn, nhiều đàn MIDI Keyboard thường hay tích hợp sẵn thêm cả các bộ chiết áp [fader], núm vặn [knob], pad, bánh xe [mod wheel], cần gạt [lever] hay cả màn hình hiển thị nhằm mô phỏng cảm giác sử dụng bàn mixer và các thiết bị điều khiển khác trong phòng thu chuyên nghiệp. Tất cả những tín hiệu phát ra từ các nút bấm hay núm vặn trên đàn MIDI đều có thể được map hay gán vào các bất cứ thông số nào có thể tuỳ chỉnh được trên phần mềm DAW [ví dụ volume từng track hay cutoff frequency của Low-pass Filter] nhằm giúp người sử dụng điều chỉnh những thông số này một cách tiện lợi và nhanh chóng không cần dùng tới chuột máy tính.

Giá cả của đàn MIDI Keyboard phụ thuộc vào nhiều yếu tố: số phím đàn, độ nặng chân thực của phím đàn, số lượng các núm vặn, fader, pad bổ trợ, khả năng nhận dạng và tích hợp tự động với nhiều phần mềm DAW khác nhau. Một số hãng sản xuất đàn MIDI bạn có thể tham khảo là AKAI, Novation, Komplete, Nektar hay M-Audio. Tuỳ vào khả năng chơi keyboard và nhu cầu sử dụng bạn có thể đưa ra các lựa chọn phù hợp.

AKAI MPK mini 25 phím

Có 1 điều bạn cũng nên biết là đa số đàn Organ hay Piano điện hiện nay đều có thể phát tín hiệu MIDI và có thể sử dụng như 1 đàn MIDI Keyboard với dây nối USB thích hợp. Vậy nên nếu bạn đã sẵn có đàn organ hay piano điện nhớ check xem chúng có hỗ trợ phát tín hiệu MIDI không nhé. Bạn sẽ có thể tiết kiệm được 1 khoản đầu tư vào đàn MIDI Keyboard đấy!

Qua bài viết này, mình hi vọng đã giúp bạn phần nào hiểu thêm phần nào về những dụng cụ cần thiết để bắt đầu sản xuất nhạc và tiến gần hơn đến việc thực hiện hoá niềm đam mê của mình.

Cảm ơn bạn đã đọc bài và hẹn gặp lại trong các bài viết tới !

Jack & K-ICM lập cú đúp tại Zing Music Awards [ZMA] 2019. Điều đó minh chứng cho âm nhạc mang chất liệu dân gian lên ngôi tại thị trường nhạc Việt.

Một năm trước, còn chưa ai biết Jack và K-ICM là ai. Một năm sau, họ đã vượt qua nhiều tên tuổi lâu năm hơn như Mr Siro, Erik, Soobin Hoàng Sơn, Hương Giang, Nguyễn Trần Trung Quân để giành giải Nam nghệ sĩ được yêu thích và Ca khúc Pop/Ballad được yêu thích tại ZMA 2019 với số phiếu áp đảo.

Sự yêu thích bất ngờ của khán giả dành cho những bài hát nửa rap nửa bolero như Sóng gió, Bạc phận, Hồng nhan, Em gì ơi dường như cho thấy âm nhạc hiện nay đang còn nhiều đất trống cho âm nhạc ngoại vi. Bởi Vpop trước giờ vẫn được định hình cho thị hiếu thành thị, với những dòng nhạc hiện đại chịu ảnh hưởng của thế giới như pop, rap, R&B…

Nhưng ngay cả trên thế giới, những dòng nhạc tưởng chừng rất không liên quan như country và rap còn có thể kết hợp và gây sốt [như bản hit Old town road của Lil Nas X]. Nhiều nhạc sĩ uy tín ở Việt Nam cũng từng so sánh “bolero như country của Việt Nam”. Những sản phẩm nhạc như của Jack và K-ICM bởi vậy gần như là một sự tất yếu phải có trong thời đại mọi dòng nhạc đều chồng lấn lên nhau. Và sự thành công của họ trong việc khai thác những yếu tố tưởng như rất “sến”, rất địa phương chắc chắn sẽ cho các nghệ sĩ khác nhiều gợi ý hơn về hướng đi trong tương lai.

Jack & K-ICM thắng lớn tại ZMA 2019, trở thành đại diện tiêu biểu cho thành công của trường phái âm nhạc mang âm hưởng dân tộc năm qua.

Chất liệu dân gian và những điểm nhìn mới lạ

Dòng nhạc dân gian đương đại đã có nhiều tên tuổi thành công, tuy nhiên, phần lớn những nghệ sĩ này có một đối tượng khán giả khá đặc thù, và không phải những ngôi sao dành cho đại chúng. Thế nhưng, những năm gần đây, có một làn sóng những ngôi sao trẻ tuổi cũng bắt đầu tìm đến chất liệu dân gian, như Min với Vì yêu cứ đâm đầu, bộ đôi Jack & K-ICM cùng Bạc phận – Sóng gió – Em gì ơi, Hoàng Thùy Linh và album Hoàng.

Điểm chung của các sản phẩm này là khai thác dòng nhạc EDM và dựa trên những chất liệu văn hóa truyền thống, những bộ ngôn từ dân gian để viết lời, và đây đó thêm vào những nhạc cụ cổ truyền.

Một cách tương đối, nó có điểm gặp gỡ với dòng nhạc Trung Quốc Phong của Châu Kiệt Luân, tức là lấy những điển cố làm bối cảnh sáng tác, chủ yếu vẫn là nhạc hiện đại nhưng tạo nên âm hưởng cổ điển. Lối tiếp cận như thế với chất liệu dân gian, hòa tan chúng trong dung môi là nhạc pop, có vẻ phù hợp hơn, dễ tiêu thụ hơn với gu thẩm mỹ của giới trẻ ngày nay – những người tò mò tìm về cội nguồn, nhưng về cơ bản vẫn thuộc về thế giới hiện đại.

Ai cũng nhớ hồi 3 năm trước, khi Sơn Tùng M-TP tung ra Lạc trôi, một trong những bản hit thành công nhất của anh khi đứng nhất

zingchart nhiều tuần liền. Lạc trôi với ca từ khá dụng công so với ca từ phần lớn các bài nhạc hiện nay, đưa vào nhiều từ Hán Việt tạo nên một bầu không khí đẹp, u huyền, kết hợp giữa nhạc cụ dân tộc và phong cách future bass, là một tìm tòi rất đáng nể phục.

Cũng có những ca sĩ tận dụng chất liệu dân gian ở mức độ thấp hơn nữa, như Chi Pu gắn bài hát của mình vào một MV kể về câu chuyện Tấm Cám cách tân trong Anh ơi ở lại. Nữ ca sĩ cực kỳ khôn ngoan khi kể câu chuyện của mình từ góc độ Cám, nhân vật vốn dĩ là phản diện trong truyện dân gian. Nhưng trong góc nhìn hiện đại, nhân vật đó cũng có chiều sâu tâm lí đáng để phân tích thay vì chỉ “phẳng” như trong cổ tích, một nhân vật ác chỉ để mà ác.

Góc nhìn như vậy tạo được nhiều sự đồng cảm trong văn hóa đại chúng hiện đại, một thời đại văn hóa mà ta không chỉ nhìn những giá trị dân gian như điều gì đáng để tôn thờ không hoài nghi, mà còn bắt đầu quay lại chất vấn và phản biện cả những giá trị tưởng như đã cố định và chắc chắn, không phải để phá bỏ, mà để tìm thêm những điểm nhìn, và có thế thì các giá trị văn hóa cũ sẽ có đời sống lâu dài hơn và không bị lạc thời. Sự gần gũi của Anh ơi ở lại giúp nó trở thành sản phẩm âm nhạc thành công nhất của Chi Pu khi vươn tới top 2

zingchart và đạt hơn 165 triệu lượt nghe trên Zing MP3.

Tôn vinh xứng đáng cho những nghệ sĩ dám cách tân

Khi việc thưởng thức âm nhạc từ thành thị đến nông thôn đều có mẫu số chung bằng cú click trên những nền tảng nghe nhạc trực tuyến, lối tiếp cận khán giả mang tính địa phương hướng tới nơi mình sinh ra như Jack và K-ICM cho thấy thị trường nhạc số rộng lớn và tiềm năng như thế nào.

Trước khi hai chàng trai miền Tây gây bão với chuỗi Hồng nhan – Bạc phận – Sóng gió, nền tảng nghe nhạc trực tuyến hàng đầu Zing MP3 đã ghi nhận sự ra đời của hàng loạt ca khúc có tận dụng yếu tố dân gian qua playlist Ruột truyền thống, vỏ hiện đại – với 17 bài hát của những ca sĩ nổi tiếng thành công như Sơn Tùng M-TP, Bích Phương, Đức Phúc… Người nghe có thể dễ dàng cảm nhận được yếu tố dân gian của những bài hát qua cách phối khí, hoà âm và viết lời rất đặc trưng – một sự “toan tính” khá rõ ràng của người làm ra chúng để giúp khán giả dễ dàng thẩm thấu mà không cần kiến thức chuyên sâu âm nhạc.

Quay lại thời điểm 5 năm trước, câu hát “Ai mặc nọong lái lai” trong Tình yêu màu nắng đã được lan truyền khắp hang cùng ngõ hẻm nhờ lối phát âm địa phương lạ tai mang ý nghĩa “Anh yêu em nhiều lắm” của người Thái. Một năm sau đó, có Bống bống bang bang của nhóm 365daband, cũng kể lại câu chuyện Tấm Cám nhưng dưới góc độ truyền thống hơn để trở thành ca khúc quốc dân dành cho lứa tuổi thiếu nhi.

Công nghệ có thể giúp âm nhạc tương thích với mọi nền tảng mới, nhưng bản chất của nó vẫn không bao giờ xa rời yếu tố bản địa. Thành ra, chính việc tìm tòi và sử dụng những chất liệu dân gian tưởng chừng lỗi thời lại là hình thức cách tân sáng tạo trong bối cảnh thị trường âm bị bủa vây tứ phía bởi Âu Mỹ, Kpop, Cpop… Như bảng xếp hạng

zingchart năm qua, không tuần nào là không có những ca khúc thuộc dạng “ruột truyền thống, vỏ hiện đại” công phá top 10 BXH như Vì yêu cứ đâm đầu [Min, Đen, JustaTee], Phụ duyên [X2X], Tránh duyên [Đình Dũng], Thê tử [Minh Vương M4U, Hương Ly]…

Các ca khúc kết hợp yếu tố hiện đại và âm hưởng dân gian gây bão

zingchart năm qua.

Chính nhờ những thành tích được cộng dồn qua mỗi tuần, giải thưởng ZMA 2019 trở thành bữa tiệc âm nhạc chào đón hàng loạt gương mặt mới trong danh sách đề cử top 5: Nhật Phong với Tướng quân trong Ca khúc Dance/Electronic được yêu thích, X2X với Phụ duyên trong Ca khúc Rap/Hip Hop được yêu thích, Jack & K-ICM với Sóng gió và Em gì ơi trong Ca khúc Pop/Ballad được yêu thích.

Riêng Jack và K-ICM còn thống trị bảng đề cử khi có tên trong một loạt hạng mục như Phát hiện của năm, Nam nghệ sĩ được yêu thích, Ca khúc Pop/Ballad được yêu thích. Và như đã thấy, hai chàng trai xứng đáng chiến thắng với 2 hạng mục, trong đó có Nam nghệ sĩ được yêu thích dù phải cạnh tranh cùng Erik, Nguyễn Trần Trung Quân, Soobin Hoàng Sơn hay Quân A.P.

Cựu thành viên One Direction được tạp chí Variety vinh danh là “hitmaker của năm” sau thành công từ hai ca khúc “Adore You” và “Watermelon Sugar”.

Trang Metro đưa tin nam ca sĩ Harry Styles được tạp chí Variety vinh danh là hitmaker của năm. Album phòng thu Fine Line của nam ca sĩ được đánh giá cao, đặc biệt là hai ca khúc Adore You và Watermelon Sugar.

Sự đột phá của ngôi sao người Anh sẽ được giới thiệu kèm bài phỏng vấn trong ấn phẩm Hitmakers phát hành ngày 2/12. Sự kiện vinh danh dự kiến diễn ra một ngày sau đó.

Ca sĩ người Anh gặt hái thành công sau khi rời nhóm One Direction. Ảnh: Vogue.

“Năm nay, ngành công nghiệp âm nhạc đã thay đổi. Tuy nhiên, nhiều nghệ sĩ, giám đốc sáng tạo, giám đốc điều hành vẫn tạo ra những bài hát mới trong hoàn cảnh khó khăn”, biên tập viên Shirley Halperin của Variety cho biết.

Cùng với Harry Styles, sự kiện Hitmakers của Variety năm nay còn trao giải cho nhiều nghệ sĩ khác. Theo đó, Roddy Ricch được vinh danh là nghệ sĩ đột phá, Blinding Lights của The Weeknd được bình chọn là ca khúc của năm, còn Lewis Capaldi được vinh danh là nhạc sĩ của năm.

Bộ phận đứng sau thành công của các ca sĩ cũng được Variety vinh danh. Ron Perry của Columbia Records được chọn là giám đốc điều hành của năm, hay Wassim “Sal” Slaiby sẽ nhận giải quản lý của năm.

Sau bộ phim Dunkirk [2017], nam ca sĩ 27 tuổi sẽ tiếp tục đóng phim.

Trong năm nay, Harry Styles gặt hái thành công ở lĩnh vực âm nhạc và bận rộn với các dự án phim ảnh. Anh chuẩn bị xuất hiện trong bộ phim Don’t Worry Darling. Tuy nhiên dự án phải tạm ngừng sản xuất vì có nhân viên mắc Covid-19.

Diễn viên người Anh cũng được cho là sẽ đóng cặp với Lily James trong phim My Policeman lấy đề tài LGBTQ+. Nguồn tin khác lại khẳng định ngôi sao 26 tuổi sẽ đóng chính trong bộ phim truyền hình Faster, Cheaper, Better do Dan Gilroy viết kịch bản và làm đạo diễn.

Lễ trao giải MTV Europe Music Awards [MTV EMAs 2020] vừa kết thúc vào rạng sáng nay [9/11] theo giờ Châu Âu.

Rạng sáng ngày 9/11 [theo giờ Việt Nam], lễ trao giải thưởng âm nhạc MTV Europe Music Awards [MTV EMAs 2020] đã chính thức diễn ra với hình thức phát sóng trực tuyến, do tình hình dịch Covid-19 nên kế hoạch tổ chức sự kiện tại Thuỵ Điển đã bị huỷ bỏ. Các nghệ sĩ không nhận giải trực tiếp mà sẽ gửi đến lễ trao giải đoạn clip cảm ơn.

Cùng điểm lại một số điểm nhấn đáng chú ý về các giải thưởng năm nay và để xem nghệ sĩ yêu thích của bạn có nằm trong danh sách chiến thắng?

BTS “đại thắng”, mang về số cúp MTV EMAs nhiều nhất trong đêm

BTS chính là cái tên sáng nhất đêm nay, chiếm trọn toàn bộ “spotlight” khi mang về tổng cộng 4 giải thưởng MTV EMAs, là nghệ sĩ thắng “đậm” nhất tại lễ trao giải năm nay. Do tình hình dịch Covid-19, BTS đã không thể đến Châu Âu để nhận giải nên các chàng trai nhà Big Hit đã gửi đến sự kiện một đoạn clip cảm ơn.

BTS đã giành chiến thắng ở một trong những hạng mục quan trọng nhất trong đêm: Best Song [Ca khúc xuất sắc nhất] khi Dynamite vượt qua loạt đối thủ sừng sỏ như Don’t Start Now của Dua Lipa, Rain On Me của Lady Gaga và Ariana Grande, Blinding Lights của The Weeknd,…

Ở hạng mục Best Group [Nhóm nhạc xuất sắc nhất], boygroup nhà Big Hit đã giành chiến thắng thuyết phục trước đối thủ sừng sỏ BLACKPINK cũng như loạt nhóm nhạc đình đám: 5 Seconds of Summer, Little Mix,…

Ở hạng mục Best Virtual Live [Màn trình diễn trực tuyến xuất sắc nhất], loạt sân khấu BANG BANG CON của BTS đã giành chiến thắng trước Katy Perry, Little Mix, Maluma, Post Malone,… Trong khi ở hạng mục Biggest Fan [Fandom lớn nhất], BTS tiếp tục dẫn trước BLACKPINK, Ariana Grande, Justin Bieber, Lady Gaga, Taylor Swift để giành thắng lợi.

Jack mang vinh quang lần thứ 4 về cho Việt Nam

Một trong những tin vui lớn nhất dành cho khán giả Việt Nam chính là việc nam ca sĩ Jack đã chính thức mang về giải thưởng MTV EMAs đầu tiên cho sự nghiệp cho hạng mục Best South East Asian Act [Nghệ sĩ Đông Nam Á xuất sắc nhất]. Có thể nói, đây là thành quả mà nam ca sĩ hoàn toàn xứng đáng có được với loạt thành tích ấn tượng trong thời gian vừa qua.

Như vậy, sau 4 năm, Jack chính là đại diện tiếp theo của Việt Nam vượt qua nhiều nghệ sĩ đáng gờm khác trong khu vực để giành giải Nghệ sĩ Đông Nam Á xuất sắc nhất. Trước đó, nữ ca sĩ Mỹ Tâm đạt giải năm 2013, Sơn Tùng M-TP giành giải năm 2015 và Đông Nhi chiến thắng giải thưởng này vào năm 2016.

Lady Gaga thắng ít nhưng chất!

Trước đó, Lady Gaga là nghệ sĩ nhận được nhiều đề cử nhất trong đêm trao giải MTV EMAs 2020 với tổng cộng 7 đề cử. Tuy nhiên, đến cuối lễ trao giải, “Mẹ Quái vật” chỉ mới mang về cho mình 2 chiếc cúp – tuy ít nhưng cực “chất” vì 2 giải thưởng Gaga mang về là Best Artist [Nghệ sĩ xuất sắc nhất] và Best US Act [Nghệ sĩ Hoa Kì xuất sắc nhất].

Taylor Swift, Ariana Grande “trắng tay”

MTV EMAs tiếp tục là một mùa giải “thất bát” đối với Taylor Swift. Cụ thể, Taylor nhận được 3 đề cử nhưng đều trượt cả 3 gồm: Best Video [Video xuất sắc nhất] với The Man, Biggest Fan [Fandom lớn nhất] lẫn Best US Act [Nghệ sĩ Hoa Kỳ xuất sắc nhất].

Tương tự với Ariana Grande: tiểu diva cũng trượt hết 4/4 đề cử gồm Biggest Fan cùng toàn bộ 3 đề cử ghi tên cùng Lady Gaga trong ca khúc Rain On Me: Best Song, Best Video và Best Collaboration [Màn kết hợp xuất sắc nhất].

BTS tiếp tục làm nên lịch sử trên Billboard Hot 100 và BXH Pop Songs Radio Airplay

Theo như cập nhật mới nhất từ Billboard Hot 100, Dynamite – BTS tiếp tục trụ vững tại BXH này ở trí No.16, đánh dấu tuần thứ 11 góp mặt kể từ khi phát hành vào ngày 21/8.

Chưa 1 lần rời khỏi BXH trong 11 tuần, Dynamite chính thức bước chân vào danh sách các ca khúc được yêu thích nhất tại Mỹ, đồng thời cũng là bài hát trụ tại Hot 100 lâu nhất từ trước đến nay trong số các single của BTS.

Không chỉ vậy, trong tuần này Dynamite cũng tiếp tục giữ nguyên vị trí No.9 trên BXH Pop Songs, trở thành ca khúc đầu tiên từ một nghệ sĩ Hàn bám trụ trong top 10 tuần thứ 2 liên tiếp.

Bên cạnh đó, bom tấn âm nhạc này vẫn chăm chỉ góp mặt vào tất cả các BXH lớn như Digital Song Sales, Global 200, Global Excl. US, Artist 100 và Social 50 lần lượt ở vị trí

1,

4,

3,

4,

1.

Dynamite cùng BTS thực sự đã tạo nên những cú nổ mãi không chịu ngừng y như cái tên bài hát. Liệu rằng album BE và bài hát chủ đề Life Goes On sắp tới có thể vượt qua Dynamite, tạo nên nhiều chiến tích đỉnh cao khác hay không?

MAMAMOO phá kỷ lục doanh số cá nhân tuần đầu với mini album “TRAVEL”

MAMAMOO vừa quay lại đường đua Kpop ngày 3/11 với mini album thứ 10 TRAVEL cùng ca khúc chủ đề Aya.

Sau khi chính thức phát hành, cả album và title track đều thẳng tiến lên vị trí No.1 các BXH iTunes tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó Aya cũng chạm nóc các BXH âm nhạc thời gian thực tại quê nhà.

Theo BXH Hanteo, TRAVEL tẩu tán 128,966 bản ngay trong tuần đầu tiên, tăng xấp xỉ 1,84% so với số lượng 70,500 bản của album reality in BLACK phát hành tháng 11 năm 2019.

Hi vọng MAMAMOO sẽ tiếp tục phá bỏ nhiều kỷ lục cá nhân mới với album TRAVEL lần này.

Song Mino – WINNER mang về lượng sale tuần đầu ấn tượng với full album “TAKE”

Full album thứ 2 TAKE của rapper nhóm WINNER – Song Mino đã tẩu tán 110,000 bản ngay trong tuần đầu tiên mở bán, một con số ấn tượng đối với nghệ sĩ hip hop solo Hàn Quốc

Album TAKE được chính Mino tham gia viết lời và sản xuất cho tất cả các bài hát, bao gồm cả title track Run Away.

Được biết đến là một trong số những Idol thuộc phái thực lực với khả năng rap và sáng tác xuất sắc, không khó hiểu khi Mino là thành viên có độ nhận diện cao nhất nhì trong số các members nhóm WINNER.

Những tháng qua, không chỉ dàn HLV, giám khảo, MC Rap Việt khiến cả showbiz tăng nhiệt mà sự tươi mới, đầy phong cách của các thí sinh cũng khiến giới trẻ bàn tán sôi nổi. Bên cạnh những GDucky, MCK, Tlinh, Ricky Star, Lăng LD, Thành Draw, Gonzo tràn đầy năng lượng và màu sắc thì Dế Choắt lại mang đến cho khán giả một cảm nhận khác biệt. Đó là sự từng trải, điềm đạm, và nội lực chưa bao giờ cạn.

Đồng hành với HLV Wowy ngay từ bên ngoài cuộc thi cho tới những vòng đấu cuối cùng, Dế Choắt luôn tạo cho khán giả cảm giác tin tưởng và đồng thời là sự kết nối mạnh mẽ với nam HLV. Dù là thí sinh khá khó để tiếp cận vì những lịch trình, định hướng riêng, nhưng Dế Choắt cũng kịp có một số trải lòng với độc giả ngay trước khi Rap Việt chính thức khép lại.

Chào Dế Choắt, bạn cảm thấy hành trình tại Rap Việt vừa qua như thế nào? Bạn có hài lòng và có điều gì còn chưa thực hiện được không?

Thật tuyệt vời, được đứng cùng ê-kíp chương trình là điều mà Dế Choắt hạnh phúc vô cùng. Rap Việt đã tạo nên lịch sử khi làm nên mùa 1 cực kì giá trị và chuyên môn. Dế Choắt rất phấn khích và tin rằng chắc chắn sẽ có những mùa tiếp theo. Mình đã hoàn thành sứ mệnh của mình, đó là điều khiến mình tự hào nhất.

Có vẻ bạn ít kết nối với các thí sinh khác cũng như ít xuất hiện trước truyền thông, có lí do gì đặc biệt không?

Sự kiên nhẫn và đầu tư là điều quan trọng, nó quyết định chúng ta sẽ đi theo cách nào, vận hành sự kết nối ra sao. Mọi người rất hoà đồng và Dế cũng vậy, thật ra mình nghĩ sự kết nối đó là những khoảnh khắc gặp gỡ ngoài đời, những cái bắt tay hỏi thăm về bài vở là vui rồi.

Bạn đã chia sẻ trong đêm Chung kết 1 về quá khứ từng đánh mất hào quang. Vậy bạn cảm nhận về hào quang lần này đến với mình như thế nào? Có nhiều cạm bẫy khiến bạn dễ vấp ngã như lần trước?javascript:if[typeof[admSspPageRg]!=’undefined’]{admSspPageRg.draw[3198];}else{parent.admSspPageRg.draw[3198];}

Mình nghĩ là sự quyết đoán và tỉnh táo nói lên tất cả, chúng ta thường bị một nỗi sợ vô hình trấn áp tâm lí khi nói về hào quang. Nhưng thật ra nó không có gì là ghê gớm cả, chỉ cần bạn toát ra năng lương tích cực, mọi thứ sẽ ổn thôi.

Ý tưởng về việc che hình xăm ở sân khấu Chung kết có từ đâu, và nó nói lên điều gì?

Đó là một câu chuyện dài của chính bản thân mình. Dế Choắt muốn tả lại hành trình của một cậu bé theo đuổi ước mơ trở thành một nghệ sỹ đương đại, rồi vấp ngã vì không được dạy dỗ đến nơi. Rồi tự đứng lên, tự hỏi những người đi trước để hoàn thiện bản thân.

Bạn nghĩ thế nào khi nhiều người nói rằng nhìn Dế Choắt có phảng phất hình ảnh HLV Wowy trong đó?

Cảm hứng là điều bạn không thể từ bỏ nó. Anh Wowy là người truyền cảm hứng cực lớn đối với Dế. Bản thân Dế Choắt cũng muốn giữ cái lửa đó để bùng cháy mạnh mẽ hơn, nhiệt huyết hơn nữa. Đi sau đàn anh không thiệt thòi. Chỉ có thêm chứ không bị bớt đi.

Sau chương trình bạn có kế hoạch gì chưa? Bạn có nghĩ mình sẽ gần gũi hơn với khán giả, xuất hiện nhiều hơn trên mọi mặt trận?

Có chứ, chắc chắn là phải có, thời gian mình đầu tư được trọn vẹn hơn, chắc chắn là cuối năm nay sẽ rất tuyệt vời cho âm nhạc và hình ảnh của Dế Choắt. Mọi người hãy đón xem!

Tối ngày 11/11, team SpaceSpeakes làm nức lòng rap fan nói riêng và người hâm mộ nói chung khi chính thức công bố liveshow cực kì đặc biệt, quy tụ tất cả các thành viên của nhóm mang tên We’re By Your Side. Nguyên team SpaceSpeakers “đi vào hết” vẫn chưa phải là tất cả khi 12 thí sinh nổi trội của Rap Việt cũng sẽ đổ bộ sự kiện.

Thông tin được công bố ngay lập tức khiến rap fan xôn xao vì đây là một dịp cực hiếm hoi họ có thể thấy được gần như tất cả các thành viên của team SpaceSpeakers đứng chung sân khấu với dàn rapper trẻ của Rap Việt. Càng ấn tượng hơn khi biết đây là chương trình mang mục đích từ thiện, với doanh thu được gửi về đồng bào miền Trung để khắc phục hậu quả do loạt thiên tai vừa qua.

Theo đó, bài đăng trên page chính thức của SpaceSpeakers cho biết show này sẽ là điểm khởi đầu cho SpaceSpeakers Foundation – quỹ thiện nguyện vì cộng đồng tập trung vào giáo dục và môi trường. Bài viết cũng nhấn mạnh toàn bộ doanh thu từ đêm diễn sẽ được ưu tiên giải ngân vào hoạt động trồng rừng và tái thiết cơ sở vật chất giáo dục cho miền Trung sau lũ.

Poster công bố chính thức của sự kiện

Theo thông tin trên poster, khán giả đã có thể hình dung về quy mô cũng như độ “chất lừ” mà đêm nhạc này sẽ mang lại. Touliver chắc chắn sẽ đảm nhiệm vị trí Giám đốc Âm nhạc với những “con beat” cực cháy cùng sự phụ họa của dàn producer đình đám của team SpaceSpeakers: SlimV và Triple D.

Binz, Rhymastic, JustaTee, Soobin Hoàng Sơn và Kimmese, Cường Seven chắc chắn sẽ “đốt cháy” sân khấu với những màn trình diễn đỉnh cao với các màu sắc vô cùng đặc biệt.

Chưa dừng lại ở đó, việc quy tụ đến 12 cái tên “đỉnh của chóp” từ chương trình Rap Việt càng khiến khán giả thêm phần phấn khích. Toàn bộ 9 thí sinh của team Binz: Thành Draw, Gonzo, 16 Typh, Hành Or, Mac Junior, Yuno Bigboi, Ricky Star, Lill Cell, Lee Boo, R.Tee sẽ “trẩy hội” cùng Lăng LD từ team Wowy và GDucky từ team Karik. Quá nhiều tên tuổi đình đám trong giới Underground khiến khán giả thực sự “choáng ngợp”.javascript:if[typeof[admSspPageRg]!=’undefined’]{admSspPageRg.draw[3188];}else{parent.admSspPageRg.draw[3188];}

Thông tin về đêm diễn thực sự khiến cả cộng đồng rap fan xôn xao vì mức độ hoành tráng cũng như sự quy tụ cùng một lúc quá nhiều tên tuổi lớn trong cộng đồng Underground. Bên cạnh sự phấn khích, không ít fan đã bắt đầu lo lắng về việc các địa điểm tổ chức [chỉ là 2 club lớn ở Hà Nội và TP.HCM] sẽ không đủ sức chứa với nhu cầu quá lớn của rap fan.

– Rồi sao mua vé được đây…

– Hic, chưa cần đợi đến AllStar Concert đầu năm sau đã có quả này rồi!

– Mình mang ra sân vận động được không ạ?

– Thế này thì chắc mấy cái club vỡ trận mất thôi!

– Trời ơi dàn line-up “đỉnh của chóp”!!!!

– Dàn lineup trong mơ là đây đó trời ơi…

– Khóc thiệt đó nha…

Với Chủ tịch Trần Quí Thanh, dù trong bất cứ cuộc khủng hoảng nào, giá trị bất biến của Tân Hiệp Phát là tinh thần: “Không gì là không thể”. Đồng ý với cha, nhưng với Trần Uyên Phương nhấn mạnh đến tính “Chính trực” – đã nói là làm và phải làm đúng cách. Những giá trị này đã giúp cho doanh nghiệp gia đình 25 năm tuổi này trong quá khứ và hiện tại có thể đứng vững.

-Là người từng trải qua các khủng hoảng lớn như 1997 – 1999, 2007 – 2008, đến nay là Covid-19, ông đánh giá sức chống chịu của Tân Hiệp Phát trước mỗi lần khủng hoảng như thế nào?

Ông Trần Quí Thanh: Với những cuộc khủng hoảng hồi năm 1997 hay năm 2007, là một thành phần của nền kinh tế, chắc chắn chúng tôi ít nhiều bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, với những cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính, chúng tôi thấy dễ kiểm soát và vượt qua dễ dàng hơn. Ở các giai đoạn đó, tôi vẫn nhìn thấy rủi ro của người này là cơ hội của người khác. Riêng với cuộc khủng hoảng dịch Covid-19, tôi thấy mọi người rủi ro như nhau, đều phải chống chịu hết.

-Còn chị, chị nhìn những cuộc khủng hoảng lớn mà gia tộc đã trải qua như thế nào?

Trần Uyên Phương: Tôi muốn bổ sung thêm về khủng hoảng kinh tế, tôi nghĩ rằng đâu đó là thời điểm sắp xếp lại cuộc chơi của các doanh nghiệp để xem ai còn có thể trụ lại được. Mỗi cuộc khủng hoảng là một lần sàng lọc để biết doanh nghiệp nào sẽ có cơ hội đi tiếp.

-Ở những giai đoạn trước, ông đã lèo lái Tân Hiệp Phát như thế nào? Nó có khác biệt gì với cuộc khủng hoảng Covid-19 không?

Ông Trần Quí Thanh: Như tôi nói nói rồi đó, ở những lần trước, tôi nhìn thấy rủi ro của người này sẽ là là cơ hội của người biết khai thác. Nếu doanh nghiệp của mình quản lý tài chính tốt, khi thị trường khó khăn, lương tiền mặt của mình nhiều thì sẽ là cơ hội thu mua tốt khi người khác ồ ạt bán ra. Hay khi lãi suất tăng cao mà mình quản lý tiền mặt tốt chẳng hạn, sẽ là cơ hội. Bù đắp qua lại giữa cơ hội và rủi ro thì lợi – hại sẽ “same same”, điều này giúp cho công ty không đi đến nguy cơ bị sụp đổ.

Nhưng Covid-19 thì quá nguy. Đó là bệnh dịch lây lan, ảnh hưởng đến hàng nghìn công nhân chứ không chỉ người làm chủ. Những cuộc khủng hoảng cũ chỉ cần kiểm soát được chính mình là được, còn lần này thì không dễ. Vậy nên chúng tôi chỉ có thể động viên, phân tích, hướng dẫn cho người lao động thật tốt để hạn chế tối đa dịch bệnh xuất hiện trong nhà máy.

-Với ông, việc đối diện khủng hoảng ở một công ty gia đình có gì khác với công ty đại chúng?

Ông Trần Quí Thanh: Với doanh nghiệp gia đình, tôi nghĩ tinh thần trách nhiệm và sự gắn kết chắc chắn cao hơn các công ty đại chúng. Do vậy, người lãnh đạo sẽ cư xử với cán bộ, công nhân viên như là những thành viên trong gia đình lớn. Họ luôn nhìn người lao động như là một phần củ công ty, từ đó đào tạo, hun đúc và phát triển.

Doanh nghiệp gia đình không có chế độ nhiệm kỳ như công ty đại chúng nên người lãnh đạo không có tư tưởng vắt kiệt quyền lợi của tổ chức trong một giai đoạn. Ví dụ ở Tân Hiệp Phát, chúng tôi phải nhìn theo đường dài, làm sao tính chuyện trăm năm, làm sao để có một đội ngũ nhìn nhau như đồng chí, cùng thực hiện hoài bão. Từ chỗ gắn bó tốt hơn, khi có sự việc gì đó thì mọi người sẽ đồng lòng hơn.

-Với Uyên Phương thì sao?

Trần Uyên Phương: Tôi thì nghĩ nếu có khủng hoảng thì sẽ xử lý chứ không phân ra doanh nghiệp như thế nào. Doanh nghiệp cần có một quy trình xử lý khủng hoảng chuyên nghiệp, tức phải chuẩn bị đầy đủ tư liệu, hồ sơ mẫu giấy tờ, ai ở vị trí nào, xử lý những gì đều phải chuẩn bị trước. Đây là quy trình chuẩn trên thế giới cho doanh nghiệp nói chung. Doanh nghiệp luôn phải có sự sẵn sàng cho những sự việc có thể xảy ra.

Còn khi nói về doanh nghiệp gia đình, với đặc thù gia đình, chúng tôi sẽ chú trọng vào nguồn nhân lực. Ví dụ với Covid-19, cách chúng tôi làm là đặt sức khoẻ của mọi người lên hàng đầu. Chúng tôi sẽ đảm bảo duy trì sự ổn định của doanh nghiệp ở mức dài nhất có thể. Điều này thể hiện ở việc giữ vững cuộc sống của rất nhiều con người có mối liên hệ với Tân Hiệp Phát. Đó là trách nhiệm mà ở vị trí những người lãnh đạo phải nhìn thấy.

-Tờ Forbes cũng dẫn ý kiến cho rằng doanh nghiệp gia đình có khả năng tồn tại tốt hơn các công ty đại chúng sau những cơn khủng hoảng. Ông nghĩ như thế nào về điều này?

Ông Trần Quí Thanh: Tôi nghĩ điều đó là logic thôi. Doanh nghiệp gia đình có tính sở hữu, tinh thần trách nhiệm rất cao nên khi gặp trở ngại, họ có quyết tâm và chắc chắn không bỏ cuộc. Bỏ cuộc là mất hết. Trong khi ở các doanh nghiệp khác, người lãnh đạo là người được thuê để quản lý, không có công ty này họ làm công ty khác. Do đó, ý thức khát vọng để bảo vệ thương hiệu, bảo vệ doanh nghiệp ở công ty đại chúng không cao và mãnh liệt như ở công ty gia đình.

-Còn những điều không thuận lợi ở một công ty gia đình khi đối diện với khủng hoảng là gì?

Ông Trần Quí Thanh: Ông bà ta xưa có câu 70 chưa phải là lành nên doanh nghiệp sẽ không bao giờ biết bao giờ sẽ đối diện với khủng hoảng. Như Covid-19 là thứ không thể lường trước được. Với chúng tôi, khi xảy ra vấn đề, chúng tôi chỉ rút kinh nghiệm là ứng phó với tinh thần không gì là không thể. Mọi người cần đồng lòng và tuân thủ những yêu cầu đặt ra trong thời điểm khó khăn vì lợi ích toàn thể.

-Nghĩa là trong bất cứ tình huống nào, giá trị “Không gì là không thể” là bất biến với Tân Hiệp Phát?

Ông Trần Quý Thanh: Đúng vậy. Nhưng tôi muốn làm rõ thêm như này, đừng nghĩ “không gì là không thể” mà chủ quan, ngược lại, với khủng hoảng như Covid-19, doanh nghiệp càng phải thận trọng, cảnh giác.

Một giá trị bất biến khác mà tôi chú trọng là phải vì khách hàng. Nếu chúng ta không vì khách hàng, kể cả khách hàng nội bộ, không có lý do gì doanh nghiệp tồn tại cả.

Doanh nghiệp được thành lập, chia thành nhiều khối, phòng ban cũng chỉ với mục đích duy nhất là phục vụ khách hàng, do đó, phải lấy điều này làm kim chỉ nam. Cũng chính vì vậy, có lúc chúng tôi gặp những cuộc khủng hoảng lớn nhưng vẫn qua được là vì người tiêu dùng ủng hộ, chứ nếu họ quay lưng thì khó tồn tại đó.

-Còn với Uyên Phương, giá trị nào chị cảm thấy là cốt lõi giúp Tân Hiệp Phát đứng vững sau khủng hoảng?

Trần Uyên Phương: Tôi muốn nhắc đến một giá trị mà chúng tôi xây dựng trong nhiều năm, đó là tính chính trực. Nói là làm, và làm đúng cách. Nó nhất quán từ sứ mệnh, tầm nhìn đến hành động, từ sếp cho đến nhân viên.

Đây là giá trị giúp chúng tôi dù có những thời điểm “chao đảo” thì cũng nhanh chóng lấy lại được phương hướng.

-Nhắc đến khách hàng cả bên ngoài lẫn nội bộ sẽ luôn được chú trọng, phải chăng trong khủng hoảng, ông chấp nhận doanh nghiệp giảm lợi nhuận để bù đắp cho những đối tượng này?

Ông Trần Quí Thanh: Vấn đề không phải lợi nhuận giảm đi, thay vào đó chúng ta phải biết cân bằng thế nào để tạo sự bền vững. Giống như việc bạn có một vườn cây, muốn hái trái thì phải cân bằng giữa việc thu hoạch và bón phân chứ. Nếu muốn lời mà hái sạch quả, rồi không bón phân thì chỉ hốt bạc lúc đó thôi, năm sau đâu còn gì. Cho nên không phải doanh nghiệp muốn giảm lợi nhuận mà không làm không được, đó là cách duy nhất cân bằng giữa doanh thu và thoả mãn khách hàng. Như thế mới có thể phát triển bền lâu.

-Trong khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp đã tính đến phương án sa thải nhân viên, nhất là đối tượng làm lâu năm, được cho là ít có khả năng phát triển thêm. Với doanh nghiệp gia đình vấn đề này sẽ được xử lý như thế nào?

Trần Uyên Phương: Chúng tôi không ở trong giai đoạn sa thải nên tôi không có ví dụ cụ thể.

Tuy nhiên, với Tân Hiệp Phát, chúng tôi hiểu rõ dù nhân viên làm lâu năm vẫn phải cho họ cơ hội để phát triển. Chúng tôi cho họ thử sức ở nhiều vị trí khác nhau chứ không phải cố định một chỗ, không thăng tiến. Doanh nghiệp gia đình không có nghĩa là bộ máy nhân sự ì ạch, thay vào đó, chúng tôi tính toán để có sự tinh gọn, hiệu quả. Như vậy, những người ở lại với Tân Hiệp Phát càng lâu có nghĩa năng lực của họ rất cao. Và trong khủng hoảng, chúng tôi càng muốn giữ họ lại chứ đó không phải là là những người chúng tôi muốn sa thải nhưng không biết làm cách nào.

-Liệu Tân Hiệp Phát có nhìn thấy cơ hội nào từ khủng hoảng Covid-19 không?

Ông Trần Quí Thanh: Như tôi nói lúc đầu, mọi người đều rủi ro như nhau trong khủng hoảng dịch bệnh lần này. Câu chuyện ở đây là phải cố gắng kiểm soát dịch bệnh. Với người làm sản xuất như chúng tôi, chỉ cần sơ sểnh thì cả nhà máy có khi phải dừng hoạt động và hậu quả sẽ không tưởng tượng được. Với tôi, Covid-19 là khủng hoảng nguy hiểm nhất từ xưa đến giờ.

Trần Uyên Phương: Tôi thấy khủng hoảng Covid-19 chưa qua nên vấn đế là chúng tôi sẽ tiếp tục đối mặt với việc 6 – 12 – 18 tháng tới thị trường như thế nào. Đâu là những ảnh hưởng, biến động mà Tân Hiệp Phát sẽ đối diện. Do vậy, chúng tôi vẫn đang tìm giải pháp để tồn tại, duy trì, tiếp tục đi lên sau khoảng thời gian đó.

-Từ cách vượt qua khủng hoảng của Tân Hiệp Phát, có thể rút ra bài học sinh tồn gì cho các doanh nghiệp gia đình khác?

Trần Uyên Phương: Tôi nghĩ nếu nói đến chữ “sinh tồn” thì một trong những yếu tố quan trọng là làm thế nào để xây dựng nội lực. Nội lực ở đây tôi muốn nói đến cơ cấu tổ chức, hệ thống quản trị, những vấn đề nội bộ… Bởi có đôi lúc, vấn đề bên trong khiến doanh nghiệp sụp đổ nhanh hơn tác động bên ngoài.

Tôi cũng cho rằng càng là doanh nghiệp gia đình, việc quản trị cần phải chuyên môn hoá, theo chuẩn quốc tế, thay vì theo mối quan hệ và cấp bậc trong gia đình. Nếu không có điều này, doanh nghiệp sẽ khó tồn tại.

Bài: Đức Minh

Thiết kế: Hương Xuân

This is an example post, originally published as part of Blogging University. Enroll in one of our ten programs, and start your blog right.

You’re going to publish a post today. Don’t worry about how your blog looks. Don’t worry if you haven’t given it a name yet, or you’re feeling overwhelmed. Just click the “New Post” button, and tell us why you’re here.

Why do this?

  • Because it gives new readers context. What are you about? Why should they read your blog?
  • Because it will help you focus your own ideas about your blog and what you’d like to do with it.

The post can be short or long, a personal intro to your life or a bloggy mission statement, a manifesto for the future or a simple outline of your the types of things you hope to publish.

To help you get started, here are a few questions:

  • Why are you blogging publicly, rather than keeping a personal journal?
  • What topics do you think you’ll write about?
  • Who would you love to connect with via your blog?
  • If you blog successfully throughout the next year, what would you hope to have accomplished?

You’re not locked into any of this; one of the wonderful things about blogs is how they constantly evolve as we learn, grow, and interact with one another — but it’s good to know where and why you started, and articulating your goals may just give you a few other post ideas.

Can’t think how to get started? Just write the first thing that pops into your head. Anne Lamott, author of a book on writing we love, says that you need to give yourself permission to write a “crappy first draft”. Anne makes a great point — just start writing, and worry about editing it later.

When you’re ready to publish, give your post three to five tags that describe your blog’s focus — writing, photography, fiction, parenting, food, cars, movies, sports, whatever. These tags will help others who care about your topics find you in the Reader. Make sure one of the tags is “zerotohero,” so other new bloggers can find you, too.

Chủ Đề