Những tác phẩm văn học được chuyển the thành phim

Chúng tôi sưu tầm và xin chia sẻ đến bạn đọc những bộ phim thành công chuyển thể từ tác phẩm văn học Việt Nam

1. Chị Dậu

Chị Dậu là bộ phim được chuyển thể từ tác phẩm văn học cùng tên của nhà văn Ngô Tất Tố. Ra mắt năm 1981, Chị Dậu phản ánh được hiện thực khó khăn, nghèo khó của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8/1945. Phim có sự góp mặt của diễn viên Lê Vân và NSƯT Anh Thái, và là một trong những bộ phim biểu tượng của điện ảnh Việt.

2. Làng Vũ Đại ngày ấy

Làng Vũ Đại ngày ấy là một trong những bộ phim kinh điển của điện ảnh Việt Nam thời kì đầu. Sau thành công của Chị Dậu, đạo diễn Phạm Văn Khoa đã tiếp tục cho ra đời một bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Nam Cao. Làng Vũ Đại ngày ấy là tổng hợp của ba tác phẩm lớn: Lão Hạc, Chí Phèo và Sống mòn. Hình ảnh Chí Phèo và Thị Nở trong phim đã trở thành biểu tượng cho phim ảnh Việt Nam trong một thời gian dài.

Hình minh họa

3. Hồn Trương Ba da hàng thịt

Bộ phim được chuyển thể từ tác phẩm văn học cùng tên của nhà văn Lưu Quang Vũ. Ra mắt năm 2006, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng đã chuyển thể câu chuyện thành một bộ phim hài, đưa tên tuổi diễn viên Johnny Trí Nguyễn và Lương Mạnh Hải được khán giả biết đến.

4. Vợ chồng A Phủ

Bộ phim được sản xuất năm 1961 và là một trong những bộ phim hay nhất của điện ảnh cách mạng Việt Nam. Bộ phim được chính tác giả của nguyên tác, nhà văn Tô Hoài, viết kịch bản, nên nội dung rất sát với câu chuyện gốc. Diễn viên Trần Phương trong vai A Phủ, diễn viên Đức Hoàn trong vai Mị đã thể hiện chân thực những đau khổ của 2 vợ chồng trước khi chạy trốn và sau đó là bảo vệ dân làng đi theo cách mạng.

5. Tấm Cám: Chuyện chưa kể

Đây là bộ phim được lấy ý tưởng từ truyện cổ tích Tấm Cám. Nhà sản xuất Ngô Thanh Vân đã biến tấu câu chuyện Tấm Cám quá quen thuộc thành câu chuyện tranh giành ngai vàng và chiến đấu với giặc ngoại xâm của Thái tử. Với việc được đầu tư lớn và có sự góp mặt của nhiều diễn viên, ca sĩ trẻ được yêu thích, Tấm Cám: chuyện chưa kể đã thu hút được một lượng khán giả lớn.

6. Bức huyết thư: Thiên mệnh anh hùng

Lấy cốt truyện từ tác phẩm Nguyễn Trãi phần 2: Bức huyết thư của nhà văn Bùi Anh Tấn, đạo diễn Victor Vũ đã khai thác dòng phim cổ trang vốn không được nhiều nhà làm phim khai thác. Bộ phim kể về Nguyễn Trãi trước khi mất đã để lại một huyết thư, con cháu còn sống sót của ông khi trưởng thành đã lên đường tìm kiếm nó.

7. Cánh đồng bất tận

Được chuyển thể từ tác phẩm của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, Cánh đồng bất tận được nhận xét là đã miêu tả chân thực, xúc động về miền Nam Việt Nam. Bộ phim diễn tả những suy nghĩ, đau khổ của gia đình ông Út Võ. Ông Út Võ và hai con Nương, Điền lần đầu có thêm một người phụ nữ sống cùng sau khi vợ ông bỏ đi. Đó là Sương, một cô gái điếm bị đánh đuổi khỏi làng.

8. Hương Ga
Hương Ga là bộ phim hành động đã giành giải Cánh diều vàng năm 2014. Bộ phim nói về cuộc đời bà trùm khét tiếng một thời Dung Hà, kết hợp với tác phẩm Phiên bản của nhà văn Nguyễn Đình Tú. Bộ phim của đạo diễn Cường Ngô có nhiều pha hành động xuất sắc và diễn xuất tốt trong vai bà trùm Hương Ga của diễn viên Trương Ngọc Ánh.

9. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh

Bộ phim được coi là thành công nhất trong năm 2016 khi khắc họa thành công câu chuyện của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Nguyên tác của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nhận được nhiều sự đón nhận của bạn đọc trẻ, và đó cũng là lí do thu hút người xem. Không chỉ nội dung, bộ phim còn hấp dẫn với hình ảnh quay tuyệt đẹp, diễn xuất tuyệt vời của các diễn viên nhí. Bộ phim không chỉ có doanh thu lớn mà còn nhận được nhiều giải thưởng phim trong và ngoài nước.

10. Quyên
Bộ phim Quyên được đầu tư tới 22 tỷ đồng với nhiều bối cảnh quay ở nước ngoài. Quyên là bộ phim chuyển thể từ tác phẩm của nhà văn Nguyễn Quang Thọ. Số phận những người Việt xa quê hương được khắc họa rõ nét qua hành trình nơi xứ người của vợ chồng Quyên. Không quá xuất sắc về kịch bản, nhưng diễn xuất của diễn viên cũng như những hình ảnh đẹp đã mang lại phần nào danh tiếng cho phim Quyên.

11. Chuyện của Pao

Bộ phim ”Chuyện của Pao” sản xuất năm 2004 được chuyển thể kịch bản từ truyện ngắn ”Tiếng đàn môi sau bờ rào đá” của nhà văn Đỗ Bích Thúy

“Chuyện Của Pao” là một bộ phim có những cảnh quay đẹp và buồn nhẹ nhàng với những uẩn khúc mà mỗi nhân vật đều có một bí mật riêng mình. Phim đã đoạt Giải Cánh Diều vàng của Hội Điện Ảnh Việt Nam năm 2006, Giải đặc biệt tại Liên hoan phim Châu Á – Thái Bình Dương năm 2006, Giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 15.

Nếu quý vị thấy bài viết về những bộ phim thành công chuyển thể từ tác phẩm văn học Việt Nam thú vị hãy like và chia sẻ bài viết nhé!

Kịch bản Cậu Vàng được cố NSND Bùi Cường viết, lấy cảm hứng từ nhiều truyện ngắn của nhà văn Nam Cao, trong đó các nhân vật như lão Hạc, Bá Kiến, Binh Tư, vợ chồng ông giáo Thứ… được tập hợp từ nhiều tác phẩm khác nhau. Phim do đạo diễn Trần Vũ Thủy - con rể cố NSND Bùi Cường, thực hiện để tưởng nhớ ông. Chỉ sau vài ngày phát hành chính thức, phim Cậu Vàng nhận được những ý kiến khen chê khác nhau. Một luồng ý kiến cho rằng phim Cậu Vàng ngô nghê, không phản ánh đúng tinh thần, thậm chí “xúc phạm” nguyên tác của nhà văn Nam Cao. Trong khi, luồng ý kiến khác lại cho rằng Cậu Vàng có những điểm đáng khen như đưa vào tinh thần tươi mới.

Bên cạnh bộ phim Cậu Vàng vừa ra mắt, một số dự án phim chuyển thể hoặc lấy cảm hứng từ tác phẩm văn học đang được thực hiện, trong đó có thể kể đến dự án phim Kiều dựa trên Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, kịch bản của NSƯT Phi Tiến Sơn, đạo diễn Mai Thu Huyền. Dự án phim Kiều được Mai Thu Huyền ấp ủ suốt 10 năm, dự kiến ra mắt vào tháng 3.2021. Ngay khi teaser [những hình ảnh quảng cáo đầu tiên] của bộ phim được hé lộ, đã dẫn tới nhiều ý kiến tranh luận, chẳng hạn về việc sử dụng chữ quốc ngữ [thay cho chữ Nôm] không phù hợp với thời gian và bối cảnh của Truyện Kiều trong phim.

Không chỉ dễ vấp phải những tranh cãi trái chiều cùng sự so sánh với nguyên tác văn học, những bộ phim chuyển thể hoặc lấy cảm hứng từ tác phẩm văn học còn khiến người thực hiện dễ thấy áp lực. Mắt biếc - bộ phim được chọn đại diện cho điện ảnh Việt Nam tham dự vòng sơ loại giải Oscar 2021, cũng được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. “Tiểu thuyết Mắt biếc đã ra mắt từ 30 năm trước. Khi chuyển thể tiểu thuyết thành phim, với tôi, có nhiều áp lực. Bởi đó là tác phẩm văn học đã quá quen thuộc với nhiều người, mình không biết khán giả sẽ đón nhận phiên bản điện ảnh thế nào”, Kay Nguyễn - đồng biên kịch của phim Mắt biếc, nói. Trong khi đó, với đạo diễn Lương Đình Dũng, người đang thực hiện bộ phim hành động 578, chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của chính mình, cái khó nằm ở chỗ: “Việc mô tả trong văn học có phần đơn giản hơn điện ảnh. Chẳng hạn chỉ khoảng 1/3 trang sách nhưng khi đưa lên màn ảnh phải mất tới cả tuần mà vẫn không xong, thậm chí có khi là bất khả thi”.

Hình ảnh trong phim Cậu Vàng lấy cảm hứng từ nhiều truyện ngắn của nhà văn Nam Cao vừa ra mắt

ẢNH: ĐPCC

Cần có dấu ấn sáng tạo riêng

Không phải tác giả tác phẩm văn học nào cũng thích việc nhà biên kịch thay đổi nội dung tác phẩm của mình để đưa lên màn ảnh rộng. Tuy nhiên, không thể phủ nhận, mỗi tác phẩm ở mỗi loại hình nghệ thuật đều có đời sống riêng và cần có những dấu ấn sáng tạo riêng. Nhà biên kịch Kay Nguyễn kể, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã tin tưởng để cho đạo diễn Victor Vũ và những thành viên của nhóm A Type Machine [ngoài Kay Nguyễn, còn có Triệu Hoàng My và Trương Thúy Hằng] toàn quyền chuyển thể. Kay Nguyễn nhìn nhận công việc chuyển thể “luôn luôn khó”, mà điều cần ở một nhà biên kịch là “phải có chính kiến riêng” để đặt dấu ấn sáng tạo riêng. “Thời này nội dung về “what” [cái gì] đã cũ lắm rồi, vì mọi người biết hết cả rồi, mà cái cần là “how” [như thế nào] thôi!”, chị nói và lấy ví dụ về việc kịch bản của Mắt biếc được chỉnh so với nguyên tác văn học, trong đó có đoạn kết khi Hà Lan chạy theo Ngạn cho thấy cô nhận ra mình đã sai, hay việc giải thích rõ hơn về nhiều nhân vật, cũng như động cơ của họ.

Nói về xu hướng chuyển thể hoặc lấy cảm hứng từ tác phẩm văn học sang điện ảnh, nhà biên kịch Kay Nguyễn nhìn nhận đó là điều tất yếu từ xưa đến nay. “Khi một tác phẩm văn học đã trở thành kiệt tác, hoặc được chứng nhận bởi thời gian, tức là có nhiều giá trị và tất nhiên hấp dẫn nhiều nhà làm phim. Việc viết kịch bản vừa có ý của mình, vừa vẫn giữ được những giá trị của tác phẩm lớn giống như bài toán mà nhiều nhà biên kịch như tôi thích được giải”, Kay Nguyễn nói. Còn về mặt thị trường, nhà biên kịch Kay Nguyễn phân tích việc thực hiện bộ phim dựa theo tác phẩm văn học nổi tiếng có nhiều lợi thế. “Với cuộc chiến ra rạp khốc liệt như hiện nay, thì có khả năng chủ rạp chỉ cần thấy phim dựa theo tác phẩm quen thuộc là đã có thể dễ dàng xếp nhiều suất chiếu”, chị nói.

Đạo diễn Lương Đình Dũng nhận định việc làm phim chuyển thể từ tác phẩm khác đã giúp giảm công sức lớn vì đã có câu chuyện sẵn, tuy nhiên, công việc này vẫn đòi hỏi sự sáng tạo cao. “Chẳng thế mà Oscar còn trao hẳn giải thưởng cho kịch bản chuyển thể”, anh nói. Tuy nhiên theo đạo diễn Lương Đình Dũng, không nên coi việc chuyển thể kịch bản từ những tác phẩm nổi tiếng là giải pháp cốt yếu cho việc thiếu kịch bản chất lượng của điện ảnh Việt hiện nay. “Ở thời điểm nào cũng nên có cả việc chuyển thể và việc sáng tác kịch bản mới”, anh nói. Bên cạnh đó, anh cho rằng một nền điện ảnh đương đại không chỉ được khắc họa với những bộ phim được chuyển thể từ những tác phẩm văn học của thời kỳ trước mà cần có cả thời nay. “Một tác phẩm văn học mang bối cảnh, hơi thở đời sống của thời điểm tác phẩm ra đời. Trong khi đời sống bây giờ có hơi thở hiện đại riêng”, đạo diễn Lương Đình Dũng lý giải. Anh cũng cho biết dự án phim kinh dị Mật mã 45 đang chuẩn bị thực hiện dựa theo tiểu thuyết mà anh mới viết trong giai đoạn 2018 - 2019.

Video liên quan

Chủ Đề