Những tình bạn nổi tiếng trong văn học

Những tình bạn nổi tiếng trong văn học

 

Đề bài: Em hãy nêu các dẫn chứng về tình bạn

Dẫn chứng 1

Từ ngàn xưa đến nay, qua bao nhiêu năm lịch sử chúng ta đều bắt gặp được nhiều hình ảnh tiêu biểu cho tình bạn tình bạn trong sáng, thủy chung, đáng là tấm gương sáng để chúng ta học theo. Dẫn chứng về tình bạn đẹp không thể không kể đếnđôi bạn Lưu Bình – Dương Lễ. Tóm tắt sơ nét về câu chuyện của đôi bạn này: Lưu Bình không lo ăn học, mải vui chơi nên thi rớt. Khi gặp lại người bạn thân Dương Lễ nay đã vinh quy bái tổ, thì lại nhận được sự nghiêm khắc, thẳng thừng của bạn mà hổ thẹn, quyết chí học tập. Qua đó ta thấy rằng, tình bạn đẹp cũng có những trắc trở để định hướng được những đường đi đúng đắn cho bạn mình. Từ đó, nếu thật sự là bạn tốt thì tình bạn đó ngày càng khắng khít, thông cảm và thấu hiểu nhau nhiều hơn, sống có tình nghĩa nhiều hơn với nhau nhưLưu Bình – Dương Lễ.

Dẫn chứng2

 

Ngày trong thời đại ngày nay, ở Thái Bình, có cậu bạn Vũ Minh Quang liên tục 9 năm trời cõng bạn là Lê Ngọc Quốc Đạt bị bệnh xương thủy tinh đến trường. Quang không ngại đường xá xa xôi, không ngại nắng mưa, bất chấp gian khổ để cho bạn được đến trường, được học chữ, học ăn, học nói và được chơi đùa như bao bạn bè khác. Thật đáng là một tấm gương sáng cho học sinh chúng ta học tập và noi theo.

Dẫn chứng3

Tình bạn chúng lý tưởng trong ” Đồng Chí” của Chính Hữu

Dẫn chứng4

Tình bạn của ông Ba dành cho ông Sáu trong “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.

Dẫn chứng5

Tình bạn của cậu bé cõng bạn đến trường

Dẫn chứng6

Tình bạn thân của Trấn Thành, Anh Đức

Dẫn chứng7

Tình bạn thân đầy nhân ái và cao đẹp của cô gái Francia Raisa sẵn sàng hiến thận của mình để cứu người bạn thân Selena Gomez

Dẫn chứng8

Ngược dòng thời gian, ta bắt gặp biết bao minh chứng cho tình bạn đáng học hỏi. Ví như tình bạn tri kỉ sâu nặng giữa Bá Nha và Tử Kì. Bá Nha cho rằng chỉ có Tử Kì là người duy nhất hiểu được tiếng đàn của ông nên khi Tử Kỳ mất, Bá Nha đã đập vỡ đàn và thề vĩnh viễn không chơi đàn nữa: Đàn mà không ai thấu thì tiếng đàn cũng trở nên vô dụng. Đó còn là tình bạn cao cả giữa Bác Hồ và Bác Tôn [Tôn Đức Thắng]. Nhưng đây không chỉ đơn thuần là tình bạn mà vĩ đại hơn còn là tình đồng chí, tình cách mạng. Hai người cùng chung lí tưởng cách mạng, cùng da diết mang độc lập về cho dân tộc và đã bôn ba bao năm bên nước ngoài để học tập rồi về giúp dân ta. Bác Tôn luôn coi Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có một không hai, còn Bác Hồ trân trọng Bác Tôn như một người bạn chiến đấu hết mực thủy chung như lời Bác Hồ từng ghi nhận công lao của người bạn già của mình trong dịp mừng Bác Tôn tròn 70 tuổi: “Thưa lão đồng chí, hôm nay, chúng tôi rất sung sướng chúc mừng đồng chí 70 tuổi. Đồng chí Tôn Đức Thắng là một người con rất ưu tú của Tổ quốc, suốt 50 năm đã không ngừng hoạt động cách mạng. 17 năm bị thực dân Pháp cầm tù, 9 năm tham gia lãnh đạo kháng chiến, 4 năm phấn đấu để gìn giữ hòa bình thế giới và đấu tranh cho sự nghiệp thống nhất nước nhà. Đồng chí Tôn Đức Thắng là một gương mẫu đạo đức cách mạng: suốt đời cần, kiệm, liêm, chính; suốt đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.”…

Dẫn chứng9

Trong cuộc sống vẫn xuất hiện những tình bạn đã đi sai hướng. Với danh nghĩa tình bạn, họ dung túng, bao che, thậm chí lôi kéo nhau vào những thói hư thật xấu thay vì giúp đỡ nhau sửa đổi. Điều này đã đi ngược lại với bản chất của tình bạn. Và cũng không khó để bắt gặp sự đố kị nhỏ nhen khi bạn mình có thành công. Thế mới thấy ông bà ta dạy rằng “Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở” thật đúng đắn đến như thế nào. Nhất là trong thời đại hiện nay, khi hiện tượng bạn ảo trên mạng xã hội ngày càng phổ biến. Chỉ một phút sơ sảy thôi, sự sẻ chia của chúng ta sẽ bị kẻ xấu lợi dụng vào những mục đích không lường trước được.

Trao đi để nhận lại và người hạnh phúc nhất là người có nhiều cơ hội “trao” giúp đỡ với bạn bè mình và “nhận” những sự sẻ chia quý báu khác:

“Là bạn tốt phải sống trước như sau

Giầu hay nghèo vẫn bền lâu tình bạn

Sang hay hèn chẳng bao giờ nghĩa cạn

Để tình bạn được trong sáng như gương!”

Dẫn chứng10

Hay tình bạn vô cùng tốt đẹp và sâu sắc của hai nhà chính trị lớn là Các-mác và Ăng-ghen. Tình bạn của hai ông bắt nguồn từ việc có cùng chung mục đích và lí tưởng. Trong suốt thời gian nghiên cứu và làm việc, hai ông đã không ngừng viết thư cho nhau và vô cùng vui sướng khi gặp lai nhau. Có lần Ăng-ghen bị bệnh, Các-mác đã bỏ ra rất nhiều thời gian và tâm huyết nghiên cứu sách vở để tự tìm ra cách trị bệnh cho bạn. Đó mới chính là tình bạn chân thành và cao quý.

Dẫn chứng11

Theo nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ-rôp-xki “Tình bạn trước hết phải chân thành phê bình sai lầm của bạn…”. Khi bạn sai, ta cần chỉ ra cho bạn thấy rằng bạn sai ở đâu và khuyên bạn cố gắng sửa lỗi. Còn nếu lựa chọn im lặng hoặc ủng hộ việc làm sai của bạn thì đó chưa thực sự là những người bạn. Những tình bạn thiếu sự thấu hiểu và chân thành giúp đỡ nhau sẽ luôn tồn tại những vết nứt, bạn đầu chúng rất nhỏ nhưng cả hai người đều không cố gắng sửa thì vết nứt ấy sẽ ngày càng lớn và đến ngày vỡ. Không chỉ riêng tình bạn mà bất cứ mối quan hệ nào, nếu không dũng cảm sửa sai cho nhau, không dũng cảm nói ra mà chỉ biết im lặng thì sớm muộn gì mối quan hệ ấy cũng đổ vỡ. Đến với nhau phải biết suy nghĩ vì nhau, bỏ bớt cái tôi ích kỉ mới có thể cầm tay nhau xây dựng lên một tình bạn đẹp. Có thể ban đầu bạn sẽ không thích với việc mình chỉ ra lỗi sai ấy nhưng nếu là một người tốt thì sớm muộn gì cũng hiểu tấm lòng của bạn thôi!

Dẫn chứng12

Tuân Tử ở Trung Quốc đã có một câu nói rất nổi tiếng về tình bạn rất đáng để mỗi chúng ta suy ngẫm: “Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve nịnh bợ là kẻ thù của ta”. Bạn cũng có rất nhiều kiểu người họ đến với ta với nhiều mục đích khác nhau vì vậy đúng như các cụ ta đã dạy chúng ta cần có một nhãn quan thật là tinh tường để chọn bạn mà chơi.

Dẫn chứng13

Từ thơ ấu, chúng ta đã được nghe câu chuyện: Hai người bạn nhỏ vào rừng gặp phải con gấu hung tợn tấn công. Một người nhanh chóng chèo tót lên ngọn cây lánh nạn, người bạn còn lại bế tắc quá bèn nhanh trí giả chết để đánh lừa con gấu. Con gấu ngửi ngửi một lát rồi bỏ đi. Người bạn trên cây ngạc nhiên, tụt xuống tiến nhanh về phía người bạn kia và hỏi: “con gấu nói với bạn điều gì vậy?”. Người bạn giả chết trả lời: “con gấu bảo với tớ rằng không nên bỏ bạn mình trong lúc nguy khốn”. Câu chuyện để lại trong mỗi người những trăn trở, suy nghĩ về tình bạn trong cuộc sống.

 
Những tình bạn trong văn chương: Những ngày vui của Nhất Linh và Khái Hưng
Lê Minh Quốc

Tranh Trăng xưa do Khái Hưng vẽ

Năm 1930, Nguyễn Tường Tam từ Pháp về nước sau quãng thời gian du học và bắt đầu hăm hở thực hiện hoài bão lớn lao của cuộc đời mình.

 Nhà thơ Tú Mỡ cho biết: “Nguyện vọng tha thiết của anh Tam là viết văn, làm báo, sống bằng ngòi bút của mình”. Trên tờ báo trào phúng Phong Hóa [bộ mới] số đầu tiên ra ngày 22.9.1932, độc giả thấy những tên tuổi mới nhưng lập tức tạo được tiếng vang.

Chính Nguyễn Tường Tam là người định hướng cho các cây bút trong tờ Phong Hóa [sau này là Ngày Nay]. Chẳng hạn, Tú Mỡ chuyên làm thơ trào phúng, Hoàng Đạo chuyên về nghị luận, Khái Hưng chuyên viết truyện ngắn, truyện dài… Đây là cái tài của Nguyễn Tường Tam trong việc sử dụng, phát huy khả năng của từng cộng sự.

Ngày nọ, lúc đang thương lượng mua lại tờ Phong Hóa của ông Phạm Hữu Ninh, Nguyễn Tường Tam tình cờ đọc một bài khảo luận đăng trên tờ Văn học tạp chí, ký tên Bán Than. Bút danh này có liên quan gì đến danh tướng Trần Khánh Dư đời nhà Trần? Lập tức, ông nghĩ ngay đến đồng nghiệp Trần Khánh Giư cùng dạy Trường tư thục Thăng Long. Quả nhiên ông đoán không sai. Ngay từ lúc gặp gỡ họ đã nhanh chóng kết bạn do tâm đầu ý hợp về quan niệm văn chương, về xã hội…

Cả hai hợp ý nhau đến độ ban đầu, bút danh Nhất Linh, Nhị Linh, Nhất Nhị Linh, Cốc Lốc Tử là Nguyễn Tường Tam và Trần Khánh Giư ký chung. Sau này, Nguyễn Tường Tam mới chính thức ký Nhất Linh; còn Trần Khánh Giư đảo mẫu tự từ tên thật thành Khái Hưng. Về tuổi tác, Khái Hưng hơn Nhất Linh 10 tuổi.

Không chỉ có thế, do yêu mến Nhất Linh, Khái Hưng còn viết tập truyện dài Những ngày vui bằng giọng văn hài hước, kể lại những ngày Nhất Linh cùng các cộng sự làm tờ Phong Hóa, nhưng tác giả đặt tên trại đi. Chẳng hạn, về nhóm Tự Lực là Tự Động và nhân vật trong đó giải thích: “Tự Động là tự mình động đậy, tự mình chuyển động, không phải theo ai, không nhờ sức ngoài, không chịu ảnh hưởng ở ngoài sai khiến. Hai chữ “Tự Động” của người ta hay lắm đấy chứ. Báo Tự Động của người ta là một tờ báo tự lập, không sống về phụ cấp của chính phủ hay của một nhà tư bản nào. Tự hoạt động để sống một cách vẻ vang”. Với thông tin này, rõ ràng ý định thành lập Tự Lực Văn Đoàn đã nhen nhúm ngay từ lúc bắt đầu làm tờ Phong Hóa.

Hồn bướm mơ tiên in năm 1933 của Khái Hưng là quyển truyện thứ nhất của Tự Lực Văn Đoàn và cũng là tác phẩm đầu tay của Khái Hưng. Người viết tựa chính là Nhất Linh: “Tác giả đặt câu chuyện vào trong một cảnh chùa ở miền trung du Bắc Việt và khéo phô diễn những vẻ đẹp thiên nhiên của miền ấy khiến ta đem lòng yêu những cảnh đồi núi, nó khác hẳn cái cảnh “bùn lầy nước đọng” miền hạ du phẳng lì và buồn tẻ. Lại thêm được lối văn giản dị, nhanh nhẹn, tuy vui vẻ mà làm cho người ta cảm động vô ngần. Cái cảm ấy là một cái cảm nhẹ nhàng, phảng phất vui buồn tựa như những ngày thu nắng nhạt điểm mưa thưa”.

Đọc kỹ bộ Phong Hóa và Ngày Nay, ta dễ dàng nhận ra hầu hết truyện ngắn, truyện dài in từng kỳ của Khái Hưng đều do Nhất Linh vẽ minh họa. Sau đó, Nhất Linh và Khái Hưng còn in chung tập truyện ngắn Anh phải sống, viết chung truyện dài Gánh hàng hoa, Đời mưa gió. Đây cũng là điều đặc biệt trong văn học VN vì ít có trường hợp tương tự. Về chuyện sáng tác chung này, trong hồi ký văn học, nhà thơ Tú Mỡ cho biết: “Dạo Khái Hưng và Nhất Linh viết chung truyện dài Đời mưa gió, trong buổi họp tối thứ bảy, hai anh bàn nhau kỳ này nên cho hai nhân vật chính [Tuyết và Chương] đi đâu, làm việc gì đột nhiên trái chứng trái khoáy, rồi mỗi kỳ mỗi anh thay nhau chấp bút”.

Vợ chồng Khái Hưng không có con. Họ nhận con trai của Nhất Linh làm con nuôi và đặt tên Trần Khánh Triệu.

Trăng mùa xuân đó ai tâm sự

Lâu nay khi đọc bài thơ Tương dạ biệt rất nổi tiếng của thi sĩ Huyền Kiêu: “Ngồi suốt đêm trường không nói năng/Ngậm ngùi chén rượu ánh vừng trăng/Người xưa lưu luyến ra sao nhỉ/Có giống như mình lưu luyến chăng?”, nhiều người cứ ngỡ là tác giả viết về tình yêu đôi lứa. Điều đó không sai nhưng xuất phát ban đầu không phải vậy.

Như đã biết, tại Sài Gòn ngày 17.6.1958, giai phẩm Văn Hóa Ngày Nay do Nhất Linh chủ trương phát hành số đầu tiên, khởi in “trường giang tiểu thuyết” Xóm Cầu Mới của Nhất Linh. Và đây cũng là nỗ lực cuối cùng của Nhất Linh trong lĩnh vực báo chí. Văn Hóa Ngày Nay có hé lộ thông tin về Tương dạ biệt. Bài thơ này được in lồng trong một bức tranh mực tàu.

Tranh vẽ ánh trăng lùa vào khung cửa sổ, phía ngoài có bóng liễu rủ, thềm cửa một con mèo đang ngồi, cái bàn trong phòng có đặt ly rượu, mà theo tờ báo: “Đây là bức tranh chính tay Khái Hưng vẽ [mấy chữ nho bên cạnh là Khái Hưng họa] để tỏ nỗi buồn của ông khi một người bạn văn thân thiết của ông, Nhất Linh, vì công việc chống Pháp, phải bỏ đi xa…”. Câu thơ cuối: “Trăng mùa xuân đó ai tâm sự?/Anh đã xa rồi anh biết đâu” chính là nỗi lòng của Khái Hưng tặng bạn mà Huyền Kiêu đã nói hộ.

Chi tiết này càng khiến chúng ta cảm động về tình bạn của họ

 

 

Chủ Đề