Nội đúng không phải là vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên

Câu hỏi: Vai trò của hội Việt Nam cách mạng thanh niên là gì?

Trả lời:

Vai trò của hội Việt Nam cách mạng thanh niên là:

– Đào tạo đội ngũ cán bộ cách mạng đông đảo từ chủ nghĩa yêu nước sang chủ nghĩa cộng sản.

– Góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về nước, thúc đẩy phong trào công nhân, phong trào yêu nước phát triển, góp phần đánh bại quan điểm “phi vô sản”.

– Là mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của cách mạng Việt Nam, lần đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện một tổ chức chính trị theo khuynh hướng vô sản.

– Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là một sáng tạo độc đáo của Nguyễn Ái Quốc trong việc tuyên truyền, tổ chức cách mạng ở Việt Nam. Đây là một bước quá độ nhằm chuẩn bị cho sự ra đời 1 chính đảng Cộng sản sau này.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về hội Việt Nam cách mạng thanh niên nhé

1. Bối cảnh thành lập

a. Bối cảnh

- Tháng 12 – 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu [Trung Quốc] đã lựa chọn một số thanh niên ưu tú trong tổ chức Tâm Tâm xã, giác ngộ họ và lập ra nhóm Cộng sản đoàn vào tháng 2 – 1925, gồm Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lưu Quốc Long, Trương Văn Lĩnh, Lê Quảng Đạt, Lâm Đức Thụ, trong đó có 5 người là đảng viên dự bị của Đảng Cộng sản.

- Tháng 6 – 1925, trên cơ sở nhóm Cộng sản đoàn, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập một tổ chức cách mạng có tinh chất quần chúng rộng rãi có tên là Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên.

b. Ngày thành lập

- Tháng 7 – 1925, cùng một số nhà cách mạng Trung Quốc, Triều Tiên, Inđônêxia..., Người sáng lập tổ chức Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông, có quan hệ mật thiết với Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên.

- Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên đã công bố chương trình và điều lệ bao gồm đường lối chính trị và nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Hội.

2. Mục đích hoạt động

- Mục đích của Hội “làm cuộc cách mạng dân tộc [đánh đổ thực dân Pháp và giành độc lập cho xứ sở ] rồi sau đó làm cách mạng thế giới [lật đổ chủ nghĩa đế quốc và giành độc lập cho xứ sở ] rồi sau làm cách mạng thế giới [lật đổ chủ nghĩa đế quốc và thực hiện chủ nghĩa cộng sản]”.

- Chương trình của Hội: Tuyên truyền, giác ngộ quần chúng, lập các đoàn thể quần chúng; huy động lực lượng quần chúng đập tan bọn thực dân Pháp, giành lấy chính quyền khi có cơ hội tốt; lập chính phủ công, nông, binh; thực hiện chính sách kinh tế mới; bãi bỏ tư bản tư nhân; đoàn kết vô sản quốc tế và lập xã hội công sản.

- Tổ chức:

+ Hội có năm cấp: Tổng bộ, Kì bộ [Xứ bộ], Tỉnh bộ, Huyện bộ và Chi bộ. Tổng bộ là cơ quan cao nhất Hội.

Như vậy, mặc dù Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên chưa phải là một Đảng cộng sản, nhưng đã là một đoàn thể cách mạng có xu hướng mácxít. Đường lối chính trị, chương trình hành động, điều lệ của Hội đã thể hiện rõ lập trương, quan điểm cách mạng của giai cấp công nhân. Hội là tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam.

3. Hoạt động của hội

- Sau khi thành lập, Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên đã cử người về nước lựa chọn và đưa những thanh niên yêu nước sang Quảng Châu, tổ chức các lớp huấn luyện là những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lê Nin, về đường lối cách mạng và phương pháp vận động, tổ chức quần chúng cách mạng. Mỗi lớp đào tạo, huấn luyện được thực hiện trong thời gian từ 2 – 3 tháng. Nguyễn Ái Quốc là giảng viên chính. Giáo viên phụ giảng có Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn.

- Từ năm 1925 đến 1927, Hội đã đào tạo được trên 200 cán bộ nòng cốt. Phần lớn trong số cán bộ này được cử về nước hoạt động cách mạng, một số ít được cử sang Liên Xô để tiếp tục thực hiện các chương trình chính trị, quân sự cao cấp [trong đó có Trần Phú, Lê Hồng Phong...].
Cùng với việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cách mạng, Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên đã ra tờ báo "Thanh niên" và tờ "Công nông" theo sáng kiến của Nguyễn Ái Quốc.

- Từ tháng 6 – 1925 đến tháng 2 – 1930, báo Thanh niên ra được 208 số. Báo tập trung giáo dục lòng yêu nước, động viên tinh thần đấu tranh chống đế quốc và phong kiến của nhân dân; tuyên truyền, giác ngộ quần chúng về chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối phương pháp cách mạng.

- Đầu năm 1927, cuốn Đường Kách mệnh gồm các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên ở Quảng Châu, được Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông xuất bản rồi chuyền về nước.

- Trong Đường Kách mệnh, Nguyễn Ái Quốc chủ yếu tập trung tố cáo, lên án tội ác dã man và bản chất phản động của chủ nghĩa đế quốc. Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, kinh nghiệm của cách mạng quốc tế và thực tiễn cách mạng Việt Nam, giải quyết những vấn đề cấp thiết, cơ bản của cách mạng đang đặt ra, vấn đề xây dựng chính đảng của giai cấp công nhân để lãnh đạo cách mạng.

- Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình, mâu thuẩn của xã hội Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ cách mạng Việt Nam trước hết phải là cách mạng giải phóng dân tộc, “dân tộc cách mệnh”, đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập, tự do, đồng thời tiến lên làm cách mạng giai cấp, “giai cấp cách mệnh”, đánh đổ tư bản, giải phóng quần chúng lao động.

- Từ đầu năm 1926, cơ sở, tổ chức Chi bộ của Hội Việt Nam Cách Mang Thanh Niên được xây dựng, phát triển ở trong nước và một số nơi trong Việt kiều ở Thái Lan.

- Năm 1927, nhiều Tỉnh bộ Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên lần lượt thành lập. Trên cơ sở đó, các Kì bộ Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì được thành lập.
- Năm 1928 – 1929, Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên thực hiện chủ trương “vô sản hoá”, đưa cán bộ, hội viên vào hầm mỏ, đồn điền, nhà máy... sống, lao động, đấu tranh cùng với công nhân để rèn luyện, học tập nâng cao lập trường giai cấp công nhân, đồng thời tuyên truyền, giác ngộ cho công nhân và lao động về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng, đường lối cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.

- Năm 1929, số hội viên chính thức của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên tăng lên 1750 người [Trong đó Bắc Kì có 750, Trung Kì 300, Nam Kì : 500]. Nếu kể cả hội viên dự bị thì hội viên của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên có gần 3000 người.

- Tháng 5 – 1929, tại Đại hội lần thứ nhất, đoàn đại biểu Bắc Kì đã rút khỏi Đại hội, về nước, rồi kêu gọi thành lập Đảng Cộng sản. Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình và tổ chức tiền thân của Đảng Công sản Việt Nam.

4. Ý nghĩa

- Việc thành lập Cộng sản đoàn làm nòng cốt cho Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên cho thấy đây là một tổ chức chính trị theo khuynh hướng vô sản và là bước quá độ, là hạt nhân chuẩn bị cho sự ra đời của một chính đảng cộng sản về sau.

.

Cập nhật lúc: 06:10, 17/02/2022 [GMT+7]

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời [6/1925] và sau đó là phong trào “Vô sản hóa” vào những năm 1928-1929 của hội viên Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã dẫn đến sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở đất nước ta: Đông Dương Cộng sản Đảng [6/1929], An Nam Cộng sản Đảng [8/1929], Đông Dương Cộng sản Liên đoàn [9/1929]. Đảng Cộng sản Việt Nam sau đó đã ra đời vào ngày 3/2/1930 từ sự hợp nhất ba tổ chức cộng sản này.

• SỰ RA ĐỜI CỦA HỘI VIỆT NAM CÁCH MẠNG THANH NIÊN

Vào tháng 6/1924 tại Đại hội V của Quốc tế Cộng sản, đồng chí Nguyễn Ái Quốc [Chủ tịch Hồ Chí Minh] được Quốc tế Cộng sản chỉ định vào Ban Chấp hành những người Cộng sản Châu Á phụ trách Bộ phương Đông và đặc trách Cục phương Nam. Khi tham gia Đại hội Quốc tế thanh niên cộng sản lần thứ IV tại Mátxcơva [Liên Xô] vào tháng 7/1924, Người đã chủ trì soạn thảo và trình bày tại Đại hội “Luận cương về thanh niên thuộc địa”, trong đó nêu lên yêu cầu cấp bách phải tổ chức, tập hợp lực lượng thanh niên cách mạng và hình thành các đoàn thể thanh niên, xây dựng các tổ chức thanh niên cộng sản ở thuộc địa. 

Tiếp đó, Quốc tế Cộng sản đã cử đồng chí Nguyễn Ái Quốc tới Quảng Châu [Trung Quốc] công tác, nhằm xúc tiến mọi điều kiện để xây dựng một tổ chức cộng sản ở Đông Dương và giúp đỡ các đại biểu cách mạng ở các nước Đông Nam Á. Tháng 2/1925, Người mở lớp học chính trị đầu tiên tại Trung Quốc. Sau lớp học, Người chọn những thanh niên tích cực nhất để lập ra nhóm bí mật là Cộng sản Đoàn làm hạt nhân cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam. Tháng 6/1925, Người lập ra tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên với nòng cốt là Cộng sản Đoàn. Việc Cộng sản Đoàn làm nòng cốt cho Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên cho thấy đây là một tổ chức chính trị theo khuynh hướng vô sản và là bước quá độ, là hạt nhân chuẩn bị cho sự ra đời của một chính đảng cộng sản về sau. Do đó, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã công bố Chương trình và Điều lệ, nói rõ mục đích làm cách mạng dân tộc để giành lấy độc lập dân tộc, sau làm cách mạng thế giới để đi đến xã hội cộng sản chủ nghĩa. 

Đồng chí Nguyễn Ái Quốc còn ra báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam. Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” [1927], là tài liệu giảng dạy cho hội viên Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Người khẳng định: “Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng, muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng [công nông] làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hi sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin” .

VAI TRÒ CỦA PHONG TRÀO “VÔ SẢN HÓA”

Tại Đại hội lần thứ nhất Kỳ bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Bắc Kỳ [tháng 9/1928], đồng chí Ngô Gia Tự đã nhận định: Cơ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã rộng khắp toàn xứ nhưng số hội viên là công nhân - những hạt nhân tiên tiến lại chưa có nhiều. Bởi vậy, cần phải đưa các hội viên đi về xí nghiệp, hầm mỏ, bến cảng, đồn điền, nơi tập trung công nhân và là các yết hầu kinh tế để đẩy mạnh phong trào đấu tranh của công nhân, để rèn luyện mình thành người vô sản. Lý lẽ của đồng chí đã nhanh chóng thuyết phục được mọi người. Hội nghị đã quyết định thông qua chủ trương “Vô sản hóa”. Thực hiện chủ trương này, Kỳ bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Bắc Kỳ đã phân công đồng chí Ngô Gia Tự và đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đặc trách theo dõi và vận động công nhân toàn kỳ. Do đó, sau hội nghị, đông đảo hội viên Kỳ bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Bắc Kỳ tỏa đi “Vô sản hóa” khắp các cơ sở công nghiệp trong toàn xứ. Bản thân đồng chí Ngô Gia tự đi “Vô sản hóa” ở Nhà máy xe lửa Gia Lâm [Hà Nội].

Cuối tháng 3/1929, tại số nhà 5D, phố Hàm Long, Hà Nội, Chi bộ Cộng sản đầu tiên trong nước được thành lập trong đó có đồng chí Ngô Gia Tự. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam, là hành động tiên phong để tiến tới vận động thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam. Tại Đại hội Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên toàn quốc họp ở Hương Cảng [Trung Quốc] tháng 5/1929, đồng chí Ngô Gia Tự và các đại biểu Kỳ bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Bắc Kỳ kiên quyết đấu tranh, nêu yêu cầu thành lập ngay Đảng Cộng sản ở Việt Nam nhưng không đạt kết quả. Đoàn đại biểu Kỳ bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Bắc Kỳ tuyên bố thoát ly Đại hội ra về. Về nước, đồng chí Ngô Gia Tự cùng các đồng chí tiếp tục lãnh đạo phong trào cách mạng, tuyên truyền vận động ủng hộ việc thành lập Đảng cộng sản. Ngày 17/6/1929, tại số nhà 312, Khâm Thiên [Hà Nội], Đông Dương Cộng sản Đảng chính thức ra đời. Đồng chí Ngô Gia Tự tham gia Ban Chấp hành Trung ương lâm thời.

Cuối tháng 7/1929, đồng chí Ngô Gia Tự được cử vào Nam Kỳ vận động các đồng chí trong Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên gia nhập Đông Dương Cộng sản Đảng. Tiếp tục thực hiện chủ trương đi “Vô sản hóa”, đồng chí Ngô Gia Tự làm công nhân khuân vác ở bến cảng Sài Gòn. Đồng chí đã đầm mưa, giãi nắng đẩy xe than, xi măng, bốc vác hàng hóa vất vả ở các bến tàu. Qua đó, đồng chí đã tuyên truyền giáo dục cách mạng, tổ chức lãnh đạo công nhân đấu tranh. Do sự hoạt động tích cực của đồng chí Ngô Gia Tự, các tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng phát triển mạnh ở nhiều nơi, từ Sài Gòn - Chợ Lớn đến Mỹ Tho, từ nhà máy đến các đồn điền ở Nam Kỳ đều có chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng.

Thời gian này, phong trào “Vô sản hóa” đã lan rộng và phát triển mạnh mẽ khắp các địa phương trong cả nước, nhất là các thành phố lớn, các khu công nghiệp và vùng mỏ. Trước tình hình thúc bách, những người tiên tiến của cách mạng ở Trung Kỳ cũng nhanh chóng thành lập tổ chức của mình là An Nam Cộng sản Đảng vào tháng 8/1929. Ở Nam Kỳ, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn cũng ra đời vào tháng 9/1929. 

Từ ngày 6/1/1930 đến đầu tháng 2/1930, Hội nghị thành lập Đảng đã họp tại bán đảo Cửu Long thuộc Hương Cảng [thuộc địa của Anh vào năm 1842, trở về với Trung Quốc năm 1997] dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan phong trào cách mạng ở Đông Dương. Hội nghị nhất trí hợp nhất Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng để lập ra một đảng duy nhất lấy tên Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau này, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, tháng 9/1960 quyết nghị “từ nay trở đi lấy ngày 3 tháng 2 dương lịch mỗi năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng”. 

Trong bản Tuyên đạt thành lập đảng của mình, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn cũng chủ trương phải hợp nhất với Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng thành một tổ chức cộng sản ở xứ Đông Dương để cho sức mạnh cộng sản vững chắc và duy nhất mới có thể thực hiện cách mạng cộng sản. Vì thế, sau Hội nghị thành lập Đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn đã yêu cầu gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 24/2/1930, Đông Dương Cộng sản liên đoàn được chấp nhận gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ đây, cả ba tổ chức cộng sản Việt Nam đã thống nhất trọn vẹn vào một Đảng cộng sản duy nhất: Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Quốc tế Cộng sản [1931] đã kết nạp Đảng ta làm thành viên chính thức.

NGUYỄN VĂN TOÀN

Video liên quan

Chủ Đề