Tấn công backdoor là gì cho ví dụ về một tình huống bị tấn công. cách phòng chống

Việc làm IT phần mềm

Backdoor là gì?

“Backdoor” là thuật ngữ chỉ một phương tiện có thể truy cập vào hệ thống thông tin máy tính hay là những dữ liệu đã được mã hóa, đồng thời bỏ qua những cơ chế về bảo mật thông tin thông thường của hệ thống.

Theo đó, các nhà tạo ra và phát triển backdoor có thể dễ dàng truy cập được vào các ứng dụng hay các hệ điều hành window/unix cũng như xử lý những sự cố hay nhằm thực hiện các mục đích khác nhau. Và ngược lại thì những kẻ tấn công sẽ thường sử dụng backdoor để làm công cụ cho một sô cuộc khai thác khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định thì nhũng virus hoặc là worm được thiết kế ra để lợi dụng backdoor cho những cuộc tấn công.

Và cho dù được cài đặt làm công cụ Admin, làm phương tiện để tấn công hay là cơ chế cho phép chính phủ có thể truy cập được vào các dữ liệu đã được mã hóa rồi thì backdoor vẫn được xem là một mối nguy cơ lớn về vấn đề bảo mật bởi những kẻ tấn công sẽ vẫn luôn tìm mọi cách để thấy được những lỗ hổng và tiến hành thực hiện những cuộc khai thác.

Xem thêm: Big Data là gì? Khám giá cơ hội ngành hấp dẫn nhất

Backdoor vô hại với hệ thống

Đối với backdoor vô hại thì các nhà sản xuất phần mềm hay các phần cứng thường sẽ cài đặt backdoor dành cho các sản phẩm một cách công khai để có thể thuận tiện trong việc theo dõi cũng như cập nhật những phần mềm từ xa. Từ đó đó thể tìm ra nguyên nhân của các lỗi và tiến hành bảo trì, bảo dưỡng các phần mềm đó.

Hiện nay, trong các doanh nghiệp thì backdoor sẽ thường được cài đặt vào máy tính hay điện thoại của nhân viên để sử dụng với các mục đích cụ thể đã nêu trên. Tuy nhiên, vấn đề này cũng cần phải được đưa vào trong các hợp đồng lao động hay quy định của các doanh nghiệp, đồng thời được sự chấp thuận, đồng ý thực hiện của nhân viên trong doanh nghiệp đó.

Việc làm it phần mềm tại Hồ Chí Minh

2.2. Backdoor gây hại cho hệ thống

Backdoor gây hại cho hệ thống

Bên cạnh backdoor vô hại thì cũng sẽ vẫn có những backdoor gây hại cho hệ thống. Đây được xem là một chương trình về các hoạt động gián điệp và một khi backdoor đã có những bước xâm nhập vào các thiết bị, hệ thống thì nó sẽ tiến hành thực hiện những cuộc khai thác hay những truy cập bất hợp pháp để có thể dễ dàng đánh cắp những thông tin của người dùng như là tin nhắn, thông tin liên quan đến thẻ tín dụng hoặc là những thông tin nhạy cảm khác của người dùng,... Đôi khi backdoor còn mở cửa sau để có thể đưa ra những mã độc khác cho việc chiếm quyền điều khiển từ các đối tượng người dùng.

Tuy nhiên, người dùng cũng không dễ dàng gì để có thể phát hiện ngay ra được sự xâm nhập của backdoor bởi chúng có một phương thức hoạt động vô cùng tinh vi, kín đáo và đây có thể được xem là một mối đe dọa cực kỳ nghiêm trọng và rất nguy hiểm cũng như khá phổ biến trong các loại mã độc hiện nay.

Xem và ứng tuyển ngay: Việc làm kỹ sư mạng máy tính

3. Cách thức lây nhiễm và hoạt động của backdoor

3.1. Đối với backdoor vô hại

Backdoor vô hại được xem như là một trong những thủ tục của quá trình sản xuất ra các phần mềm, phần cứng và ngoài những chức năng chính thì đôi khi backdoor được tạo ra chỉ với mục đích là dự phòng. Tuy vậy cũng không thể chắc chắn được rằng backdoor vô hại bất cứ lúc nào có thể rơi vào tay của những tội phạm mạng hay không?

Cách thức hoạt động của backdoor vô hại

Và có lẽ đây cũng chính là lý do tại sao các “ông lớn” như là Facebook, Apple, Google đã từ chối những yêu cầu đưa ra từ Five Eyes – Hiệp ước chia sẻ thông tin tình báo của 5 nước Anh, Hoa Kỳ, Canada, Úc và New Zealand về vấn đề đưa backdoor vào các dịch vụ của họ mặc dù đã có rất nhiều thuyết phục cũng như những lợi ích mà backdoor mang lại nhưng vẫn không thể làm lung lay được quyết định của họ.

Việc làm kinh doanh phần mềm

3.2. Đối với backdoor gây hại

Có thể thấy, backdoor gây hại chính là những gián điệp vô cùng tinh vi và sử dụng rất nhiều những chiêu bài khác nhau để có thể tiến hành thâm nhập được vào hệ thống các thiết bị, các phần mềm như là đính kèm các link vào trong các email hay cũng có thể ẩn mình vào trong các file mà người dùng tải xuống. Và để có thể giải quyết cho bài toán này cũng như để bảo tồn và duy trì được nòi giống cho hệ thống các phần mềm thì backdoor sẽ tự sao chép rồi lây lan ra các hệ thống liên quan mà không cần phải sử dụng bất kỳ một lệnh bổ sung nào khác từ những người đã tạo ra chúng.

Ví dụ phổ biến nhất cho hoạt động lây nhiễm và con đường thâm nhập của backdoor gây hại chính là khi mà người dùng tiến hành tải một phần mềm nào đó có vi phạm bản quyền như là tải bản crack của Adobe Photoshop thì các mã độc sẽ theo đó tự tạo ra một backdoor ngay trên thiết bị của người dùng, theo đó nó sẽ tùy ý làm mọi điều mà nó muốn và cũng không sợ bị phát hiện ra.

Cách thức lây nhiễm của backdoor gây hại

Như vậy có thể thấy rằng, các hoạt động vô cùng kín đáo của backdoor và nó có liên quan mật thiết đến một phần mềm cũng rất độc hại có tên là Rootkit. Theo đó, một khi mà backdoor đã bắt đầu đặt chân vào hệ thống các thiết bị thì nó sẽ ngay lập tức kích hoạt Rootkit nhằm mục đích là giữ cửa sau luôn phải được mở. Bên cạnh đó, nó cũng che giấu cho toàn bộ những hoạt động Internet có xảy ra bất thường để giúp cho backdoor sẽ không bị người dùng phát hiện cũng như hệ điều hành mà người đó đang sử dụng phát hiện ra.

Xem thêm: Nghề Business Analyst là gì? Và những hiểu biết về Business Analyst

4. Làm sao để phát hiện và ngăn chặn được sự xâm nhập của backdoor?

Đối với các hacker hiện nay thì thông qua backdoor, họ có thể dễ dàng khai thác được toàn bộ những thông tin của người dùng, đó là những thông tin cá nhân, sở thích, tài khoản, mật khẩu, hay tất cả những gì mang lại giá trị cho họ. Hay hiểu một cách đơn giản thì họ sẽ sử dụng backdoor để làm một công cụ, bàn đạp cho các phần mềm độc hại khác đi vào trong hệ thống các thiết bị, các phần mềm, phần cứng. Vậy câu hỏi đặt ra là làm sao để có thể phát hiện cũng như ngăn chặn được backdoor?

4.1. Cách phát hiện ra backdoor được cài đặt trên máy tính

Dù bạn có hiểu rõ về backdoor là gì nhưng để có thể phát hiện ra chúng đang ở trong máy tính là điều không dễ dàng. Bởi tùy vào từng hệ điều hành khác nhau thì sẽ có những cách phát hiện khác nhau. Một số trường hợp thì bạn có thể sử dụng những phần mềm để quét cũng như kiểm tra backdoor nhưng đối với một số trường hợp phức tạp hơn thì lại cần phải có những công cụ chuyên dụng hay những phần mềm về giám sát các giao thức internet protocol [IP] thì mới có thể kiểm tra được việc máy tính hiện có bị backdoor xâm nhập vào hay không?

Cách phát hiện ra backdoor được cài đặt trên máy tính

Ngoài ra, người dùng cũng có thể áp dụng một số những giải pháp khác để có thể ngăn chặn được những cuộc tấn công từ backdoor mà điều đầu tiên cần làm chính là phải tuân thủ theo những phương pháp về bảo mật như là chỉ được cài đặt những phần mềm thật đáng tin cậy, đồng thời đảm bảo được việc luôn bật tường lửa trên các thiết bị của mình. Bởi đây chính là công cụ được sử dụng để có thể ngăn chặn được những cuộc tấn công đến từ backdoor và giúp hạn chế được những lưu lượng có thể truyền qua các cổng mở. Theo đó, người dùng cũng nên theo dõi chi tiết về lưu lượng mạng mà mình sử dụng để kiểm tra xem có sự xâm nhập của backdoor hay không.

Việc làm nhân viên phát triển phần mềm

4.2. Cách phòng tránh và ngăn chặn sự xâm nhập của backdoor trên máy tính

Để có thể phòng tránh cũng như ngăn chặn được sự xâm nhập của backdoor vào các thiết bị, hệ thống phần cứng, phần mềm thì người dùng có thể áp dụng theo các phương pháp sau đây:

- Thay đổi lại mật khẩu mặc định và sau đó tiến hành kích hoạt  cũng như xác thực các yếu tố và sử dụng các mật khẩu khác nhau dành cho từng ứng dụng của các phần mềm.

- Luôn giám sát các hoạt động mạng, đồng thời thường xuyên sử dụng tường lửa để có thể theo dõi được những hoạt động mà ứng dụng đó đã cài đặt lên máy tính.

Cách phòng tránh và ngăn chặn sự xâm nhập của backdoor trên máy tính

- Luôn phải thận trọng trong vấn đề tải và cài đặt các ứng dụng cũng như các plugin bởi đó là 2 nguồn phổ biến nhất mà hiện nay các backdoor có thể xâm nhập vào hệ thống. Chính vì vậy mà người dùng khi sử dụng hệ điều hành Android và Chrombook nên tải ứng dụng từ chính các cửa hàng của Google Play. Còn đối với những người đang sử dụng thiết bị Macbook và hệ điều hành IOS thì nên tải trên App Store của Apple.

- Cần sử dụng những công cụ về bảo mật thông tin để có thể đảm bảo được chất lượng tốt nhất.

- Thường xuyên theo dõi những tin tức liên quan đến công nghệ để có thể cập nhật được những thông tin mới và hữu ích nhất về backdoor cùng với hệ thống an ninh mạng, từ đó chủ động có những phương pháp để phòng tránh những trường hợp xấu nhất xảy ra.

- Tuyệt đối không được sử dụng những phần mềm không đáng tin cậy bởi thực tế khi mà các ứng dụng tin tưởng vẫn có thể có nguy cơ bị xâm nhập nên những phần mềm không đáng tin cậy chắc chắn sẽ mang đến rủi ro lớn hơn.

- Luôn cập nhật những hệ điều hành kịp thời khi có phiên bản mới.

- Cần sử dụng những phần mềm, ứng dụng về diệt virus nhưng cần đảm bảo về độ uy tín, chất lượng và sau khi cài đặt thì cần thường xuyên cập nhật liên tục.

Hy vọng qua bài viết trên đây của timviec365.vn, các bạn đã hiểu và nắm rõ những thông tin cơ bản, quan trọng nhất về backdoor là gì cùng cách nhận biết và phòng tránh sự xâm nhập của backdoor vào các hệ thống phần mềm, phần cứng. Từ đó có thể áp dụng vào đời sống cũng như công việc một cách hiệu quả nhất nhé! Mong rằng nó sẽ bổ sung thêm nhiều kiến thức mới cho bạn. Thân ái!

Video liên quan

Chủ Đề