Nội dung tuyên truyền sức khỏe sinh sản

Lứa tuổi vị thành niên có rất nhiều sự thay đổi về tâm sinh lý cũng là điểm quan trọng khởi đầu để các em hình thành kỹ năng sống, chuẩn bị cho giai đoạn trưởng thành sau này. Việc tuyên truyền sức khỏe sinh sản [SKSS] cho trẻ vị thành niên trong giai đoạn này rất quan trọng, đang đặt ra những yêu cầu cấp bách trong điều kiện các em chịu tác động từ nhiều yếu tố xung quanh.

Lứa tuổi vị thành niên từ 10 - 19 tuổi. Ở giai đoạn này, các em rất thích khám phá năng lực bản thân, mở rộng thêm nhiều mối quan hệ mới. Nếu không được tuyên truyền đúng cách, các em rất dễ có các nguy cơ: Quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục không an toàn, dễ bị xâm hại tình dục dẫn đến mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục kể cả HIV/AIDS, mang thai ngoài ý muốn, phá thai không an toàn… 

Theo bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên [CSAGA], trong 1.000 vụ xâm hại tình dục, số em gái ở độ tuổi 12 -15 chiếm tới 57,46%.

Chăm sóc sức khỏe giới tính giúp phát triển toàn diện cho vị thành niên, thanh niên.

Chính việc thiếu các kiến thức về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe sinh sản đã khiến vị thành niên, thanh niên dễ trở thành đối tượng bị lạm dụng, xâm hại tình dục, dẫn đến những hệ lụy xấu về sau. Theo số liệu báo cáo chính thức của Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em [Bộ Y tế], tình trạng phá thai ở Việt Nam đang ở mức rất cao với 250.000 - 300.000 ca mỗi năm.

Vị thành niên không còn là trẻ con nhưng chưa phải là người lớn. Tuổi vị thành niên là một giai đoạn phát triển rất nhanh về thể chất. Lứa tuổi đó đòi hỏi phải có kiến thức để hiểu cơ thể mình đang phát triển thế nào, đặc biệt là về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục.

Tuy nhiên, trên thực tế, mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong công tác tuyên truyền giáo dục, song các kiến thức, kỹ năng cơ bản về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục của vị thành niên, thanh niên còn nhiều hạn chế. 

Tuyên truyền giáo dục giới tính vị thành niên, vì tương lại giống nòi

Thực tế cho thấy, trẻ vị thành niên còn thiếu hụt nghiêm trọng kiến thức về SKSS, chưa hiểu rõ cơ thể của bản thân. Tại nhà trường, mặc dù đã có các môn học như Sinh học, Giáo dục công dân nhưng những kiến thức mới dừng lại ở lý thuyết. Nhu cầu về việc tuyên truyền, phổ biến SKSS rất quan trọng, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi mạng internet luôn có tác động hai chiều đến nhận thức của các em, trong đó, thông tin tiêu cực vẫn còn khá nhiều.

Công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên tại các trường học giúp các em học sinh biết được nhiều kiến thức về sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên là rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống gia đình trong tương lai, đồng thời giúp các em chuẩn bị tâm thế tốt về vấn đề sức khỏe sinh sản khi còn trên ghế nhà trường.

Mục tiêu quan trọng trong truyền thông đối với trẻ vị thành niên về chăm sóc SKSS đó là trang bị cho các em học sinh nữ kiến thức để tự chăm sóc sức khỏe vị thành niên và thanh niên, kỹ năng ứng xử trước sự thay đổi tâm sinh lý, cách để tránh bị lạm dụng tình dục, phòng tránh việc mang thai ngoài ý muốn…

Nhận thấy tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính vị thành niên, nhiều địa phương đã thường xuyên tổ chức các chương trình bổ trợ kiến thức để thanh niên lứa tuổi này nhận thực đúng đắn về vấn đề này. Ngoài ra, việc kết hợp của ngành y tế và giáo dục ở mỗi đĩa phương được đánh giá đem lại hiệu quả cao cho công tác giáo dục giới tính cho vị thành niên.

Nói chuyện chuyên đề về công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản thanh niên, vị thành niên là công tác cần được đẩy mạnh tổ chức.

Bà Vũ Thị Thùy, Chi cục trưởng Chi cục Dân số tỉnh Điện Biên cho biết: "Hiện tỉnh đã có chủ trương tuyên truyền nâng cao nhận thức giáo dục sức khỏe giới tính cho vị thành niên. Chi cục DS - KHHGÐ tỉnh Điện Biên đã phối hợp với phòng Giáo dục - Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tuyên truyền nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt ngoại khóa về chăm sóc sức khỏe sinh sản và phòng chống HIV/AIDS cho vị thành niên, thanh niên tại các trường THPT trên địa bàn toàn tỉnh".

Trong khi đó, Sở Y tế Bắc Kạn cho biết hiện có đề án riêng cho vấn đề này nhằm mục đích nâng cao nhận thức về giới tính cho lứa tuổi vị thành niên trên địa bàn tỉnh. Hiện Sở Y tế giao cho Trung tâm kiếm soát dịch bệnh tỉnh nghiên cứu, triển khai đề án có hiệu quả.

Còn tại Quảng Ninh, công tác tuyên truyền được các cơ quan đẩy mạnh thời gian qua. CLB Vị thành niên với giáo dục tình dục toàn diện thuộc Hội Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Ninh thời gian qua đã tổ chức nhiều cuộc sinh hoạt về chăm sóc sức khỏe sinh sản tại nhiều trường trên địa bàn tỉnh. Trong các buổi sinh hoạt, học sinh đã được cán bộ Hội Kế hoạch hóa gia đình tỉnh đến hướng dẫn, cung cấp thêm nhiều kiến thức về sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên, thanh niên với các chủ đề thảo luận phong phú.

Mời độc giả xem thêm video


Mặc dù đã có các chương trình sức khỏe vị thành niên, thanh niên trong những năm gần đây, tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều khoảng trống trong các chương trình, được phản ảnh qua kết quả các chỉ số về kiến thức, thực hành sức khỏe sinh sản và tình dục của vị thành niên, thanh niên.

Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên [SKSS VTN] là một trong những công tác quan trọng để duy trì và nâng cao chất lượng dân số, vì vậy công tác này cũng được thực hiện ở các trường phổ thông nhằm nâng cao sự hiểu biết của học sinh [HS] về bảo vệ, chăm sóc SKSS cho bản thân.

Những năm qua, vị thành niên, thanh niên Việt Nam đã có những bước phát triển khá toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần; đã và đang đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khoảng trống trong chăm sóc sức khỏe sinh sản, tình dục cho lứa tuổi này.

Ở nhiều nơi, việc học sinh mang thai ngoài ý muốn đã xảy ra và kéo theo những hệ lụy không nhỏ về sau. Nguyên nhân bắt nguồn từ sự thiếu quan tâm, không có sự truyền thông giáo dục vì thói quen, tập quán ngại chia sẻ những kiến thức liên quan về giới, về SKSS.

Các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã tích hợp nội dung tuyên truyền kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên, tìm hiểu về HIV/AIDS, KHHGĐ trong từng tiết học, trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa, dàn dựng tiểu phẩm sinh hoạt dưới cờ hàng tuần, tổ chức hội thi,... để trang bị cho các em kỹ năng tự bảo vệ bản thân, tránh được những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến SKSS của bản thân. Cụ thể như nguy cơ quan hệ tình dục sớm dẫn đến mang thai ngoài ý muốn, nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục hoặc viêm nhiễm phụ khoa do thiếu hiểu biết.

Các hoạt động truyền thông này đã ít nhiều tác động tích cực đến học sinh. Bên cạnh đó việc duy trì câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe sinh sản trong nhà trường cũng đã giúp học sinh được nâng cao hiểu biết. Việc tham gia Câu lạc bộ giúp các em được trang bị những kiến thức rất bổ ích về sức khỏe giới tính hay sự biến đổi tâm sinh lý. Từ đó em cảm thấy tự tin hơn trong các mối quan hệ.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng đã tổ chức Ban Tư vấn tâm lý học đường tư vấn tất cả các vấn đề liên quan đến tâm sinh lý, SKSS và những thắc mắc về giới của HS. Tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền khác như: hội thi tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên, tìm hiểu HIV/AIDS, diễn tiểu phẩm, lồng ghép nội dung chăm sóc SKSS/KHHGĐ trong buổi sinh hoạt dưới cờ thu hút rất nhiều học sinh  tham gia.

Sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.

Với ý nghĩa quan trọng như vậy, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011- 2020 với nhiều nội dung quan trọng. Chiến lược xác định bảy giải pháp cụ thể, từ tăng cường và nâng cao hiệu quả các hoạt động truyền thông đối với tất cả các nhóm đối tượng, tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, người cao tuổi và vị thành niên; nâng cao chất lượng truyền thông giáo dục; nâng cao chất lượng dịch vụ dành cho người cao tuổi, trẻ vị thành niên, chất lượng dịch vụ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện đào tạo và tập huấn theo địa chỉ, theo nhu cầu, nhất là vùng sâu, vùng xa...

Trên toàn quốc một số mô hình đã và đang được triển khai nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng và dịch vụ về dân số - sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho vị thành niên, thanh niên như mô hình “Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân”, mô hình “Cung cấp dịch vụ sức khỏe thân thiện với vị thành niên, thanh niên”.

Có thể nói, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên là công tác quan trọng góp phần ổn định nhiều mặt của xã hội, phòng tránh nhiều hệ lụy tiêu cực trong giới trẻ và là nền tảng nâng cao chất lượng dân số, gia đình về lâu dài cho địa phương. Việc nâng cao hiệu quả công tác này là vấn đề cần quan tâm. Gia đình, nhà trường và toàn xã hội cần tích cực đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục theo chuyên đề tại địa bàn; tăng cường lồng ghép giữa truyền thông và cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe nhân các chiến dịch; chú trọng mở rộng đối tượng vận động là cha mẹ, ông bà…để giáo dục, động viên con em trong việc tham gia tư vấn và khám, chăm sóc sức khỏe định kỳ. Đặc biệt, gia đình và xã hội cần tạo mọi điều kiện để vị thành niên, thanh niên tích cực học tập, lao động, chủ động tham gia các hoạt động tư vấn, chăm sóc sức khỏe nói chung, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục lành mạnh nói riêng; bảo đảm để vị thành niên, thanh niên được quan tâm chăm lo toàn diện và thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình.

Nguyệt Anh [Tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề