Nữ hoàng elizabeth là ai

Từ ngày 2-5/6, nước Anh bắt đầu kỳ nghỉ lễ quốc gia mừng Đại lễ Bạch Kim đánh dấu 70 năm trị vì của Nữ hoàng Elizabeth II. Đây cũng là cột mốc đánh dấu nhiều kỷ lục mà Nữ hoàng nắm giữ.

Với việc trị vì trong 70 năm và gần 4 tháng liên tiếp, Nữ hoàng Elizabeth II trở thành người giữ ngai vàng lâu nhất trong lịch sử Hoàng gia Anh.

Kỷ lục trước đó là do Nữ hoàng Victoria nắm giữ với 63 năm 7 tháng 2 ngày trị vì, tính đến năm 1901.

Trên thế giới, chỉ có 2 vị vua từng có khoảng thời gian trị vì lâu hơn Nữ hoàng Anh Elizabeth II là Vua Louis XIV của Pháp, người giữ ngai vàng trong hơn 72 năm từ 1643-1715, và Vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej, với khoảng thời gian nắm quyền là 70 năm 4 tháng, tính đến tháng 10/2016.

Ở tuổi 96, Nữ hoàng Elizabeth II cũng là người trị vì và lãnh đạo nhà nước cao tuổi nhất trên thế giới hiện nay.

Trong thời gian trị vì, Nữ hoàng Elizabeth II đã công du tới hơn 100 quốc gia [tính từ năm 1952], nhiều nhất trong số các bậc quân vương của Anh và thực hiện hơn 150 chuyến thăm tới các nước thuộc Khối Liên hiệp Anh [Khối Thịnh vượng chung].

Trong nhóm này, bà tới Canada nhiều nhất, 22 lần. Ở châu Âu, với 13 lần đến thăm, Pháp là nước được Nữ hoàng Anh đến thăm nhiều nhất.

Theo báo Daily Telegraph, các chuyến công du nước ngoài mà Nữ hoàng Elizabeth II đã thực hiện có tổng quãng đường di chuyển tương đương 42 lần vòng quanh thế giới trước khi bà dừng công du nước ngoài từ tháng 11/2015, ở tuổi 89.

Chuyến công tác nước ngoài dài nhất mà bà thực hiện kéo dài 168 ngày, từ tháng 11/1953-5/1954, khi bà đi thăm 13 quốc gia trên thế giới.

Khi 21 tuổi, Công chúa Elizabeth từng cam kết sẽ dành cả đời phụng sự Khối Thịnh vượng chung. Lời cam kết này đã được hiện thực hóa một cách đầy ấn tượng với những con số đáng chú ý.

Khi trở thành Nữ hoàng Anh, bà đã thực hiện 21.000 cam kết, đóng ấn hoàng gia cho 4.000 văn bản pháp luật, tiếp đón 112 chuyến thăm cấp nhà nước của các lãnh đạo nước ngoài, chủ trì hơn 180 nữa tiệc vườn thượng uyển tại Điện Buckingham với tổng số lượng khách là 1,5 triệu người.

Trong khoảng thời gian Nữ hoàng Elizabeth II trị vì, nước Anh đã trải qua 13 đời thủ tướng, bắt đầu với cựu Thủ tướng Winston Churchill [1952-1955] và hiện nay là Thủ tướng Boris Johnson cầm quyền từ năm 2019.

Bà thường tổ chức các cuộc gặp riêng hằng tuần với thủ tướng tại Cung điện Buckingham. Bà cũng là bậc quân vương có cuộc hôn nhân lâu bền nhất, 73 năm, trong lịch sử Hoàng gia Anh.

Nữ hoàng Elizabeth II còn được coi là vị quân vương tiên phong trong nhiều lĩnh vực thuộc kỷ nguyên số hóa.

Năm 1996, bà là người đứng đầu Hoàng gia Anh đầu tiên tới thăm Trung Quốc đại lục, có bài phát biểu tại Hạ viện Mỹ tại thủ đô Washington.

Năm 1976, bà là bậc quân vương đầu tiên của Anh gửi thư điện tử [email] trong chuyến thăm tới trụ sở nghiên cứu của Bộ Quốc phòng Anh.

Nữ hoàng Elizabeth II cũng là người kích hoạt trang web chính thức của Điện Buckingham vào năm 1997, đăng bài đầu tiên trên Twitter vào năm 2014 và chính thức có tài khoản mạng Instagram vào năm 2019.

Nữ hoàng Anh Elizabeth II đã trị vì tại ngai vàng suốt 70 năm qua, nhiều hơn bất cứ vị quân vương nào trong lịch sử xứ sở sương mù và cả trên toàn thế giới. 70 năm, một đời người. Đến hôm nay, khi đã ở tuổi 95, bà vẫn luôn hết mình vì sự nghiệp gìn giữ, phát huy các giá trị của nước Anh, một lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

NỮ HOÀNG ANH – 70 NĂM PHỤNG SỰ

Ngày 6/2/2022, những phát đại bác vang vọng khắp thủ đô London, kỷ niệm 70 năm trị vì của Nữ hoàng Anh Elizabeth II, còn gọi là Đại lễ Bạch kim, bắt đầu năm vinh danh triều đại lâu đời nhất của Vương quốc Anh.

Biệt đội Pháo binh Hoàng gia của Bệ hạ đã bắn 41 phát súng chào tại Công viên Xanh gần Điện Buckingham. Một giờ sau, 62 phát đại bác vang lên từ Tháp London, Cung điện Hoàng gia của Nữ hoàng cách đó khoảng 5 km.

Trước đó, Điện Buckingham đã công bố kế hoạch tổ chức Đại lễ Bạch kim kỷ niệm 70 năm trị vì của Nữ hoàng, gồm nhiều sự kiện diễn ra trong năm, với tâm điểm gồm các hoạt động diễn ra từ ngày 2 đến 5/6, trùng với dịp kỷ niệm ngày bà chính thức đăng cơ vào năm 1953.

Nữ hoàng Anh Elizabeth II tên thật là Elizabeth Alexandra Mary, sinh ngày 21/4/1926 tại London. Năm 1936, lúc bà 10 tuổi, Vua Edward VIII - bác ruột của bà - rời bỏ ngai vàng để sống cùng vợ là một người Mỹ bình thường. Cha của bà lên ngôi, trở thành Vua George VI và Elizabeth trở thành công chúa, nhưng trong suy nghĩ của bà chưa hề có ý nghĩ một ngày nào đó sẽ trở thành Nữ hoàng của Vương quốc Anh.

Tháng 2/1952, Vua George VI lâm bệnh nặng, Elizabeth cùng chồng là Hoàng thân Philip đảm nhận vai trò thay vua cha thực hiện chuyến công du chính thức tới Kenya. Đó được xem là sự kiện cột mốc trong cuộc đời Elizabeth, đánh dấu hành động đầu tiên của bà trong vai trò người đứng đầu Hoàng gia.

Đêm ngày 5 rạng sáng ngày 6/2, Vua George VI băng hà, Elizabeth kế vị ngai vàng và trở thành Nữ hoàng Anh. Lễ đăng quang của bà được tổ chức vào ngày 2/6/1953. Mặc dù tham vấn ý kiến các cố vấn, Elizabeth II quyết định lễ đăng quang chính thức sẽ được tổ chức vào ngày 2-6-1953 và sẽ được truyền hình trực tiếp. Đó là lần đầu tiên lễ đăng quang được truyền hình trực tiếp cho dân chúng xem, góp phần làm cho vương triều trở nên gần gũi với dân chúng hơn. Năm đó, bà 26 tuổi.

Và kể từ đó, nhiều sự kiện, hoạt động khác của Hoàng gia Anh cũng được truyền hình trực tiếp cho dân chúng cùng thưởng lãm, như sự kiện đám cưới lộng lẫy của Thái tử Charles với Công nương Diana Spencer vào năm 1981. Những sự kiện truyền hình trực tiếp đó đã tạo nên một sức sống mới cho Hoàng gia, mở ra những năm tháng đầy hứng khởi trong thời đại mới.

Ngày 9/9/2015, Nữ hoàng Elizabeth II trở thành nữ hoàng trị vì lâu nhất trong lịch sử nước Anh. vượt qua kỷ lục 63 năm, 7 tháng, 2 ngày của Nữ hoàng Victoria. Bà không chỉ là người chứng kiến nhiều đổi thay ở Xứ sở Sương mù mà còn tận mắt thấy những biến động trên toàn thế giới.

Cựu Thủ tướng Anh DAVID CAMERON: “Nữ hoàng là của chúng tôi, và chúng tôi rất tự hào hơn về bà. Bà đã phục vụ đất nước này với phẩm giá và sự tận tâm vô tận, và chúng tôi mong bà sẽ có thêm thật nhiều thời gian để tiếp tục công việc của mình.”

Bà PENNY JUNOR, Nhà viết tiểu sử Hoàng gia: “Nữ hoàng có ảnh hưởng rất lớn trên toàn thế giới. Bà là đại sứ của nước Anh, vị đại sứ trên mọi lĩnh vực. Nữ hoàng được yêu mến trên toàn thế giới.”

Ông MATTHEW DENNISON, Nhà viết tiểu sử và nghiên cứu lịch sử: “Sự nổi tiếng của Nữ hoàng đã vượt xa bất kỳ chính trị gia nào. Và cũng vì vậy, sự tôn trọng mà mọi người dân trên toàn thế giới, ở tất cả mọi nơi dành cho bà là rất lớn.”

Ông CHARLES RAE, Cựu phóng viên The Sun: “Nữ hoàng có phẩm chất ngoại giao tuyệt vời, bà biết chính xác phải nói gì và phải làm gì với tất cả những người khác nhau, những nhà lãnh đạo hay kể cả những bên đối lập. Bà đối xử với tất cả họ bằng sự tôn trọng, và họ cũng vậy với bà.”

NỮ HOÀNG ĐÁNG KÍNH TRONG LÒNG NGƯỜI DÂN

Sau 7 thập niên trên ngai vàng, Nữ hoàng Elizabeth II được người dân Vương quốc Anh kính trọng, ngưỡng mộ vì cách bà tận tâm, thầm lặng cống hiến cho nhiệm vụ. Trong thời gian tại vị, bà đã hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách thận trọng, đáng kính và trách nhiệm vô hạn.
Theo hiến pháp, Nữ hoàng Anh Elizabeth II có vai trò quan trọng như mở và giải tán quốc hội cũng như phê chuẩn dự luật. Tuy nhiên, những quyền lực này phần lớn mang tính nghi lễ. Vai trò thực tế của Nữ hoàng là trở thành biểu tượng cho sự đoàn kết của đất nước, giữ vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân. Bà thực hiện các nhiệm vụ ngoại giao, cử hành các nghi lễ như đón tiếp nguyên thủ nước ngoài hay tham gia các sự kiện chính thức.

Không chỉ là nguyên thủ của nước Anh, Nữ hoàng Elizabeth II còn là nguyên thủ của Khối Thịnh vượng chung, tổ chức liên chính phủ gồm 53 quốc gia thành viên, hầu hết từng là lãnh thổ của Đế quốc Anh. Ngoài Anh, bà còn là nữ hoàng của 15 quốc gia khác trong khối, trong đó có Canada, Australia và New Zealand. Trên bình diện quốc tế, Elizabeth II là vị Nữ hoàng đặc biệt nhất, đáng kính và nổi bật nhất. Bà đã di chuyển hơn 1 triệu dặm [1,6 triệu km], đến thăm hơn 120 quốc gia và gặp gỡ, hội kiến với hàng trăm nguyên thủ.

Đặc biệt, trong suốt gần 70 năm trị vì của mình, bà đã chứng kiến nhiều thay đổi về chế độ trong chính trường Mỹ. Bà đã có các cuộc gặp và đón tiếp 13 vị Tổng thống Mỹ: Harry Truman [1951], Dwight D .Eisenhower [1957, 1959], John F Kennedy [1961], Nixon [1969], Gerald Ford [1976], Jimmy Carter [1977], Ronald Reagan [1982, 1983], H. W. Bush [1991], Bill Clinton [1995], George W. Bush [2003, 2007], Barack Obama [2009, 2011], Donald Trump [2018, 2019], Joe Biden [2021].

Giá trị của việc ý thức về những mục đích trong cuộc sống đã được Nữ hoàng Elizabeth II thấm nhuần từ khi còn nhỏ, và những phẩm chất này là một phần bản sắc của Nữ hoàng Anh. Trong những năm qua, bà đã thể hiện lòng nhân ái và lan tỏa tình yêu thương bằng cách hỗ trợ cho một số tổ chức từ thiện vì những mục đích tốt đẹp.

Trong suốt những năm tháng trị vì kéo dài nhiều thập kỷ sau đó, bà vẫn luôn kiên định qua các giai đoạn biến động xã hội và chính trị to lớn, từ khi Anh kết thúc thời kỳ đế quốc, bước ngoặt những năm 60, xung đột lao động những năm 1980, khủng bố quốc tế, sự kiện Brexit cho đến đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, dù Nữ hoàng đã phải chịu đựng không ít vụ bê bối của Hoàng gia Anh trong nhiều năm qua, nhưng bà luôn đưa ra những thông điệp tích cực, đáng tin cậy và tăng uy tín cho Hoàng gia. Mức độ điềm tĩnh của Nữ hoàng Elizabeth II là một điểm tựa lớn để Hoàng gia Anh vượt qua những thử thách và trách nhiệm với công chúng. Đối với nhiều người dân Anh, Nữ hoàng là tượng trưng cho sự kiên cường mà họ muốn phấn đấu đạt được.

Bà ANNA WHITELOCK, Chuyên gia giám sát lịch sử, Đại học London: “Thời gian 70 năm trị vì là điều chưa từng có đối với quốc vương Anh và cả thế giới. Nghĩ về ngày bà mới lên ngôi, nước Anh những năm 1950, và giờ, 70 năm đã trôi qua, có quá nhiều điều thay đổi nhưng Nữ hoàng vẫn ở đây, thật là nhiều cảm xúc.”

Ông MATTHEW DENNISON, Nhà viết tiểu sử và nghiên cứu lịch sử: “Lễ Bạch kim kỷ niệm 70 năm ngày lên ngôi của Nữ hoàng chính là dịp để mọi người xích lại gần nhau, để có được cảm giác gắn kết xã hội mà Nữ hoàng luôn hướng tới. Nó cho chúng ta nhìn lại về những thay đổi, những bước phát triển của đất nước 70 năm qua. Tôi không nghĩ trong thời điểm này, nữ hoàng coi Lễ Bạch Kim như một ngày lễ của bản thân, mà bà sẽ coi đây là một thời điểm để cả đất nước Anh và khối Thịnh vượng chung cùng nhìn lại những thành tựu nổi bật của mình.”

Người dân Anh: “Nữ hoàng là một biểu tượng của Vương quốc Anh, bà là hình ảnh thu nhỏ của Vương quốc Anh theo một cách nào đó, bà là hiện thân của Vương quốc Anh theo rất nhiều cách khác nhau.”

Người dân Anh: “Bà một người phụ nữ rất mạnh mẽ và là tấm gương cho mọi người dân Anh, cho bất kỳ ai trong Khối thịnh vượng chung và phụ nữ trên toàn thế giới.”

Người dân Anh: “Nữ hoàng có ý nghĩa rất lớn đối với đất nước và khu vực. Về bản chất Nữ hoàng như người mẹ của tất cả người dân Anh. Vì vậy, thật tuyệt khi có bà ở đây như một biểu tượng của sự bảo vệ và hạnh phúc của chúng tôi.”

LỜI HỨA SON SẮT

Hoàng gia Anh từ lâu đã không trực tiếp tham gia vào điều hành và quyết định các vấn đề đối nội, đối ngoại của đất nước, nhưng sức ảnh hưởng và vai trò của Hoàng gia thì không chỉ là biểu tượng. Câu nói bất hủ của Nữ hoàng Anh: “Toàn bộ cuộc đời tôi, dù dài hay ngắn, sẽ dành để phụng sự đất nước và phụng sự Hoàng gia vĩ đại” như một lời hứa sắc son với đất nước, với nhân dân.

Trong vài năm qua, khi tuổi tác của Nữ hoàng ngày càng cao và nghi vấn thoái vị được dấy lên trong dư luận, các trợ lý cấp cao của Cung điện Buckingham đều có câu trả lời giống nhau cho thắc mắc này, đó là: "Suốt đời là suốt đời". Và trong một tuyên bố đánh dấu Đại lễ Bạch kim của mình, Nữ hoàng Elizabeth II đã cam kết sẽ tiếp tục thực hiện những gì bà đã hứa.

Hình ảnh rạng rỡ của bà khi tham dự buổi biểu diễn nghệ thuật đầu tiên nằm trong chuỗi sự kiện của đại lễ Bạch Kim được tổ chức ngày 15/5 chính là điểm tựa, để người dân Anh và cả thế giới tin vào lời hứa son sắt này.

Thực hiện : Hồng Nhung

Video liên quan

Chủ Đề