Ở người để tiến hành tư vấn di truyền có kết quả cần chuẩn đoán dụng bệnh và sử dụng phương pháp

Xét nghiệm sinh học phân tử [molecular diagnosis] là một trong những phương pháp kỹ thuật xét nghiệm tân tiến đang được sử dụng phổ biến rộng rãi trong ngành y học ngày nay. Kỹ thuật này ra đời vào cuối thế kỷ XX dựa trên phương pháp khuếch đại chuỗi PCR tạo ra các phản ứng PCR để từ đó giúp nhận diện và định lượng các yếu tố nguyên nhân gây nên bệnh. Hiện phương pháp này được ứng dụng phổ biến trong chẩn đoán các bệnh lý như HIV, HBV,.. qua việc tiến hành làm HBV đo tải hệ thống tự động, HBV đo tải lượng Real-time PCR...

Xét nghiệm sinh học phân tử là một thuật ngữ dùng để nói về các xét nghiệm nhằm phát hiện các chỉ thị sinh học ở mức độ phân tử như các đoạn acid nucleic, các gen hoàn chỉnh hay thậm chí là các bộ gen của vi sinh vật.

Xét nghiệm sinh học phân tử là một phản ứng tổng hợp chuỗi gen PCR, là một bước tiến nhảy vọt từ thành công của kỹ thuật nhận dạng và giải trình gen. Kỹ thuật này nhằm giúp việc xác định nguyên nhân gây bệnh được nhanh chóng và chính xác hơn để phục vụ cho quá trình điều trị được hiệu quả hơn.

Trong xét nghiệm sinh học phân tử, người ta bắt buộc phải sử dụng chứng dương và chứng âm. Chứng dương là các mẫu chứng có chứa đoạn ADN/ARN mục tiêu đã được biết trước. Chứng âm là những mẫu chứng không có đoạn ADN/ARN mục tiêu để nhằm giúp kiểm soát được quá trình nhiễm chéo khi thực hiện các phản ứng.

Xét nghiệm sinh học phân tử sử dụng 2 kỹ thuật chính đó là kỹ thuật tổng hợp PCR và kỹ thuật Real-time PCR.

Kỹ thuật tổng hợp PCR: Giúp nhận diện vi khuẩn một cách nhanh chóng dựa trên phản ứng PCR. Trong mỗi phản ứng tổng hợp PCR sẽ có khoảng 20-35 vòng, sau mỗi vòng thì DNA sẽ được khuếch đại lên theo hệ số mũ. Để có kết quả chính xác, trong kỹ thuật này cần lưu ý lấy bệnh phẩm tiến hành xét nghiệm trong nồng độ thích hợp, điều nhiệt đúng với từng giai đoạn. Trường hợp sai sót, phản ứng PCR xảy ra với hiệu suất thấp, thậm chí có thể không xảy ra dẫn đến phản ứng PCR âm tính mặc dù biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân rất rõ. Đôi khi, vô tình để xảy ra phản ứng nhiễm chéo giữa các mẫu chứng thì sẽ có phản ứng PCR dương tính ngay cả khi biểu hiện trên lâm sàng của bệnh nhân rất mờ nhạt, không rõ ràng.

Kỹ thuật Real-time PCR: kỹ thuật này gần tương tự như kỹ thuật PCR, tuy nhiên ở đây có thêm một thiết bị ghi tín hiệu khi xả ra phản ứng tổng hợp PCR. Dựa trên việc so sánh số vòng mẫu thử và số vòng của mẫu chuẩn đạt được trong cũng một khoảng thời gian xảy ra phản ứng, từ đó sẽ tính được số vòng mẫu thử gấp bao nhiêu lần số vòng mẫu chuẩn, rồi dựa vào đó người ta tính được nồng độ DNA của mẫu thử.

Kỹ thuật tổng hợp PCR giúp nhận diện vi khuẩn một cách nhanh chóng

2.1. Xét nghiệm sinh học phân tử ở HBV

Ứng dụng trong chẩn đoán HBV, người ta sử dụng các xét nghiệm sinh học phân tử để làm HBV đo tải lượng hệ thống tự động: Để giúp nhận diện vi khuẩn HBV, đồng thời xác định số lượng virus trước khi điều trị, do đó có thể theo dõi số lượng của virus trong suốt quá trình điều trị, đánh giá được sự biến động tăng giảm để có thể điều trị kịp thời.

  • Bệnh phẩm sử dụng: 4ml máu có chống đông EDTA hoặc 1,2ml huyết tương của người bệnh.
  • Kết quả xét nghiệm sẽ có sau 3 ngày.

HBV đo tải lượng Real-time PCR: Như đã nói ở trên, kỹ thuật này tương tự như PCR nhưng có thêm thiết bị tính toán về mốc thời gian xảy ra phản ứng PCR để có thể xác định được số lượng và nồng độ của mẫu thử trong giai đoạn này. Điều này có thể giúp chẩn đoán chính xác hơn về tình trạng cũng như giai đoạn của bệnh và sự phát triển của các yếu tố gây bệnh. Điều này rất có ích cho việc điều trị.

Ngoài ra để hỗ trợ chẩn đoán được chính xác còn sử dụng các kỹ thuật:

  • Định tính HBV bằng kỹ thuật PCR: phát hiện DNA của HBV trong máu hoặc trong tế bào gan ngay cả khi HBsAg đã biến mất. Phương pháp này có độ nhạy và có độ đặc hiệu cao.
  • Xác định kiểu gen HBV bằng kỹ thuật giải trình tự hoặc RFLP. HBV có 8 kiểu gen khác nhau trong đó genotype là kiểu gen liên quan khá nhiều đến tiến triển của bệnh, sự kháng thuốc và đột biến. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy genotype C đáp ứng kém với các thuốc kháng virus nhưng lại có nguy cơ đột biến và ung thư cao hơn so với genotype B. Do đó, việc xác định kiểu gen có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc chẩn đoán, điều trị cũng như tiên lượng bệnh.
  • Xét nghiệm sinh học phân tử còn có thể tham gia vào việc xác định khả năng kháng thuốc của bệnh nhân viêm gan B mạn tính.

Tương tự như xét nghiệm sinh học phân tử ở HBV, đối với HCV người ta cũng tiến hành định tính bằng kỹ thuật PCR, đo tải lượng virus HCV, xác định kiểu gen HCV.

Xét nghiệm sinh học phân tử còn có thể tham gia vào việc xác định khả năng kháng thuốc của bệnh nhân viêm gan B mạn tính

2.2. Xét nghiệm sinh học phân tử ở HIV

Cũng giống như chẩn đoán HBV, để chẩn đoán HIV, trong học sử dụng sinh học phân tử để làm HIV đo tải lượng hệ thống tự động để qua đó giúp chẩn đoán định lượng số lượng virus đang có trong cơ thể rồi từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác để có phương án điều trị tối ưu nhất đồng thời giúp tiên lượng bệnh.

  • Bệnh phẩm để làm xét nghiệm sinh học phân tử chẩn đoán HIV: 4ml máu chống đông EDTA hoặc 1,5ml huyết thương.
  • Kết quả xét nghiệm sẽ có sau 1 tuần kể từ ngày làm xét nghiệm.

Thực tế trên lâm sàng có rất nhiều các vi sinh gây bệnh khác nhau đặc biệt là các chủng mới như HIV, HCV, HCV, SARS... hay đơn giản là các chủng nấm mà nếu như chỉ dùng các phương pháp xét nghiệm vi sinh thông thường cổ điển sẽ không thể xác định hay đáp ứng chậm để có thể đưa ra một chẩn đoán chính xác kịp thời, khi đó, phương pháp xét nghiệm sinh học sẽ đưa đáp ứng được những yếu tố này, giúp chẩn đoán nhanh, chính xác và hiệu quả cho việc điều trị.

Giống như trong chẩn đoán HBV, HIV, để chẩn đoán các bệnh lý khác như viêm gan virus C, bệnh lý do nấm chlamydia, do adenovirus, dengue virus hay mycoplasma...người ta cũng sử dụng xét nghiệm sinh học phân tử với kỹ thuật tổng hợp PCR và Real-time PCR để chẩn đoán.

Xét nghiệm sinh học phân tử là một kỹ thuật xét nghiệm cao, đòi hỏi người thực hiện phải có chuyên môn nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm , đồng thời chi phí thực hiện cũng khá tốn kém. Do đó, chỉ định xét nghiệm sinh học phân tử chỉ được đưa ra khi các phương pháp kỹ thuật xét nghiệm cổ điển không có đáp ứng, không thể đưa ra được chẩn đoán chính xác cho phía điều trị.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Gen di truyền là một khái niệm không mới trong y học nói riêng và khoa học nói chung. Phương pháp giải mã gen nghiên cứu các yếu tố di truyền cho mục đích sàng lọc nguy cơ, tầm soát bệnh tật di truyền. Với nhiều ưu thế lớn, giải mã gen trở thành lựa chọn chăm sóc sức khỏe ưu việt tiên tiến được nhiều người lựa chọn để bảo vệ sức khỏe.

Gen di truyền là gì?

Chúng ta vẫn thường nhắc nhiều về gen nhưng không phải ai cũng hiểu được một cách cặn kẽ, khoa học và chính xác về gen di truyền là gì? Theo đó, có thể hiểu gen di truyền hay nhân tố di truyền là đơn vị vật chất cơ bản của quá trình di truyền. Gen có chứa tất cả những thông tin cần thiết đảm bảo quá trình hình thành, phát triển và hoạt động của một cơ thể.

Giải mã gen là phương pháp hỗ trợ đắc lực cho ngành y học chính xác

Gen di truyền tạo thành từ các DNA, xuất hiện trong bộ nhiễm sắc thể ở người gồm 46 chiếc: 23 nhiễm sắc thể từ mẹ và 23 nhiễm sắc thể từ bố. Theo các nghiên cứu y khoa chỉ ra rằng trong cơ thể của một con người bình thường có khoảng từ 20.000 đến 25.000 gen, các gen này kết hợp ngẫu nhiên trong quá trình di truyền.

Chính số lượng gen di truyền lớn như vậy mà quá trình giải bộ mã gen hết sức phức tạp. Bên cạnh đó, chỉ riêng việc phân tích đặc điểm của con người cũng cần giải mã, phân tính nhiều mã gen khác nhau chứ không đơn thuần nghiên cứu tác động của một loại gen riêng lẻ.

Nguyên lý hoạt động của gen di truyền

Theo nguyên lý hoạt động của gen di truyền được công bố qua các nghiên cứu khoa học thì có thể xác định được rằng gen chủ yếu nằm trên các nhiễm sắc thể. Trong khi đó, các thông tin di truyền DNA có chứa trong nhân tế bào trở thành trung tâm điều khiển của tế bào mà ADN lại được bọc gói thành các nhiễm sắc thể. Bởi vậy mà có thể hình dung hoạt động của gen di truyền chính là quá trình tổng hợp sao chép ADN và tổng hợp phiên mã ARN diễn ra trong quá trình bên trong nhân tế bào. Hay nói cách khác bước đầu tiên trong quá trình di truyền là phiên mã ARN.

Vị trí và hoạt động của gen di truyền

Thông tin biểu hiện của gen di truyền trong quá trình hoạt động được thể hiện bao gồm 4 chữ cái. Mỗi chữ cái lại là một bazơ nitơ. Mỗi gen được hiểu là một đơn vị thông tin di truyền tương ứng với một đoạn ADN, trải qua quá trình phiên mã thành ARN và dịch mã thành Protein. Từ đó mà thông tin lưu trữ trong các sợi ADN được thể hiện thành các polyme sinh hóa hay chính là Protein.

Việc nắm bắt được quá trình hoạt động của gen di truyền tuy phức tạp nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng là cơ sở xác định những rối loạn diễn ra trong hoạt động di truyền. Mà những rối loạn này là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các loại bệnh khác nhau có tính di truyền cần được chẩn đoán và phát hiện kịp thời.

Ứng dụng của giải mã gen di truyền trong chẩn đoán và điều trị

Giải mã gen di truyền là phương pháp y khoa phổ biến hiện nay

Giải mã gen di truyền hay được gọi với tên thông thuộc hơn là xét nghiệm DNA. Phương pháp này được thực hiện với mục đích phát hiện những thay đổi trong di truyền, đặc biệt là các rối loạn xuất hiện. Qua việc phân tích các thông tin trên gen kết quả cho được không chỉ nhằm mục đích xác định mối quan hệ huyết thống hay nguồn gốc của một người mà còn nhằm tìm ra khả năng gây ra các loại bệnh di truyền, phát hiện đột biến gen, tìm kiếm khả năng gây bệnh trên cơ thể người. Những mục đích này có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị nhiều loại bệnh.

Hiện nay giải mã gen di truyền được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau. Mỗi một loại phương pháp gen lại thích hợp với từng trường hợp của mỗi người khác nhau. Phương pháp xét nghiệm phù hợp thường do các chuyên gia khuyến nghị và thực hiện. Một số xét nghiệm phổ biến nhất bao gồm: 

– Xét nghiệm gen tiền hôn nhân: G4500 – xét nghiệm các bệnh di truyền do đột biến gen

– Xét nghiệm sàng lọc trước sinh triSure NIPT – sàng lọc trước sinh, xác định sớm nguy cơ dị tật và các bệnh di truyền

– Xét nghiệm gen tầm soát bệnh mạn tính: Đái tháo đường di truyền, Rối loạn Cholesterol máu di truyền, Rối loạn nhịp tim, Huyết khối tĩnh mạch,…

Giải mã gen có ý nghĩa trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh

Một trong những ứng dụng giải mã gen di truyền phổ biến hiện nay có thể kể đến là để sàng lọc trước sinh. Phương pháp này được thực hiện ngay từ tuần thai thứ 9, và có ý nghĩa quan trọng trong việc sàng lọc các rối loạn di truyền [nếu có] để quản lý thai kỳ hiệu quả.

Tiếp đó, phải kể đến xét nghiệm chẩn đoán, đây cũng là một dạng giải mã gen di truyền thường thấy khi muốn xác định một bệnh nào đó có dấu hiệu di truyền. Một người trong gia đình có các dấu hiệu và triệu chứng của một loại bệnh mạn tính nguy hiểm. Vậy những thành viên khác có thể giải tỏa nghi ngờ mình có mắc căn bệnh đó hay không [đặc biệt là ung thư] thì giải mã gen để chẩn đoán là giải pháp hiệu quả nhất nên áp dụng.

Ngoài những giải pháp gen kể trên thì một số phương pháp giải mã gen khác cũng thường xuyên được áp dụng trong các hoạt động y khoa có thể kể đến như: thử nghiệm chất mang, xét nghiệm trước sinh, xét nghiệm tiền cấy ghép, xét nghiệm pháp y,… Đây đều là những loại xét nghiệm gen có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị các loại bệnh hoặc rối loạn thường gặp ở người.

Gene Solutions – cung cấp các giải pháp gen tân tiến nhất

Để tìm hiểu kỹ lưỡng hơn cũng như sử dụng giải pháp gen phù hợp, hãy liên hệ Gene Solutions – công ty đi đầu trong lĩnh vực di truyền học tại Việt Nam. Với công nghệ hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, Gene Solutions nghiên cứu và phát triển giải pháp gen di truyền tiên tiến, xây dựng hệ sinh thái xét nghiệm cho mọi độ tuổi. Các giải pháp gen cho kết quả chính xác cao góp phần tăng hiệu quả trong sàng lọc, phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh.

Xem thêm:

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP GENE

Trụ sở tại TP.HCM: 186 – 188 Nguyễn Duy Dương, Phường 3, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0287 101 8688 [Phím 1] – 0911 649 383

Văn phòng tại Hà Nội: Phòng 503, tòa nhà Vạn Phúc, số 2 Núi Trúc, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 0287 101 8688 [Phím 2] – 0936 455 025

Website: genesolutions.vn/tin-tuc

Video liên quan

Chủ Đề