On tập tiếng Việt 7 học kì 1

Với các bài soạn văn lớp 7 Ôn tập học kì 1 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp các em trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu 1 [trang 183 sgk ngữ văn 7 tập 1]

Quảng cáo

- Ở sơ đồ 1, có thể tham khảo các ví dụ:

   + Từ ghép chính phụ: máy ảnh, máy bơm, máy chữ, máy kéo, máy khâu, máy nổ; cá mè, cá chép, cá thu, cá chim, ...

   + Từ ghép đẳng lập: đêm ngày, áo quần, nhà cửa, phố phường, trông nom, mua bán, đi lại, tươi sáng, buồn vui, ...

   + Từ láy toàn bộ: xa xa, xanh xanh, xinh xinh, gật gật, lắc lắc; tim tím, vàng vàng, trăng trắng,...

   + Từ láy phụ âm đầu: dễ dãi, gượng gạo, mập mạp, múa may, đần độn, run rẩy, gọn gàng, trắng trẻo, hồng hào, ...

   + Từ láy vần: lò dò, luẩn quẩn, lờ mờ, bắng nhắng, bỡ ngỡ, luống cuống, co ro, lơ thơ, lòa xòa, lẫm chẫm, ...

- Sơ đồ 2:

   + Đại từ để trỏ người, sự vật: tôi, tao, tớ, mình; chúng tôi, ...

   + Đại từ để trỏ số lượng: bấy, bấy nhiêu.

   + Đại từ để trỏ hoạt động, tính chất: vậy, thế.

   + Đại từ để hỏi về người, sự vật: ai, gì, chi,...

   + Đại từ để hỏi về số lượng: bao nhiêu, mấy,...

   + Đại từ để hỏi về họat động, tính chất: sao, thế nào,...

Quảng cáo

Câu 2 [trang 184 sgk ngữ văn 7 tập 1]

Nội dung so sánh Quan hệ từ Danh từ, động từ, danh từ
Về ý nghĩa Biểu thị ý nghĩa quan hệ [sở hữu, so sánh, nhân quả, đối lập, tăng tiến] Biểu thị người, sự vật, hiện tượng, hoạt động, quá trình, tính chất, trạng thái
Về chức năng Nối kết các thành phần của cụm từ, của câu, nối kết các câu trong đoạn văn Có khả nặng làm thành phần cụm từ của câu

Câu 3 [trang 184 sgk ngữ văn 7 tập 1]

Quảng cáo

Yếu tố Hán Việt Nghĩa

Bán

Dạ

Điền

Hồi

Mộc

Tâm

Thảo

Thiên

Thiết

Thiếu

Thôn

Thư

Tiền

Tiếu

Vấn

Nửa [bức tượng bán thân]

Lẻ loi [cô độc, cô đơn]

ở [ cư trú]

đêm [ dạ nguyệt, dạ hội]

ruộng [tịch điền, điền trang]

trở lại [ hồi hương]

cây, gỗ [thảo mộc, thảo dược]

lòng [ yên tâm, minh tâm]

cỏ [thảo nguyên]

nghìn [thiên niên kỉ, thiên biến vạn hóa]

sắt [thiết giáp]

trẻ [thiếu nhi, thiếu thời]

làng [thôn nữ, thôn quê]

sách [thư viện]

trước [tiền đạo]

cười [tiếu lâm]

hỏi [ vấn đáp]

Quảng cáo

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 ngắn gọn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 7 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn lớp 7 | Soạn bài lớp 7 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt ngữ văn 7 và bám sát nội dung sgk Ngữ văn 7 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.



ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NGỮ VĂN 7 NĂM 2016 - 2017

A. TIẾNG VIỆT

1. Thế nào là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập?

-Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước và tiếng phụ đứng sau..

- Từ ghép đẳng lập: không phân ra tiếng chính, tiếng phụ [bình đẳng về mặt ngữ pháp]

2. Nghĩa của từ ghép chính phụ và nghĩa của từ ghép đẳng lập được miêu tả như thế nào?

- Nghĩa từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa tiếng chính.

- Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa các tiếng tạo ra nó

3. Xác định từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập trong các ví dụ sau:

a. Ốm yếu, xe lam, xăng dầu, tốt đẹp, cá thu, ăn mặc, chờ đợi, máu mủ

- Từ ghép chính phụ: xe lam, cá thu

- Từ ghép đẳng lập: ốm yếu, xăng dầu, tốt đẹp, ăn mặc, chờ đợi, máu mủ.

b. Xoài tượng, nhãn lồng, chim sâu, làm ăn, đất cát, xe đạp, nhà khách, nhà nghỉ.

- Từ ghép chính phụ:

- Từ ghép đẳng lập:

4. Thế nào là từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận?

-Láy toàn bộ: các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn, nhưng cũng có 1 số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối [để tạo sự hài hòa về mặt âm thanh].

- Láy bộ phận: giữa các tiếng có sự giống nhau về phần vần hoặc phụ âm đầu.

5. Xếp các từ láy sau đây vào các loại mà em vừa kể:

a. Xấu xí, nhẹ nhàng, đo đỏ, nhè nhẹ, xinh xinh, róc rách, lóc cóc, trăng trắng

- Láy toàn bộ: đo đỏ, nhè nhẹ, xinh xinh, trăng trắng

- Láy bộ phận: xấu xí, nhẹ nhàng, róc rách, lóc cóc

b. Long lanh, khó khăn, vi vu, linh tinh, loang loáng, lấp lánh, thoang thoảng, nhỏ nhắn, ngời ngời, bồn chồn, hiu hiu.

- Láy toàn bộ:

- Láy bộ phận:

6.Các từ: máu mủ, mặt mũi, tóc tai, nấu nướng, ngu ngốc, học hỏi, mệt mỏi là từ láy hay từ ghép? vì sao.

- Các từ trên không phải là từ láy mà nó là từ ghép

7. Thế nào là đại từ.

- Đại từ: Đại từ dùng để trỏ người,sự vật hoạt động, tính chất,….. được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.

8. Đại từ giữ những chức vụ gì trong câu.

- Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như: CN, VN trong câu hay phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ.

9. Đại từ có mấy loại? -> 2 loại: Đại từ để trỏ và đại từ dùng để hỏi.

10. Thế nào là Yếu tố HV? -> Yếu tố Hán Việt: là tiếng để cấu tạo nên từ HV gọi là yếu tố HV

11. Từ ghép Hán việt có mấy loại? – 2 loại: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.

12. Trật tự của các yếu tố từ ghép Hán Việt chính phụ giống, khác với trật tự của các tiếng trong từ ghép thuần việt ở chỗ nào?

- Giống trật tự từ ghép thuần việt ở chỗ yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.

- Khác ở chỗ yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.

13. Giải thích ý nghĩa các yếu tố trong các từ sau và xác định đâu là từ ghép đẳng lập đâu là từ ghép chính phụ: thiên địa, đại lộ, khuyển mã, hải đăng, kiên cố, tân binh, nhật nguyệt, quốc kì, hoan hỉ [mừng + vui], ngư nghiệp, thạch mã, thiên thư.

- Đẳng lập: thiên địa, khuyển mã, kiên cố [vững+ chắc], nhật nguyệt, hoan hỉ

- Chính phụ: đại lộ, hải đăng,, tân binh, quốc kì, ngư nghiệp

14. Từ Hán Việt có những sắc thái biểu cảm nào?

- Tạo sắc thái trang trọng, thái độ tôn kính; Sắc thái tao nhã, lịch sự tránh gây cảm giác ghê sợ, thô tục ; Sắc thái cổ phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa.

15. Vì sao khi sử dụng từ Hán Việt, chúng ta không nên lạm dụng?

- Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ HV, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

16. Em hãy cho biết sắc thái biểu cảm của những từ HV trong các câu sau:

a. Thiếu niên VN rất dũng cảm-> trang trọng

b. Hôm nay, ông ho nhiều và thổ huyết-> tránh sự ghê sợ

c. Không nên tiểu tiện bừa bãi mất vệ sinh -> Sắc thái tao nhã,lịch sự

d.Hoa Lư là cố đô của nước ta ->Sắc thái cổ

17. Thế nào là quan hệ từ?

- Biểu thị ý nghĩa quan hệ như: so sánh, sỡ hữu, nhân quả, tương phản …. giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn

18. Nếu trong những trường hợp bắt buộc dùng qht mà ta không dùng thì ý nghĩa của câu như thế nào?

- Trường hợp bắt buộc dùng qht mà không dùng thì ý nghĩa của câu sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa.

19. Có phải trường hợp nào ta cũng bắt buộc sử dụng quan hệ từ không? Vì sao? VD.

- Không, vì có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ [dùng cũng được không dùng cũng được].

20. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ?Nêu cách chữa.

- Thiếu quan hệ từ; Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa; Thừa quan hệ từ; Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.

21.Vận dụng những kiến thức về quan hệ từ để nhận xét các câu sau, câu nào đúng và câu nào sai.

Xem thêm: Giải Toán 9 Bài 2: Tỉ Số Lượng Giác Của Góc Nhọn, Toán HọC LớP 9

Video liên quan

Chủ Đề