Ống kính máy ảnh không thụt vào được

Cái máy của bác có thể là bị kẹt ống kính hay gẫy bánh răng - Nguyên nhân hỏng :Va đập, làm rơi máy .Máy đang chụp thấy ống kính thò ra thụt vào tò mò giữ ống kính lại xem nó thế nào.v.v.. - Phòng tránh : Nâng như nâng trứng hứng như hứng hoa . có túi bảo quản máy . không tò mò nghịch ngợm .Máy đã bị kẹt ống kính rồi không nên cố ấn , vặn vì nếu làm vậy sẽ có 1 cơ số bánh răng tiếp theo bị vỡ mẻ - Chi phí : 200k - 400k .Tùy theo mức độ nặng nhẹ và độ quí hiếm của phụ kiện


Chiếc máy ảnh số của bạn có khả năng bị trục trặc ở ống kính. Khi khởi động, nếu ống kính không thể “thò ra” ngoài bình thường sẽ xuất hiện thông báo này. Câu thông báo này cũng xuất hiện trên màn hình khi nắp ống kính của bạn chưa mở ra [máy ảnh số đời cũ] hoặc có vật gì chặn trước ống kính.

Trong trường hợp, đã tắt máy – mở lại vẫn bị cảnh báo khởi động lại thì ống kính máy ảnh đã bị trục trặc. Ống kính tele – wide của máy ảnh đã không thể thò ra – thụt vào như bình thường và bạn nên mang đến trạm bảo hành.

Thông thường, các loại máy ảnh số dạng mỏng – nhẹ thường mắc lỗi này. Do kiểu dáng thanh mảnh nên ống kính của dòng máy ảnh này dễ bị hư tổn. Nếu bị rơi từ trên cao, va chạm… các máy ảnh số này dễ bị kẹt ống kính.

Trong một số tình huống, người sử dụng quên để máy ảnh ở chế độ “power on” nên ống kính bị kẹt do chạm vào bao da đựng máy. Hoặc khi chen lấn trong đám đông, ống kính [đang mở] bị va phải chướng ngại vật sẽ dẫn đến bị kẹt.

Trường hợp bị kẹt ống kính thường sẽ không nằm trong diện được bảo hành [hư hỏng bị từ chối bảo hành]. Bạn sẽ phải mất tiền để sửa chữa phần cơ/bánh răng giúp ống kính đẩy ra – vào bình thường.

Trong quá trình sử dụng máy ảnh, không ít người gặp phải tình trạng ống kính [lens] máy ảnh bị mờ, vậy nguyên nhân là do đâu và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu nhé!

1 Các nguyên nhân khiến ống kính máy ảnh bị mờ

Ống kính máy ảnh bị mờ có thể do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra, một số trường hợp thường gặp như không kiểm soát được nhiệt độ giữa máy ảnh và môi trường gây ra hiện tượng ngưng tụ, sử dụng kĩ thuật lấy nét không đúng cách, khẩu độ quá lớn hoặc quá nhỏ hay không vệ sinh máy ảnh thường xuyên,...

Khi gặp phải các tình trạng sẽ khiến cho ảnh của bạn bị mờ, vỡ nét và không đảm bảo chất lượng, thẩm mĩ.

2 Cách khắc phục

Đối với những nguyên nhân khác nhau, chúng ta sẽ có cách khắc phục riêng, cụ thể:

Ống kính bị ngưng tụ

Dùng khăn sạch, mềm lau các hạt nước ngưng tụ trên ống kính và chờ cho đến khi nhiệt độ của máy bằng với nhiệt độ của môi trường thì hiện tượng này sẽ kết thúc.

Lấy nét tự động đúng cách

Máy ảnh sẽ tự xử lí mọi thứ khi chúng ta chọn Auto Focus và trong một số trường hợp chúng lấy nét tại điểm chúng ta không muốn. Khi đó, bạn cần chuyển sang lấy nét tự động tại một điểm [AF area mode] hoặc hãy bỏ AF rồi chuyển sang MF.

Sử dụng AF đúng cách

Đối với các đối tượng đang chuyển động, ví dụ như người đi bộ chúng ta chuyển sang AF và liên tục chụp. Tốt hơn hết hãy sử dụng AF với chế độ lấy nét tại một điểm và chọn điểm lấy nét tự động đúng với nơi chúng ta muốn.

Lưu ý: Không nên sử dụng AF liên tục khi chụp vật tĩnh.

Sử dụng chế độ MF đúng cách

Đôi khi AF không thể lấy nét được vật thể, có thể do không đủ độ tương phản hoặc nguyên do khác. Nếu như thế, hãy chuyển sang MF, điều này sẽ giúp cho việc chúng ta lấy nét dễ dàng hơn mà không cần di chuyển.

Dùng khẩu độ ống kính hợp lí

Nếu bạn muốn chụp ảnh với độ sâu trường ảnh lớn, khẩu độ nhỏ để làm tăng kích thước của khu vực lấy nét thì sẽ không thể tránh khỏi là một hiệu ứng quang học được gọi là ‘nhiễu xạ’, các chi tiết bắt đầu mờ.

Để tránh điều này xảy ra, hãy chụp ở khẩu độ hơi rộng hơn, chẳng hạn như f/11.

Ngược lại, chụp với độ sâu trường ảnh mỏng với khẩu độ lớn thì ảnh của bạn sẽ được lấy nét chủ thể và làm mờ nền. Tuy nhiên một số máy ảnh khi tăng khẩu độ tối đa sẽ làm giảm độ sắc nét, có khi lấy nét sai làm ảnh của bạn bị mờ.

Do đó, bạn nên cân nhắc không nên để khẩu độ quá to khiến ảnh không còn sắc nét.

Sử dụng ISO phù hợp

Trong một số trường hợp, bạn sẽ phải chọn độ nhạy sáng ISO cao để tránh rung máy khi bạn cầm máy ảnh bằng tay. Thế nhưng ở chế độ này lại khiến ảnh rất dễ mất chi tiết.

Để tránh điều này, hãy chụp tệp Raw và xử lý hình ảnh bằng phần mềm chuyên dụng để có kết quả tốt nhất có thể.

3 Một số mẹo sử dụng và bảo quản giúp ống kính hạn chế bị mờ

Hạn chế tiếp xúc với không khí nóng ẩm

Tránh di chuyển đột ngột từ nơi khô lạnh sang nơi nóng ẩm. Nếu có thể thì bạn nên để máy một lúc ở khu vực trung gian giữa hai vùng hoặc hạn chế bề mặt ống kính tiếp xúc trực tiếp với không khí nóng ẩm.

Lau chùi thiết bị

Máy ảnh dơ, ống kính không sạch sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng bức hình. Vì thế, bạn nên thường xuyên vệ sinh chúng. Việc này giúp thiết bị được đẹp hơn và tăng tuổi thọ một cách hữu hiệu

Chống nấm mốc

Bệnh thường gặp của máy ảnh và ống kính là nấm mốc do khí hậu ẩm thấp của Việt Nam dễ gây ra tình trạng rễ tre trên ống kính và làm mờ ảnh, giảm chất lượng ảnh cũng như hư hại thiết bị.

Để hạn chế tình trạng này bạn nên bảo quản máy ảnh và ống kính trong hộp chống ẩm, thường xuyên vệ sinh và kiểm tra tình trạng của máy.

Sử dụng filter và hood cho ống kính

Sử dụng một filter trong để bảo vệ thấu kính là việc làm rất cần thiết, filter sẽ giúp thấu kính trước của bạn tránh bị xước hay vỡ trong trường hợp làm rơi ống kính hay máy ảnh.

Nếu có thể bạn cũng nên sử dụng thêm hood cho ống kính chúng sẽ giúp bạn giảm được hiện tượng ghosting [bóng mờ] hay flare [lóe sáng] và tránh được va đập mạnh khi vô tình đập vào bàn, tường,…

Trên đây là thông tin về nguyên nhân và khắc phục ống kính [lens] máy ảnh bị mờ mà Điện máy XANH chia sẻ đến bạn. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào, vui lòng để lại thông tin dưới bài viết.

Video liên quan

Chủ Đề