Ông Trần Đại Nghĩa học trung học ở đầu

[VOH] - Trần Đại Nghĩa là cái tên không chỉ giới nghiên cứu lịch sử quân giới trong nước biết đến, mà dường như cả thế giới đều biết đến ông với danh hiệu “ông vua” vũ khí Việt Nam.

[VOH] - Trần Đại Nghĩa là cái tên không chỉ giới nghiên cứu lịch sử quân giới trong nước biết đến, mà dường như cả thế giới đều biết đến ông với danh hiệu “ông vua” vũ khí Việt Nam. Ông là một trong những trí thức kiều bào yêu nước đầu tiên theo Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về nước để phụng sự Tổ quốc. [ Những chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - NXB Văn hóa Văn nghệ]

Trần Đại Nghĩa, tên thật là Phạm Quang Lễ, sinh ngày 13/9/1913 trong một gia đình nhà giáo nghèo tại xã Xuân Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Năm lên 6 tuổi, Phạm Quang Lễ chứng kiến sự ra đi của người cha thân yêu. Lời dặn của cha trước lúc đi xa “con phải chăm lo học hành, sau này mang kiến thức của mình ra để giúp ích cho đời” đã theo ông suốt cả cuộc đời.

Ngôi trường Trung học đệ nhị Petrus Ký nổi tiếng ở Sài Gòn những năm 30 của thế kỷ trước là nơi cậu học sinh Phạm Quang Lễ theo học từ năm 1930 đến năm 1933. Ông luôn được thầy cô và bạn bè chú ý bởi sự thông minh và trí nhớ khác người.

Năm 1935 là một bước ngoặt đối với người thanh niên Phạm Quang Lễ. Ông được cấp học bổng xuất dương du học. Khi được học bổng sang Pháp học, Phạm Quang Lễ quyết tâm chạy đua với thời gian, lấy được 6 bằng đại học và chứng chỉ của các trường đại học danh tiếng của Pháp.

Khác với những người khác, lần du học của Phạm Quang Lễ có mục đích rõ ràng. Ông học về khoa học chế tạo vũ khí nhằm phụng sự Tổ quốc giành độc lập. Song, đây là lĩnh vực bí mật và cấm tuyệt đối người dân thuộc địa.

Vì vậy, trong suốt 11 năm ở Pháp, Phạm Quang Lễ chỉ có thể tự mò mẫm và bí mật học hỏi, sưu tầm tài liệu về các loại vũ khí.

Bác Hồ và Kỹ sư Trần Đại Nghĩa [phải], người được Bác đặt tên. Ảnh tư liệu

Cuộc gặp gỡ giữa ông và Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Paris đã trở thành cuộc gặp gỡ định mệnh làm thay đổi cuộc sống của Phạm Quang Lễ. Rời thủ đô Paris hoa lệ của nước Pháp, rời bỏ mức lương 20 lạng vàng 1 tháng, Phạm Quang Lễ cùng với kỹ sư luyện kim Võ Quý Huân, bác sĩ Trần Hữu Tước đã theo Hồ Chủ tịch trở về Tổ quốc mang theo tâm nguyện phụng sự đất nước.

Trước khi về nước, kỹ sư Phạm Quang Lễ đã tập trung thu thập hàng nghìn cuốn sách liên quan đến nhiều lĩnh vực mà phần lớn để phục vụ chiến tranh.

Sự trở về của Chủ tịch Hồ Chí Minh và kỹ sư Phạm Quang Lễ không phải bằng máy bay mà bằng một tàu chiến của Pháp. 40 ngày lênh đênh trên biển, những lời nói giản dị nhưng vô cùng sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với các cử chỉ, hành động cụ thể của Người đã cảm hóa, chinh phục trái tim người trí thức trẻ Phạm Quang Lễ, cũng như tất cả những người có mặt trên chuyến tàu, kể cả các thủy thủ Pháp.

Trở về nước, trong năm 1946, trước yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Pháp gay go, ác liệt, Phạm Quang Lễ được Bác Hồ giao làm Cục trưởng Cục Quân giới với trọng trách là nghiên cứu, chế tạo ra vũ khí để bộ đội ta đánh giặc. Bác nói: “Đây là việc đại nghĩa. Vì thế, từ nay Bác đặt tên cho chú là Trần Đại Nghĩa...”.

Đảm nhiệm chức Cục trưởng Cục Quân giới trong điều kiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ là một thử thách không nhỏ đối với Trần Đại Nghĩa. Tuy nhiên, với vốn kiến thức tích lũy được trong thời gian học tập ở nước ngoài, cộng với sự thông minh, trí sáng tạo, ông đã nhanh chóng bắt tay vào trực tiếp nghiên cứu và chỉ đạo nghiên cứu sản xuất vũ khí phục vụ cuộc chiến đấu của quân và dân ta.

Giáo sư Trần Đại Nghĩa cùng các đồng chí của mình đã chế tạo thành công súng và đạn bazooka, súng đại bác không giật [SKZ] là những loại vũ khí có trình độ hiện đại của thế giới. Đây là một kỳ tích phi thường của quân và dân ta.

Những loại vũ khí này đã tham gia hầu hết các trận đánh, duy trì cục diện chiến tranh nhân dân, tạo nên những kỳ tích mang màu sắc chiến tranh nhân dân Việt Nam. Khen ngợi những chiến công của bazooka ở chùa Trầm, thấy kỹ sư Trần Đại Nghĩa là người hiền lành, ít nói, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gọi ông là “Ông Phật làm súng”.

Trong kháng chiến chống Mỹ, huyền thoại về ông một lần nữa được viết tiếp khi ông trở thành người hỗ trợ về tinh thần cho những phát minh về quân giới cho đến ngày đất nước giành được độc lập. Dưới sự lãnh đạo của Giáo sư Trần Đại Nghĩa, chúng ta đã chế tạo thành công nhiều loại vũ khí trang bị bằng vật liệu có sẵn, với công nghệ đơn giản như: Ngòi thủy lôi áp suất ABS, các loại mìn, thủ pháo cho đặc công đánh hiểm, sau này phát triển thành thủ pháo dù cho đặc công đánh sâu trong lòng địch, đặc biệt là cải tiến ĐKB-H12 theo công nghệ của ta từ viện trợ của Liên Xô trước đây.

Sự ra đời của những loại vũ khí mang tên Trần Đại Nghĩa đã đưa trí tuệ Việt Nam vươn tới đỉnh cao của nền khoa học - kỹ thuật thế giới lúc bấy giờ. 

Với những cống hiến xuất sắc, năm 1948, Giáo sư Trần Đại Nghĩa được phong quân hàm Thiếu tướng đợt đầu tiên của Nhà nước Việt Nam. Năm 1952, ông cũng trở thành người trí thức Việt Nam đầu tiên được phong danh hiệu Anh hùng Lao động. Năm 1966, ông được phong danh hiệu Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô; đồng thời cụm công trình nghiên cứu và chỉ đạo kỹ thuật chế tạo vũ khí, gồm súng bazooka, súng SKZ và đạn bay của ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt đầu tiên.

Ngày thống nhất đất nước, Trần Đại Nghĩa có ghi vào cuốn sổ tay của mình một câu: "Đã hoàn thành nhiệm vụ!". Khi nói về bạn bè của mình ở lại bên Pháp, ông cho rằng “họ có cuộc sống đầy đủ, sung sướng hơn tôi nhiều, nhưng về khía cạnh phụng sự Tổ quốc, họ chẳng có gì cả".

Được phụng sự cho Tổ quốc, cho dân tộc là lí tưởng theo đuổi của cuộc đời ông. Đúng như tên Bác Hồ đặt cho ông, cả cuộc đời ông đã sống trọn cho khát vọng cống hiến tâm sức của mình  cho sự nghiệp đại nghĩa của dân tộc.

Giáo sư Trần Đại Nghĩa là một nhà khoa học lớn, được biết đến với danh hiệu “ông vua” vũ khí. Đồng thời, ông còn là người đặt nền móng xây dựng ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam.

Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiểu sử, cống hiến của Giáo sư Nghĩa với lĩnh vực công nghiệp quốc phòng Việt. Vì vậy, quý độc giả đừng vội lướt qua những thông tin hữu ích dưới đây nhé!

Tiểu sử Trần Đại Nghĩa

Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, sinh ngày 13/9/1913 tại xã Chánh Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long trong một gia đình nhà giáo nghèo. Lúc 6 tuổi, ông mồ côi cha, được mẹ và chị gái tần tảo nuôi dưỡng ăn học.

Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, sinh ngày 13/9/1913 tại xã Chánh Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

Năm 1933, ông đã thi đỗ đầu 2 bằng tú tài là: Việt và Tây. Nhưng do nhà nghèo, không có tiền học tiếp ở Hà Nội nên ông đã quyết định đi làm giúp mẹ, chị và nuôi chí vươn lên.

Sau 2 năm làm việc tại Đại sứ quán Mỹ, ông đã gặp nhà báo Dương Quang Ngưu – người giúp ông có được học bổng Chasseloup-Laubat du học tại Paris.

Năm 1935, ông đi du học tại Pháp, tốt nghiệp kỹ sư và cử nhân toán học tại các trường: ĐH Bách khoa Paris, ĐH Mỏ, ĐH Điện, ĐH Sorbonne, ĐH Cầu đường Paris.

Sau đó, Phạm Quang Lễ ở lại Pháp làm việc tại Trường Quốc gia Hàng không và Vũ trụ. Đến năm 1942, ông sang Đức làm việc trong xưởng chế tạo máy bay và Viện nghiên cứu vũ khí.

Những cống hiến vô giá của ông Nghĩa cho ngành công nghiệp quốc phòng

Trong điều kiện cuộc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, đảm nhiệm chức vụ Cục trưởng Cục Quân giới là một thách thức không nhỏ đối với Trần Đại Nghĩa.

Trần Đại Nghĩa có rất nhiều cống hiến vô giá cho ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam

Tuy nhiên, với kiến thức tích lũy được trong thời gian học tập ở nước ngoài, sự thông minh, sáng tạo sẵn có, ông đã nhanh chóng bắt tay vào nghiên cứu, chỉ đạo nghiên cứu sản xuất vũ khí để phục vụ quân, dân ta chiến đấu.

Ở điều kiện khó khăn và thiếu thốn về nhiều mặt, ông cùng với các đồng đội của mình đã chế tạo súng, đạn bazoka, súng đại bác không giật và bom bay thành công. Đây là các loại vũ khí có trì độ hiện đại mang tầm cỡ thế giới lúc bấy giờ.

Ngày 3/3/1947, súng đạn bazoka đã góp phần bẻ gãy cuộc tấn công của địch ở vùng Chương Mỹ, Quốc Oai. Đạn này còn bắn chìm cả tài chiến Pháp trên sông Lô trong chiến dịch Thu Đông năm 1947.

Sau đạn bazoka, súng đại bác không giật SKZ xuất hiện lần đầu trong trận Phố Lu, góp phần đánh phá nhiều lô cốt của địch. Năm 1950, loại súng này trong một đêm đã loại bỏ 5 đồn giặc tại chiến trường Nam Trung Bộ.

Tiếp đó là loại bom bay tương tự như loại V1, V2 của Đức, Trần Đại Nghĩa đã nghiên cứu và chế tạo thành công để đánh đòn chí mạng vào các điểm co cụm của địch. Loại bom này đã góp phần làm nên những thắng lợi quan trọng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống sự xâm lược của Pháp.

Những vũ khí của Trần Đại Nghĩa ra đời đã đưa trí tuệ Việt Nam vươn lên đến đỉnh cao của nền khoa học thế giới lúc bấy giờ.

Trần Đại Nghĩa là một đại trí thức, nhà khoa học anh hùng

Sau khi cuộc chiến chống thực dân Pháp kết thúc, Trần Đại Nghĩa được chuyển sang lĩnh vực dân sự và đặc trách các vấn đề về khoa học.

Sau khi cuộc chiến chống thực dân Pháp kết thúc, Trần Đại Nghĩa được chuyển sang lĩnh vực dân sự và đặc trách các vấn đề về khoa học

Ông từng giữ nhiều chức vụ như: Giám đốc đầu tiên của trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công thương, Bộ Công nghiệp nặng, Ủy viên Ủy ban Khoa học Nhà nước,... và nhiều chức vụ khác.

Đến năm 1948, trong đợt Đại hội Anh hùng đầu tiên, ông được phong hàm Thiếu tướng, được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cùng với danh hiệu Anh hùng lao động, chiến sĩ thi đua lần thứ nhất năm 1952.

Trong kháng chiến chống Mỹ, Trần Đại Nghĩa đã có nhiều đóng góp to lớn vào những cuộc chiến chống B52, chế tạo trang thiết bị đặc biệt cho bộ đội đặc công, phá hủy hệ thống thủy lợi của địch.

Đến năm 1966, vị giáo sư này được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô. Các công trình nghiên cứu, chế tạo vũ khí của ông được các chuyên gia quốc tế đánh giá cao, quân đội nhân dân Việt Nam ứng dụng phổ biến và là nỗi kinh hoàng của địch.

Vào 16 giờ 20 phút ngày 9/8/1997, Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã từ trần tại thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 84 tuổi.

Trên đây là những thông tin sơ lược về tiểu sử, cống hiến của giáo sư Trần Đại Nghĩa dành cho ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam. Để cập nhật nhiều bài viết về các nhà khoa học khác, đừng quên theo dõi chuyên trang chúng tôi thường xuyên bạn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề