Out of the rat race là gì

Rat raceCuộc đua chuột. Đây là nghĩa tiếng Việt của thuật ngữ Rat race - một thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh.

Xem thêm: Thuật ngữ kinh doanh A-Z

Giải thích ý nghĩa

Một thuật ngữ thông tục đề cập đến khả năng cạnh tranh giữa các nhân viên để nâng cao vị trong thị trường lao động. Thuật ngữ này thường có một ý nghĩa tiêu cực. Một cuộc đua chuột tương tự như những con chuột trong một mê cung mà cạnh tranh với nhau để là người đầu tiên để có được pho mát. Pho mát là một phần thưởng ít ỏi, nhưng những con chuột tiếp tục cạnh tranh cho giải thưởng nhỏ này. Khi đề cập đến một cuộc đua chuột, người ta hình dung harried, người ta không hài lòng làm việc nhiều giờ cho lương ít ỏi và chút công nhận. Tuy nhiên, họ tiếp tục tham gia vào cuộc đua chuột vì gia đình của họ phụ thuộc vào thu nhập của họ. Hoặc, họ có thể có một động lực bên trong để "beat" đồng nghiệp để thúc đẩy tiếp theo hoặc tăng lương. Cuộc đua chuột thường có nghĩa là không cân bằng công việc-cuộc sống, không có độc lập, căng thẳng cao, đi lại dài, và không hài lòng nói chung với cuộc sống. cân bằng công việc-cuộc sống đề cập đến một cách tương ứng của cuộc sống. Trong khi làm việc là cần thiết, mục đích của nó là cung cấp các phương tiện để tận hưởng một cuộc sống thỏa mãn. Một sự cân bằng với công việc-cuộc sống làm việc giờ cần thiết nhưng có thời gian còn lại để thưởng thức gia đình và bạn bè, theo đuổi những thứ anh ta hoặc cô ấy thích. Những người tham gia vào cuộc đua chuột thường muốn độc lập hơn trong công việc của họ. Họ muốn làm việc cho bản thân hoặc cho một công ty cung cấp cho họ quyền sở hữu của công việc của họ. Làm việc cho ai đó thường có nghĩa là cho phép người khác để lấy tín dụng cho những nỗ lực của bạn và mục tiêu theo đuổi mà không có ý nghĩa. Độc lập đề cập cả đến khả năng để theo đuổi một công việc mà không cần phải làm việc cho người khác và độc lập về tài chính, khả năng hỗ trợ chính mình mà không phụ thuộc vào một ngân phiếu tiền lương từ nhà tuyển dụng. Cuộc đua chuột cũng cũng có thể đi kèm với căng thẳng cao. Một số công việc, chẳng hạn như kiểm soát không lưu, luật sư, và các bác sĩ ER, mang theo rất nhiều căng thẳng. Trừ khi người ta có một niềm đam mê cho công việc họ làm, căng thẳng đó là bất lợi cho sức khỏe của họ. Trong khi căng thẳng có thể có lợi nếu một trong rất thích công việc của họ, những người trong cuộc đua chuột thường không thích công việc của họ hay sự căng thẳng mà đi kèm với nó. đi lại dài có thể đặc biệt khó khăn, ngay cả khi người ta thưởng thức công việc của họ. Khi thời gian là lãng phí sẽ đến và đi từ một công việc, rất khó để thời gian hợp lý hóa xa cả công việc và gia đình. Cuối cùng, người trong cuộc đua chuột thường không hài lòng với cuộc sống của họ, vì bất kỳ lý do trên. Rời khỏi cuộc đua chuột có vẻ bất khả thi và người ta có thể mất hy vọng rằng họ sẽ không bao giờ có khả năng kiểm soát cuộc sống riêng của họ.

Definition - What does Rat race mean

A colloquial term that refers to the competitiveness between employees for upward mobility in the job market. The term usually has a negative connotation. A rat race is analogous to rats in a maze that compete against one another to be the first to get the cheese. The cheese is a measly reward, yet the rats continue to compete for this small prize. When one refers to the rat race, one envisions harried, unhappy people working long hours for little pay and little recognition. Yet they continue to participate in the rat race because their families depend on their earnings. Or, they may have an inner motivation to "beat" coworkers to the next promotion or pay raise. The rat race typically means no work-life balance, no independence, high stress, long commutes, and general dissatisfaction with life. Work-life balance refers to a proportionate way of life. While work is necessary, its purpose is to provide the means to enjoy a satisfying life. One with work-life balance works the necessary hours but has time left to enjoy family and friends, pursuing things he or she enjoys. Those that participate in the rat race often wish for more independence in their jobs. They would prefer to work for themselves or for a company that gives them ownership of their work. Working for someone else often means allowing someone else to take credit for your efforts and pursuing goals that have no meaning. Independence refers both to the ability to pursue a job without having to work for someone else and financial independence, the ability to support oneself without depending on a paycheck from an employer. The rat race also can also come with high stress. Some jobs, such as air traffic controllers, attorneys, and ER doctors, carry a lot of stress. Unless one has a passion for the work they do, that stress is detrimental to their health. While stress can be beneficial if one enjoys their work, those in the rat race typically do not enjoy their jobs or the stress that comes with it. Long commutes can be particularly troublesome, even if one does enjoy their job. When time is wasted going to and from a job, it is difficult to rationalize time away from both work and home. Finally, people in the rat race are generally dissatisfied with their lives, for any of the above reasons. Getting out of the rat race may seem impossible and one may lose hope that they will ever be able to control their own life.

Source: Rat race là gì? Business Dictionary

Rat race [vòng chuột] là gì? Bạn có nghe về Rat Race bao giờ chưa? Hay bạn có nghe về một cuộc đua vô tận, một cuộc chiến đấu với chính mình trong đau khổ. Hay là bạn có từng theo đuổi cuộc đua vô nghĩa? Nếu có thì nó hệt như hình ảnh của những nỗ lực vô ích của một chú chuột cố gắng chạy thoát khỏi một mê cung hoặc trong một bánh xe. Hãy cùng webtaichinh.info tìm hiểu nhé.

Rat race là gì?

 Tạm dịch:

Nói một cách đơn giản nhất, trong thực tế cuộc sống tài chính hay trong cách tư duy, rat race đều xuất hiện rất nhiều. Ở đây chỉ đề cập đến vấn đề rat race trong tài chính.

Nigel Marsh từng nói: “Chúng ta dùng tiền mà chúng ta không có, để mua những thứ chúng ta không cần, nhằm gây ấn tượng với những người chúng ta không thích”. Con người luôn theo đuổi những thứ viển vông. Họ chạy đua vô tận, chiến đấu trong đau khổ. Để rồi đạt được những điều vô nghĩa. Hãy phá bỏ rat race để cuộc sống trở nên cân bằng và ý nghĩa hơn.

Vậy Rat race – cuộc đua chuột là thuật ngữ được nhiều người Mỹ sử dụng. Họ dùng từ này để diễn tả cuộc đua của con người trong đời. Con người luôn muốn đạt được những thành tựu cao hơn từng ngày. Rat race là cuộc đua bất tận để theo đuổi những thứ vô nghĩa.

Rat race là cuộc đua chuột ở trong phòng thí nghiệm. Chúng đua nhau chạy trong mê cung không lối thoát. Trong mê cung này sẽ đặt miếng phô mai ở cuối mê cung. Đây được coi là phần thưởng cho chú chuột đầu tiên tìm thấy nó. Trong mê cung tràn đầy cạm bẫy và mất phương hướng. Hoặc người ta cũng có thể đặt chú chuột vào bánh xe quay tròn. Chúng phải chạy trong bánh xe liên tục và đầy mệt mỏi chỉ vì miếng phô mai bé tí tẹo. Những con chuột chỉ dừng lại khi chúng đã kiệt sức. Phần thưởng chẳng hề xứng đáng với công sức của kẻ liều mạng này.

Nào là vòng quay không giới hạn, mê cung rộng lớn… lũ chuột bé nhỏ bỏ biết bao công sức để thoát khỏi cạm bẫy. Cuối cùng chỉ để có được phần thưởng nhỏ bé. Chú chuột này tin rằng nó có mục tiêu, có nhiệm vụ. Nhưng nó không nhận ra mục tiêu đó là do người khác quyết định. Nó chỉ được bày ra để chú chuột chạy theo mà thôi.

Thiền sư Hakuin đã vẽ ra một bức tranh với chú kiến nhỏ bò quanh miệng cối. Con kiến nhỏ, miệng cối tròn, kiến bò mãi quanh vòng tròn đó. Bò mãi đến khi được 10km – gấp 5 triệu lần so với chiều dài 2 mm của nó. Và con kiến vẫn chẳng hề hay biết rằng mình chưa đi đâu cả. Nó vẫn ở ngay đó, ngay trên miệng cối tròn nhỏ.

Rat race được thể hiện như thế nào trong cuộc sống loài người?

Ai trong chúng ta đang làm một công việc 8 tiếng mỗi ngày, 5 – 6 ngày mỗi tuần. Bạn có cảm thấy hài lòng với bản thân chăng? Chắc hẳn ai cũng thế, đó là hình ảnh ăn sâu vào não chúng ta.

Trường hợp cụ thể: Bạn đi làm ngày 8 tiếng, tối về bạn có thể nghỉ ngơi. Hoặc nếu bạn là người ham học hỏi, tối về bạn sẽ sử dụng nốt khoản thời gian của mình vào công việc. Bạn đem về thu nhập cho mình bằng cách nhận lương của một công ty nào đó hằng tháng. Bạn hãy thử suy nghĩ nghĩ, nếu bạn nghỉ làm việc trong vòng 2 tháng để đi du lịch hoặc đi phượt đâu đó, liệu bạn có lo lắng về vấn đề tài chính và công việc không? Nếu bạn không hề lo lắng gì và hoàn toàn vô tư thực hiện những chuyến du lịch đó thì bạn đã là người tự do về tài chính và đã thoát ra khỏi Rat race. Ngược lại bạn đang trong vòng rat race.

Rat race của chú chuột trong phòng thí nghiệm hay kiến bò trên miệng cối đều giống như con người. Con người luôn cạnh tranh xem ai giàu hơn, danh tiếng hơn, chức phận lớn hơn… Đây hẳn là cuộc sống tham sân si của con người. Họ chạy đua với thời gian, với đồng tiền cho đến khi cuộc sống trở nên nhàm chán, vô nghĩa. Rat race làm mất đi cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Rat race là bị động về tài chính. Nó còn là phụ thuộc vào người khác, làm đi làm lại công việc như một vòng luẩn quẩn.

Đây là bi kịch mà cuộc đời chúng ta vướng phải. Để rồi sau cả cuộc đời, chúng ta cữ ngỡ mình đã đi được cả trăm triệu dặm đường. Ta ảo tưởng rằng bản thân đã đi được rất xa trong dòng chảy cuộc đời. Nhưng thực ra chúng ta chỉ lòng vòng một chỗ, ngay đó, như chuột chạy trong bẫy, kiến bò trên miệng cối.

Xã hội loài người đã “xăm” vào tâm trí chúng ta những khuôn mẫu lý tưởng. Thứ mà chúng ta luôn thôi thúc vượt qua nó. Nếu chúng ta không giống với những khuôn mẫu đó thì bị coi là lạc loài, kỳ dị và thất bại.

Chắc hẳn khi đi học mẫu giáo, ai cũng mong muốn đạt được phiếu bé ngoan. Đứa trẻ nào không có thì bị coi là hư hỏng, không nghe lời. Đến 12 năm đèn sách lại bị áp đặt bởi điểm số của hàng tá môn học. Mỗi kỳ học không đạt thành tích tốt thì bị coi là kém cỏi, lười nhác, chỉ có việc học mà không xong.

Học đến cấp ba thì chúng ta phải theo đuổi mục tiêu thi đại học. Vì như thế mới không bị coi là thất học. Đại học thì phải học ở thành phố lớn, những trường có danh tiếng. Vì theo nhiều người nghĩ rằng như vậy mới giỏi giang và nhiều cơ hội.

Cho đến khi đi làm, tìm kiếm một công việc cũng chưa thoát khỏi vòng đua vô nghĩa này. Hình mẫu lý tưởng lúc này là

  • Tìm được công việc tốt
  • Làm trong giờ hành chính. Làm 8 tiếng một ngày và tuần làm 5 ngày
  • Đúng giờ đến công ty. Hết giờ thì ra về.
  • Lặp lại vòng luẩn quẩn đó cho đến khi hết tuổi lao động.
  • Khi nghỉ hưu thì có lương hưu

Bạn đang bị kẹt trong vòng tròn của rat race. Những chuỗi ngày lặp đi lặp lại, nhiều áp lực khiến bạn đuối sức. Và dĩ nhiên, nó chẳng hề có lối thoát. Rat race là những cuộc đua không hồi kết của loài người.

Chúng ta cùng xem đoạn video ngắn về Rat race trong cuộc sống chúng ta

Rat race trong cuộc sống chúng ta nơi công sở

Nào là chỉ tiêu công ty, phấn đấu bản thân cho tới những khái niệm khác được công ty đề ra. Đó chính là phần thưởng, mục tiêu mà chúng ta phải đạt được. Chúng ta nghĩ rằng mình có thể kiểm soát. Nhưng không, phần thưởng được đặt ra bởi nhà khoa học để con chuột đi vào mê cung thôi. Chúng ta làm mọi thứ để đạt được cái đích người khác đặt ra cho mình.

Chúng ta đang mất chi phí cho một cuộc đua không hồi kết. Người ta cứ nghĩ rằng kiếm được nhiều tiền sẽ tiết kiệm được nhiều. Thế nhưng không, kiếm càng nhiều, tiêu càng lớn. Chúng ta càng có nhiều tiền lại cần có nhiều thứ hơn.

Thậm chí tới khi được lên lương, thăng chức, chúng ta vẫn rơi vào bẫy Rat Race khó thoát ra được. Đi làm một cách vô thức, kiếm tiền chỉ để mua những thứ cho bằng người khác. Thậm chí còn mua những thứ chúng ta còn chẳng cần.

Tôi may mắn vì có một công việc, đúng thật, may quá. Người thân nói rằng tôi đang làm tốt mọi thứ, thế nhưng họ không nhận ra. Về cơ bản chỉ là một con chuột trong cuộc đua kia. Họ cũng không nhận thấy rằng họ cũng chính là chuột. Chỉ là trong một mê cung hay thí nghiệm khác mà thôi.

Tại sao vậy? Hãy nhớ lại hình ảnh chú chuột chạy luẩn quẩn không lối thoát xem. Đó cũng hệt hình ảnh bạn như trong cuộc đua chuột rơi vào vòng Rat Race vậy.

Đặt ra câu hỏi để xác định xem mình có nằm trong vòng xoáy của rat race hay không

Để thoát khỏi rat race, bạn cần xác định xem mình có đang trong cuộc đua hay không? Bạn có đang theo đuổi thứ mình không cần? Bạn đang cố sở hữu những thứ chỉ để bằng người khác? Hoặc những nỗ lực của bạn trên công ty đang được ghi nhận không thỏa đáng? Bạn có cảm thấy bị lợi dụng hay bóc lột trong cuộc sống hay công việc?

Những người rơi vào rat race thường cố gắng kiếm dư hơn những thứ họ cần. May mắn cho bạn là có thể rời bỏ cuộc đua này. Tất nhiên nó không giống như trong phòng thí nghiệm, vượt qua thử thách bạn sẽ có được phô mai.

Tạo ra sự vui vẻ trong công việc

Công việc chiếm hơn phân nửa cuộc đời bạn. Thay vì khó chịu và mệt mỏi, hãy biến chúng thành niềm vui. Chẳng ai có thể suôn sẻ cả đời. Đối mặt với khó khăn một cách vui vẻ là việc bạn cần làm.

Hãy thiết lập mục tiêu công việc và thứ tự ưu tiên cho chúng. Kiểm soát công việc, điều hòa căng thẳng giúp bạn giảm bớt áp lực của công việc. Đừng quên luôn mỉm cười, mở rộng các mối quan hệ để tăng hứng thú trong công việc.

Giống như Steve Jobs khuyên nhủ: “Nếu bạn chưa tìm thấy công việc yêu thích, hãy cứ tiếp tục. Đừng dừng lại. Sẽ đến lúc con tim chỉ cho bạn thấy bạn đã tìm được nó”. Nếu không hài lòng với công việc là bạn đang không hài lòng với phân nửa cuộc đời của chính mình. Vậy có khác nào chú chuột chạy lòng vòng để rồi cuối cùng vẫn chẳng thể trả lời mình đang chạy vì điều gì.

Biến thứ hai thành cơ hội

Những người trong vòng xoáy Rat race thường chán ghét thứ hai. Họ thường phàn nàn về thứ hai, về sự bắt đầu của cả tá công việc đang chờ đợi. Họ chỉ sống thực sự vào những ngày cuối tuần.

Hãy thức dậy vào thứ hai với mục đích cụ thể và mong chờ nó. Thứ hai không khác ngày nào trong tuần cả. Nó chỉ khác trong tư tưởng của chúng ta mà thôi. Hơn thế nữa, nó là cơ hội để đưa công việc phát triển hơn. Muốn thoát khỏi vòng xoáy Rat race thì bạn cần biết những gì bạn muốn và kiểm soát bản thân.

Dành cho bản thân những phần thưởng xứng đáng

Ai cũng có những mục tiêu để phấn đấu trong cuộc sống. Sau những ngày làm việc mệt mỏi, hãy dành cho bản thân những phần thưởng xứng đáng.Việc đó giúp bạn có thêm năng lượng và tâm trạng thư giãn hơn để tận hưởng cuộc sống thú vị.

Một chuyến du lịch ngắn ngày, một món quà yêu thích, một bữa ăn nhẹ… đều giúp tinh thần thư giãn. Cuộc sống cần cân bằng giữa lao động và hưởng thụ thì mới trở nên ý nghĩa. Đừng quá ki bo, tính toán với chính mình.

Và tất nhiên, bạn cũng cần phải dành ra một khoản để trả lương cho chính mình nữa chứ.

Nếu bạn tình cờ quen một chú chuột khác. Bạn hỏi người ấy rằng liệu làm nhiều hơn thì chất lượng cuộc sống cùng sự hạnh phúc có tăng lên hay không. Chắc chắn chú chuột kia sẽ trả lời là có. Càng làm nhiều, càng kiếm nhiều sẽ càng tiêu nhiều, rồi càng mua nhiều. Thế đấy, vòng tròn cứ thế lặp lại.

Để thoát khỏi rat race, đừng chạy đua theo người khác nữa. Hãy cứ chấp nhận thua cuộc vài lần đi. Nhưng bạn buộc phải tự trả cho mình số tiền xứng đáng với những gì đã bỏ ra. Tất nhiên nó được trích từ lương của bạn. Bạn muốn sống khác biệt thì cũng cần có sự suy nghĩ khác biệt một chút. Không nên lúc nào cũng chạy theo số đông, chạy theo những thứ vô nghĩa và không cần thiết.

Và bạn sử dụng cho mục đích tiết kiệm. Nhưng hãy nghĩ rằng đó là tiền công sức bạn xứng đáng được nhận chứ không phải dùng để mua những đồ vật vô nghĩa.

Mua những thứ thực sự cần thiết

Con người luôn dễ rơi vào hiệu ứng Diderot – khi bạn sở hữu một món đồ thì thường có tâm lý mua sắm nhiều hơn, tiêu tiền vào những thứ không cần thiết. Ví dụ như khi bạn có một chiếc váy mới. Khi đó bạn sẽ muốn mua thêm một chiếc băng đô, một đôi hoa tai để phù hợp với chiếc váy mới đó.

Hay khi bạn mua một chiếc giường. Bạn chợt nhận ra chiếc giường đó không phù hợp với căn phòng của mình. Và bạn thay đổi cả rèm cửa, màu sơn để hợp với chiếc giường. Hiệu ứng Diderot khiến bạn gặp rắc rối về tiền bạc, thậm chí rơi vào cảnh nợ nần chồng chất.

Tỷ phú Warren Buffet – người giàu thứ hai thế giới từng nói: “Nếu bạn mua những thứ bạn không thực sự cần thì sớm muộn gì bạn cũng sẽ phải bán những thứ mình cần”. Bạn thực sự cần gì? Hãy xem xét về mục đích sử dụng của chúng trước khi mua. Bạn hãy chắc rằng mua chúng vì tính hữu dụng chứ không phải mua chúng để khoe khoang.

Bỏ lại công việc tại cửa thang máy của công ty

Những người rơi vào vòng xoáy rat race thường không tập trung khi ở công ty mà thường mang việc về nhà. Hãy học cách tập trung làm tốt mọi việc ở công ty. Nhà là nơi để bạn nghỉ ngơi và quan tâm gia đình.

Học cách để lại công việc sau thang máy của công ty. Quản lý thời gian làm việc tốt giúp chúng ta có thêm cơ hội để nghỉ ngơi. Và nó còn giúp bạn có thêm năng lượng, hứng khởi cho công việc.

Dù bạn chưa thoát khỏi rat race hoàn toàn nhưng lúc bạn có đời sống no đủ. Kèm theo đó là tinh thần thoải mái, thanh cao. Bạn cũng tự biết đó là một bài thể dục cần thiết. Đồng thời giúp bạn thoát ra một ngày nào đó mà không hụt hẫng. Bởi vì bạn đã sống hết mình trong từng khoảnh khắc của cuộc sống hiện tại.

Học hỏi thêm nhiều điều mới

Năm vừa qua bạn đã học hỏi thêm được những gì? Một ngoại ngữ mới, một môn thể thao hay chỉ đơn giản là nấu một món ăn mới?… Học những điều mới mẻ là gia vị giúp cuộc sống của bạn bớt tẻ nhạt. Học hỏi thêm nhiều điều mới còn tạo cơ hội cho bạn thay đổi cuộc sống của chính mình.

Nếu có lỡ là chú chuột rơi vào vòng tròn của bánh xe hay là chú kiến trên miệng cối, hãy cố gắng tìm cách thoát ra. Đừng trì trệ để rồi cả cuộc đời của bạn chỉ như ếch ngồi đáy giếng.

Hướng đến tự do tài chính

Những người tự do về tài chính là những người có thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau và họ không phụ thuộc vào một nguồn thu nhập nào. Họ không hoàn toàn bán sức lao động của mình và phụ thuộc vào việc bán sức lao động đó. Tiền của họ tự sinh ra bằng việc đầu tư và hàng tháng họ có nhiều khoản thu nhập khác nhau [ít nhất 3 nguồn thu nhập]. Những người tự do về tài chính là những người đã thoát khỏi rat race.

Định nghĩa nhóm T và thu nhập thụ động

Trong cuốn sách “Dạy con làm giàu” của Robert Kyosaki, các loại công việc được chia như sau:

  • Nhóm L: những người đang làm công ăn lương
  • Nhóm T: Những người làm tư, tự làm freelancer hay mở quán bán hàng
  • Nhóm C: Những chủ doanh nghiệp, công ty
  • Nhóm Đ: Những nhà đầu tư

Theo Robert Kyosaki, những người thuộc nhóm C và nhóm Đ là những người có khả năng tạo ra thu nhập thụ động. Tại sao vậy? Tại vì tiền của họ có khả năng sinh ra mà họ không cần trực tiếp bỏ công sức mình vào. Hay nói cách khác họ kiếm tiền thông qua người khác. Một trong những cách để tạo ra thu nhập thụ động tốt đó chính là thu nhập tăng trưởng từ đầu tư và sức mạnh của lãi suất kép –  Phép màu của thế giới tài chính.

Trở lại ví dụ về kỳ nghỉ 2 tháng, liệu bạn có thể có được kỳ nghỉ đó không? Trường hợp bạn có đủ tiền, nhưng liệu bạn có thể mạo hiểm để vô tư thực hiện kỳ nghỉ đó không? Vì nếu bạn đang thuộc nhóm làm công ăn lương, chắc chắn bạn sẽ mất đi công việc của mình. Nếu câu trả lời của bạn là KHÔNG thể, thì bạn đang làm việc cho đồng tiền. Nếu là có, xin chúc mừng vì đồng tiền đang làm việc cho bạn!

Có nhiều câu trả lời cùng nhiều cách khác nhau. Trong đó nhiều từ khóa như tự do tài chính, thu nhập thụ động, kiểm soát tài chính cá nhân [chi tiêu], đầu tư tài chính, tư duy thịnh vượng..v.v

Hãy nhớ, những người đang trong vòng “rat race” thông thường động lực và mục tiêu của họ hay chú trọng phần lớn vào các công việc hằng ngày, lập kế hoạch dài hạn trong tương lai thông thường họ không làm hoặc quá sức của họ. Tuy nhiên để kiếm soát được cuộc sống tài chính của mình, có một kế hoạch cho tương lai để thoát ra khỏi rat race là cực kỳ quan trọng!

Các bạn có thể chia sẻ cảm nhận về bài viết ở bên dưới. Nếu thấy bài viết có ích thì có thể chia sẻ cho mọi người cùng đọc nhé.

Video liên quan

Chủ Đề