Phá thai bằng thuốc sau bao lâu thì có kinh lại

Phá thai bao lâu thì có kinh trở lại là vấn đề được rất nhiều chị em nữ giới quan tâm. Bởi trên thực tế có không ít trường hợp chị em sau phá thai chờ mãi vẫn không thấy có kinh, nhưng có trường hợp thì chỉ sau một thời gian ngắn đã có kinh trở lại. Hiểu được điều đó, trong bài viết hôm nay, bác sĩ Trương Thị Vân – bác sĩ chuyên sản phụ khoa của phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế sẽ giúp chị em giải đáp thắc mắc này.

Phá thai là gì?

Bác sĩ Trương Thị Vân cho biết “Phá thai là phương pháp đình chỉ thai nghén trong buồng tử cung trước kỳ sinh nở có chủ đích của người mang thai. Với nền y học phát triển như hiện nay thì có rất nhiều các phương pháp phá thai khác nhau. Trong số đó, 2 phương pháp được đánh giá là an toàn nhất và được áp dụng phổ biến tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín đó chính là: Phương pháp phá thai bằng thuốc và hút thai chân không. Cả 2 phương pháp này đều được đánh giá là có tính hiệu quả cao [96 – 98%]. Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ thực sự an toàn khi được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín và dưới sự giám sát trực tiếp của bác sĩ chuyên khoa phụ sản.

Chính vì vậy, bác sĩ Vân khuyến cáo chị em tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về nhà để phá thai, thực hiện tại những cơ sở y tế chui hoặc áp dụng các phương pháp dân gian. Bởi việc làm này có thể khiến chị em gặp phải những biến chứng nguy hiểm như sót thai, sót nhau, băng huyết, thủng tử cung,… gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và khả năng sinh sản về sau, biến chứng vô sinh – hiếm muộn, thậm chí là đe dọa đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.”

Phá thai bao lâu thì có kinh lại?

Theo bác sĩ Vân thì thông thường, sau khi phá thai khoảng từ 4 – 6 tuần [tính từ thời điểm phá thai] chị em sẽ có kinh trở lại. Đây có thể coi là một khoảng thời gian vừa đủ để những hoạt động nội tiết của cơ thể nữ giới ổn định, lúc này niêm mạc tử cung sẽ được tái tạo lại và trứng đã có thể phóng noãn để tạo ra kinh nguyệt nếu trứng không được thụ tinh.

Tuy nhiên, sau phá thai kinh nguyệt đến sớm hay muộn còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như:

+ Tình trạng sức khỏe: Nếu tình trạng sức khỏe của chị em ổn định thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ sớm trở lại. Ngược lại nếu sau phá thai chị em gặp các vấn đề về sức khỏe phụ khoa như viêm nhiễm phụ khoa thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ đến muộn, thậm chí phá thai xong không thấy có kinh.

+ Địa chỉ thực hiện: Nếu chị em thực hiện phá thai tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín và do đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi trực tiếp thực hiện thì kinh nguyệt sẽ đến sớm hơn những chị em thực hiện tại các cơ sở y tế chui, kém chất lượng. Lý do là vì các cơ sở y tế bởi các cơ sở y tế kém chất lượng dụng cụ không đảm bảo khiến chị em dễ bị viêm nhiễm, đồng thời nếu bác sĩ quá trình thực hiện phá thai do bác sĩ không có kinh nghiệm hoặc kinh nghiệm còn non kém thực hiện có thể gây nên các tổn thương nặng nề cho cổ tử cung. Từ đó dẫn đến quá trình hồi phục lâu và kinh nguyệt trở lại muộn.

+ Phương pháp thực hiện: Nếu chị em thực hiện phá thai bằng thuốc sẽ giúp hạn chế những tổn thương ở cổ tử cung, do đó kinh nguyệt sẽ trở lại sớm hơn những chị em thực hiện phá thai bằng phương pháp ngoại khoa.

+ Tâm lý: Nhiều chị em sau phá thai luôn trong trạng thái tâm lý buồn chán, hối hận… điều này sẽ ảnh hưởng đến nội tiết tố từ đó ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt

+ Chế độ ăn uống: Sau khi phá thai nữ giới sẽ mất đi 1 lượng máu đáng kể, cơ quan sinh dục bị tổn thương. Vì vậy, nếu  chị em không chú ý bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sức khỏe sau phá thai. Từ đó khiến kinh trở lại chậm hơn.

+ Chế độ sinh hoạt: Nếu như bạn thường xuyên thức khuya, làm việc nặng nhọc… cũng sẽ gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt sau phá thai.

Đây chính là lý do tại sao có sau khi phá thai có người kinh kinh nguyệt đến sớm có người lại đến muộn. Tuy nhiên, nếu trường hợp sau phá thai 8 tuần mà kinh nguyệt vẫn chưa quay trở lại thì chị nên quay lại các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám, kiểm tra và có hướng xử lý kịp thời.

Sau khi phá thai nên làm gì để kinh nguyệt sớm trở lại?

Để giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi và kinh nguyệt trở lại sớm thì sau khi phá thai, chị em cần lưu ý một số điều sau:

Kiêng quan hệ tình dục ít nhất từ 1 tháng sau khi phá thai và khi sức khỏe đã hoàn toàn ổn định.

Vệ sinh vùng kín hàng ngày sạch sẽ, giữ cho vùng kín luôn khô thoáng để hạn chế các bệnh viêm nhiễm phụ khoa do vi khuẩn gây nên.

Có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, giữ cho tâm lý luôn được thoải mái, tránh căng thẳng,…

Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.

Khi kinh nguyệt trở lại chị em sẽ có khả năng thụ thai ngay nếu như quan hệ không an toàn. Vì vậy nếu như không muốn mang thai ngoài ý muốn lần nữa, các cặp đôi nên chọn các biện pháp tránh thai an toàn nhất.

Nếu sau 2 tháng phá thai không thấy xuất hiện kinh nguyệt còn kèm theo những triệu chứng sốt, đau bụng giữ dội, khí hư ra nhiều, có mùi hôi,… thì cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời. Bởi dấu hiệu trên chứng tỏ nguy cơ viêm nhiễm vùng kín là rất cao.

Trên đây là những chia sẻ của bác sĩ Trương Thị Vân về vấn đề phá thai bao lâu thì có kinh lại. Nếu chị em còn bất cứ thắc mắc nào, hãy nhấp chuột chọn [TƯ VẤN TRỰC TUYẾN] hoặc gọi đến số 0836.633.399 – 02438.255.599 để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp thắc mắc và đặt lịch hẹn khám miễn phí.

Phá thai bao lâu thì có kinh lại phụ thuộc vào các yếu tố: hình thức phá thai, tình trạng thai nhi, chế độ dinh dưỡng và chu kỳ kinh nguyệt trước đây của bạn.

Phá thai bao lâu thì có kinh lại? Người có sức khỏe tốt, chu kỳ kinh nguyệt đều thường có thời gian có kinh sau phá thai nhanh hơn người bị rối loạn kinh nguyệt. Nhìn chung, phụ nữ thường bị tình trạng kinh nguyệt không đều hoặc chậm kinh sau khi phá thai.

Có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ không thể tiếp tục mang thai dẫn đến quyết định phá thai. Vì vậy, nên tìm hiểu kỹ các phương pháp phá thai hiện nay cũng như vấn đề phá thai bao lâu thì có kinh lại để để phòng rủi ro cũng như biến chứng khi quyết định chấm dứt thai kỳ.

Hiện nay, có hai phương pháp phá thai phổ biến là nội khoa và ngoại khoa. Và thời gian ra máu phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn chọn theo phương pháp nào.

1. Phá thai nội khoa

Phá thai nội khoa và còn gọi là phương pháp phá thai bằng thuốc. Thuốc phá thai được sử dụng để gây nên hiện tượng sảy thai tự nhiên và đình chỉ sự phát triển của thai nhi bên trong tử cung.

Khi phá thai bằng thuốc, bạn sẽ được bác sĩ cho uống hai viên thuốc:

  • Viên thứ nhất có tác dụng phá vỡ lớp niêm mạc tử cung khiến thai nhi không thể tiếp tục phát triển. Một số người có thể bị ra máu sau khi uống viên thuốc đầu tiên này.
  • Viên thứ hai có tác dụng làm cho tử cung giải phóng các chất bên trong. Bạn có thể bị chảy máu trong vòng 30 – 40 phút sau khi uống thuốc. Quá trình này ngày càng dữ dội hơn, có thể kéo dài từ 4 đến 5 tiếng đồng hồ sau khi uống thuốc. 1 đến 2 giờ đầu, dòng chảy của máu sẽ nặng và có máu đông nhưng sẽ giảm bớt sau vài giờ đồng hồ.
Phá thai có thể gây ra tác dụng phụ: buồn nôn, chuột rút, đau đầu

2. Phá thai ngoại khoa

Phương pháp phá thai ngoại khoa chính là sử dụng dụng cụ y tế qua cổ tử cung để chấm dứt thai kỳ, gồm hút thai chân không, nong và kẹp gắp thai nhi.

Nếu lựa chọn phương pháp ngoại khoa, bạn có thể bị chảy máu ngay sau đó hoặc bắt đầu ra máu sau 3 đến 5 ngày. Dòng chảy của máu cũng sẽ nhẹ dần theo thời gian.

Khi sử dụng các phương pháp phá thai, bạn sẽ bị một số tác dụng phụ như chuột rút, buồn nôn, nhức đầu, đổ mồ hôi, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, thậm chí là bị tiêu chảy. Đặc biệt, phá thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này.

Việc chấm dứt thai kỳ đột ngột khiến cho cơ thể chưa kịp thích nghi. Phải mất một khoảng thời gian, cơ thể mới đào thải hết các hormone thai kỳ và trở lại chu kỳ bình thường. Do đó, gây nên hiện tượng kinh nguyệt không đều hoặc chậm kinh sau khi phá thai.

Phá thai bao lâu thì có kinh lại? Thông thường, sau khi phá thai từ 4 đến 6 tuần, kinh nguyệt bắt đầu xuất hiện trở lại. Lúc này, cơ thể bắt đầu cân bằng và sản sinh hormone như bình thường, lớp niêm mạc tử cung khôi phục dần dần.

Vì thế, 4 đến 6 tuần là khoảng thời gian lớp niêm mạc đủ dày để bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt mới.

Khi muốn mang thai trở lại, bạn phải đợi ít nhất từ 2 đến 3 chu kỳ kinh nguyệt để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con. Nếu mang thai quá sớm, cơ thể chưa thích ứng kịp, rất có thể sẽ sảy thai lần nữa.

Phải từ 4 đến 6 tuần sau khi phá thai mới có kinh nguyệt trở lại

Những điều cần nhớ sau phá thai

Vì mất nhiều máu và cơ thể bị thay đổi đột ngột nên khi có những biểu hiện sau đây, bạn không cần quá lo lắng:

  • Sau khi phá thai bằng phương pháp ngoại khoa, cơ thể ra máu nhiều, không ra máu hoặc ra máu thất thường trong vài tuần đầu tiên là điều bình thường.
  • Sử dụng phương pháp phá thai nội khoa thường chảy máu nhiều hơn so với phương pháp ngoại khoa.
  • Phá thai bao lâu thì có kinh lại? Mất từ 4 đến 6 tuần, kinh nguyệt mới bắt đầu trở lại. Hoặc chậm hơn nếu cơ thể đang trong trạng thái căng thẳng và mệt mỏi.

Trong hai tuần đầu sau phá thai, bạn không nên quan hệ tình dục hoặc quan hệ tình dục phải sử dụng biện pháp tránh thai. Bởi vì đây chính là thời kỳ rụng trứng để bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt mới nên rất dễ thụ tinh và mang thai.

Mục đích

Độ dài chu kỳ kinh nguyệt

[ngày]

Số ngày hành kinh

[ngày]

Phá thai có thể làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt

Phá thai không chỉ ảnh hưởng về sức khỏe mà còn làm tinh thần người phụ nữ suy sụp, căng thẳng và lo lắng. Cho nên, khi đã lựa chọn phá thai, bạn không nên nghĩ nhiều về nó.

Bạn hãy chăm sóc sức khỏe thật tốt để cơ thể được hồi phục hoàn toàn bằng cách:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ và duy trì chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh.
  • Thông báo với gia đình, bạn bè để hỗ trợ tinh thần và kịp thời xử lý những tình huống phát sinh do phá thai.
  • Không quan hệ tình dục để bảo vệ bản thân.
  • Chăm sóc và thăm khám sức khỏe theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không tập các bài tập thể dục nặng và vận động quá sức.

Phá thai bao lâu thì có kinh lại là vấn đề chị em hết sức quan tâm, nhất là sau khi thực hiện phá thai. Việc cần làm là thường xuyên theo dõi sức khỏe. Nếu có vấn đề gì bất thường, đến ngay bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất để thăm khám kịp thời.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

 //www.whattoexpect.com/pregnancy/pregnancy-loss/first-period-after-miscarriage/ //www.nhs.uk/common-health-questions/pregnancy/when-will-my-periods-return-after-a-miscarriage/ //www.verywellfamily.com/before-you-get-your-period-after-miscarriage-2371503

Video liên quan

Chủ Đề