Phẩm chất của người lãnh đạo quản lý là gì năm 2024

Điểm qua 10 phẩm chất tiêu biểu được người làm văn phòng bình chọn là những tố chất cần có của một nhà lãnh đạo giỏi trong bài viết dưới đây của Pi Institute để có cái nhìn tổng quan nhất về các nhà lãnh đạo hiện nay.

Các đặc điểm và phẩm chất của một nhà lãnh đạo giỏi

Dựa trên các nghiên cứu, Pi Institute nhận thấy rằng các nhà lãnh đạo được ủng hộ luôn sở hữu các đặc điểm: thanh liêm, sự ủy quyền, giao tiếp, tự nhận thức, trách nhiệm giải trình, sự đồng cảm, tính khiêm tốn, khả năng phục hồi, tầm nhìn và sự ảnh hưởng.

Thanh liêm

Tính thanh liêm được xem là nền tảng của tất cả phẩm chất lãnh đạo khác. Chúng là yếu tố cần để nhà lãnh đạo được nhân viên và những những xung quanh tôn trọng. Một nhà lãnh đạo thanh liêm sẽ:

  • Xin lỗi vì những sai lầm.
  • Biết quý trọng thời gian của tất cả mọi người.
  • Đưa ra lợi ích của sự nghi ngờ trong những hoàn cảnh khó quyết định.
  • Làm nổi bật công việc và đóng góp của nhân viên.

Ủy quyền

Ủy quyền là một trong những nhiệm vụ cốt lõi của nhà lãnh đạo. Mục tiêu không chỉ giải phóng khối lượng công việc của bản thân mà còn kích hoạt các thành viên khác trong nhóm hoàn thành hiệu quả. Để ủy quyền tốt, nhà lãnh đạo cần xây dựng lòng tin với nhóm và nhạy bén trong cách nhìn nhận ưu nhược điểm của từng cá nhân.

Khả năng giao tiếp

Lãnh đạo và giao tiếp phải gắn liền với nhau. Chất lượng và hiệu quả giao tiếp ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của chiến lược kinh doanh. Vì vậy, nhà lãnh đạo cần trang bị tốt khả năng giao tiếp dưới nhiều phương thức khác nhau, từ truyền tải thông tin đến đào tạo kỹ năng, kiến thức chuyên môn. Và họ cũng cần học cách lắng nghe và giao tiếp trong nhiều vai trò, môi trường khác nhau…

Tự nhân thức

Phẩm chất này là yếu tố tối quan trọng và tập trung vào nội tâm của các nhà lãnh đạo nhiều hơn. Một khi hiểu rõ điều bản thân muốn, các lãnh đạo sẽ làm việc hiệu quả hơn.

Trách nhiệm giải trình

Dù tốt hay xấu, nhà lãnh đạo là người sẽ gánh trách nhiệm về kết quả hoạt động của một chiến lược hoặc mục tiêu của doanh nghiệp. Họ ép bản thân và yêu cầu nhân viên chịu trách nhiệm về tất cả hành động của mình, điều này tạo nên tinh thần trách cho nhóm.

Sự đồng cảm

Đồng cảm không chỉ thể hiện bản thân là người vững chắc, điểm tựa an toàn cho những người xung quanh mà còn tạo ra nhiều mối quan hệ sâu sắc, bền vững. Sự đồng cảm của người lãnh đạo được cảm nhận thông qua sự cởi mở trong giao tiếp, với mục đích hiểu rõ về động cơ, hy sinh và vấn đề của các thành viên trong tổ chức.

Trau dồi phẩm chất lãnh đạo của trí tuệ cảm xúc là một trong những thuộc tính lãnh đạo tuyệt vời mà chúng ta có thể sở hữu. Rất ít nhà lãnh đạo hiểu được sự khác biệt giữa “tử tế” và có trí tuệ cảm xúc. Chỉ những nhà lãnh đạo hiệu quả mới hiểu được sức mạnh của sự đồng cảm với những người xung quanh. Ngoài ra, việc hiểu rõ các thành viên trong tổ chức còn hỗ trợ phát triển môi trường nhân văn hơn, nơi các nhóm làm việc hiệu quả hơn và các nhà lãnh đạo phát triển.

Xem thêm: 10 Phẩm chất cần thiết nhà lãnh đạo tốt cần có

Tính khiêm tốn

Khi nhắc đến phát triển các phẩm chất lãnh đạo, rất nhiều người đã say mê với một chức danh hoặc địa vị mới thay vì lao vào công việc thực tế để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi với sự khiêm tốn vừa đủ. Nhà lãnh đạo tuyệt vời là người tập trung giải quyết vấn đề và hiệu quả làm việc nhóm nhiều hơn là tự quảng cáo cá nhân. Khiêm tốn và dễ đồng cảm với các thành viên trong nhóm sẽ giúp nhà lãnh đạo dễ mến và lãnh đạo dễ dàng hơn.

Khả năng phục hồi

Bản lĩnh thực sự của một nhà lãnh đạo giỏi không nằm ở cách họ thể hiện như thế nào trong thời gian tốt đẹp, mà là cách hành động khi gặp khó khăn. Bằng thái độ tích cực trong cách dẫn dắt và tập hợp nhóm, nhà lãnh đạo cùng tổ chức có thể phản ứng lại với các tình huống một cách bình tĩnh, đồng thời thu thập và tập trung vào công cuộc tìm giải pháp hơn là vấn đề .

Tầm nhìn

Chia sẻ tầm nhìn và thuyết phục người khác hành động là một vũ khí bí mật của các nhà lãnh đạo thành công. Họ luôn rõ ràng trong giai đoạn phát triển phương hướng và thực hiện chúng với tính quyết đoán nhạy bén. Ra quyết định là chìa khóa cho những ý tưởng mới, đảm bảo các thành viên trong nhóm biết điểm mấu chốt và hiểu rõ các mục tiêu và sứ mệnh phía trước.

Sự ảnh hưởng

Yếu tố quan trọng của một nhà lãnh đạo truyền cảm hứng thể hiện qua cách họ thuyết phục và kêu gọi tất cả thành viên trong tổ chức hành động. Khác với thao túng, sự ảnh hưởng cần được thực hiện một cách xác thực, minh bạch và đòi hỏi trí tuệ cảm xúc và sự tin tưởng.

Bài viết đã nêu bật 10 phẩm chất cần có của một nhà lãnh đạo tài ba. Tuy nhiên, không phải tất cả đều sở hữu toàn bộ chúng mà mỗi nhà lãnh đạo sẽ linh hoạt từng đặc điểm trong các trường hợp khác nhau và khéo léo thể hiện những phẩm chất nổi trội nhất của bản thân. Ngoài các đặc điểm cần có, người lãnh đạo phải sở hữu các kỹ năng gì để giúp doanh nghiệp phát triển hơn, tham khảo tại đây nhé!

Người lãnh đạo quản lý cần có những phẩm chất gì?

Phẩm chất cần có của người lãnh đạo. Để trở thành người lãnh đạo, bạn cần phải trải qua một thời gian dài được rèn luyện những phẩm chất cần có và học tập kinh nghiệm từ những người đi trước. ... .

Tầm nhìn xa. ... .

Sự tự tin. ... .

Tính kiên định. ... .

Biết chấp nhận mạo hiểm. ... .

Sự kiên trì ... .

Sự quả quyết. ... .

Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân..

Tố chất của người lãnh đạo là gì?

Tố chất lãnh đạo là những phẩm chất, khả năng, kỹ năng giúp nhà lãnh đạo có thể dẫn dắt tổ chức, đội ngũ của mình đạt được thành công. Một số tố chất cần có của nhà lãnh đạo như sau: Có tầm nhìn xa trông rộng, có khả năng định hướng cho tổ chức, đội ngũ trong tương lai.

Phẩm chất then chốt của nhà lãnh đạo giỏi là gì?

Các đặc điểm và phẩm chất của một nhà lãnh đạo giỏi. Dựa trên các nghiên cứu, Pi Institute nhận thấy rằng các nhà lãnh đạo được ủng hộ luôn sở hữu các đặc điểm: thanh liêm, sự ủy quyền, giao tiếp, tự nhận thức, trách nhiệm giải trình, sự đồng cảm, tính khiêm tốn, khả năng phục hồi, tầm nhìn và sự ảnh hưởng.

Một người lãnh đạo tốt có những tính cách gì?

Một nhà lãnh đạo tốt cần có 10 đức tính, tính cách sau:.

Đối mặt với tình hình thực tế.

Tìm kiếm và lắng nghe các phản hồi..

Nói những gì cần phải nói..

Luôn tôn trọng quan điểm của người khác..

Đừng lờ đi những vấn đề về hiệu suất làm việc..

Thường xuyên giao tiếp cởi mở.

Dẫn đầu công cuộc thay đổi..

Chủ Đề