Phạm vi hành nghề của bác sĩ y học cổ truyền

Trong thời gian qua, Bộ Y tế nhận được một số ý kiến phản ánh của các Sở Y tế và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về các khó khăn, vướng mắc trong việc cấp bổ sung phạm vi chuyên môn cho bác sĩ YHCT, thanh toán bảo hiểm y tế khi bác sĩ YHCT thực hiện phạm vi chuyên môn y học hiện đại.

Để giải quyết khó khăn trên, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn khác cho bác sĩ YHCT theo quy định tại Khoản 1, Điều 11 tại Nghị định số 155/2018/NĐ-CP của Chính phủ bổ sung, sửa đổi một số quy định liên quan đến đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế. Riêng đối với một số chuyên ngành: ngoại, sản, tai mũi họng, răng hàm mặt, mắt, phẫu thuật thẩm mỹ, gây mê hồi sức thì tạm dừng cấp bổ sung chờ hướng dẫn của Bộ Y tế.

Giữ nguyên đối với các trường hợp đã cấp chứng chỉ hành nghề có phạm vi chuyên môn theo hướng dẫn của Bộ Y tế về giải quyết vướng mắc khi thực hiện cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh theo quy định Luật khám bệnh, chữa bệnh và Nghị định của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh.

Bác sĩ YHCT đã có chứng chỉ hành nghề với phạm vi chuyên môn là khám bệnh, chữa bệnh bằng YHCT được thực hiện kỹ thuật khác ngoài chuyên ngành YHCT sau khi có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo kỹ thuật do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp và được người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám, chữa bệnh cho phép thực hiện bằng văn bản mà không cần bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trên chưng chỉ hành nghề theo quy định.

Diệu Linh

ad syt ad

Theo đó, Bộ Y tế chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh thàn phố trực thuộc Trung ương tiếp tục bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn khác cho bác sĩ YHCT theo quy định.

Riêng đối với một số chuyên ngành Ngoại, Sản, Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt, Mắt, Phẫu thuật thẩm mỹ, Gây mê hồi sức thì tạm dừng cấp bổ sung chờ hướng dẫn của Bộ Y tế.

Giữ nguyên đối với các trường hợp đã cấp chứng chỉ hành nghề có phạm vi chuyên môn theo hướng dẫn của Bộ Y tế về giải quyết vướng mắc khi thực hiện cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh theo quy định Luật Khám Chữa bệnh và Nghị định của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh.

Theo công văn, bác sĩ YHCT đã có chứng chỉ hành nghề với phạm vi chuyên môn là khám bệnh chữa bệnh bằng YHCT thì được thực hiện kỹ thuật khác ngoài chuyên ngành YHCT sau khi có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo kỹ thuật do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp và được người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh cho phép thực hiện bằng văn bản mà không cần bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trên chưng chỉ hành nghề theo quy định.

Đối với các Trường Đại học Y, Dược và các cơ sở khám chữa bệnh có mã số đào tạo thực hiện việc tiếp nhận đào tạo kỹ thuật chuyên ngành, phạm vi chuyên môn về y học hiện đại cho bác sĩ YHCT đã có chứng chỉ hành nghề YHCT để đảm bảo kết hợp YHCT với Y học hiện đại trong cơ sở khám chữa bệnh theo đúng quan điểm chỉ đạo của Đảng về phát triển nền Đông Y Việt Nam và Hội Đông Y Việt Nam trong tình hình mới và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại đến năm 2030...



Ảnh minh họa

Theo dự thảo, người hành nghề YHCT thay đổi phạm vi chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề cần có các điều kiện sau: 1- Đã được cấp chứng chỉ hành nghề phạm vi chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh bằng YHCT; 2- Có quyết định bổ sung phạm vi chuyên môn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thời gian tham gia khám bệnh, chữa bệnh thuộc lĩnh vực đã được bổ sung từ 36 tháng trở lên hoặc người có bằng thạc sĩ, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I, bác sĩ chuyên khoa cấp II về chuyên ngành đó.

Y sĩ YHCT đã được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh chữa bệnh bằng YHCT, sau khi có bằng bác sĩ YHCT phải thực hành 12 tháng theo quy định thì được cấp chứng chỉ hành nghề là bác sĩ với phạm vi khám bệnh, chữa bệnh bằng YHCT.

Khi thực hiện việc thay đổi phạm vi chuyên môn cho người hành nghề, cơ quan có thẩm quyền thay chứng chỉ hành nghề đã cấp bằng chứng chỉ hành nghề mới có ghi phạm vi chuyên môn đã được thay đổi và thu hồi chứng chỉ đã cấp.

Bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề

Theo dự thảo, bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề đối với bác sĩ đã được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bằng YHCT đã học xong chuyên khoa định hướng y học hiện đại với thời gian đào tạo trên 6 tháng hoặc đã học theo quy định tại công văn 4921/BYT-K2ĐT ngày 23/8/2019 hoặc có văn bằng thạc sĩ, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa I, bác sĩ chuyên khoa II thuộc các chuyên khoa khác.

Trường hợp bác sĩ có chứng chỉ đào tạo dưới 6 tháng chỉ được bổ sung các kỹ thuật đã được đào tạo và được người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho phép bổ sung bằng văn bản. Một người hành nghề có thể được bổ sung nhiều kỹ thuật cùng chuyên ngành hoặc các chuyên ngành khác nhau.

Đối với bác sĩ y học cổ truyền có thời gian công tác trước năm 2012 thì thực hiện theo công văn số 6079/BYT-KCB ngày 4/10/2012 về giải quyết vướng mắc khi thực hiện cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Đối với bác sĩ y khoa đã học chuyên khoa định hướng về YHCT hoặc đào tạo theo công văn 4921/BYT-K2ĐT thì ngoài việc bổ sung chuyên khoa như đối với bác sĩ YHCT còn được thực hiện bổ sung phạm vi bác sĩ y khoa của y học hiện đại.

Dự thảo nêu rõ, bác sĩ đã có chứng chỉ hành nghề với phạm vi chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh bằng YHCT chỉ được bổ sung thêm một chuyên ngành về y học hiện đại.

Không bổ sung phạm vi chuyên môn cho người có bằng bác sĩ YHCT các chuyên ngành: Ngoại, Sản, Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt, Mắt, Phẫu thuật thẩm mỹ, Gây mê hồi sức cho đến khi có hướng dẫn cụ thể của Bộ Y tế về bổ sung kiến thức để phù hợp cho bác sĩ YHCT được học các chuyên khoa này. Trừ các trường hợp bác sĩ YHCT có bằng thạc sĩ, tiến sĩ, chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II về các chuyên khoa này…

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

[Chinhphu.vn] – Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định phạm vi hoạt động chuyên môn cho đối tượng hành nghề Lĩnh vực y học cổ truyền.

Ảnh minh họa

Theo dự thảo, phạm vi hoạt động chuyên môn đối với người hành nghề là Bác sĩ [bác sĩ y học cổ truyền, bác sỹ định hướng y học cổ truyền] như sau: Thực hiện sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại theo quy định của Bộ Y tế; thực hiện kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu; kết hợp thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu với thuốc hóa dược; kê đơn thuốc hóa dược theo quy định của Bộ Y tế.

Bên cạnh đó, thực hiện kỹ thuật y học cổ truyền theo quy định tại Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ Y tế quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và Thông tư số 21/2017/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 10/5/2017 về việc sửa đổi, bổ sung danh mục kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Thông tư số 43/2013/TT-BYT.

Dự thảo nêu rõ, trường hợp người hành nghề lĩnh vực y học cổ truyền được đào tạo thêm các chuyên khoa, các kỹ thuật khác thì được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt bổ sung thêm phạm vi hoạt động chuyên môn, kỹ thuật đã được đào tạo. Người hành nghề y học cổ truyền có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền được sử dụng thuốc cổ truyền, dược liệu, thuốc dược liệu và được bào chế, sơ chế, sản xuất thuốc cổ truyền, dược liệu, thuốc từ dược liệu để kê đơn, điều trị tại cơ sở.

Ngoài ra, bác sĩ y học cổ truyền, bác sỹ định hướng y học cổ truyền còn tham gia tuyên truyền, tư vấn phòng bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Phạm vi hoạt động chuyên môn đối với người hành nghề là Lương y

Theo dự thảo, người hành nghề là Lương y thực hiện sơ cứu, khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, thực hiện kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu theo quy định của Bộ Y tế.

Đồng thời, thực hiện kỹ thuật, thủ thuật chuyên ngành y học cổ truyền. Dự thảo nêu rõ, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ phê duyệt danh mục kỹ thuật căn cứ vào danh mục kỹ thuật tuyến cơ sở và điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ sở.

Người hành nghề y học cổ truyền có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền được sử dụng thuốc cổ truyền, dược liệu, thuốc dược liệu và được bào chế, sơ chế dược liệu để kê đơn điều trị tại cơ sở. Phạm vi bào chế, sơ chế vị thuốc y học cổ truyền, dược liệu được theo quy định điều kiện giấy chứng nhận lương y; giấy chứng nhận, chứng chỉ khác về y dược cổ truyền và thời gian thực hành để cấp chứng chỉ về dược cổ truyền.

Lương y cũng tham gia tuyên truyền, tư vấn phòng bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Theo Tuệ Văn[Báo chính phủ]

Video liên quan

Chủ Đề