Phụ cấp vượt khung năm đầu tiền là bao nhiêu năm 2024

Mức phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo hiện nay được quy định tại Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP. Khi cải cách tiền lương sẽ có nhiều thay đổi về phụ cấp, trong đó có phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo.

Cụ thể, theo Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP, nhà giáo viên tham gia giảng dạy và có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 5 năm [60 tháng] trở lên thì sẽ được tính phụ cấp thâm niên là 5% trên mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung.

Bắt đầu từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm [đủ 12 tháng] được tính thêm 1%. Nghĩa là giáo viên đóng bảo hiểm xã hội đủ 12 tháng trong năm thì mức phụ cấp thâm niên là 6%, năm thứ 7 sẽ là 7%. Các năm tiếp theo tương tự như vậy cứ đóng bảo hiểm xã hội đủ 12 tháng được tính thêm 1%.

Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng hiện nay:

Mức tiền phụ cấp thâm niên = Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có] hiện hưởng x Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ x Mức [%] phụ cấp thâm niên được hưởng.

Theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW 2018, khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ tiếp tục áp dụng phụ cấp thâm niên vượt khung và bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề đối với giáo viên.

Như vậy, sau khi thực hiện cải cách tiền lương giáo viên sẽ hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn chưa có thông tin chính thức về mức phụ cấp thâm niên vượt khung sau cải cách tiền lương từ ngày 1.7.2024 là bao nhiêu.

Mức phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo hiện nay được quy định tại Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP. Khi cải cách tiền lương sẽ có nhiều thay đổi về phụ cấp, trong đó có phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo.

Cụ thể, theo Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP, nhà giáo viên tham gia giảng dạy và có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 5 năm [60 tháng] trở lên thì sẽ được tính phụ cấp thâm niên là 5% trên mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung.

Bắt đầu từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm [đủ 12 tháng] được tính thêm 1%. Nghĩa là giáo viên đóng bảo hiểm xã hội đủ 12 tháng trong năm thì mức phụ cấp thâm niên là 6%, năm thứ 7 sẽ là 7%. Các năm tiếp theo tương tự như vậy cứ đóng bảo hiểm xã hội đủ 12 tháng được tính thêm 1%.

Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng hiện nay:

Mức tiền phụ cấp thâm niên = Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có] hiện hưởng x Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ x Mức [%] phụ cấp thâm niên được hưởng.

Theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW 2018, khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ tiếp tục áp dụng phụ cấp thâm niên vượt khung và bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề đối với giáo viên.

Như vậy, sau khi thực hiện cải cách tiền lương giáo viên sẽ hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn chưa có thông tin chính thức về mức phụ cấp thâm niên vượt khung sau cải cách tiền lương từ ngày 1.7.2024 là bao nhiêu.

Ngày 02 tháng 05 năm 2022, Bộ Nội vụ đã ban hành văn bản Số: 1/VBHN-BNV hợp nhất Thông tư số 04/2005/TT-BNV và Thông tư số 03/2021/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức, có nhiều điểm mới.

Do có nhiều bạn đọc là giáo viên thắc mắc về quy định về chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung, nên người viết xin được cung cấp những thông tin về quy định trên.

Ảnh minh họa: giaoduc.net.vn

Giáo viên giữ bậc lương cuối cùng 24 hoặc 36 tháng sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung

Căn cứ Mục II Thông tư 1/VBHN-BNV của Bộ Nội vụ quy định về phụ cấp thâm niên vượt khung như sau:

“I. Điều kiện và tiêu chuẩn được hưởng phụ cấp

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định tại điểm 1 Mục I Thông tư này, nếu đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức, viên chức [sau đây viết tắt là ngạch]; trong chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát [sau đây viết tắt là chức danh] hiện giữ, thì được xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung khi có đủ điều kiện thời gian giữ bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung như sau:

1. Điều kiện thời gian giữ bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh hiện giữ:

1.1. Thời gian giữ bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh hiện giữ để xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung quy định như sau:

  1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có 3 năm [đủ 36 tháng] xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức, viên chức từ loại A0 đến loại A3 của bảng 2, bảng 3 quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ và trong chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của ủy ban Thường vụ Quốc hội.
  1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có 2 năm [đủ 24 tháng] xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức, viên chức loại B và loại C của bảng 2, bảng 3 và ngạch nhân viên thừa hành, phục vụ xếp lương theo bảng 4 quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ.

1.2. Các trường hợp được tính và không được tính vào thời gian để xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được xác định như các trường hợp được tính và không được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên quy định tại điểm 1.2 và điểm 1.3 Mục II Thông tư số 03/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức [sau đây viết tắt là Thông tư số 03/2005/TT-BNV].

2. Tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung:

Tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện như hai tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên quy định tại điểm 2.1 và điểm 2.2 Mục II Thông tư số 03/2005/TT-BNV trong suốt thời gian giữ bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh hiện giữ hoặc trong thời gian của năm xét hưởng thêm phụ cấp thâm niên vượt khung.”

Theo đó, có thể thấy là thời gian giữ bậc lương cuối cùng trong ngạch để xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung hiện nay đối với viên chức được chia thành 02 trường hợp như sau:

Viên chức từ loại A0 đến loại A3: đã có 3 năm [đủ 36 tháng] xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch;

Viên chức loại B và loại C: đã có 2 năm [đủ 24 tháng] xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch.

Theo quy định này sẽ có các trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Các địa phương đã chuyển xếp lương theo chùm Thông tư 01-04/2021/TT-BGDĐT, trừ giáo viên tiểu học, mầm non chưa đạt chuẩn theo Luật Giáo dục 2019 hưởng lương hạng IV cũ có hệ số lương 2,06-4,06 [tương đương viên chức loại C] sau 2 năm xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, tất cả các trường hợp còn lại từ giáo viên bậc mầm non đến trung học học phổ thông sẽ xếp vào viên chức loại A0 đến loại A3 sau 3 năm [đủ 36 tháng] xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung.

Trường hợp 2: Những địa phương chưa chuyển xếp lương mới còn đang hưởng lương theo chùm Thông tư 20-23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, khi đó sẽ có trường hợp giáo viên tiểu học, mầm non hưởng lương hạng IV có hệ số lương 2,06-4,06 [tương đương viên chức loại C] sau 2 năm xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở hạng III, II, I tương đương viên chức A0 đến loại A3 được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung khi đủ 3 năm [đủ 36 tháng] xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch.

Hướng dẫn mức hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung và cách chi trả

Tại mục III quy định về mức phụ cấp và cách chi trả phụ cấp thâm niên vượt khung như sau:

“1. Mức phụ cấp:

1.1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có đủ điều kiện thời gian và tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung quy định tại điểm 1 và điểm 2 Mục II Thông tư này được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung như sau:

  1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định tại tiết a điểm 1.1 Mục I Thông tư này, sau 3 năm [đủ 36 tháng] đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó; từ năm thứ tư trở đi, mỗi năm có đủ hai tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1%.
  1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định tại tiết b điểm 1.1 Mục II Thông tư này, sau 2 năm [đủ 24 tháng] đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức hưởng của bậc lương cuối cùng trong ngạch đó; từ năm thứ ba trở đi, mỗi năm có đủ hai tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1%.

1.2. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi chuyển xếp lương cũ sang lương mới theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2005 của liên tịch Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới cuối với cán bộ, công chức, viên chức, nếu lương mới đã được tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung thì thời gian giữ bậc lương cũ dùng làm căn cứ để chuyển xếp sang lương mới được tính để hưởng thêm phụ cấp thâm niên vượt khung theo nguyên tắc cứ mỗi năm giữ bậc lương cũ mà có đủ hai tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1% phụ cấp thâm niên vượt khung…

2. Cách chi trả phụ cấp:

Phụ cấp thâm niên vượt khung được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động và được dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.”

Như vậy, sau thời gian hưởng lương ở bậc lương cuối cùng từ 24 hoặc 36 tháng tùy đối tượng sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung là 5%, sau mỗi năm được tăng thêm 1%.

Trên đây là những quy định về phụ cấp thâm niên vượt khung mới nhất xin được cung cấp cùng bạn đọc là giáo viên cả nước.

Phụ cấp vượt khung tối đa là bao nhiêu?

Mức hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung = 5% x mức lương của bậc lương cuối cùng. Trường hợp công chức, viên chức làm việc từ năm thứ 4 trở đi thì mỗi năm đủ điều kiện hai tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thì sẽ được tính hưởng thêm 1%.

Phụ cấp thâm niên được tính như thế nào?

Cách tính phụ cấp thâm niên: Mức tiền phụ cấp thâm niên = Hệ số lương x Mức lương cơ sở x Mức [%] phụ cấp thâm niên được hưởng. Trong đó: Hệ số lương = Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức + Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có] hiện hưởng.

Có bao nhiêu bậc lương?

Theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP có từ 1 đến 12 bậc lương, hệ số lương tăng dần từ bậc 1 đến bậc 12. Ngoài mức lương chính, các cán bộ, công nhân viên còn được hưởng thêm phần lương phụ cấp căn cứ vào chức vụ, công việc, thâm niên…

Thế nào là phụ cấp thu hút?

Phụ cấp thu hút là gì? Căn cứ khoản 2 Điều 1 Nghị định 76/2019/NĐ-CP, phụ cấp thu hút là phụ cấp được áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong quân đội, công an, cơ yếu công tác ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.

Chủ Đề