phục viên, xuất ngũ là gì

Home Hỏi Đáp Điều kiện thôi phục viên là gì, nghĩa của từ phục viên trong tiếng việt

Phục viên là lực lượng quân nhân chuyên nghiệp ra khỏi quân đội, không còn phục vụ trong quân ngũ căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân,viên chức quốc phòng 2015.Bạn đang xem: Phục viên là gì

Đối với nhiều người, phục viên là một thuật ngữ xa lạ, phục viên là một khái niệm thường chỉ được sử dụng trong ngành quân đội. Căn cứ theo quy định của pháp luật, phục viên là một trong những hình thức thôi phục vụ tại ngũ của lực lượng quân nhân chuyên nghiệp.

Bạn đang xem: Điều kiện thôi phục viên là gì, nghĩa của từ phục viên trong tiếng việt

Vậy phục viên là gì? Điều kiện để phục viên là gì? Chế độ đối với quân nhân chuyên nghiệp phục viên ra sao? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn đọc.

Phục viên là gì? Điều kiện để được phục viên

Phục viên là lực lượng quân nhân chuyên nghiệp ra khỏi quân đội, không còn phục vụ trong quân ngũ căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân,viên chức quốc phòng 2015.

Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng 2015, quân nhân chuyên nghiệp được phục viên khi không thuộc các trường hợp sau đây:

Thứ nhất: Quân nhân chuyên nghiệp đáp ứng đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định của pháp luật. Theo đó, quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ hưu khi thuộc một trong các trường hợp: [i] Đủ kiện nghỉ hưu theo quy định của pháp luật đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; [ii] Hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp theo cấp bậc quân hàm và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên; [iii] Đủ 40 tuổi, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, trong đó có đủ 15 năm là chiến đấu viên theo quy định của pháp luật quy định về chức danh chiến đấu viên trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân mà Quân đội không thể tiếp tục bố trí sử dụng và không thể chuyển ngành được.

Thứ hai: Sức khỏe của quân nhân chuyên nghiệp bị suy giảm nên được nghỉ theo chế độ bệnh binh theo quy định của pháp luật.

Thứ ba: Quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ tại ngũ được chuyển ngành sau khi được cấp có thẩm quyền đồng ý và được cơ quan, tổ chức nơi đến tiếp nhận.

Như vậy, nếu quân nhân chuyên nghiệp không thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì quân nhân chuyên nghiệp sẽ được phục viên.



Các trường hợp thôi phục vũ tại ngũ

Ngoài việc giải đáp phục viên là gì? chúng tôi còn chia sẻ tới Quý độc giả về các trường hợp thôi phục vụ tại ngũ. Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng 2015, các trường hợp quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vũ tại ngũ bao gồm:

Thứ nhất: Hết thời hạn phục vụ tại ngũ theo quy định của pháp luật. Thời hạn phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp ít nhất là 06 [sáu] năm kể từ ngày quyết định chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp. Sau khi hết thời hạn 06 năm này thì quân nhân chuyên nghiệp nếu có nguyện vọng mới có thể xin thôi phục vụ tại ngũ.

Thứ hai: Quân nhân chuyên nghiệp có nguyện vọng thôi phục vụ tại ngũ và được cấp có thẩm quyền đồng ý cho thôi phục vũ tại ngũ sau 06 năm kể từ ngày có quyết định chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, trường hợp này chỉ áp dụng đối với quân nhân chuyên nghiệp phụ vụ tại ngũ theo hạn tuổi.

Xem thêm: Nơi Bán Cồn 95 Độ Mua Ở Đâu ? An Toàn Khi Sử Dụng Cồn Thơm, Cồn Ethanol Tế 93

Thứ ba: Hết tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất theo quy định của pháp luật.

Thứ tư: Đối với Chiến đấu viên đã được đào tạo và bồi dưỡng nhưng Quân đội không thể bố trí sử dụng cũng thuộc trường hợp được/bị thôi phục vụ tại ngũ. Tuy nhiên, đối với chiến đấu viên mà có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có đủ 15 năm là chiến đấu viên thì được nghỉ hưu và hưởng chế độ lương hưu theo quy định của pháp luật.

Thứ năm: Bộ máy Nhà nước luôn không ngừng được cải tiến dẫn đến nhiều trường hợp Nhà nước buộc phải cắt giảm biên chế, do đó, quân nhân chuyên nghiệp cũng có thể được/bị thôi phục tại ngũ khi thay đổi tổ chức biên chế.

Thứ sáu: Bên cạnh các trường hợp thuộc về nguyên nhân khách quan nên quân nhân chuyên nghiệp buộc phải thôi phục vụ tại ngũ thì cũng có những trường hợp thuộc về nguyên nhân chủ quan. Đối với những quân nhân có phẩm chất chính trị, đạo đức không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hoặc không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ 02 năm liên tiếp thì cũng thuộc trường hợp phải thôi phục vụ tại ngũ.

Thứ bảy: Lực lượng quân nhân Việt Nam có vai trò vô cùng quan trọng đối với an ninh quốc gia, là những người giữ gìn biên cương và bảo vệ Tổ Quốc, do đó, lực lượng quân nhân phải là những người có sức khỏe tốt để thực hiện nhiệm vụ được giao. Vì vậy, đối với những quân nhân không còn đủ tiêu chuẩn về sức khỏe cũng thuộc trường hợp buộc phải thôi phục vụ tại ngũ.

Các hình thức thôi phục vụ tại ngũ

Điều 21 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng 2015 quy định về các hình thức thôi phục vụ tại ngũ bao gồm: Một là nghỉ hưu; hai là phục viên; ba là nghỉ theo chế độ bệnh binh và bốn là chuyển ngành.

Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp phục viên

Các chế độ, chính sách đối với quân nhân phục viên được ghi nhận tại Điều 5 Nghị định 21/2009/NĐ-CP. Theo đó, Sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ không đủ điều kiện nghỉ hưu, nghỉ theo chế độ bệnh bình, không chuyển ngành thì sẽ được phục viên về địa phương.

Đối với sỹ quan quân nhân chuyên nghiệp được phục viên về địa phương sẽ được hưởng các chế độ, chính sách sau đây:

Thứ nhất: Nếu sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp là người có công với cách mạng thì sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và chế độ ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, khi phục viên sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp còn được hưởng các quyền lợi sau: [i] Được hưởng trợ cáp tạo việc làm bằng 6 tháng tiền lương tối thiểu chung theo quy định của Chính phủ tại thời điểm phục viên. Được ưu tiên học nghề hoặc giới thiệu việc làm tại các tổ chức giới thiệu việc làm của các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương và các tổ chức kinh tế – xã hội khác; [ii] Được hưởng trợ cấp phục viên một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 1 tháng tiền lương hiện hưởng; [iii] Được cấp tiền tàu xe [loại thông thường ] từ đơn vị về nơi cư trú.

Thứ ba: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã phục viên về địa phương trong thời gian không quá một năm, kể từ ngày quyết định phục viên có hiệu lực, nếu được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước được hưởng các chế độ, chính sách như sau: [i] Không phải hoàn trả lại chế độ trợ cấp tạo việc làm, chế độ trợ cấp phục viên một lần đã nhận; [ii] Nếu có nguyện vọng tính nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì phải hoàn trả quỹ bảo hiểm xã hội khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần đã nhận.

Quý vị có thắc mắc liên quan đến bài viết phục viên là gì? Quý độc giả cần giải đáp vui lòng liên hệ chúng tôi qua số 1900 6557 để được hỗ trợ, trân trọng!

Về vấn đề này, Bộ Quốc phòng trả lời như sau:

Theo quy định tại khoản 9 Điều 23 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân thì quân nhân phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 15/12/1993, sau đó chuyển sang làm việc có tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế [bao gồm cả người làm việc tại y tế xã, phường, thị trấn, giáo viên mầm non hoặc giữ các chức danh ở xã, phường, thị trấn trước ngày 1/1/1995 đã được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội] và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động mà không hưởng chế độ trợ cấp theo một trong các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với người tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế thì được cộng nối thời gian công tác trong Quân đội trước đó với thời gian có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội.

Căn cứ quy định nêu trên, theo trình bày, ông xuất ngũ tháng 9/1998, do đó không thuộc đối tượng được cộng nối thời gian công tác trong quân đội với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi thôi công tác.

Chinhphu.vn


  • Giới thiệu
    • Lịch sử xây dựng và trưởng thành
      • Lời giới thiệu
      • Tóm tắt lịch sử
      • Trang vàng danh dự
      • Thủ trưởng qua các thời kỳ
    • Chức năng và nhiệm vụ
  • Tin tức
    • Tin hoạt động
    • Tin trong nước
  • Chế độ - Chính sách
    • Nghiên cứu, trao đổi
    • Hỏi - đáp
  • Quản lý - Chỉ đạo
  • Hành chính công
    • Cải cách hành chính
    • Thủ tục hành chính
  • Văn bản
    • Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện
    • Văn bản QPPL
  • Thông tin liệt sĩ
    • Nơi tiếp nhận, cung cấp thông tin liệt sĩ
    • Thông tin cựu chiến binh cung cấp
  • Dữ liệu chính sách
    • CSDL Liệt sĩ - Mộ liệt sĩ

Video liên quan

Chủ Đề