Phương pháp giá thấp nhất là gì

Mình đang dự thầu gói tư vấn khảo sát và lập dự án. Phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ. Trong HSMT phần đánh giá kỹ thuật có tiêu chí đánh giá năng lực dựa trên các dự án tương tự có giá thực hiện bằng 50% hay 70% giá gói thầu đang xét. Tuy nhiên gói thầu đang xét dùng phương pháp giá thấp nhất để đánh giá về mặt tài chính, làm sao biết giá gói thầu đang xét là bao nhiêu mà căn cứ. Vậy cho mình hỏi: 1. Mình hiểu sai về phương pháp giá thấp nhất 2. HSMT có nội dung không hợp lý.

3. Với phương pháp giá thấp nhất làm cách nào Chủ đầu tư kiểm soát giá gói thầu, vì nếu không có hạn mức tối đa thì các bên dự thầu cứ thế bão giá thì làm sao. [Vì giá dự thầu là do các đơn vị dự thầu đề xuất trên cơ sở tính toán lương chuyên gia thực hiện]

Đối với gói thầu tư vấn khảo sát và lập dự án: được coi là gói thầu tư vấn, do đó phương thức áp dụng sẽ là 01 giai đoạn 02 túi hồ sơ. Phương thức 01 giai đoạn 01 túi hồ sơ áp dụng đối với gói thầu: - Phi tư vấn; - Mua sắm hàng hóa;

- Xây lắp có quy mô nhỏ

Mình có một số ý kiến như sau: 1. PHương thức lựa chọn 1 giai đoạn, 2 túi hồ sơ là đúng quy định rồi. Phương pháp giá thấp nhất là: "Đối với các hồ sơ dự thầu đã được đánh giá đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá thì căn cứ vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch để so sánh, xếp hạng. Các nhà thầu được xếp hạng tương ứng theo giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá [nếu có]. Nhà thầu có giá thấp nhất được xếp thứ nhất". Giá thấp nhất ở đây là giá thấp nhất trong số các nhà thầu tham gia dự thầu đã đáp ứng tiêu chuẩn về kỹ thuật. Như vậy là bạn đã hiểu sai về PP giá thấp nhất. Và điều kiện để trúng thầu là giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá [nếu có] không được cao hơn giá gói thầu được duyệt. Nếu cao hơn thì phải xử lý tình huống. 2. Về tiêu chí đánh giá năng lực dựa trên các dự án tương tự có giá thực hiện bằng 50% hay 70% giá gói thầu đang xét: Nói chung là bạn không cần biết biết giá gói thầu đang xét [nếu biết đc thì càng tốt], bạn cứ đề xuất các hợp đồng tương tự mà bạn có, tất nhiên là lấy những HĐ có giá cao nhất, còn việc xác định 50% hay 70 % là việc của Tổ chuyên gia. 3. Đối với giá dự thầu tư vấn khảo sát, lập dự án thì không chỉ có chi phí chuyên gia như bạn nói, phần khảo sát sẽ có chi phí không tính kiểu chuyên gia.

Còn chuyện bão giá hay không thì không có chuyện đó đâu, như đã nói ở trên giá trúng thầu phải nhỏ hơn giá gói thầu, nếu bạn bão giá thì bạn rớt rồi.

Mình đang dự thầu gói tư vấn khảo sát và lập dự án. Phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ. Trong HSMT phần đánh giá kỹ thuật có tiêu chí đánh giá năng lực dựa trên các dự án tương tự có giá thực hiện bằng 50% hay 70% giá gói thầu đang xét. Tuy nhiên gói thầu đang xét dùng phương pháp giá thấp nhất để đánh giá về mặt tài chính, làm sao biết giá gói thầu đang xét là bao nhiêu mà căn cứ. Vậy cho mình hỏi: 1. Mình hiểu sai về phương pháp giá thấp nhất 2. HSMT có nội dung không hợp lý.

3. Với phương pháp giá thấp nhất làm cách nào Chủ đầu tư kiểm soát giá gói thầu, vì nếu không có hạn mức tối đa thì các bên dự thầu cứ thế bão giá thì làm sao. [Vì giá dự thầu là do các đơn vị dự thầu đề xuất trên cơ sở tính toán lương chuyên gia thực hiện]

1. Chắc chắn là biết giá gói thầu rồi bạn nhé. 2. Hợp lý

3. Câu 1 là trả lời ý 3 của bạn rồi. Bổ sung thêm là Việt Nam vẫn áp dụng định nghĩa giá gói thầu tức là có giá trần, còn với các gói thầu của nước ngoài thì lại không có giá gói thầu đâu, như vậy thì càng cạnh tranh hơn vì các nhà thầu hoàn toàn chào theo thực tế nhà mình làm được + lợi nhuận mong muốn, chứ không quan tâm giá trần để cố chào thầu nhỏ hơn giá trần 1 chút đấy để tận thu tiền ngân sách.

Ks KTXD Nguyên Văn Toàn - Email:

Hầu hết các Kế hoạch lựa chọn nhà thầu đều đăng trên muasamcong hết rồi nên bạn chịu khó lên đó tìm sẽ biết được giá gói thầu

Cty Tư vấn ĐT Đại Nam
facebook.com/hoidauthau

GĐG = G ± ∆G + ∆ƯĐ

Trong đó:

- G = [giá dự thầu ± giá trị sửa lỗi ± giá trị hiệu chỉnh sai lệch] - giá trị giảm giá [nếu có];

- ∆G là giá trị các yếu tố được quy về một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa

- ∆ƯĐ là giá trị phải cộng thêm đối với đối tượng không được hưởng ưu đãi theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 5 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

Tuy nhiên, đối với gói thầu xây lắp, giá trị của ∆G và ∆ƯĐ rất khó xác định. Nếu ∆G và  ∆ƯĐ đều không có các yếu tố cần thiết để xác định và tính toán để quy về một mặt bằng thì giá trị của ∆G và  ∆ƯĐ có thể xem như bằng 0. Ông Phát muốn biết, công thức áp dụng sẽ là: GĐG = G có phù hợp hay không?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Đối với phương pháp giá thấp nhất

Điểm a, khoản 1, Điều 39 Luật Đấu thầu 2013 quy định phương pháp giá thấp nhất áp dụng đối với các gói thầu đơn giản, quy mô nhỏ trong đó các đề xuất về kỹ thuật, tài chính, thương mại được coi là cùng một mặt bằng khi đáp ứng các yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu.

Theo đó, trường hợp gói thầu xây lắp không phải là gói thầu quy mô nhỏ [có giá trị lớn hơn 20 tỷ đồng] nhưng tính chất gói thầu đơn giản, các đề xuất về kỹ thuật, tài chính, thương mại được coi là trên cùng một mặt bằng thì được phép áp dụng phương pháp giá thấp nhất theo quy định nêu trên.

Đối với phương pháp giá đánh giá

Điểm d, khoản 4, Điều 12 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định công thức xác định giá đánh giá đối với gói thầu xây lắp áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế như sau:

GĐG = G ± ∆G + ∆ƯĐ

Trong đó:

- G = [giá dự thầu ± giá trị sửa lỗi ± giá trị hiệu chỉnh sai lệch] - giá trị giảm giá [nếu có];

- ∆G là giá trị các yếu tố được quy về một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa

- ∆ƯĐ là giá trị phải cộng thêm đối với đối tượng không được hưởng ưu đãi theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 5 của Nghị định này.

Theo đó, đối với gói thầu xây lắp áp dụng phương pháp giá đánh giá, việc xác định ∆G có thể dựa trên chi phí vận hành, bảo dưỡng, chi phí lãi vay [nếu có], tiến độ, chất lượng và các yếu tố khác [nếu có]. Việc đưa ra các tiêu chí để xác định, quy đổi các yếu tố thành giá trị của ∆G cần phải nêu cụ thể trong hồ sơ mời thầu và phải dựa trên cơ sở tính toán khoa học, phù hợp với tính chất, đặc điểm của gói thầu.

Như vậy, khi áp dụng phương pháp này, trong hồ sơ mời thầu bắt buộc phải đưa ra quy định để xác định giá trị quy đổi các yếu tố về cùng một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng công trình [nghĩa là trong hồ sơ mời thầu, giá trị ∆G không thể bằng 0].

Ngoài ra, việc xác định ∆ƯĐ đối với gói thầu xây lắp áp dụng phương pháp giá đánh giá được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 14 Luật Đấu thầu 2013; điểm b, khoản 2 Điều 4 và các khoản 2, 3, 4 Điều 6 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP trên cơ sở nguyên tắc ưu đãi quy định tại Điều 3 Nghị định này. Quy định về nguyên tắc xác định ưu đãi, đối tượng được hưởng ưu đãi và cách tính giá trị ưu đãi phải được quy định cụ thể trong hồ sơ mời thầu để làm căn cứ cho nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu của mình.

Video liên quan

Chủ Đề