Mỗi hình chiếu của hình hộp chữ nhật thể hiện được bao nhiêu kích thước

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Sách giải bài tập công nghệ 8 – Bài 4. Bản vẽ các khối đa diện giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

    • Giải Sách Bài Tập Công Nghệ Lớp 8

    • Sách Giáo Khoa Công Nghệ Lớp 8

    • Giải Công Nghệ Lớp 8 [Ngắn Gọn]

    • Giải Vở Bài Tập Công Nghệ Lớp 8

    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 8

    Trả lời câu hỏi Bài 4 trang 15 Công nghệ 8: Quan sát các hình 4.1a, b, c và cho biết các khối đó được bao bởi các hình gì?

    Lời giải:

    Hình 4.1a: Được bao bởi 4 mặt là hình chữ nhật và có 2 đáy là có thể là hình chữ nhật, hình bình hành, hình vuông, …

    Hình4.1b: Được bao bởi 3 mặt hình chữ nhật và 2 đáy là tam giác

    Hình4.1c: Được bao bởi 4 mặt hình tam giác và đáy là hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, …v..v

    Trả lời câu hỏi Bài 4 trang 15 Công nghệ 8: Hãy kể một số vật thể có dạng các khối đa diện mà em biết?

    Lời giải:

    Hộp bao diêm ,rubic, cái nêm,hộp sữa …

    Trả lời câu hỏi Bài 4 trang 15 Công nghệ 8: Hãy cho biết khối đa diện của hình 4.2 được bao bởi các hình gì?

    Lời giải:

    Khối đa diện được bao bởi sáu hình chữ nhật

    Trả lời câu hỏi Bài 4 trang 16 Công nghệ 8: Hãy đọc bản vẽ hình chiếu của hình hộp chữ nhật [h4.3], sau đó đối chiếu với hình 4.2 và trả lời các câu hỏi sau bằng cách điền vào các ô trong bảng 4.1:

    – Các hình 1,2,3 là các hình chiếu gì?

    – Chúng có hình dạng như thế nào?

    – Chúng thể hiện các kích thước nào của hình hộp chữ nhật?

    Lời giải:

    Bảng 4.1:

    Hình Hình chiếu Hình dạng Kích thước
    1 Hình chiếu đứng Hình chữ nhật Chiều cao h và chiều dài a
    2 Hình chiếu bằng Hình chữ nhật Bề rộng b
    3 Hình chiếu cạnh Hình chữ nhật

    Trả lời câu hỏi Bài 4 trang 16 Công nghệ 8: Hãy cho biết khối đa diện ở hình 4.4 được bao bởi các hình gì>

    Lời giải:

    Khối đa diện được bao bởi các mặt bên là hình chữ nhật và mặt đáy là hình tam giác.

    Trả lời câu hỏi Bài 4 trang 17 Công nghệ 8: Hãy đọc bản vẽ hình chiếu của hình lăng trụ tam giác đều [h4.5], sau đó đối chiếu với hình 4.4 và trả lời các câu hỏi sau bằng cách điền vào các ô trong bảng 4.2:

    – Các hình 1,2,3 là các hình chiếu gì?

    – Chúng có hình dạng như thế nào?

    – Chúng thể hiện các kích thước nào của hình lăng trụ tam giác đều?

    Lời giải:

    Bảng 4.2:

    Hình Hình chiếu Hình dạng Kích thước
    1 Hình chiếu đứng Hình chữ nhật Chiều cao h
    2 Hình chiếu bằng Tam giác đều Chiều dài cạnh đáy và chiều cao đáy
    3 Hình chiếu cạnh Hình chữ nhật

    Trả lời câu hỏi Bài 4 trang 17 Công nghệ 8: Hãy cho biết khối đa diện ở hình 4.6 được bao bởi các hình gì?

    Lời giải:

    Khối đa diện được bao bởi các mặt bên là hình tam giác cân và mặt đáy là hình đa giác đều.

    Trả lời câu hỏi Bài 4 trang 18 Công nghệ 8: Hãy đọc bản vẽ hình chiếu của hình chóp đều đáy vuông [h4.7],sau đó đối chiếu với hình 4.6và trả lời các câu hỏi sau bằng cách điền vào các ô trong bảng 4.3:

    – Các hình 1,2,3 là các hình chiếu gì?

    – Chúng có hình dạng như thế nào?

    – Chúng thể hiện các kích thước nào của hình chóp đều đáy vuông?

    Lời giải:

    Bảng 4.3:

    Hình Hình chiếu Hình dạng Kích thước
    1 Hình chiếu đứng Tam giác cân Chiều cao hình chóp h
    2 Hình chiếu bằng Hình vuông Chiều dài cạnh đáy
    3 Chiều dài cạnh đáy Tam giác cân

    Câu 1 trang 18 Công nghệ 8: Nếu đặt mặt đáy của hình lăng trụ tam giác đều [h4.4] song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu cạnh là gì?

    Lời giải:

    Hình chiếu cạnh là tam giác đều

    Câu 2 trang 18 Công nghệ 8: Nếu đặt mặt đáy của hình chóp đều đáy hình vuông [h4.6] song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu cạnh là gì?

    Lời giải:

    Hình chiếu cạnh là hình vuông

    Bài tập trang 19 Công nghệ 8: Cho các bản vẽ hình chiếu 1,2 và 3 của các vật thể [h4.8]:

    a] Hãy xác định hình dạng của các vật thể đó.

    b] Đánh dấu [x] vào ô thích hợp của bảng 4.4 để chỉ rõ sự tương quan giữa các bản vẽ 1,2,3[h4.8] với các vật thể A, B, C[h4.9].

    Lời giải:

    Từ bản vẽ hình chiếu 1 ta vẽ được vật thể như sau

    Từ bản vẽ hình chiếu 2 ta vẽ được vật thể như sau :

    Bảng4.4:

    Câu hỏi: Ý kiến nào dưới đây thể hiện rõ nhấtđặc điểm hình chiếu của khối đa diện?

    A. Thể hiện được kích thước chiều dài của khối đa diện.

    B. Thể hiện được kích thước chiều rộng của khối đa diện.

    C. Thể hiện được tất cả kích thước chiều dài, chiều rộng, chiều caocủa khối đa diện.

    D. Thể hiện được được hai trong ba kích thước chiều dài, chiều rộng, chiều cao của khối đa diện.

    Lời giải:

    Khối đa diện được bao bởi các hình đa giác phẳng. Mỗi hình chiếu của khối đa diện trên mặt phẳng chiếu thể hiện được hai trong ba kích thước của khối đa diện: chiều dài, chiều rộng, chiều cao.

    Đáp án đúngD. Thể hiện được được hai trong ba kích thước chiều dài, chiều rộng, chiều caocủa khối đa diện.

    Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơnvề hình chiếu của khối đa diện nhé!

    Khối đa diện là hình được bao bởi các đa giác phẳng ghép kín với nhau. Các cạnh và các đỉnh của đa giác cũng là các cạnh và các đỉnh của đa diện. Để biểu diễn khối đa diện người ta thường biểu diễn các đỉnh, các cạnh và các mặt của nó và vẽ các đường thấy, khuất.

    1. Hình chiếu, phép chiếu.

    Hình chiếu là hình biểu diễn 3 chiều của đối tượng lên mặt phẳng hai chiều.

    Vật thể đc chiếu lên mặt phẳng, hình nhận đc trên mặt phẳng đó là hình chiếu của vật

    Yếu tố cơ bản tạo nên hình chính là đối tượng cần chiếu, mặt phẳng chiếu và phép chiếu.

    Hình chiếu được tạo ra trên các mặt phẳng chiếu theo nguyên tắc tạo thành do những tia chiếu song song và vuônggóc với các mặt phẳng chiếu.

    Dựa vào các bản vẽ hình chiếu vật thể theo các mặt phẳng chiếu; người ta dựng được ra hình chiếu trục đo [vật thể trong không gian ba chiều quy định của vẽ kỹ thuật: chiều cao, chiều ngang, chiều sâu – hình học họa hình]

    Có ba phép chiếu:

    + Phép chiếu xuyên tâm: các tia chiếu xuất phát từ 1 điểm.

    + Phép chiếu song song: các tia chiếu song song với nhau.

    + Phép chiếu vuông góc: các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu.

    Hình chiếu của vật thể lên mặt phẳng

    2. Hình chiếu của khối đa diện thường gặp.

    a. Hình hộp chữ nhật

    Hình hộp chữ nhật được bao bọc bởi 6 hình chữ nhật.

    Hình 1. Hình hộp chữ nhật và hình chiếu của hình hộp chữ nhật [a]: chiều dài;[b]: chiều rộng;[c]: chiều caoHìnhHình chiếuHình dạngKích thước
    1ĐứngChữ nhậta, h
    2BằngChữ nhậta, b
    3CạnhChữ nhậtb, h

    Bảng 1.Hình chiếu của hình hộp chữ nhật

    b. Hình lăng trụ đều

    Hình lăng trụ đều được bao bởi hai mặt đáy là các hình đa giác đều bằng nhau và các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau.

    Hình 2.Hình lăng trụ đều và hình chiếu của hình lăng trụ đều [a]: chiều dài cạnh đáy; [b]: chiều cao đáy;[c]: chiều cao lăng trụ

    Hình

    Hình chiếu

    Hình dạng

    Kích thước

    1

    Đứng

    Hình chữ nhật

    a, h

    2

    Bằng

    Hình tam giác đều

    a, b

    3

    Cạnh

    Hình chữ nhật

    b, h

    Bảng 2.Hình chiếu của hình lăng trụ đều

    c. Hình chóp đều

    Hình chóp đều được bao bọc bởimặt đáy là 1 hình đa giác và các mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh.

    Hình 3.Hình chóp đều và hình chiếu của hình chóp đều [a]: chiều dài cạnh đáy; [h]: chiều cao hình chóp

    Hình

    Hình chiếu

    Hình dạng

    Kích thước

    1

    Đứng

    Hình tam giác cân

    a, h

    2

    Bằng

    Hình vuông

    a

    3

    Cạnh

    Hình tam giác cân

    a, h

    Bảng 3.Hình chiếu của hình chóp đều

    Thường chỉ dùng 2 hình chiếu để biểu diễn hình lăng trụ hoặc hình chóp: một hình chiếu thể hiện mặt bên và chiều cao, một hình chiếu thể hiện hình dạng và kích thước đáy.

    Video liên quan

    Chủ Đề