Phương pháp thuyết trình ở trường trung học hiện nay

Một số phương pháp giảng dạy hiệu quả có thể được áp dụng cho môn Nhạc lý phổ thông tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau

Đổi mớiphương pháp dạy học, tích cực hóa hoạt động nhận thức của sinh viên là vấn đề được toàn ngành giáo dục và toàn xã hội rất quan tâm. Vấn đề này vẫn đang được thảo luận sôi nổi, mạnh mẽ tại các diễn đàn giáo dục, các tạp chí khoa học giáo dục, các hội thảo, hội nghị về giáo dục đào tạo, các lớp tập huấn về phương pháp dạy học tích cực. Hiện nay toàn ngành giáo dục đang khẩn trương, quyết liệt triển khai Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về Đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông.Đối với các trường sư phạm, việc đổi mới phương pháp dạy học là một bước đón đầu, đi trước và song hành với đổi mới dạy học ở phổ thông. Các môn học nói chung và môn Âm nhạc nói riêng với mục tiêu là nâng cao chất lượng học tập cho sinh viên, hình thành những kỹ năng cần thiết cho sinh viên,Qua khảo sát trong quá trình giảng dạy tại trường Cao Đẳng Cộng Đồng Cà Mau cho thấy: Chất lượng học tập các môn chung trong đó có môn Nhạc lý phổ thông còn chưa cao. Phần lớn sinh viên chưa thực sự hứng thú học tập nên cũng chưa phát huy được tính tích cực, tính sáng tạo của mình. Do vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo, phát huy được tính tích cực, sáng tạo của người học trong quá trình học tập, đáp ứng được yêu cầu mới của giáo dục đào tạo, cần thiết phải: Đổi mới phương pháp dạy học môn Nhạc lý phổ thông tại trường Cao Đẳng Cộng Đồng Cà Mau.

Nhạc lý phổ thông là môn học lý thuyết đan xen với thực hành, nhưng phần lớn khi giảng dạy giảng viên thường tập trung vào lý thuyết hơn là vào các bài thực hành, điều đó dẫn đến sự mất cân bằng trong bài dạy.

Do số lượng sinh viên đông nên trong quá trình dạy, giảng viên chưa bao quát được toàn bộ lớp học, chưa nắm bắt được mức độ tiếp thu kiến thức của sinh viên. Ngoài ra, do thụ động nên sinh viên cũng không có câu hỏi trong giờ học dẫn đến không khí lớp học kém sôi nổi và chưa phát huy được vai trò trung tâm của người học.

Sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy mới nhằm phát huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo của sinh viên là hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng dạy, học của nhà trường. Bên cạnh những phương pháp giảng dạy truyền thống mà một số giảng viên đang sử dụng thì giảng viên cần không ngừng đổi mới phương pháp, để phát huy được tính chủ động, tích cực và sáng tạo của sinh viên trong quá trình chiếm lĩnhnội dung dạy - học.

Một số phương pháp giảng dạy hiệu quả có thể được áp dụng cho mônNhạc lý phổ thông:

Phương pháp đàm thoại gợi mở

Cũng nhưPhương pháp dạy họcthuyết trình, vấn đáp truyền thống nhưng ở phương pháp dạy học này, sinh viên không tiếp thu bài một cách thụ động mà sinh viên đã được phát huy tính tích cực, sáng tạo trong việc xây dựng bài học. Phương pháp dạy học gợi mở là giảng viên đưa ra câu hỏi liên quan đến nội dung bài học, sinh viên lần lượt trả lời và trao đổi với giảng viên. Ở phương pháp này, hệ thống câu hỏi đóng vai trò chủ đạo. Nội dung câu hỏi với mục đích làm sáng tỏ kiến thức cần học nhưng không chỉ trả lời bằng nội dung được ghi chép trong giáo trình mà là những câu mang tính gợi mở để sinh viên tư duy trả lời theo suy nghĩ riêng của mình. Đối với những câu hỏi có nội dung hoàn toàn mới trong nhận thức của sinh viên thì không nhất thiết phải buộc sinh viên trả lời mà đôi khi chỉ là cái cớ để đánh động tư duy của sinh viên, giảng viên sẽ trả lời sau một thời gian ngắn mà sinh viên đang suy nghĩ

Ví dụ: Giọng hát nam và giọng hát nữ khác nhau như thế nào? Phân tíchđặc điểm của 2 loại giọng hát đó theo cách hiểu của mình.

Với câu hỏi này sinh viên sẽ nêu ra nhiều khía cạnh của vấn đề. Nhưng dù câu trả lời sai hay đúng thì cũng là cách khởi động tư duy cho sinh viên. Hệ thống các câu hỏi được diễn ra tuần tự, hợp lí bám sát nội dung bài học thì đó chính là kết quả của sự phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên.

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Đây làphương pháp thông qua việc tự đọc, tự nghiên cứu tài liệu để có cơ sở lí luận nhằm giải thích những vấn đề mà người học chưa biết. Đối với mônNhạc lý phổ thông,việc nghiên cứu tài liệu được thực hiện bằng cách cho sinh viên nghe hoặc xem tác phẩm âm nhạc mà giảng viên đã chuẩn bị từ trước, chỉ ra một số đoạn hoặc một câu nhạc cần tìm hiểu trong tác phẩm. Dưới sự gợi mở của giảng viên, sinh viên phải tự nghiên cứu tài liệu để phát hiện vấn đề, giải thích và đưa ra kết quả đúng nhất. Tùy từng nội dung bài học mà quá trình tiến hành phương pháp nghiên cứu tài liệu có thể đảo ngược lại trình tự học tập. Có nghĩa là sinh viên nêu ra vấn đề nghiên cứu tác phẩm âm nhạc sau khi được học lý thuyết. Phương pháp này nhằm nâng cao nhận thức vấn đề lý thuyết của sinh viên và đảm bảo được nguyên tắc giảng dạy, đi từ lý thuyết đến thực tiễn, tạo điều kiện cho sinh viên biết vận dụng kiến thức lý giải các vấn đề thực tiễn thông qua những tác phẩm âm nhạc.

Ví dụ: Giảng viên cho sinh viên nghe một đoạn nhạc, sau đó yêu cầu sinh viên nghiên cứu tài liệu về tính chất của điệu thức có trong đoạn nhạc xác định được điệu thức 7 âm và tính chất trưởng hay tính chất thứ

Tùy từng nội dung bài học mà quá trình tiến hành phương pháp nghiên cứu tài liệu được áp dụng linh hoạt, sáng tạo.

Ngoài những phương pháp đặc trưng cho bộ mônNhạc lý phổ thông, giảng viên có thể vận dụng một số phương pháp sau đây để nâng cao chất lượng dạy học như:

Phương pháp tổ chức mô hình chỗ ngồi thúc đẩy học tập tích cực:

Một giờ dạy tốt là tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó việc bố trí mô hình chỗ ngồi hợp lí sẽ tạo điều kiện thuận lợi để giảng viên và sinh viên phát huy tối đa năng lực của mình. Ngoài mô hình bố trí chỗ ngồi truyền thống còn có nhiều cách bố trí khác tùy điều kiện giảng dạy, cơ sở vật chất và đặc điểm môn học. Mỗi mô hình đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Xuất phát từ đặc thù của học phầnNhạc lý phổ thôngtại trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau, có thể đề xuất bố trí chỗ ngồi theo nhóm hoặc hình chữ U

Phương pháp kết hợp học đi đôi với hànhlà nguyên tắc có từ lâu đời nên không bao giờ cũ với thời đại mới. Theo cách truyền thống thì giảng viên thường giảng dạy theo trình tựchuyểntải hết nội dung lý thuyết rồi mới bắt đầu phần thực hành, điều này chưa mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, quá trình giảng dạy cần đảm bảo cho sinh viên thực hành ngay sau giờ lý thuyết. Biện pháp dạy là song song hai nội dung dạy lý thuyết âm nhạc và thực hành làm bài tập ngay sau phần lý thuyết. Lý thuyết chính là cơ sở để ứng dụng làm bài tập thực hành.

Ví dụ: Sau khi giảng viên giảng xong phần nhịp, các loại nhịp thì cho sinh viên bài tập về xác định loại nhịp và kết nhóm trường độ. Như vậy sinh viên sẽ tư duy tính toán về số chỉ nhịp,các phách có trong ô nhịp... để đưa ra kết quả đúng điều này giúp SV sẽ ghi nhớ bài tốt hơn và hiểu rõ bản chất của khái niệm.

-Phương pháp tổ chức nhóm dạy học theo kỹ thuật bể cá: với cách bố trí chỗ ngồi hình chữ U, giảng viên chia lớp thành hai nhóm: nhóm cá và nhóm quan sát. Nhóm cá hoạt động ở giữa lớp theo yêu cầu của giảng viên [Giảng viên đưa ra một nội dung liên quan đến lý thuyết âm nhạc, nhóm cá có nhiệm vụ tìm hiểu,minh họa trực quan nội dung hoặc trình bày cho cả lớp nghe]. Nhóm quan sát theo dõi hoạt động, ghi chép trao đổi. Phương pháp này giúp giảng viên đánh giá được năng lực của sinh viên, đồng thời giúp sinh viên phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng truyền thông và kỹ năng điều hành lớp.

-Phương pháp thực hành theo nhóm nhỏ: Giảng viên chianhóm từ 4 đến 8 sinh viên cùng nhau làm bài tập mônNhạc lý phổ thôngdưới sự theo dõi, giám sát của giảng viên. Qua hình thức kiểm tra cá nhân hoặc theo nhóm, kết quả thực hiện sẽ được đánh giá bằng điểm chung cho cả nhóm. Do đó để được điểm cao thì sinh viên giỏi sẽ phải hỗ trợ cho sinh viên yếu. Đây là hoạt động nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau cùng học tốt, hạn chế tình trạng ỷ lại, trốn tránh công việc của bản thân.

-Phương pháp tổ chức nhận xét, đánh giá:Với những nhiệm vụ được giao tại lớp hoặc nhiệm vụ được giao từ giờ học trước, sinh viên trình bày kết quả trong một thời gian nhất định. Sau đó giảng viên tổ chức từng nhóm thảo luận, nhận xét, đánh giá phần trình bàyNhạc lý phổ thôngcủa nhóm theo một hệ thống chấm điểm của giảng viên quy định từ trước. Giảng viên tổng hợp, phân tích phần nhân xét, đánh giá của từng nhóm và đưa ra quyết định cuối cùng. Phương pháp này giúp sinh viên hình thành kỹ năng phân tích và đánh giá

Tóm lại, có rất nhiều phương pháp để giảng viên lựa chọn. Không có một phương pháp nào là vạn năng, mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. Vì vậy, việc lựa chọn phương pháp để vận dụng, phối hợp một cách linh hoạt, khéo léo vào từng điều kiện cụ thể sao cho những ưu điểm của phương pháp này khắc phục được những nhược điểm của phương pháp kia, làm nên một tiết dạy thật sự chặt chẽ khoa học và đạt được chất lượng cao nhất.việc vận dụng các phương pháp mới đã làm thay đổi thực trạng theo hướng tích cực tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau. Điều này đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn Nhạc lý phổ thông tạiTrường

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Như An [1991],Phát huy tính tích cực và độc lập nhận thức của sinh viên trong quá trình dạy học và giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

2. Nguyễn Bách [2011],Lý thuyết âm nhạc cơ bản, Nxb Thanh niên, Tp HCM.

3. Nguyễn Bách [2002],Giúp trí nhớ Lý thuyết âm nhạc cơ bản, Nxb Hà Nội, Tp HCM.

4. Lê Khánh Bằng [1989],Một vấn đề nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học ở Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp, tập 1, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

5. Nguyễn Ngọc Bảo [1995],Phát huy tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong quá trình dạy học.

6. Trần Bá Hoành [2007],Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Lê Ngọc Hải [2006], chủ nhiệm đề tàiGiải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Nhạc lý cơ bản cho giáo sinh Cao đẳng Sư phạm trường ĐHSP Hà Nội.

Video liên quan

Chủ Đề