Product Offering là gì

MARKETING PLAN

kallabmt
9 năm trước
X

Bảo mật & Cookie

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

Đã hiểu!
Quảng cáo

Marketing Plan

1. Executive Summary.. Situation Analysis

2.1. Market Needs

2.2. The Market

2.2.1. Market Demographics..

2.2.2. Market Trends

2.2.3. Market Growth.

2.2.4. Macroenvironment..

2.3. The Company.

2.3.1. Mission

2.3.2. Product Offering..

2.3.3. Positioning.

2.3.4. SWOT Summary.

2.3.4.1. Strengths..

2.3.4.2. Weaknesses..

2.3.4.3. Opportunities.

2.3.4.4. Threats

2.3.5. Historical Results..

2.4. Competition..

2.4.1. Direct Competition.

2.4.2. Indirect Competition..

3. Marketing Strategy..

3.1. Value Proposition.

3.2. Critical Issues.

3.3. Financial Objectives..

3.4. Marketing Objectives.

3.5. Target Market Strategy.

3.6. Messaging.

3.6.1. Branding..

3.7. Strategy Pyramids

4. Marketing Mix

4.1. Product Marketing..

4.2. Pricing

4.3. Promotion.

4.3.1. Advertising..

4.3.2. Public Relations..

4.3.3. Direct Marketing.

4.4. Web Plan

4.4.1. Website Goals..

4.4.2. Website Marketing Strategy..

4.4.3. Development Requirements

4.5. Service

4.6. Channels..

4.7. International Markets.

4.8. Implementation Schedule.

4.9. Sales Plan..

4.9.1. Sales Strategy.

4.9.2. Sales Process

5. Financials..

5.1. Break-even Analysis

5.2. Sales Forecast.

5.3. Expense Forecast.

5.4. Linking Expenses to Strategy and Tactics

5.5. Contribution Margin..

6. Controls..

6.1. Implementation.

6.2. Keys to Success.

6.3. Market Research.

6.4. Contingency Planning.

6.5. CRM Plans

6.6. Marketing Organization..

EXECUTIVE SUMMARY

Công ty Thành Công là một trong số 5 công ty hoạt động trong lĩnh vực hàng điện tử gia dụng.. Tổng doanh thu trong ngành vào khoảng 750$ triệu . Hoạt động kinh doanh của công ty được chia thành 3 vùng thị trường: Miền Bắc[ Vùng I], Miền Trung [vùng II] và Miền Nam[vùng III].Công ty Thành Công có một nhà máy đặt tại trung tâm từng vùng. Mỗi nhà máy sản xuất ba loại sản phẩm và phân phối thông qua tổng kho của từng vùng trước khi đưa đến từng cửa hàng bán lẻ cho người tiêu dùng.

Trong những năm qua doanh số của công ty tỷ lệ thuận với dân số và mức thu nhập của dân cư. Nghĩa là 38% doanh thu của công ty từ vùng I, 34% doanh thu tại vùng II và 28% tại vùng III.

Công ty Thành công là một trong 5 công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng điện tử gia dụng với các sản phẩm như sau :

TST: TIVI DELLY Tivi công nghệ xanh không chỉ tiết kiệm năng lượng mà còn bảo vệ môi trường

CVE: CAMERA SONNYNY Máy quay phim kiêm tích hợp máy ảnh

SSL: GAME PLAYTION 2010 Các fan hâm mộ thể thao tiêu dùng thể thao bằng nhiều cách

Sứ mệnh của chúng tôi tại công ty Thành Công là trở thành nhà cung cấp sản phẩm Tivi, camera và game playtion2010 với khối lượng và chất lượng hàng đầu trên thị trường khu vực 1, khu vực 2 và khu vực 3. Chúng tôi sẽ thực thi sứ mệnh này bằng việc bán các loại thiết bị với mức giá hợp lý thông qua mạng lưới nhà phân phối rộng khắp của mình. Chúng tôi sẽ được biết đến như một công ty xây dựng những mối quan hệ bền vững với các khách hàng, nhà cung cấp và nhân viên.

Chìa khóa để thành công:

  • Vạn sự khởi đầu nan: Điều đầu tiên mà một doanh nhân thành đạt phải làm trước khi mở công ty là nghiên cứu sâu rộng để đảm bảo hiểu rõ về trị trường, đối thủ, nhu cầu của khách hàng, cơ hội cũng như thách thức. Nhiều doanh nhân khai nghiệp bằng cách tình nguyện tham gia các dự án phi lợi nhuận. Điều này cho họ cơ hội bổ sung kiến thức, kinh nghiệp và tạo dựng những mối quan hệ quý báu. Không những thế, hình ảnh của họ cũng được cải thiện rất nhiều trong mắt các đối tác tương lai.
  • Tỉnh táo để nắm bắt cơ hội: Nhà doanh nhân phải luôn giữ cái đầu tỉnh táo và lạc quan, kể cả trong những trường hợp bi đát. Đôi khi, cơ hội bỗng hiện ra vào lúc người ta ít mong đợi nhất. Những doanh nhân thành công luôn học cách mở rộng mắt và lắng tai để tìm kiếm mọi cơ hội, dù là nhỏ nhất. Bạn sẽ không biết được công việc bắt đầu từ đâu. Chìa khóa cho thành công là luôn phải gieo hạt giống. Bạn không biết nó sẽ mọc lên loại cây nào, nhưng khi bạn gieo càng nhiều, cơ hội để có một loại cây ưng ý sẽ tăng lên.
  • Đừng bỏ qua những chú cá nhỏ: Kinh doanh cũng giống như đi săn cá, đôi khi nhiều chủ doanh nghiệp dành cả thời gian và tiền bạc để đánh bắt những con cá lớn mà bỏ qua các cơ hội nhỏ.
  • Tìm hình thức quảng cáo cho doanh nghiệp: Bạn có thể tiêu tiền cho các hình thức quảng cáo, nhưng bạn sẽ thu lợi được nhiều hơn từ việc thành lập mạng lưới thông tin cá nhân
  • Giữ ngọn lửa đam mê: Mở công ty riêng là một thách thức, nhưng nó rất đáng giá khi bạn có cơ hội để thực hiện niềm đam mê của mình.
  1. Situation analysis:

Hoạt động kinh doanh của công ty được chia thành 3 vùng thị trường: Miền Bắc[ Vùng I], Miền Trung [vùng II] và Miền Nam[vùng III].Công ty Thành Công có một nhà máy đặt tại trung tâm từng vùng. Mỗi nhà máy sản xuất ba loại sản phẩm va phân phối thông qua tổng kho của từng vùng trước khi đưa đến từng cửa hàng bán lẻ cho người tiêu dùng.

Vùng I chiếm khoảng 11,5% diện tích quốc gia và có khoảng 38% dân số.

Vùng II chiếm khoảng 24,9% diện tích quốc gia và có khoảng 34% dân số.

Vùng III chiếm khoảng 63,6% diện tích quốc gia và có khoảng 28% dân số.

2.1 Market Needs

Trong những năm qua doanh số của công ty tỷ lệ thuận với dân số và mức thu nhập của dân cư. Nghĩa là 38% doanh thu của công ty từ vùng I, 34% doanh thu tại vùng II và 28% tại vùng III.

2.2 The market:

2.2.1 Market Demographics:

Vùng I :

Dân số : 92.747.600

Số hộ gia đình: 33.931.000

Tuổi trung bình: 33,3

Thu nhập: 1.296.697.048.000$

Thu nhập trung bình của hộ gia đình: 38.586$

Số nông trại :597.000

Giá trị tài sản của nông trại:593.788.387.000$

Thu nhập của nông trại :30.341.000.000$

Trình độ học vấn của vùng cao

Vùng II :

Dân số : 84.741.800

Số hộ gia đình: 30.418.000

Tuổi trung bình: 32

Thu nhập: 982.178.922.000$

Thu nhập trung bình của hộ gia đình: 30.673$

Số nông trại :896.000

Giá trị tài sản của nông trại:236.638.000.000$

Thu nhập của nông trại :39.681.000.000$

Vùng III :

Dân số : 68.133.300

Số hộ gia đình: 24.447.000

Tuổi trung bình: 31,7

Thu nhập: 923.971.161.000$

Thu nhập trung bình của hộ gia đình: 35.039$

Số nông trại :746.000

Giá trị tài sản của nông trại:339.368.000.000$

Thu nhập của nông trại :65.162.000.000$

2.2.2 Market trends

Vùng I:Chi tiêu vùng I cao hơn vùng II , vùng III. Người tiêu dùng trong vùng này quan tâm đến mọi yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.Đối với họ, hiệu quả của công việc là trên hết và có một lối sống rất năng động, sẵn sàng chấp nhận rủi ro.Họ thường là người khởi xướngcho một trào lưu mới cho lối sống.

Vùng II: Vì nền kinh tế dựa chủ yếu vào nông nghiệp nên thu nhập của dân cư vùng này thấp nhất trong ba vùng.Người tiêu dùng trong vùng này tính toán rất chi li khi mua sắm. Họ quan tâm nhiều đến giá cả và hay mặc cả trong mua sắm. Họ có cuộc sống tương đối nhàn rỗi. Do khí hậu vùng này ấm áp họ thường hay nghĩ mát tại các khu du lịch.

Vùng III: Thu nhập bình quân của vùng III cao hơn vùng II nhưng thấp hơn vùng I. Lối sống của cư dân vùng này có hai thái cực rõ rệt, một bên là làm việc rất nặng nhọc và chăm chỉ bên kia là các ngôi sao thể thao hay phim ảnh, có lối sống hưởng thụ. Các khu chơi ở vùng này cao cấp, sang trọng hơn và rất quí tộc như sân golt, tennis, trượt tuyết hay hoạt động thể thao dưới nước. Dân vùng này thích có những trào lưu mới nhiều hơn và dễ chấp nhận thay đổi mới ho7nhai vùng còn lại.

2.2.3 Market growth

Vùng I: Tốc độ tăng dân số trong vùng này trong 10 năm qua là 2,5% và được mong đợi tăng 2,4% trong những năm đến.Có đến 42 triệu người trong tuổi lao động và tỷ lệ thất nghiệp tương đối thấp.

Vùng II: Tỷ lệ tăng dân số của vùng này khoảng 9,9% trong 10 năm qua và dự trù sẽ tăng 15% trong 10 năm đến.

Vùng III: Tuy dân số là thấp nhất nhưng tốc độ tăng dân số trong 10 năm qua cao nhất trong ba vùng , đạt 10,1% và dự tính sẽ tăng 21,1% trong 10 năm đến trong khi tốc độ tăng trưởng của quôc gia là 10,3%.

2.2.4 Maccroenvironment

Những yếu tố bên ngoài và không kiểm soát được ảnh hưởng đến quyết định của một tổ chức và ảnh hưởng đến hiệu suất và chiến lược của nó. Các yếu tố này bao gồm nhân khẩu học, điều kiện pháp lý, chính trị, xã hội, thay đổi công nghệ và lực lượng tự nhiên.

Môi trường vĩ mô cũng có thể bao gồm các đối thủ cạnh tranh, thay đổi về lãi suất, thay đổi trong thị hiếu văn hóa hoặc quy định của chính phủ.

Factors that influence a companys or products development but that are outside of the companys control . Đối thủ cạnh tranh của công ty H5 là H1, H2, H3 và H4.

2.3 The company: Công ty chúng tôi tên Thành Công. Tức Thành Công trong câu kỳ khai đắc thắng, mã đáo thành công. Ngày xưa khi xuất binh phải phất cờ hiệu, mà cờ đã phất thì phải chiến thắng. Tướng soái khi lấy đầu giặc, chiến mã quay về tất báo tin thành công. Ý nghĩa Mã đáo thành công ngày nay chỉ tượng trưng tốc chiến , tốc thắng.Và chữ Thành Công tên công ty chúng tôi với ý nghĩa đơn giản là mong muốn mọi việc thành công. Mở công ty chỉ đơn giản Khai trương hồng phát- Mở cửa tiệm thì phát đạt lớn.

2.3.1 Mission:

Sứ mệnh của chúng tôi tại công ty Thành Công là trở thành nhà cung cấp sản phẩm Tivi, camera và game playtion2010 với khối lượng và chất lượng hàng đầu trên thị trường khu vực 1, khu vực 2 và khu vực 3. Chúng tôi sẽ thực thi sứ mệnh này bằng việc bán các loại thiết bị với mức giá hợp lý thông qua mạng lưới nhà phân phối rộng khắp của mình. Chúng tôi sẽ được biết đến như một công ty xây dựng những mối quan hệ bền vững với các khách hàng, nhà cung cấp và nhân viên.

2.3.2 Product offering:

Công ty Thành công là một trong 5 công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng điện tử gia dụng với các sản phẩm như sau :

TST: TIVI DELLY

CVE: CAMERA SONNYNY

SSL: GAME PLAYTION 2010

2.3.3 Positioning:

Một trong những mục đích của kế hoạch Marketing là nhằm định vị sản phẩm hay dịch vụ trong tâm trí khách hàng tiềm năng. Do đó công ty Thành Công chúng tôi đã định vị cho sản phẩm Tivi Delly là Tivi công nghệ xanh không chỉ tiết kiệm năng lượng mà còn bảo vệ môi trường. Sản phẩm thứ hai là camera Sonnyny với định vị Máy quay phim kiêm tích hợp máy ảnh cho phép người sử dụng vừa có thể quay phim, vừa chụp ảnh, chất lượng tốt. Sản phẩm cuối cùng là Game- playtion 2010: Các fan hâm mộ thể thao tiêu dùng thể thao bằng nhiều cách Giải trí ngày nay cho phép các fan có thể chơi các môn thể thao yêu thích trên các hệ máy trong khung cảnh gần như thật.

2.3.4 SWOT Summary:

2.3.4.1 Strengths:

+ Định vị sản phẩm tốt, người tiêu dùng có thể nhận biết được sản phẩm của công ty.

+ Cơ cấu về giá, quá trình sản xuất hiệu quả.

+ Quan hệ với các thành viên quan trọng trong lĩnh vực.

+ Tư vấn khách hàng tốt.

2.3.4.2 Weaknesses:

+ Chưa chiếm được thị phần lớn.

+ Đội ngũ nhân viên ba thời ki đầu tự ý bỏ việc.

+ Thời ki đầu quảng cáo chưa nhiều nên khách hàng chưa biết đến và chưa có thị trường rộng.

+ Ở ba thời ki đầu giá cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

+ Nguồn tài chính hạn hẹp.

+ Quản lý nhân viên chưa hiệu quả

2.3.4.3 Opportunities:

+ Ngày nay mọi người đều kêu gọi bảo vệ môi trường do đó sản phẩm tivi Delly Công nghệxanh tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường là một xu thế mạnh của công ty.

+ Thay đổi thị hiếu người tiêu dùng.

2.3.4.4 Threats:

+ Tình trạng tài chính đang gặp khó khăn, trong 3 thời kì đầu công ty sản xuất nhiều hàng, nhưng chiến lược cổ động truyền thống không nhiều nên khách hàng chưa biết đến sản phẩm nhiều, dẫn đến hàng tồn khovà đang nợ ngân hàng.

+ Đối thủ cạnh tranh mạnh[ công ty H1, H2, H3 và H4] đặc biệt là công ty H4 đang có xu thế chiếm lĩnh thị phần trên thị trường.

+ Thị trường bão hòa.

2.4 Competition:

2.4.1 Direct Competition: Công ty H1,H2,H3 và H4

2.4.2 Indirect Competition: Chẳng hạn như máy chụp hình của công ty nào đó là đối thủ cạnh tranh gián tiếp với camera Sonyny của công ty Thành Công chúng tôi.

BẢNG TÓM TẮT NGẮN GỌN THÔNG TIN CẠNH TRANH CỦA ĐỐI THỦ TRỰC TIẾP TRONG THỜI KÌ 5 , THỜI KÌ GẦN NHẤT.

DIRECT COMPETITORS

ADVERTISING

QUALITY

TURNOVER

[DV 1.000000]

TST

CVE

SSL

[1.000.000]

H1

0.44

101

100

100

2.1

H2

0.42

102

100

100

27.3

H3

0.22

100

100

100

5.2

H4

0.77

101

100

100

30.3

H5[ THÀNH CÔNG]

0.34

103

102

100

38

CẠNH TRANH VỀ GIÁ Ở TỪNG VÙNG.

DIRECT COMPETITORS

REGION1

REGION2

REGION3

TST

CVE

SSL

TST

CVE

SSL

TST

CVE

SSL

H1

6200

630

83

6700

630

80

6300

630

82

H2

7000

550

65

6800

550

60

6800

550

65

H3

6800

650

75

6800

650

75

6800

650

75

H4

7400

750

90

7300

720

86

7300

700

91

H5

6500

478

58

6400

481

54

6490

489

60

CẠNH TRANH THỊ PHẦN CỦA CÔNG TY THEO SẢN PHẨM.

CÔNG TY

VÙNG 1[%]

VÙNG 2[%]

VÙNG 3[%]

TST

CVE

SSL

TST

CVE

SSL

TST

CVE

SSL

H1

4.16

0.51

0.44

1.29

0.26

0.19

3.87

2.22

0.4

H2

29.22

20.06

34.87

22.77

14.95

37.99

24.84

27.06

31.37

H3

2.91

1.19

0.66

9.78

1.08

0.39

9.55

9.69

0.8

H4

34.17

1.8

30.67

27.47

2.06

25.6

35.41

15.06

30.34

H5

29.54

76.44

33.36

38.69

81.66

35.82

26.33

45.98

37.1

3 Marketing Strategy:

Người ta coi khách hàng ngày nay là những người hay thay đổi, những người ham cái mới, những người có học thức; hay là những người luôn theo đuổi niềm đam mê của mình. Có thể Marketing chính là sự kết hợp của tất cả những yếu tố trên.

Thế nhưng vẫn còn có một yếu tố phức tạp nữa cần được bổ sung thêm, đó là người làm Marketing phải liên tục đáp ứng những yêu cầu luôn thay đổi của khách hàng, sở thích, quyền ưu tiên của khách hàng, những lúc kinh tế tăng trưởng đi lên hay đi xuống, và cả những khách hàng chỉ hứng thú với những điều mới mẻ. Do vậy, marketing luôn luôn phải thích ứng với mọi thay đổi.

Để thích ứng với những điều này marketing cần phải có kế hoạch, phương án, cách nhìn nhận sự việc, những phương thức tạo ra sự hứng thú; quan trọng nhất là nó phải gây được sự chú ý cũng như nắm bắt được thị hiếu của khách hàng. Sau đó chúng ta đưa ra kế hoạch xâm nhập vào thị trường. Đây chính là vấn đề sau khi trả lời câu hỏi: Có cơ hội nào không? Có nhu cầu không? Và chúng ta phải thực sự bắt tay vào phát triển kế hoạch. Trong kế hoạch xâm nhập thị trường, sản phẩm chiến lược được xem xét bao gồm cả vấn đề sản phẩm hay dịch vụ của bạn sẽ trông như thế nào, lợi ích chủ yếu khi phân bố mặt hàng tới người sử dụng là gì, giá cả ra sao, làm thế nào để tiếp cận khách hàng, sản phẩm sẽ được bán ở đâu và làm thế nào để chiếm lĩnh các kênh phân phối.

Quá trình thâm nhập vào thị trường nhanh chóng

Phân tích thị trường chiến lược

Sự tăng trưởng, quy mô thị trường, sản phẩm.

Các đối thủ cạnh tranh.

Khách hàng, người tiêu dùng.

Kế hoạch xâm nhập vào thị trường

Chiến lược sản phẩm

Chiến lược thu hút khách hàng

Chiến lược phân phối

Thực thi chiến lược

Phát triển sản phẩm mới

Phát triển chương trình Marketing

Liên kết với các đối tác Marketing

3.1 Value proposition:

Đáp ứng những câu hỏi như: Nhãn hiệu của mình đặc sắc hơn nhãn hiệu của đối thủ cạnh tranh ở điểm nào? Nhãn hiệu của mình tạo ra giá trị gì cho khách hàng? Lợi thế cạnh tranh của nhãn hiệu đó là gì? Những tuyên bố giá trị của bạn nên tạo ra sự khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh, đồng thời nêu lên những lợi ích riêng biệt mà khách hàng sẽ có được nếu lựa chọn nhãn hiệu của bạn.

Công ty Thành Công chúng tôi đã tạo ra sự khác biệt cho Tivi Delly là Tivi công nghệ xanh không chỉ tiết kiệm năng lượng mà còn bảo vệ môi trường. Do đó khi sử dụng Ti vi của chúng tôi tức là bạn cũng đóng góp vào bảo vệ mội trường của chúng ta ngày càng xanh, sạch , đẹp.

3.2 Critical Issues:

3.3 Financial Objectives:

3.4 Marketing Objectives

Short- term[ upcoming-year]

+ Cải thiện lòng trung thành của khách hàng.

+ Tăng nhận biết thương hiệu của công ty từ 35% đến 50% trong năm đầu tiên.

+ Bán 100 sản phẩm mỗi tuần.

+ Đạt mục tiêu 85% khách hàng mục tiêu hài lòng.

+ Tăng thị phần khoảng 10% trong năm nay.

+ Giảm chi phí marketing khoảng 7% trong 6 tháng tới.

Long term[ 3 to 5 years]

+ Trở thành thương hiệu số một trong 5 năm tới.

+ Xây dựng hình ảnh sản phẩm mạnh nhiều người biết đến trong 3 năm tới.

+ Dành được 20% khách hàng cạnh tranh trong năm 4.

+ Tăng lợi nhuận ròng[ profit margin] của sản phẩm đạt 25% trong năm 3.

3.5 Target Market Strategy

Phân khúc theo địa lý

Phân khúc thị trường theo địa lý là chia thị trường theo từng vùng miền, từng đơn vị địa lý chẳng hạn như miền Bắc, Trung và miền Nam, chia theo tỉnh. Doanh nghiệp có thể xác định chỉ nhắm vào một vùng địa lý nào đó hoặc có thể hoạt động trên các vùng nhưng vẫn có tập trung chú ý vào sự khác biệt về nhu cầu, ý muốn của khách hàng giữa vùng này với những vùng khác.

Vùng I: Dân số đông, chủ yếu là dân thành thị có lối sống năng động, thu nhập cao nên công ty Thành Công chúng tôi chọn Tivi và Game Playtion là hàng mục tiêu vùng này.

Vùng II: Họ có cuộc sống tương đối nhàn rỗi, do khí hậu vùng này ấm áp họ thường hay nghĩ mát tại các khu du lịch. Do đó vùng này chúng tôi tập trung vào sản phẩm Camera, chiến lược cổ động truyền thông cho sản phẩm Camera nhiều hơn các sản phẩm khác.

Vùng III: Lối sống dân cư vùng này chia làm hai thái cực rõ rệt, một bên làm việc nặng nhọc và chăm chỉ bên kia là các ngôi sao thể thao hay phim ảnh có lối sống hưởng thụ.Thu nhập cao. Có nhiều trung tâm giải trí cao cấp sang trọng do đó sản phẩm của chúng tôi rất phù hợp với người tiêu dùng vùng III

3.6 Messaging:

3.6.1 Branding:

Brand thương hiệu: Một thương hiệu lớn hơn một logo; nó bao gồm những kinh nghiệm mà khách hàng đã có với công ty. Định nghĩa đơn giản: thương hiệu là hình ảnh, cảm xúc, thông điệp tức thời mà mọi người có khi họ nghĩ về một công ty hoặc một sản phẩm.

Brand association Sự liên tưởng đến thương hiệu: Những thuộc tính lý tưởng nhất là mang tính tích cực mà mọi người nghĩ tới khi họ nghe hoặc nhìn tên một thương hiệu nào đó. Ví dụ, hầu hết mọi người khi nói đến tivi công nghệ xanh là nói đến tivi Delly của chúng tôi không chỉ tiết kiệm năng lượng mà còn bảo vệ môi trường.

Brand name Tên thương hiệu: Là một từ hay một cụm từ mà qua đó một công ty hoặc một sản phẩm được biết đến. Một tên thương hiệu hiệu quả luôn đưa ra ấn tượng ban đầu tốt và gợi lên những liên tưởng tốt.

Brand personality Tính cách của thương hiệu: Là những ý nghĩa gợi cảm xúc của một thương hiệu. Các công ty thường sử dụng nó như một đại diện, ví dụ Game playtion2010 dùng hình ảnh của QuangVinh.

Logo: Là một chữ hay một hình ảnh đồ họa có thể phân biệt được công ty hoặc sản phẩm khi sử dụng thương hiệu trong quá trình giao tiếp. Đôi khi logo không chỉ đơn giản là những chữ cái hoặc hình vẽ mà chúng còn là một thực thể không thể tách rời trong việc liên tưởng đến thương hiệu brand association.

Positioning Vị thế: Là vị thế của một công ty hoặc một sản phẩm trên thị trường. Vị thế được xác định bởi hướng kinh doanh hoặc sản phẩm chính của công ty, những ích lợi mà nó đem đến cho người tiêu dùng và xã hội, và những ưu thế của nó đối với đối thủ. Ví dụ, vị trí của Tivi Delly có thể được tổng kết như sau: Tivi Delly công nghệ xanh không chỉ tiết kiệm năng lượng mà còn bảo vệ môi trường.

Tag line: Là những cụm từ bắt mắt, dễ nhớ hoặc một câu mở rộng từ khái niệm của logo nhằm mô tả rộng hơn về thương hiệu của công ty hoặc của sản phẩm. Những tagline thành công là những cái gây chú ý có khả năng giúp người ta nhận biết một công ty chỉ nhờ nó.

4 Marketing Mix

Marketing mix là tập hợp 4 biến số chính: Sản phẩm, giá, phân phối và hỗ trợ bán hàng. Bốn yếu tố của Marketing mix tác động tương hỗ, quyết định yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh củ 3 yếu tố còn lại.

Sản phẩm[product]: Quản lý các yếu tố của sản phẩm bao gồm lập kế hoạch và phát triển đúng những mặt hàng, dịch vụ mà công ty đưa ra thị trường.

Giá [pricing]: Xác định đúng cơ sở giá cho sản phẩm.

Phân phối[ Placement]: Chọn lựa và quản lý các kênh thương mại để sản phẩm chiếm lĩnh được thị trường mục tiêu đúng thời điểm.

Xúc tiến bán hàng[ Promotion]: Giới thiệu và thuyết phục thị trường dùng sản phẩm của doanh nghiệp.

4.1 Product Marketing: Chính sách về sản phẩm là nền tảng của Marketing hỗn hợp, dựa trên kế hoạch kinh doanh quy mô lớn hơn dành cho sản phẩm mới và chiến lược marketing tổng thể cho mọi sản phẩm đang có của doanh nghiệp. Khi xem xét chiến lược sản phẩm doanh nghiệp cần quan tâm những vấn đề sau:

Quản lý chất lượng tổng hợp:

Việc nghiên cứu thị trường và khách hàng không chỉ trả lời câu hỏi khách hàng cần gì, cần bao nhiêu, cần vào thời điểm nào và khả năng thanh toán của họ ra sao, mà còn phải biết họ đòi hỏi mức độ chất lượng như thế nào, chất lượng nào có thể cho họ thõa mãn nhất. Tuy nhiên , sự đòi hỏi về chất lượng của khách hàng là không giới hạn, để quyết định mức định lượng thích ứng công ty phải nghiên cứu mức chất lượng của những sản phẩm cạnh tranh thay thế. Từ đó xác định những yêu cầu chất lượng với thiết kế và định hướng quản lý chất lượng trong quá trình chế tạo sản phẩm.

Phát triển nhãn hiệu và bao bì sản phẩm: Việc lựa chọn nhãn hiệu cho sản phẩm có ý nghĩa quan trọng bảo đảm thành công của phát triển sản phẩm mới. Việc lựa chọn nhãn hiệu phải bảo đảm những yêu cầu tối thiểu sau:

+ Phải hàm ý về lợi ích của sản phẩm.

+ Phải hàm chứa ý đồ về định vị.

+ Phải hàm ý về chất lượng

+ Tên nhãn hiệu phải dễ phát âm và dễ nhớ

+ Không trùng hoặc không tương tự với nhãn hiệu khác

+ Hợp với phong tục tập quán của thị trường mục tiêu.

Quyết định lựa chọn bao gói sản phẩm: bao bì sản phẩm phải đảm bảo thực hiện đồng thời đúng bốn chức năng : bảo quản và bán hàng hóa, thông tin về hàng hóa thẩm mỹ,tạo nên sự hấp dẫn của sản phẩm với khách hàng và chức năng thương mại.

Những yếu tố của một nhãn hiệu tốt

+ Gợi mở một cái gì đó về đặ tính của sản phẩm chẳng hạn như lợi ích, giá trị sử dụng của sản phẩm.

+ Dễ phát âm , đánh vần và dễ nhớ

+ Dễ phân biệt với các nhãn hàng khác

+ Đúng luật lệ có thể đăng ký nhãn hàng với cơ quan thẩm quyền

4.2 Pricing: Ngày nay giá cả không phải là yếu tố cạnh tranh hàng đầu nhưng vẫn được coi là yếu tố cạnh tranh quan trọng trong việc thu hút khách hàng đặc biệt là những thị trường mà thu nhập của dân cư còn thấp. trong việc phát triển sản phẩm mới doanh nghiệp phải có chính sách giá thích hợp để tạo cho sản phẩm có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Trong chính sách giá đối với sản phẩm mới, doanh nghiệp có thể theo đuổi những mục tiêu cơ bản sau:

+ Để tồn tại[ giá cao hơn chi phí]

+ Để tối đa hóa lợi nhuận trước mắt

+ Để tăng thị phần

+ Để thu hồi vốn nhanh

+ Để dẫn đầu về chất lượng

Các mục tiêu khác: Một doanh nghiệp có thể dùng giá phục vụ cho một số mục tiêu cụ thể. Doanh nghiệp có thể đặt giá ở mức thấp để ngăn chặn cạnh tranh hay đặt bằng giá của đối thủ cạnh tranh để giữ ổn định thị trường.

Tuy nhiên doanh nghiệp không thể dựa vào ý kiến chủ quan của mình để định giá. Phải tuân thủ một số ràng buộc nhất định.

Chính sách giá hớt váng[ Skimming- pricing]: là định giá cao so với thị trường.Chính sách này đặc biệt thích hợp với các sản phẩm mới vì:

+ Trong giai đoạn đầu của một chu kì sống của một sản phẩm, giá cả không phải là yếu tố quan trọng nhất.

+ Thị trường sẽ được phân định theo thu nhập nhờ giá cao.

Chính sách thâm nhập thi trường[ Penatration]: trong chiến lược này một giá thấp ban đầu sẽ giúp sản phẩm có được thị phần lớn ngay lập tức. Tuy nhiên áp dụng chính sách này, nên có những điều kiện sau:

+ Sản phẩm có mức cầu giãn lớn.

+ Giá của sản phẩm sẽ giảm đi đáng kể khi sản phẩm được sản xuất theo quy mô lớn.

Công ty Thành Công chúng tôi chọn chính sách thâm nhập thị trường, với giá thấp ban đầu sẽ giúp sản phẩm có được thị phần lớn ngay lập tức.

CẠNH TRANH THỊ PHẦN CỦA CÔNG TY THEO SẢN PHẨM.

CÔNG TY

VÙNG 1[%]

VÙNG 2[%]

VÙNG 3[%]

TST

CVE

SSL

TST

CVE

SSL

TST

CVE

SSL

H1

4.16

0.51

0.44

1.29

0.26

0.19

3.87

2.22

0.4

H2

29.22

20.06

34.87

22.77

14.95

37.99

24.84

27.06

31.37

H3

2.91

1.19

0.66

9.78

1.08

0.39

9.55

9.69

0.8

H4

34.17

1.8

30.67

27.47

2.06

25.6

35.41

15.06

30.34

H5

29.54

76.44

33.36

38.69

81.66

35.82

26.33

45.98

37.1

4.3 Promotion:

Bán hàng trực tiếp:

Ưu điểm : + Độ linh hoạt lớn

+ Nhằm thẳng vào khách hàng mục tiêu

+ Tạo ra doanh số bán thực tế

Nhược điểm: + Chi phí lớn

Hỗ trợ bán hàng [ Promotion]:hai chính sách

+ Chính sách kéo: Chính sách này được sử dụng khi mục tiêu của doanh nghiệp là tăng lượng bán và đòi hỏi phải thâm nhập vào một thị trường mới. Để khuyến khích khách hàng dùng thử sản phẩm mới và thuyết phục họ không dùng sản phẩm khác, doanh nghiệp có thể sử dụng các biện pháp như chiết khấu thanh toán, phát hàng thử và các loại tiền thưởng.

+ Chính sách đẩy: Chính sách này góp phần hỗ trợ hoạt động bán lẻ và thiện chí của các đại lý. Các hoạt động trong chính sách này có thể là đào ta đội ngũ bán hàng cho nhà đại lý bán lẻ, trình bày các điểm bán hàng, và trợ cấp quảng cáo.

Chương trình dành cho khách hàng thân thuộc gồm có các loại chính sách sau:

  • Chương trình tặng thưởng: Tặng các phần thưởng dành cho khách hàng mua hàng nhiều lần bằng các hình thức tặng điểm hay phiếu nhận quà, có thể hoán đổi thành các sản phẩm khác.
  • Chương trình đối tác: cộng tác với công ty khác để tặng cho khách hàng thân thuộc cách đối xử đặc biệt về sản phẩm công ty đó.
  • Chương trình giảm giá: Tặng sản phẩm với giá được giảm hay miễn phí khi khách hàng mua hàng đạt đến số tiền đó.

4.3.1 Advertisng:

Ưu điểm: + Hỗ trợ hoạt động bán hàng trực tiếp, thu hút những khách hàng mà đội ngũ bán hàng chưa tiếp thị được

+ Thâm nhập vào thị trường[ địa lý] mới hay thu hút một phân đoạn thị trường mới.

+ Giới thiệu sản phẩm mới.

+ Tăng doanh số bán hàng công nghiệp.

+ Xây dựng thiện chí của công chúng đối với công nghiệp.

Quảng cáo bằng tài liệu như tờ rơi, bướm:

Ưu điểm: + Chi phí thấp hơn quảng cáo bằng phương tiện truyền thông và bán hàng trực tiếp.

+ Thu hút được sự chú ý của nhiều người

+ Khách hàng có thể có được nhiều thông tin hơn.

+ Đúng lúc hơn.

4.3.2 Public Relations:Vì mục tiêu cuối cùng của PR là làm cả cộng đồng thương yêu, cho khách hàng mục tiêu yêu mến mình. Nên giờ đây khi bạn mua sản phẩm Tivi Delly công nghệ xanh, bạn biết mình đang góp tay tiết kiệm năng lượng , bảo vệ môi trường, vậy bạn sẽ mua Delly hay một nhãn hàng khác dù rẻ hơn ? Bạn cũng sẽ là người khuyến khích bạn bè, người thân xung quanh mua tivi Delly vì bạn biết, Delly quan tâm đến cộng đồng, mà bạn là một phần trong đó.

4.3.3 Direct Marketing

Thuật ngữ này hiện hữu hàng ngày xung quanh chúng ta, nó thể hiện mối tương quan trực tiếp 1-1 trong quan hệ marketing, khi đó các sản phẩm dịch vụ được cung cấp trực tiếp đến khách hàng tiềm năng thông qua các hình thức như thư tay, catalog, tờ bướm, điện thọai và email. Dữ liệu và danh sách khách hàng là một yếu tố quan trọng trong direct marketing để các chuyên gia tiếp thị có thể tiếp cận với đối tượng khách hàng mục tiêu của mình.

Những lợi ích của Direct Marketing

Direct marketing tác động trực tiếp đến quyết định mua sản phẩm trong quá trình mua sắm của khách hàng, và nó có mối tương quan trực tiếp đến doanh số bán hàng. Dựa trên nguồn dữ liệu khách hàng, các chuyên gia tiếp thị có thể thiết kế và thực hiện hình thức tiếp cận phù hợp nhất với từng cá nhân khách hàng của họ. Dữ liệu danh sách càng súc tích và chi tiết thì khả năng đưa ra thông điệp phù hợp nhất đối với khách hàng mục tiêu càng cao. Và chính điều này giúp cho chiến dịch tiếp thị sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.

4.4 Channels:

Người sản xuất cửa hàng bán lẻ người tiêu dùng.

4.5 Sales Plan:

Một kế hoạch bán hàng bao gồm bốn bộ phận cơ bản:

Các chiến lược thu hút khách hàng mới,

Các phương pháp thu hút khách hàng mới,

Các chiến lược tăng trưởng kinh doanh đối với những khách hàng hiện tại,

Các phương pháp tăng trưởng kinh doanh đối với những khách hàng hiện tại.

Trước khi triển khai chương trình bán hàng,cần nắm vững một số khái niệm sau:

Doanh số bán hàng chỉ tiêu [Sales quota]: Đây là nhân tố rất quan trọng của kế hoạch bán hàng, có vai trò giữ nhịp cho hoạt động của bạn trong cả năm, đồng thời đưa ra các mục tiêu phụ hàng quý, hàng tháng, hàng tuần và thậm chí hàng ngày để bạn thực hiện.

Phạm vi, khu vực bán hàng [Sales territory]: Đó là các thông tin liên quan đến khu vực địa lý, danh sách các thị trường cụ thể trong nước hay quốc tế, nơi bạn cung cấp sản phẩm/dịch vụ hay giải pháp kinh doanh.

Chiến lược [Strategy]: Là những kế hoạch và đường hướng cần thiết giúp bạn hoàn thành mục tiêu đề ra.

Phương pháp hay chiến thuật [Tactic]: Đây là những công việc cụ thể, những bước đi cần thiết của bạn khi thực thi kế hoạch bán hàng.

4.5.1 Sales Strategy:

Các chiến lược và phương pháp thu hút khách hàng mới

1. Vượt chỉ tiêu hạn mức đề ra mỗi tuần:

Gửi không dưới 50 thư chào hàng giới thiệu sản phẩm/dịch vụ tới các khách hàng mới.

Gọi không dưới 50 cuộc điện thoại để giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng mới.

Gặp gỡ trực tiếp với không dưới 20 khách hàng mới.

Tạo ra không dưới 10 đề xuất bán hàng.

Tiến hành không dưới 5 buổi giới thiệu sản phẩm/dịch vụ.

Chú ý: Số lượng thư chào hàng, cuộc điện thoại có thể thay đổi, điều quan trọng là cần tính toán chính xác rằng cần thiết lập quan hệ với bao nhiêu khách hàng để có thể đạt được chỉ tiêu về doanh số của công ty.

2. Gia tăng sự nhận thức của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ và giải pháp kinh doanh của bạn:

Gia nhập và tham dự vào không dưới 3 hiệp hội nhà nghề hay các tổ chức mà những khách hàng hiện tại và tiềm năng thường tham gia.

Tích cực tham dự các hội chợ thương mại và hội thảo có sự góp mặt của khách hàng.

Mua danh sách địa chỉ của các hiệp hội, tổ chức và gửi thiệp mừng hay thư chào hàng giới thiệu theo những địa chỉ này.

Nói chung cần tham gia tối đa vào các sự kiện xã hội, xuất hiện trên báo chí để thu hút sự chú ý và quan tâm của mọi người.

3. Gia tăng sự nhận thức của cộng đồng về sản phẩm/dịch vụ và giải pháp kinh doanh của bạn:

Tham sự vào tất cả các sự kiện do phòng thương mại và công nghiệp địa phương tổ chức.

Chủ động tiếp xúc với ít nhất 12 tổ chức khác nhau trong địa phương có mối quan tâm tới sản phẩm/dịch vụ và giải pháp kinh doanh.

Dành thời gian và một phần ngân sách nhất định cho ít nhất 3 tổ chức phi lợi nhuận.

4. Thu thập lời giới thiệu từ các khách hàng mới:

Trong vòng 30 ngày sau khi cung cấp sản phẩm/dịch vụ hay giải pháp kinh doanh,nên đề nghị mỗi khách hàng mới cho bạn biết ít nhất 3 cái tên và số điện thoại của những người mà họ biết rằng có thể sẽ sử dụng sản phẩm/dịch vụ và giải pháp kinh doanh của công ty.

Các chiến lược và phương pháp đối với những khách hàng hiện tại

1. Tạo ra một chương trình liên lạc thường xuyên:

Liên hệ với từng khách hàng hiện tại ít nhất 1 lần/tháng, đưa ra những để nghị mới mà họ không thể nhận được từ bất kỳ ai khác.

Xây dựng các bản tin hàng tháng thật hấp dẫn.

Xây dựng các nhóm sử dụng [user-group] trong cơ sở dữ liệu khách hàng hiện tại của bạn.

Tổ chức các buổi tranh luận trực tuyến hay ngoại tuyến cho các khách hàng hiện tại.

Mời ít nhất 3 khách hàng hiện tại của bạn đi ăn trưa và mời một khách hàng mới cùng tham gia.

2. Điều tra, thăm dò trong số các khách hàng hiện tại:

Xin phép đến thăm không dưới 3 nhà khách hàng để tìm hiểu, thăm dò ý kiến về sản phẩm/dịch vụ mà họ đang sử dụng.

Đề nghị mỗi một khách hàng hiện tại giới thiệu về bạn tới những người quen biết của họ.

Gặp gỡ, với tư cách cá nhân, các nhà quản lý cấp cao của công ty nơi khách hàng hiện tại của bạn đang làm việc.

4.5.2 Sales Process:

Bước 1: Thăm đò tìm kiếm và sàng lọc

Bước đầu tiên trong quá trình bán hàng là phát hiện ra các khách hàng triển vọng, xây dựng một danh sách khách hàng tiềm năng của mình, sàng lọc những khách hàng yếu kém. Nhân viên bán hàng có thể gọi điện thoại, gửi thư cho các khách hàng triển vọng trước khi quyết định viếng thăm.

Bước 2: Tiếp cận sơ bộ

Nhân viên bán hàng cần tìm hiểu đầy đủ thông tin về khách hàng triển vọng, đề ra mục tiêu của cuộc viếng thăm.

Bước 3: Tiếp cận

Nhân viên bán hàng cần biết cách chào hỏi người mua để có được bước mở đầu cho mối quan hệ sau này, bao gồm biểu hiện bề ngoài, những lời mở đầu và cách nhận xét trong câu chuyện.

Bước 4: Giới thiệu và trình diễn

Đây là giai đoạn nhân viên bán hàng giới thiệu sản phẩm của mình với người mua theo công thức [chú ý, quan tâm, mong muốn, hành động mua], nhân viên bán hàng phải nhấn mạnh kỹ lưỡng những lợi ích của khách hàng và nêu lên những tính năng của sản phẩm đảm bảo được những lợi ích đó.

Bước 5: Khắc phục những ý kiến phản đối

Khách hàng hầu như bao giờ cũng đưa ra những ý kiến phản đối trong quá trình giới thiệu hay khi đề nghị đặt mua hàng, sự chống đối của họ có thể về mặt tâm lý hay logic. Để xử lý những chống đối này, nhân viên bán hàng luôn phải giữ thái độ vui vẻ, đề nghị người mua làm rõ những ý kiến không tán thành, phủ nhận hợp lý giá trị những ý kiến phản đối,

Bước 6: Kết thúc thương vụ

Đây là giai đoạn nhân viên bán hàng phải cố gắng kết thúc thương vụ, họ cần biết cách nhận ra những tín hiệu kết thúc thương vụ ở người mua, bao gồm những cử chỉ, lời nói hay nhận xét và những câu hỏi, nhân viên bán hàng có thể đưa ra những tác nhân đặc biệt để kích thích người mua kết thúc thương vụ.

Bước 7: Tiếp tục theo dõi và duy trì

Bước cuối cùng này là cần thiết khi nhân viên bán hàng đảm bảo chắc chắn khách hàng sẽ hài lòng và tiếp tục quan hệ làm ăn, ngay sau khi kết thúc thương vụ nhân viên bán hàng cần hoàn tất mọi chi tiết cần thiết về thời gian giao hàng, điều kiện mua hàng, họ cần có kế hoạch giữ khách để đảm bảo chắc chắn không bỏ quên hay để mất khách hàng.

  1. 5. Financials:

5.1 Break-even Analysis

Example: Giả sử trường hợp sản phẩm được bán ra với giá là 100 đồng.

Break Even AnalysisFixed Costs:

1500

Variable Cost [per unit]:

70

Selling Price [per unit]:

100

Time Period:

monthly

Break Even Calculator Example

Fixed Costs:Monthly Rent$1200Advertising [$600 per year $600/12 months = $50]$300Total Monthly Fixed Costs$1500Variable Cost:Materials$30Labor$40Total Variable Cost$70Selling Price:$100

Break Even Point

Break Even Point =Fixed Costs / [selling price variable costs]Break Even Point =$1500 / [$100-$70]Break Even Point =$1500 / $30Break Even Point =50

To break even the company must sell 50 units per month.

If the Company just broke even, then its Profit and Loss Statement would look like the following:

Monthly Profit and Loss StatementSalesGross Sales[$100 per unit times 50 units]$5000Less Cost of Goods Sold[$70 per unit times 50 units]$3500Net Sales$1500ExpensesRent$1200Insurance$300Total Expense$1500Net Profit$0

5.2 Sales Forecast:

SALES KÌ 5SALES FORECAST KÌ 6

VÙNG

1

2

3

1

2

3

TST

3438

3457

2276

1650

1270

1230

CVE

4483

3738

1987

24000

19000

18000

SSL

185

1160

1085

84000

142000

69000

5.3 Expense Forecast:

v Bắt đầu bằng chi phí, chứ không phải doanh thu
Trong giai đoạn khởi nghiệp, sẽ dễ dàng hơn nhiều khi dự báo chi phí hơn là doanh thu. Vì thế,hãy bắt đầu bằng việc ước tính các khoản chi phí thường gặp nhất như sau:
Chi phí cố định/chi phí hoạt động [overhead]: Tiền thuê văn phòng, hóa đơn tiền điện, nước, chi phí điện thoại/dịch vụ viễn thông, chi phí hạch toán kế toán, các loại phí liên quan đến pháp lý/bảo hiểm/cấp phép, chi phí bưu chính, công nghệ, chi phí quảng cáo và marketing, chi phí tiền lương [Overhead là tất cả các khoản chi phí không bao gồm chi phí lao động trực tiếp, nguyên vật liệu trực tiếp hoặc các chi phí quản lý].
Chi phí biến đổi [variable cost]:Giá vốn hàng bán [các chi phí phải chịu trong quá trình sản xuất ra sản phẩm] gồm chi phí nguyên vật liệu, hàng hóa, chi phí đóng gói, bao bì.
Chi phí lao động trực tiếp gồm dịch vụ khách hàng, bán hàng trực tiếp, marketing trực tiếp.
Và dưới đây là những bí quyết để dự đoán chi phí một cách chính xác:

v Tăng gấp đôi con số ước tính đối với chi phí marketing và quảng cáo, vì các khoản chi phí này luôn cao hơn so với dự tính ban đầu.

v Tăng gấp ba lần con số ước tính đối với các khoản phí liên quan đến pháp lý, bảo hiểm và cấp phép, vì chúng rất khó dự đoán đặc biệt khi bạn chưa có kinh nghiệm gì trong việc này. Hơn nữa, một thực tế là các khoản phí này hầu như lúc nào cũng có xu hướng vượt ngoài dự tính ban đầu.

v Thường xuyên theo dõi chi phí bán hàng trực tiếp và dịch vụ trực tiếp, vì chắc chắn bạn sẽ muốn dự báo các khoản chi phí này một cách chi tiết khi lượng khách hàng của bạn tăng lên.

  1. 6. Controls:

6.1 Implementation:

6.2 Keys to success:

1.Giai đoạn tiền trạm

Điều đầu tiên mà một doanh nhân thành đạt phải làm trước khi mở công ty là nghiên cứu sâu rộng để đảm bảo hiểu rõ về trị trường, đối thủ, nhu cầu của khách hàng, cơ hội cũng như thách thức. Nhiều doanh nhân khai nghiệp bằng cách tình nguyện tham gia các dự án phi lợi nhuận. Điều này cho họ cơ hội bổ sung kiến thức, kinh nghiệp và tạo dựng những mối quan hệ quý báu. Không những thế, hình ảnh của họ cũng được cải thiện rất nhiều trong mắt các đối tác tương lai.

2. Tỉnh táo để nắm bắt cơ hội

Nhà doanh nhân phải luôn giữ cái đầu tỉnh táo và lạc quan, kể cả trong những trường hợp bi đát. Đôi khi, cơ hội bỗng hiện ra vào lúc người ta ít mong đợi nhất. Những doanh nhân thành công luôn học cách mở rộng mắt và lắng tai để tìm kiếm mọi cơ hội, dù là nhỏ nhất. Bạn sẽ không biết được công việc bắt đầu từ đâu. Chìa khóa cho thành công là luôn phải gieo hạt giống. Bạn không biết nó sẽ mọc lên loại cây nào, nhưng khi bạn gieo càng nhiều, cơ hội để có một loại cây ưng ý sẽ tăng lên. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể luận bàn về công việc kinh doanh ở bất cứ đâu, vào bất cứ lúc nào. Đảm bảo mình luôn trong tình trạng lên dây cót trước mọi cơ hội tiềm ẩn, chứ không tự đặt mình vào thế bị động khi nó xuất hiện.

3.Đừng bỏ qua những chú cá nhỏ

Kinh doanh cũng giống như đi săn cá, đôi khi nhiều chủ doanh nghiệp dành cả thời gian và tiền bạc để đánh bắt những con cá lớn mà bỏ qua các cơ hội nhỏ. Robyn Frankel, chủ hãng quan hệ cộng đồng ở St. Louis, đã học được rằng những khách hàng với dự án nhỏ nhất cũng có thế biến thành một cơ hội lớn. Sẽ dễ dàng hơn để phát triển các mối quan hệ sẵn có hơn là thiết lập một cái gì đó mới mẻ, bà nói. Vì thế, bà chào đón cả những dự án dù nhỏ nhất, hoàn thành chúng một cách khôn khéo và chủ động khai thác những cơ hội lớn hơn từ đó.

4.Tìm hình thức quảng cáo cho doanh nghiệp

Sau những kinh nghiệm trải qua trên thương trường, các doanh nhân đều đồng ý rằng phương pháp marketing hiệu quả nhất không phải là quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng mà là thông qua mạng thông tin cá nhân. Bạn có thể tiêu tiền cho các hình thức quảng cáo, nhưng bạn sẽ thu lợi được nhiều hơn từ việc thành lập mạng lưới thông tin cá nhân, Keuhnhold nói. Điều này đồng nghĩa với sự tham gia vào các tổ chức tại cộng đồng, gia nhập các nhóm doanh nhân địa phương, tham dự nhiều sự kiện để gặp gỡ mọi người.

5.Giữ ngọn lửa đam mê

Ai cũng biết đế trở thành một doanh nhân thành đạt là rất vất vả. Thậm chí, họ phải chấp nhận hy sinh nhiều điều quan trọng trong cuộc sống, cũng như sở thích cá nhân. Thời gian của các chủ doanh nghiệp phần lớn dành cho việc chuẩn bị thành lập công ty, thường xuyên lo lắng, bận rộn với công việc của mình. Chính vì vậy, điều thiết yếu là họ phải yêu thích công việc mình đang làm. Từ đó, những công việc phải đối mặt hàng ngày buộc các doanh nhân phải tìm cách giải quyết đã dần trở thành sự đam mê. Mở công ty riêng là một thách thức, nhưng nó rất đáng giá khi bạn có cơ hội để thực hiện niềm đam mê của mình.

Quảng cáo

Share this:

Có liên quan

  • VIỄN CẢNH SỨ MỆNH HEINEKEN
  • 27.08.2012
  • Trong "QT CHIẾN LƯỢC"
  • PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH NGÀNH ĐỒ UỐNG [HEINEKEN]
  • 31.08.2012
  • Trong "QT CHIẾN LƯỢC"
  • CƯỜI
  • 15.09.2012
  • Trong "TRUYỆN CƯỜI [St]"
Danh mục: QT MARKETING
Thẻ: key to successKhu vực Widget dưới Chânmarketing planKhu vực Widget dưới ChânsalKhu vực Widget dưới Chânsales plan
Để lại nhận xét

Video liên quan

Chủ Đề