Quan hệ tổ chức và quản lý là gì năm 2024

Quản lý là sự tác động, điều khiển có mục đích của người quản lý, đối với những người được quản lý trong tổ chức. Người quản lý có thể là một người hay một nhóm người có quyền lực và quyền hạn cao nhất trong tập thể.

Đặc điểm của quản lý là định hướng và chỉ đạo hoạt động chung của tập thể, phối hợp các hoạt động riêng lẻ thành một hoạt động chung thống nhất của cả một tập thể, cùng đi theo một phương hướng để đạt được mục tiêu.

Quản lý được thực hiện dựa trên tổ chức và quyền lực. Có tổ chức thì mới phân chia rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ của từng cá nhân trong tổ chức. Người quản lý phải có quyền lực, thì mới bảo đảm sự phục tùng của mọi người trong tổ chức đối với người quản lý.

Trong một tổ chức, cấp quản lý thường được chia thành 03 bậc:

[1] Quản lý cấp cao

- Là người có quyền lực cao nhất trong một tổ chức, điều hành và chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của tổ chức.

- Là người đưa ra định hướng phát triển và chiến lược dài hạn cho tổ chức.

- Là người có kỹ năng tư duy, phân tích và đánh giá tốt đối với thị trường cũng như đối với mọi nguồn lực của tổ chức.

[2] Quản lý cấp trung

- Là người hỗ trợ đắc lực cho Quản lý cấp cao, tư vấn, góp ý trong những quyết định liên quan đến hoạt động của tổ chức.

- Là người truyền đạt quyết định của Quản lý cấp cao đến nhân viên bên dưới và triển khai việc thực hiện.

- Báo cáo với Quản lý cấp cao về kết quả công việc và đề xuất phương án giải quyết nếu có trục trặc.

[3] Quản lý cấp thấp

- Chịu trách nhiệm chính trong việc triển khai chỉ đạo của quản lý cấp trên đến toàn thể nhân viên phụ trách.

- Là người gần với nhân viên nhất, nên có khả năng tạo ảnh hưởng lớn đến nhân viên, quyết định đến hiệu suất công việc.

Người quản lý có vai trò giao tiếp, quan hệ, thông tin và ra quyết định. Cụ thể như sau:

- Vai trò giao tiếp và quan hệ: Người quản lý là đại diện cho công ty, tổ chức, cơ quan khi đối ngoại với bên ngoài. Còn trong nội bộ họ chính là người kết nối mọi yếu tố để đạt được mục tiêu chung đề ra.

- Vai trò thông tin: Người quản lý sẽ tiếp nhận nguồn thông tin từ cấp dưới, sau đó phổ biến thông tin lên cấp cao hơn và cung cấp thông tin ra bên ngoài. Không những vậy, các thông tin, quyết định đưa ra cũng sẽ truyền đạt lại cho quản lý cấp thấp hơn và đến nhân viên công ty.

- Vai trò quyết định: Đây là vai trò chính của người quản lý và họ có quyền đưa ra các quyết định cho tổ chức của mình. Tuy nhiên họ luôn phải chịu trách nhiệm với những lựa chọn của bản thân.

Quản lý là gì? Cần đáp ứng yêu cầu gì để trở thành người quản lý? [Hình từ Internet]

Chức năng của người quản lý là gì?

Người quản lý có những chức năng như sau:

- Hoạch định: Họ sẽ xác định mục tiêu, sau đó đưa ra các quyết định về các việc cần làm ở hiện tại và tương lai, từ đó lập ra các kế hoạch hành động cụ thể.

-Tổ chức: Người quản lý sẽ sử dụng các tài nguyên: Tài chính, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, hệ thống khách hàng thân thiết, đối tác,… để tối ưu hóa việc tổ chức thực hiện kế hoạch.

- Bố trí nhân lực: Người quản lý sẽ phân tích công việc, sau đó tiến hành phân công cho các cá nhân cụ thể để đảm nhận những vai trò nhất định.

- Lãnh đạo, động viên: Họ không chỉ là người chỉ đạo nhân viên làm việc mà người quản lý còn giúp đỡ, động viên nhân viên để học cống hiến cho công việc. Từ đó nhân viên có thể đạt được hiệu quả cao và đúng với kế hoạch mà quản lý đã đề ra.

- Kiểm soát: Người quản lý là người giám sát và kiểm tra trong suốt quá trình hoạt động của nhân viên khi thực hiện kế hoạch. Từ đó, họ có thể nắm bắt nhanh chóng tình hình triển khai và thay đổi kế hoạch sao cho phù hợp nhất với thực tế.

Cần đáp ứng yêu cầu gì để trở thành người quản lý?

Để trở thành người quản lý, các bạn cần đáp ứng các yêu cầu như sau:

[1] Bằng cấp

Một người quản lý không chỉ cần kiến thức chuyên ngành mà còn am hiểu sâu rộng về nhiều lĩnh vực khác nhau. Tùy thuộc vào tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan mà yêu cầu bằng cấp với nhà quản lý sẽ khác nhau, nhưng thường sẽ là từ trình độ đại học trở lên.

[2] Kỹ năng

Người quản lý cần phải có đầy đủ các kỹ năng cần thiết như sau:

- Kỹ năng chuyên môn: Có am hiểu và khả năng thực hiện một công việc chuyên ngành.

- Khả năng tư duy : Người quản lý phải là người có khả năng nhận thức thông tin, biết nắm bắt cơ hội, phân tích nguy cơ.

- Khả năng nhân sự: Họ phải có khả năng lãnh động, giao tiếp, động viên nhân viên,… Còn tùy thuộc vào từng vị trí quản lý trong các doanh nghiệp mà yêu cầu về kỹ năng sẽ có chút khác nhau.

[3] Phẩm chất

Người quản lý phải là người hội tụ các phẩm chất sau:

- Là người quyết đoán và giám chịu trách nhiệm với các quyết định của bản thân.

- Là người có tính logic, có cách lập luận chặt chẽ và phân tích chi tiết.

- Là người biết cách phân công công việc và không bỏ dở nửa chừng khi dự án chưa hoàn thành.

- Là người biết cách xây dựng niềm tin với nhân viên, biết đoàn kết mọi người để họ tự động cống hiến. v.v…

Khái niệm về quản lý là gì?

Quản lý là quá trình phức tạp bao gồm những nhiệm vụ như điều hành, điều khiển, giám sát và đánh giá các hoạt động của một tổ chức để đảm bảo rằng mục tiêu và kết quả được đạt được một cách hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan. Các nhà quản lý, lãnh đạo sẽ thực hiện quá trình này trong doanh nghiệp.27 thg 3, 2023nullQuản lý là gì? Vai trò, chức năng của nhà quản lý trong tổ chứctuyendung.topcv.vn › bai-viet › quan-ly-la-ginull

Hệ thống tổ chức quản lý là gì?

Hệ thống quản lý là “Tập hợp các yếu tố có liên quan hoặc tương tác lẫn nhau của tổ chức để thiết lập chính sách, mục tiêu và các quá trình để đạt được các mục tiêu đó. Một hệ thống quản lý có thể giải quyết một hay nhiều lĩnh vực, ví dụ quản lý chất lượng; quản lý tài chính hoặc quản lý môi trường.nullHệ thống quản lý là gì? [02/07/2018] - VinaCertwww.vinacert.vn › he-thong-quan-ly-la-gi_infonull

Quản lý mối quan hệ là gì?

Quản trị quan hệ bao gồm các chiến lược để tạo ra sự ủng hộ của khách hàng đối với các hoạt động kinh doanh và dịch vụ của công ty, và tăng lòng trung thành với thương hiệu. Thông thường, việc xây dựng mối quan hệ xảy ra ở cấp độ khách hàng, nhưng nó cũng quan trọng giữa các doanh nghiệp.nullQuản trị quan hệ [Relationship Management] là gì? Các loại quản ...vietnambiz.vn › quan-tri-quan-he-relationship-management-la-gi-cac-loai-...null

Quản lý gồm những công việc gì?

Công việc của nhà quản lý bao gồm xây dựng chiến lược, quản lý nguồn lực, định hướng, tạo động lực, giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức. Họ thường phải tương tác với các thành viên trong tổ chức và đảm bảo rằng công việc được thực hiện theo kế hoạch và đạt được mục tiêu đã đề ra.nullQuản lý là gì? Vai trò, chức năng, yêu cầu cần có của quản lýwww.pace.edu.vn › tin-kho-tri-thuc › quan-ly-la-ginull

Chủ Đề