Quan hệ từ đơn là gì

Trong tiếng Việt, quan hệ từ được xem là một thành phần quan trọng, nó giúp câu văn có sự kết nối ý, chặt chẽ và hay hơn. Vậy quan hệ từ là gì, có những quan hệ từ nào và cách dùng ra sao? Hãy đọc bài viết dưới đây để biết thêm kiến thức nhé!

Khái niệm quan hệ từ

Quan hệ từ là những từ nối dùng để nối các bộ phận trong một câu hoặc nối các câu với nhau nhằm làm rõ ý nghĩa của câu hoặc của cả đoạn văn, nó thường biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,… 

Các quan hệ từ hay sử dụng như: của, bằng, từ, nhưng, mà, ở, với, và,…

Có 2 loại quan hệ từ thường gặp là: Quan hệ từ và Cặp quan hệ từ.

Quan hệ từ đơn lẻ

Là các quan hệ từ đơn lẻ, xuất hiện trong câu với chức năng nối vế

Quan hệ từ Ý nghĩa Ví dụ 
của Quan hệ sở hữu  Mái tóc của mẹ tôi rất dài.
bằng  Quan hệ về phương tiện, cách thức, trạng thái hoặc nguyên liệu.  Tôi đến trường bằng xe đạp mỗi ngày.

Chiếc váy của tôi được may bằng vải cotton.

từ Chỉ quan hệ định vị Từ nhà tôi đến quê ngoại phải mất nửa ngày đường.
nhưng Quan hệ tương phản Cô ấy rất chăm chỉ nhưng đã không vượt qua kỳ thi.
Quan hệ mục đích Chiếc váy mà mẹ tặng cho tôi rất đẹp.
với Chỉ quan hệ hướng tới đối tượng Tôi có hẹn đi xem phim với Lan.
Quan hệ liệt kê Bạn phải mang theo nước uống, đồ ăn nhẹ và khăn giấy.
cùng Quan hệ đồng thời Kỳ nghỉ hè năm ngoái em đã được đi du lịch cùng gia đình.
hay, hoặc Quan hệ từ lựa chọn Bạn thích đôi giày màu đỏ hay màu trắng?
như Quan hệ so sánh Chị gái tôi hát hay như ca sĩ 

Cặp quan hệ từ

Là các quan hệ từ đi theo cặp

Cặp quan hệ từ Ý nghĩa Ví dụ 
Không những…mà còn…

Càng… càng…

Biểu thị quan hệ tăng lên Cô ấy không những xinh đẹp mà còn hát hay.

Càng lớn con bé càng xinh xắn và thông minh.

Vì… nên…

Nhờ… mà…

Biểu thị nguyên nhân – kết quả Vì trời bão nên chuyến xe buýt hôm nay không hoạt động. 

Nhờ học hành chăm chỉ mà tôi đã đạt điểm cao trong kỳ thi cuối học kỳ.

Tuy… nhưng…

Mặc dù… nhưng…

Biểu thị quan hệ tương phản Mặc dù bị ốm nhưng cô ấy vẫn cố gắng đi làm. 

Tuy không xinh đẹp nhưng cô ấy rất tốt tính. 

Nếu… thì…

Hễ… thì… 

Biểu thị quan hệ giả thiết – điều kiện Nếu tôi là cô ấy thì tôi đã không làm như thế.

Hễ học sinh nói chuyện thì cô giáo sẽ trừ điểm. 

Cách sử dụng quan hệ từ

Các quan hệ từ đóng vai trò rất quan trọng trong câu văn hoặc đoạn văn, nhưng không phải lúc nào cũng sử dụng quan hệ từ. Có những trường hợp nếu không có quan hệ từ sẽ làm câu văn đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa, nhưng cũng có những trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ.

Ví dụ: 

Đôi giày này của cô ấy [ Nếu không dùng quan hệ từ của thì câu văn sẽ không có nghĩa]

Cây bút đặt trên kệ [ Nếu không dùng quan hệ từ thì câu văn vẫn không thay đổi nghĩa]

Các lỗi thường gặp khi sử dụng quan hệ từ

Thiếu quan hệ từ:

Câu thiếu quan hệ từ: Đừng đi bơi không có người lớn

Có thể thêm quan hệ từ mà, khi để câu văn hay và rõ nghĩa hơn 

=> Đừng đi bơi không có người lớn.

Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa:

Con giun rất có ích cho việc trồng rau để nó làm đất tơi xốp. 

Muốn diễn đạt lý do ta nên dùng quan hệ từ thay cho để

=> Con giun rất có ích cho việc trồng rau nó làm đất tơi xốp.

Thừa quan hệ từ:

Qua câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên cho ta thấy được công ơn dạy dỗ của thầy cô.

Câu văn trên thừa quan hệ từ dẫn đến câu văn thiếu chủ ngữ. Ta có thể sửa câu văn này bằng cách bỏ quan hệ từ qua.

=> Câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên cho ta thấy được công ơn dạy dỗ của thầy cô.

Ví dụ về quan hệ từ trong tiếng Việt

“Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. Người về hết tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn bã mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng mùi riêng của đất, của quê hương này. Một vài người bán hàng về muộn đang thu xếp hàng hóa, quang gánh đã xỏ sẵn vào quang rồi, họ còn đứng nói chuyện với nhau ít câu nữa.” – [trích Hai đứa trẻ – Thạch Lam]

=> Các quan hệ từ trong đoạn văn trên: và, của, là, còn. 

“Các bạn! Mỗi lần nhìn thấy cây lược ngà nhỏ ấy là mỗi lần tôi băn khoăn ngậm ngùi. Trong cuộc đời kháng chiến của tôi, tôi chứng chiến không biết bao nhiêu cuộc chia tay, nhưng chưa bao giờ tôi bị xúc động như lần ấy. Trong những ngày hòa bình vừa lập lại, tôi cùng về thăm quê với một người bạn. Nhà chúng tôi cạnh nhau, gần vàm kinh nhỏ đổ ra sông Cửu Long. Chúng tôi cùng thoát ly đi kháng chiến đầu năm 1946, sau khi tỉnh nha bị chiếm…” [Trích Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng]

=> Các quan hệ từ trong đoạn văn trên: và, nhưng, như, với, ở. 

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về quan hệ từ và biết cách vận dụng nó vào quá trình học tập và sử dụng ngôn ngữ. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.

Chủ Đề