Quy cách lấy mẫu thí nghiệm thép tấm

Skip to content

Trang chủ » Tiêu chuẩn và quy cách lấy mẫu thí nghiệm vật liệu xây dựng tại Việt Nam

Chất lượng của vật liệu xây dựng là yêu cầu cơ bản và quan trọng để bảm bảo chất lượng trong các công trình xây dựng. Thí nghiệm vật liệu xây dựng 24h đưa ra các tiêu chuẩn và quy cách lấy mẫu theo yêu cầu của Bộ xây dựng.

Dưới đây là bài viết tổng hợp quy cách lấy mẫu thí nghiệm của một số vật liệu xây dựng cơ bản.

1. Quy định của việc lấy mẫu thí nghiệm vật liệu xây dựng

Vật liệu xây dựng phải được thực hiện thí nghiệm kiểm tra tại các phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn.

Các phòng thí nghiệm này phải có đầy đủ chức năng để thực hiện các phép thử cần thiết để xác định chính xác chất lượng nguyên vật liệu mà nhà thầy sử dụng.

Quy trình lấy mẫu vật liệu xây dựng phải tuân thủ đúng quy định để đảm bảo kết quả trong thí nghiệm không làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng.

2. Quy cách lấy mẫu thí nghiệm vật liệu xây dựng cơ bản

2.1. Xi măng

Thí nghiệm Xi măng

a. Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 6260-1995, 6282-2009, 6260-2009

b. Quy cách lấy mẫu:

  • Mỗi lô xi măng nhỏ hơn 40 tấn đều phải lấy 2 mẫu, mỗi mẫu 20kg để thí nghiệm.
  • Mẫu xi măng phải lấy rải rác ở các bao trong kho, mỗi bao lấy 1kg.
  • Mỗi mẫu thí nghiệm phải có 1 mẫu lưu để làm mẫu đối chứng.
  • Trong thời gian 60 ngày, nếu không có khiếu nại giữa bên mua và bán xi măng về kết quả thí nghiệm, phòng thí nghiệm làm thủ tục hủy bỏ mẫu lưu.
  • Khi bắt đầu nhập xi măng công trường, đại diện Bên A và Bên B cùng nhau lấy mẫu đóng gói niêm phong, lập biên bản lấy mẫu và gửi đến phòng thí nghiệm để làm thí nghiệm.
  • Mẫu xi măng phải để trong hộp kín tránh nước, tránh các hóa chất khác, tránh nhiệt độ cao và để nơi khô ráo.
  • Mỗi mẫu xi măng thí nghiệm phải thực hiện ít nhất 5 chỉ tiêu trong bảng 1 của TCVN 6260-1995

BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Hướng dẫn sử dụng và pha trộn vữa trong xây dựng

2.2 Cát xây dựng [đổ bê tông]

Cát xây dựng

a. Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 7570:2006; TCXD 127-1985.

b. Phân loại cát xây dựng:

Cát xây dựng được chia làm 4 loại: Cát to, cát vừa, cát nhỏ, cát mịn.

c. Quy cách lấy mẫu:

  • Cứ 100m3 cát lấy một mẫu thử với khối lượng không nhỏ hơn 50kg.
  • Mẫu cát phải được lấy riêng biệt ở từng vị trí khác nhau trong đống cát cùng loại, góp lại và trộn đều, đóng gói và lập biên bản lấy mẫu, mang đi thí nghiệm.

>>kết quả thí nghiệm cát chính là cơ sở để nghiệm thu vật liệu cát và là căn cứ thiết kế thành phần cấp phối bê tông.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Thí nghiệm cát cho bê tông và vữa

2.3. Đá dăm [sỏi] dùng trong bê tông

Đá dăm thí nghiệm

a. Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 7572:2006

b. Các nhóm đá dăm:

  • Đá cỡ 0,5×1: cỡ hạt từ 5-10mm
  • Đá cỡ 1×2: cỡ hạt từ 10-20mm
  • Đá cỡ 2×4: cỡ hạt từ 20-40mm
  • Đá cỡ 4×7: cỡ hạt từ 40-70mm

c. Quy cách lấy mẫu

  • Thành phần hạt: Đối với các cỡ đá thành phần hạt nằm trong đường bao cấp phối được quy định cụ thể.
  • Phương pháp lấy mẫu đá dăm [sỏi] thí nghiệm: Cứ nhỏ hơn 200m3 đá lấy 02 mẫu thử. Lấy rải rác ở nhiều vị trí khác nhau trong một đống đá cùng loại, góp lại trộn đều, đóng gói, lập biên bản lấy mẫu, mang đi thí nghiệm.

>> Kết quả thí nghiệm đá: là cơ sở để nghiệm thu vật liệu đá, là căn cứ để thiết kế thành phần cấp phối trộn bê tông.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Thí nghiệm đá dăm – cấp phối đá dăm uy tín

2.4. Thép xây dựng

Thép xây dựng

a. Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 1651:2008

b. Các loại thép xây dựng

  • Thép tròn trơn
  • Thép tròn đốt cán nóng
  • Cán nguội
  • Thép hình
  • Thép lá
  • Thép tấm

Kiểm tra đường kính cốt thép bằng cách cân trọng lượng:

Khi đưa thép vào sử dụng cần kiểm tra đường kính thực của cốt thép:

  • Cắt 01 đoạn thép dài 1m để cân kiểm tra trọng lượng Q [gram]
  • Đường kính thực của cây thép được tính bằng công thức sau: Dthực = 0,43 * Căn bậc 2 [Q] [mm]

c. Quy cách lấy mẫu

  • Cứ mỗi lô thép có khối lượng

Chủ Đề