Quy định chi tiết về mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba trong xây dựng

PVI Sài Gòn – Bảo hiểm trách nhiệm pháp lý bên thứ 3

Bảo hiểm trách nhiệm Bên thứ 3 [Third-party Liability Insurance] là gì? Là sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm pháp lý của Bên mua bảo hiểm đối với Bên thứ 3 phát sinh từ lỗi sơ ý gây thiệt hại về người và tài sản. Một số lỗi sơ ý như điều khiển xe gây tai nạn, thi công xây dựng công trình ảnh hưởng đến tài sản bên thứ 3, sơ suất trong thiết kế thi công gây ảnh hưởng công trình…. Bảo hiểm trách nhiệm bên thứ 3 [hay Bảo hiểm trách nhiệm công cộng – Public Liability Insurance] đã ra đời nhằm thay mặt cho Người được bảo hiểm chi trả các thiệt hại cho Bên thứ 3.

Đối tượng tham gia bảo hiểm Bên thứ 3 thường là:

  • Nhà thầu thi công xây dựng;
  • Doanh nghiệp, Cơ sở sản xuất kinh doanh;
  • Kiến trúc sư, kỹ sư tư vấn, bác sĩ, luật sư;

Xem thêm: Bảo hiểm dân sự bắt buộc xe ô tô

MỨC PHÍ BẢO HIỂM BÊN THỨ 3

Tỷ lệ phí [12 tháng] của một số sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm như sau:

  • Bảo hiểm trách nhiệm công cộng: 0,1% – 0,5% x Mức trách nhiệm [Tùy theo ngành nghề kinh doanh]
  • Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiến trúc sư và kỹ sư tư vấn: 0,6% x Mức trách nhiệm
  • Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bảo vệ: 1% x Mức trách nhiệm + phụ phí 500.000 VNĐ/mỗi mục tiêu bảo vệ
  • Bảo hiểm trách nhiệm luật sư, công chứng viên: 0,8% x Mức trách nhiệm
  • Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm: 1% x Mức trách nhiệm

Lưu ý: Tỷ lệ phí ở trên chưa bao gồm 10% thuế GTGT.

VÍ DỤ TÍNH PHÍ BẢO HIỂM

Một doanh nghiệp tham gia bảo hiểm trách nhiệm công cộng cho trụ sở làm việc với Mức trách nhiệm bảo hiểm là 5.000.000.000 VND cho toàn bộ thời hạn bảo hiểm. Thời hạn bảo hiểm là 01 năm. Mức phí bảo hiểm được tính như sau:

Tỷ lệ phí bảo hiểm: 0,1%/năm [Chưa bao gồm VAT]

Phí bảo hiểm: 0,1% x 5.000.000.000 = 5.000.000 VND + 10%VAT

Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm tại Bảo hiểm PVI Sài Gòn:

  • Ưu đãi 25% phí bảo hiểm so với biểu phí tiêu chuẩn;
  • Quy trình bồi thường nhanh chóng, rõ ràng;
  • Miễn phí giao Giấy chứng nhận bảo hiểm nhanh trong 8 giờ làm việc;

PHẠM VI BẢO HIỂM

Phạm vi bảo hiểm: Bảo hiểm PVI sẽ bồi thường cho Người được bảo hiểm tất cả những khoản tiền mà Người được bảo hiểm có trách nhiệm pháp lý phải bồi thường đối với:

  1. Thương tật thân thể của bên thứ ba;
  2. Tổn thất hay thiệt hại bất ngờ đối với tài sản của bên thứ ba;

Các điểm loại trừ được quy định cụ thể trong Quy tắc bảo hiểm và nội dung các Điều khoản bổ sung trong hợp đồng bảo hiểm.

* Thông tin quan trọng: Trách nhiệm pháp lý được hiểu là các trách nhiệm theo quy định của luật pháp, không phải là trách nhiệm theo đạo đức hoặc trách nhiệm thương mại hoặc những trách nhiệm khác do NĐBH tự nguyện hay tự ý gánh chịu mà luật pháp không ràng buộc.

QUY TRÌNH BỒI THƯỜNG

Khi nhận biết được sự cố, hoàn cảnh có thể dẫn đến khiếu nại hoặc nhận được khiếu nại từ Bên thứ 3, Người được bảo hiểm [NĐBH] có trách nhiệm bằng mọi phương tiện thông báo ngay cho Bảo hiểm PVI:

HOTLINE BỒI THƯỜNG    : 1900.54.54.58

  1. Trong vòng tối đa 24 giờ kể từ khi nhận được thông tin về sự cố, Bảo hiểm PVI [hoặc Công ty giám định độc lập do 2 bên cùng chỉ định] sẽ có mặt tổ chức giám định hiện trường để ghi nhận lại các tổn thất thực tế.
  2. Sau khi kết thúc quá trình giám định hiện trường, Công ty giám định độc lập sẽ phát hành báo cáo về sự việc gửi cho Bên mua bảo hiểm, trong đó thể hiện chi tiết về nguyên nhân sự cố, phạm vi bảo hiểm, tính toán chi phí khắc phục sự cố thuộc phạm vi bảo hiểm.
  3. Trường hợp tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm, sau khi Bảo hiểm PVI nhận được đầy đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường hợp lệ, trong vòng 30 ngày kể từ ngày NĐBH xác nhận đồng ý về số tiền được bồi thường cho các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm.

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

HỎI: Bên thứ 3 là gì?

ĐÁP: Bên thứ ba trong bảo hiểm trách nhiệm được hiểu là:

Bên thứ nhất : Người được bảo hiểm

Bên thứ hai   : Bảo hiểm PVI

Bên thứ ba    : Bất kỳ người nào hoặc bên nào khác Bên thứ nhất và Bên thứ hai có liên quan đến sự cố thuộc trách nhiệm của Người được bảo hiểm.

HỎI: Nhân viên của Người được bảo hiểm có được coi là Bên thứ ba hay không?

ĐÁP: Không. Người làm công hoặc đại lý hoặc bất kỳ người nào có một hợp đồng dịch vụ [hợp đồng lao động] hay học việc với Người được bảo hiểm đều không được coi là Bên thứ ba.

HỎI: Phán quyết của Tòa án có thẩm quyền về việc phải bồi thường cho Bên thứ ba có phải là trách nhiệm pháp lý hay không?

ĐÁP: Có. Trách nhiệm pháp lý được hiểu là các trách nhiệm theo quy định của luật pháp. Phán quyết của Tòa án là nội dung có tính pháp lý cao nhất.

Sản phẩm bảo hiểm liên quan:

  • Bảo hiểm Công trình xây dựng [Contractors All Risks Insurance]Xem chi tiết
  • Bảo hiểm tai nạn công nhân 24/24Xem chi tiết
  • Bảo hiểm Cháy nổ bắt buộc [Thực hiện theo Nghị định 23 của Chính phủ]Xem chi tiết

Để tham khảo Bản chào phí bảo hiểm bên thứ 3, vui lòng liên hệ với PVI Sài Gòn theo thông tin như bên dưới.

CAM KẾT CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI PVI SG:

BIỂU PHÍ CẠNH TRANH – BỒI THƯỜNG NHANH CHÓNG, CHÍNH XÁC

[Xây dựng] – Chính phủ vừa ban hành Nghị định 20/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Nghị định 20/2022/NĐ-CP bổ sung quy định về mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự [TNDS] đối với bên thứ ba.

Nhà thầu thi công xây dựng phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường và bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba [nguồn: Internet].

Cụ thể, về đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng, Nghị định sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 4 như sau: Nhà thầu thi công xây dựng phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường và bảo hiểm bắt buộc TNDS đối với bên thứ ba.

Chi phí mua bảo hiểm bắt buộc TNDS đối với bên thứ ba tương tự như chi phí bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường và phù hợp với đối tượng phải mua bảo hiểm là nhà thầu thi công xây dựng công trình. Do vậy, Nghị định sửa đổi, bổ sung quy định tại điểm c khoản 4 Điều 3 như sau: Đối với bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường, bảo hiểm bắt buộc TNDS đối với bên thứ ba: Phí bảo hiểm được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.

Đồng thời, Nghị định bổ sung quy định về thời hạn bảo hiểm bắt buộc TNDS đối với bên thứ ba là khoảng thời gian cụ thể, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dụng căn cứ vào hợp đồng xây dựng và được ghi trong hợp đồng bảo hiểm.

Nghị định cũng bổ sung điểm d khoản 1 Điều 6 về phạm vi bảo hiểm, loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Theo đó, đối với bảo hiểm bắt buộc TNDS đối với bên thứ ba: Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà theo quy định của pháp luật nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bồi thường cho bên thứ ba đối với những thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe, tính mạng, tài sản phát sinh trực tiếp trong quá trình thi công xây dựng và chi phí pháp lý có liên quan [nếu có] thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.

Quy định số tiền bảo hiểm tối thiểu

Nghị định 20/2022/NĐ-CP bổ sung khoản 4 Điều 10 về số tiền bảo hiểm bắt buộc TNDS đối với bên thứ ba tối thiểu như sau:

a- Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng là 100 triệu đồng cho một người trong một vụ và không giới hạn số vụ tổn thất.

b- Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản và chi phi pháp lý có liên quan [nếu có] được xác định như sau:

Đối với công trình có giá trị dưới 1.000 tỷ đồng, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản và chi phi pháp lý có liên quan [nếu có] là 10% giá trị công trình cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất.

Đối với công trình có giá trị từ 1.000 tỷ đồng trở lên, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan [nếu có] là 100 tỷ đồng cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2022.

Tuệ Minh

Theo

Link gốc:

Video liên quan

Chủ Đề