Quy định nồng độ cồn khi lái xe máy

Mức phạt nồng độ cồn khi lái xe năm 2022

Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở

Hình thức xử phạt

Xe máy

Xe ô tô

Xe đạp

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

- Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. [Điểm c Khoản 6 Điều 6]

- Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. [Điểm đ Khoản 10 Điều 6]

- Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. [Điểm c Khoản 6 Điều 5]

- Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. [Điểm e Khoản 11 Điều 5]

Phạt tiền từ 80 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng. [Điểm q Khoản 1 Điều 8]

- Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. [Điểm c Khoản 6 Điều 7]

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 10 tháng đến 12 tháng. [Điểm d Khoản 10 Điều 7]

Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

- Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. [Điểm c Khoản 7 Điều 6]

- Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. [Điểm e Khoản 10 Điều 6]

- Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. [Điểm c Khoản 8 Điều 5]

- Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. [Điểm g Khoản 11 Điều 5]

Phạt tiền từ 300 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng. [Điểm e Khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019, được sửa đổi điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP]

- Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. [Điểm b Khoản 7 Điều 7]

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 16 tháng đến 18 tháng. [Điểm đ Khoản 10 Điều 7]

Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

- Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. [Điểm e Khoản 8 Điều 6]

- Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. [Điểm g Khoản 10 Điều 6]

- Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. [Điểm a Khoản 10 Điều 5]

- Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. [Điểm h Khoản 11 Điều 5]

Phạt tiền từ 400 ngàn đồng đến 600 ngàn đồng. [Điểm c Khoản 4 Điều 8]

- Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. [Điểm a Khoản 9 Điều 7]

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 22 tháng đến 24 tháng. [Điểm e Khoản 10 Điều 7]

Ngoài ra,  người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm nồng độ cồn kể trên.

Căn cứ: Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

>>> Xem thêm: Chi tiết các mức phạt nồng độ cồn năm 2022 với xe máy, ô tô? Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị giữ xe?

Đo nồng độ cồn 0.20mg/lít khí thở khi lái ô tô thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Có bị tước bằng lái xe ô tô không theo quy định của pháp luật?

Châu Thanh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Mức phạt lỗi nồng độ cồn theo quy định mới nhất hiện nay đối với xe máy, ô tô là bao nhiêu? Nồng độ cồn bao nhiêu thì sẽ bị giữ xe? Xin được tư vấn.

Mức phạt nồng độ cồn xe máy năm 2022

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức phạt nồng độ cồn xe máy năm 2022 như sau:

Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở

Mức phạt tiền

Hình thức xử phạt bổ sung

Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

Từ 02 - 03 triệu đồng. [Điểm c Khoản 6]

Tước giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng. [Điểm đ Khoản 10]

Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

Từ 04 - 5 triệu đồng. [Điểm c Khoản 7]

Tước giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng. [Điểm e Khoản 10]

Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

Từ 6 - 8 triệu đồng. [Điểm e Khoản 8]

Tước giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng. [Điểm g Khoản 10]

Mức phạt nồng độ đối với xe ô tô năm 2022

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức phạt nồng độ cồn đối với xe máy năm 2022 như sau:

Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở

Mức phạt tiền

Hình thức xử phạt bổ sung

Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

Từ 06 - 08 triệu đồng. [Điểm c Khoản 6]

Tước giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng. [Điểm e Khoản 11]

Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

Từ 16 - 18 triệu đồng. [Điểm c Khoản 8]

Tước giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng. [Điểm g Khoản 11]

Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

Từ 30 - 40 triệu đồng. [Điểm a Khoản 10]

Tước giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng. [Điểm h Khoản 11]

Mức phạt nồng độ cồn 2022 [Hình từ Internet]

Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị giữ xe?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Nghị định 100 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì:

“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính [được sửa đổi, bổ sung năm 2020] đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:
a] Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;
b] Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;
c] Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;
d] Điểm q khoản 1; điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ [trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện], điểm g [trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện] khoản 4 Điều 8;
đ] Khoản 9 Điều 11;
e] Điểm a, điểm b khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6 Điều 16;
g] Điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 17;
h] Điểm b, điểm đ khoản 1; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 19;
i] Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21;
k] Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm b, điểm e, điểm h khoản 8; điểm c, điểm i khoản 9; điểm b khoản 10 Điều 30;
l] Điểm b khoản 5 Điều 33.”;

Như vậy, có thể thấy tất cả hành vi vi phạm về nồng độ cồn đều bị tạm giữ xe. Thời hạn tạm giữ xe tối đa sẽ là 7 ngày.

Cách tính đơn vị cồn trong rượu, bia

Theo hướng dẫn tại Khoản 1 Phần I Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 4946/QĐ-BYT ngày 26/11/2020 thì:

Đơn vị cồn là đơn vị đo lường dùng để quy đổi rượu, bia và đồ uống có cồn khác với nồng độ khác nhau về lượng cồn nguyên chất. Một đơn vị cồn tương đương 10 gam cồn [ethanol] nguyên chất chứa trong dung dịch uống.

Cách tính đơn vị cồn trong rượu, bia như sau:

Đơn vị cồn = Dung tích [ml] x Nồng độ [%] x 0,79 [hệ số quy đổi]

Ví dụ: chai bia 330ml và nồng độ cồn 5% sẽ có số gam cồn là:

330 x 0,05 x 0,79 = 13g; tương đương 1,3 đơn vị cồn.

Như vậy, một đơn vị cồn tương đương với:

- 3/4 chai hoặc 3/4 lon bia 330 ml [5%];

- Một chai hoặc một lon nước trái cây/cider/strongbow có cồn loại 330ml [4,5%];

- Một cốc bia hơi 330 ml [4%];

- Một ly rượu vang 100 ml [13,5%];

- Hoặc một ly nhỏ/cốc nhỏ rượu mạnh 40 ml [30%].

Chủ Đề