Quy định sử dụng học bạ điện tử

Đặng Chung   -   Thứ ba, 19/01/2021 10:30 [GMT+7]

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động giảng dạy được nhiều trường phổ thông đẩy mạnh. Ảnh: Hải Nguyễn

Tiện ích, công khai, minh bạch

Chỉ với chiếc smartphone hoặc các thiết bị điện tử có kết nối Internet , cùng một vài thao tác đơn giản như nhập mã số học sinh, mật khẩu, anh Nguyễn Hữu Thắng [phụ huynh Trường Tiểu học Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội] có thể dễ dàng theo dõi tình hình học tập của con. Mọi thông tin về điểm số, lịch học, các lưu ý của giáo viên... đều được nhà trường cập nhật một cách nhanh chóng và tiện lợi qua hệ thống sổ liên lạc điện tử.

Tương tự, từ nhiều năm nay, nhiều trường học ở Hà Nội đã thực hiện “số hóa” trong giáo dục bằng việc sử dụng học bạ điện tử, sổ liên lạc điện tử thay cho hồ sơ giấy. Thông qua cổng dịch công hoặc ứng dụng Hà Nội Smartcity của UBND Thành phố Hà Nội, phụ huynh học sinh có thể theo dõi quá trình học tập của con ở trường. Tất cả việc này hoàn toàn miễn phí.

Theo nhận định của ông Lê Hồng Vũ - Trưởng phòng GDĐT quận Tây Hồ [Hà Nội], việc sử dụng sổ điểm điện tử, sổ liên lạc điện tử sẽ làm giảm đáng kể các đầu việc đối với giáo viên trong việc quản lý, xếp loại học sinh.

Nếu như trước kia, việc tính điểm cho học sinh được thực hiện thủ công rồi ghi chép vào sổ, khó tránh khỏi nhầm lẫn thì nay, với hạ tầng kỹ thuật, việc này được thực hiện hoàn toàn trên máy, giúp giáo viên tiết kiệm thời gian chép ra các loại sổ sách.

Không riêng Hà Nội, mà hiện nay việc triển khai sổ liên lạc điện tử, sổ điểm điện tử đã được áp dụng ở nhiều địa phương trên cả nước. Việc này cũng nằm trong lộ trình đẩy mạnh chuyển đổi số của ngành giáo dục, được xác định là khâu đột phá, nhiệm vụ quan trọng cần chú trọng triển khai thực hiện những năm tới đây của ngành.

Theo ông Nguyễn Sơn Hải - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin [Bộ GDĐT], khi có sổ điểm điện tử, có thể thực hiện các giao dịch thông tin qua các thiết bị điện tử mà không cần phải sử dụng bản giấy, đến tận nơi hoặc phải photo công chứng… Phụ huynh và học sinh có thể hoàn thành các thủ tục cần thiết một cách nhanh chóng, chính xác ở bất cứ đâu. Đồng thời, việc sử dụng sổ điểm điện tử thay cho học bạ giấy cũng giúp công khai minh bạch các thông tin trong nội bộ của đơn vị, trong phạm vi quản lý ngành, giúp đẩy lùi các tiêu cực, vấn đề “làm đẹp” điểm số.

Ngoài ra, việc sử dụng sổ điểm điện tử, sổ liên lạc điện tử cũng là bước tiến trong giảm hồ sơ, sổ sách cho giáo viên. Nếu như trước đây, với một buổi dạy 5 tiết, cô Trần Thị Thu Giang [giáo viên Trường THPT Phúc Lợi, Hà Nội] phải mang theo khoảng 12 đầu sổ sách, hồ sơ [giáo án, sổ học bạ, sổ dự giờ...] thì giờ đây, mỗi buổi lên lớp của cô trở nên nhẹ nhàng hơn.

Trước đây, nhiều sổ sách cần làm và phải hoàn thiện để đảm bảo đánh giá về chất lượng công việc trong các cuộc kiểm tra định kỳ khiến cô bị áp lực. Nhưng từ tháng 11.2020, theo Thông tư 32 của Bộ GDĐT ban hành Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông nhiều cấp học, một trong những thay đổi quan trọng là quy định về việc giảm gánh nặng về hồ sơ, sổ sách cho giáo viên. Quy định mới cũng chính thức cho phép sử dụng hồ sơ điện tử, giúp cởi bỏ nhiều đầu việc giấy tờ, áp lực sổ sách cho thầy cô.

Cần sự đồng bộ

Hiện nay, ngành giáo dục đã và đang có những bước chuyển mạnh mẽ trên cơ sở ứng dụng các công nghệ mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Ngành đã xây dựng được cơ sở dữ liệu [big data] nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý giáo dục. Cơ sở dữ liệu này đã số hóa thông tin của gần 53.000 trường học từ mầm non đến THPT, với gần 25 triệu học sinh và 1,5 triệu cán bộ, giáo viên, nhân viên trong ngành. Tất cả những đối tượng trong phạm vi quản lý của ngành đều được số hóa bằng mã định danh. Đây là bước tiến quan trọng để ngành giáo dục triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp Chính phủ điện tử, hướng đến vận hành theo mô hình Chính phủ số đến năm 2025. Dự kiến, trong thời gian tới, các cơ sở dữ liệu toàn quốc về GDĐT sẽ được hoàn chỉnh đầy đủ phục vụ công tác phân tích, dự báo và ra chính sách quản lý ngành.

Trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19 vừa qua, ngành giáo dục đã biến thách thức thành cơ hội, đổi mới phương thức dạy học, triển khai dạy học trực tuyến và mang lại những hiệu quả bước đầu. Bộ trưởng Bộ GDĐT cũng đã chỉ đạo các đơn vị tập trung xây dựng và nhanh chóng ban hành các quy định về mô hình dạy học trực tuyến trong trường phổ thông, kèm theo các hướng dẫn về quy trình tổ chức dạy học trực tuyến, khung quy chế quản lý để tạo hành lang pháp lý, hướng dẫn cụ thể để các địa phương, nhà trường tổ chức triển khai phương thức dạy học trực tuyến đi vào thực chất hơn, hiệu quả hơn.

Dù lãnh đạo ngành giáo dục có sự quyết tâm thực hiện chuyển đổi số một cách đồng bộ, nhưng còn cần sự thay đổi trong nhận thức và tư duy của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý các cấp. Đơn cử hiện nay, dù các địa phương đều có hệ thống sổ liên lạc điện tử, ứng dụng phần mềm công nghệ để thực hiện phương thức kết nối giữa nhà trường và gia đình một cách tiện lợi và miễn phí, thì nhiều trường phổ thông trên cả nước vẫn triển khai dịch vụ sổ liên lạc điện tử dưới hình thức gửi tin nhắn về điện thoại [SMS] và thu phí dịch vụ từ 30.000 đến 50.000 đồng/tháng/học sinh.

Có những nơi, dù có hệ thống sổ liên lạc điện tử sử dụng miễn phí, nhưng giáo viên, nhà trường “ngại” cập nhật lên hệ thống, khiến phụ huynh phàn nàn việc thông tin bị cũ, chậm. Nhiều phụ huynh cho rằng số hóa phải bắt đầu từ những việc rất nhỏ như sổ liên lạc điện tử giữa nhà trường và phụ huynh. Thay vì vẫn duy trì cách liên lạc bằng các dịch vụ có thu phí, thì hoàn toàn có thể thông tin qua website, email, tin nhắn OTT… Đó là các hình thức liên lạc miễn phí nhờ ứng dụng công nghệ thông tin.

Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung quy trình bổ nhiệm

  • Hướng dẫn số 512/HD-SGDĐT sửa đổi, bổ sung quy trình bổ nhiệm Hướng dẫn 2105/HD-SGDĐT: Quy trình và thủ tục đánh giá, quy hoạch, bổ sung quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo, quản lý các đơn vị thuộc Sở GDĐT Quyết định 31/2018/QĐ-UBND: Ban hành quy định, điều kiện, tiêu chuẩn chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương các phòng chuyên môn, nghiệp vụ trực thuộc Sở; Người đứng đầu, cấp phó người đứng đầui các đơn vị trực thuộc; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Khánh Hòa

Quy chế quản lý và sử dụng sổ điểm điện tử

Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa ban hành Quyết định số 1186/QĐ-SGDĐT ngày 01/11/2017 về việc Ban hành quy chế sử dụng sổ điểm điện tử từ năm học 2017-2018.

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN

TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 270/THPT.QL1            

Quỳnh Lưu, ngày 04  tháng 01 năm 2020

HƯỚNG DẪN

Quản lý, sử dụng sổ điểm điện tử, học bạ điện tử

          Thực hiện Công văn số 1062/SGD&ĐT-GDTrH ngày 30/8/2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2019 - 2020; Công văn số 1751/SGD&ĐT-GDTrH ngày 23/9/2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện hướng dẫn quản lý, sử dụng sổ điểm điện tử, học bạ điện tử. Trường THPT Quỳnh Lưu 1 hướng dẫn quản lý, sử dụng sổ điểm điện tử cấp THPT [SĐĐT], học bạ điện tử [HBĐT] trên hệ thống phần mềm quản lý trường học vnEdu [sau đây gọi là phần mềm] từ năm học 2019 - 2020 [đối với HBĐT bắt đầu sử dụng cho lớp 10 từ năm học 2019 - 2020] như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Sử dụng SĐĐT, HBĐT nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý của Ban Giám hiệu nhà trường, thuận lợi cho giáo viên trong việc sử dụng và theo dõi quá trình học tập của học sinh; bảo mật và lưu trữ an toàn dữ liệu; thay thế sổ gọi tên và ghi điểm, tiến tới thay thế học bạ hiện nay.

II. HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ, SỬ DỤNG

Chịu trách nhiệm sử dụng SĐĐT, HBĐT đảm bảo tính chính xác và quản lý theo quy định của pháp luật:

a] Về quản lý, sử dụng phần mềm

- Ban hành quyết định thành lập Ban quản trị phần mềm SĐĐT, HBĐT của đơn vị.

- Quản lý tất cả các tài khoản sử dụng phần mềm SĐĐT, HBĐT tại đơn vị; kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo mật tài khoản.

- Quyết định thời điểm khóa, mở SĐĐT và quy định các thủ tục cập nhật điểm số, nhận xét đánh giá sau khi khóa sổ.

- Quản lý và chịu trách nhiệm về việc điều chỉnh các sai sót trong quá trình nhập thông tin, điểm số trên phần mềm sau khi khóa dữ liệu. Khi giáo viên có điều chỉnh về thông tin, điểm số của học sinh phải được sự đồng ý của hiệu trưởng. Ban quản trị phần mềm vnEdu chỉ được phép sửa đổi, điều chỉnh thông tin, điểm số sau khi có sự đồng ý, xác nhận của hiệu trưởng nhà trường [mẫu Giấy đề nghị thay đổi thông tin có Phụ lục kèm theo]. Nhà trường có trách nhiệm lưu trữ Giấy đề nghị thay đổi thông tin này đúng qui định.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, tổ chức kiểm tra, đánh giá việc cập nhật  thông tin của giáo viên, học sinh vào cơ sở dữ liệu nhà trường và tiến độ vào điểm theo quy định.

- Tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên cách sử dụng phần mềm SĐĐT, HBĐT sau khi đã được Sở tập huấn sử dụng.

- Quyết định xử lý theo thẩm quyền, đề nghị các cấp có thẩm quyền quyết định xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm; quyết định khen thưởng theo thẩm quyền, đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện quy định này.

b] Về lưu trữ và bảo quản sổ điểm, học bạ in từ phần mềm

- Chỉ đạo ban quản trị in SĐĐT, HBĐT từ hệ thống phần mềm vào cuối mỗi học kỳ và cuối năm học, đồng thời có trách nhiệm hoàn thiện tính pháp lí sổ điểm được in ra từ phần mềm, cụ thể:

+ Phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh trong SĐĐT sau khi tất cả các giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm nhập đầy đủ nội dung, thông tin. Xét duyệt học sinh được lên lớp, không được lên lớp, danh hiệu thi đua, danh sách học sinh phải kiểm tra lại các môn học, rèn luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè.

+ Xác nhận thông tin của học sinh và phê duyệt kết quả vào HBĐT.

- Chỉ đạo công tác lưu trữ và bảo quản Sổ gọi tên và ghi điểm được in ra từ phần mềm, sổ điểm cá nhân, các hồ sơ đề nghị sửa chữa thông tin, điểm số của từng năm học; quản lý học bạ học sinh trong thời gian học sinh học tập tại nhà trường. Việc lưu trữ, bảo quản hồ sơ được thực hiện theo Thông tư số 09/2011/TT-BNV ngày 03/6/2011 của Bộ Nội vụ và Thông tư số 27/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Ban quản trị phần mềm

- Thành viên Ban quản trị gồm 05 người:

+ Hiệu trưởng; 02 Phó hiệu trưởng: Quản lý SĐĐT, HBĐT.

+ 01 giáo viên/nhân viên Quản trị hệ thống.

+ 01 nhân viên văn thư: In ấn, đóng dấu, lưu trữ sổ điểm, học bạ.

- Nhiệm vụ của Ban quản trị:

+ Tham mưu cho Hiệu trưởng để đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của phần mềm SĐĐT, HBĐT.

+ Phân quyền cho các cá nhân, tổ, nhóm, bộ phận sử dụng SĐĐT, HBĐT.

+ Quản lý và bảo mật dữ liệu, thực hiện khóa/mở sổ theo yêu cầu của Hiệu trưởng nhà trường.

+ Cập nhật dữ liệu ban đầu vào đầu mỗi năm học hoặc khi có thay đổi theo sự phân công của Hiệu trưởng.

+ Hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên trong việc sử dụng phần mềm.

+ Hằng năm cuối mỗi năm học Ban quản trị lưu trữ bản mềm SĐĐT, HBĐT vào đĩa CD, DVD,...

3. Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm

- Cập nhật vào SĐĐT các thông tin:

+ Danh sách và sơ yếu lý lịch học sinh đầu năm học.

+ Kiểm diện học sinh định kỳ hàng tuần, hàng tháng.

+ Kết quả theo dõi nề nếp, kỷ luật học sinh hàng tuần, hàng tháng.

+ Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh của lớp vào cuối mỗi học kỳ, cả năm.

- Thực hiện chức năng: Kiểm tra lại các kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực từng học kỳ, cả năm học của học sinh trên phần mềm. Lập danh sách đề nghị học sinh được lên lớp, không được lên lớp; học sinh được công nhận là học sinh giỏi, học sinh tiên tiến; học sinh kiểm tra lại các môn học, học sinh phải rèn luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè,...

- Kiểm tra và ký xác nhận trong SĐĐT in ra từ phần mềm các nội dung sau đây:

+ Kết quả kiểm diện học sinh trong năm học.

+ Kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh.

+ Kết quả được lên lớp hoặc không được lên lớp, công nhận học sinh giỏi, học sinh tiên tiến từng học kỳ, cả năm học, được lên lớp sau khi kiểm tra lại hoặc rèn luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè; xét đề xuất các hình thức khen thưởng của học sinh.

- Cập nhật thành tích và khen thưởng, chứng chỉ nghề [nếu có] và nhận xét vào HBĐT.

- Ký xác nhận vào sổ điểm, học bạ được in ra từ phần mềm.

4. Trách nhiệm của giáo viên bộ môn

- Trực tiếp nhập điểm, kết quả xếp loại học sinh của các lớp được phân công giảng dạy vào phần mềm, đảm bảo chính xác với sổ điểm cá nhân.

- Thực hiện chức năng kiểm tra điểm trung bình môn theo học kỳ, cả năm của học sinh các lớp được phân công giảng dạy.

- Báo cáo với Ban quản trị về các vấn đề sự cố liên quan đến hệ thống phần mềm hoặc các vấn đề khó khăn khác khi tiến hành cập nhập thông tin, điểm số, nhận xét, đánh giá.

- Ký xác nhận điểm số, kết quả xếp loại học sinh các lớp được phân công giảng dạy sau khi Ban quản trị, cán bộ văn thư in SĐĐT, HBĐT từ phần mềm vào cuối mỗi học kỳ và cuối năm học.

5. Trách nhiệm của văn thư

Kết thúc học kỳ 1, học kỳ 2 và cả năm, văn thư chịu trách nhiệm in SĐĐT từ phần mềm, lấy chữ ký của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm trình Hiệu trưởng ký duyệt, đóng dấu.

Kết thúc học kỳ 2 và cả năm, văn thư chịu trách nhiệm in HBĐT từ phần mềm, lấy chữ ký của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm trình Hiệu trưởng ký duyệt, đóng dấu.

- Lưu trữ SĐĐT, HBĐT được in ra từ phần mềm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trên đây là Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng SĐĐT, HBĐT từ năm học 2019-2020, yêu cầu các bộ phận liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả./.

Nơi nhận:

- GV, văn thư BGH [để chỉ đạo];

- Ban Quản trị;

- GV, văn thư [để thực hiện];

- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

[Đã ký]

Hồ Sỹ Nam Thắng

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY ĐỀ NGHỊ

Điều chỉnh điểm, thông tin trên hệ thống quản lý nhà trường

Kính gửi: Hiệu trưởng Trường THPT Quỳnh Lưu 1

Tên tôi là: …………………………………...................Giáo viên môn: ……………….

Đề nghị được điều chỉnh lại thông tin điểm số, nhận xét [sau đây gọi là điểm] môn học nhập sai điểm trên hệ thống Quản lý nhà trường như sau:

Họ và tên học sinh: .......................................................

Lớp: .......................................................

Môn học: .......................................................

Điểm, thông tin đề nghị điều chỉnh:

TT

thông tin

Điểm gốc, thông tin đã nhập lên hệ thống

Điểm, thông tin đề nghị

điều chỉnh

Điểm 15p

Điểm 1 tiết

Điểm Học kỳ/định kỳ

Đánh giá thường xuyên

Đánh giá định kỳ

Thông tin khác

Lý do xin điều chỉnh: ................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

                                                             …….,  ngày       tháng       năm 201

                                                                            NGƯỜI ĐỀ NGHỊ

Xác nhận

của Hiệu trưởng Nhà trường

[Ghi rõ đồng ý và ký tên, đóng dấu]

Xác nhận

của Quản trị viên hệ thống

[Ghi rõ thông tin cũ, thông tin đã điều chỉnh; thời điểm [giờ-phút/ngày- tháng năm] hệ thống ghi nhận việc điều chỉnh]

                                Ký tên.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề