Quy trình đánh giá tác động môi trường ở vn năm 2024

Việc lập đtm và trình nộp lên hội đồng thẩm định mất thời gian khá lâu và trải qua nhiều bước đăng ký, chỉnh sửa, bổ sung. Trong đó, quy trình thẩm định ĐTM phải thông qua nhiều giai đoạn xử lý phức tạp bắt buộc chủ dự án phải am hiểu các vấn đề liên quan đến pháp luật. Cùng tìm hiểu Quy trình thẩm định Đánh giá tác động môi trường [ĐTM] qua bài viết dưới đây.

1. Quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường [ĐTM]

Quy trình 9 bước lập báo cáo đánh giá tác động môi trường [ĐMT] như sau:

  • Khảo sát mô tả về thực trạng hoạt động của đơn vị để tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường [ĐTM];
  • Khảo sát điều điện môi trường, điện kiện môi trường, địa chất địa điểm thực hiện dự án;
  • Đánh giá hiện trạng môi trường, yếu tố khí hậu, những nguồn gây ô nhiễm trong phạm vi dự án;
  • Xác định rõ những loại chất thải phát sinh trong quá trình thi công xây dựng dự án, khi dự án hoạt động;
  • Đánh giá tác động và sự ảnh hưởng có khả năng gây ô nhiễm đến môi trường, xã hội quanh khu vực dự án;
  • Tham vấn ý kiến cộng đồng, UBND, UBMTTQ phường tại nơi dự án thực hiện;
  • Tiến hành xây dựng các chương trình báo cáo giám sát môi trường;
  • Kết luận thưc trạng của môi trường xung quanh dự án và đưa ra các ý kiến biện pháp xử lý tốt nhất;
  • Hoàn tất hồ sơ và lập hội đồng thẩm định để phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường [ĐTM].

2. Các bước thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường [ĐTM]

Dưới đây là 7 bước cơ bản để thực hiện quy trình thẩm định hồ sơ ĐTM, cụ thể như sau:

- Bước 1: Chủ dự án hoặc đơn vị thực hiện nộp hồ sơ báo cáo ĐTM tại Bộ phận giao dịch một cửa của Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Bước 2: Cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra số lượng và thành phần hồ sơ:

  • Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì tiến hành tiếp nhận hồ sơ, viết phiếu biên nhận hồ sơ và chuyển hồ sơ lên cơ quan có trách nhiệm pháp lý lớn hơn;
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, cơ quan tiếp nhận trả hồ sơ và hướng dẫn bổ sung thông tin còn thiếu. Nếu hồ sơ vẫn không hợp lệ, cơ quan chức năng phải thông báo bằng văn bản đến chủ dự án và nêu rõ lý do.

- Bước 3: Sau khi hồ sơ hoàn chỉnh, Sở TNMT tham mưu UNBD tỉnh thành lập hội đồng thẩm định. Chủ dự án phải nộp phí thẩm định trước khi tổ chức thực hiện việc thẩm định báo cáo ĐTM. Quy trình thẩm định ĐTM gồm các hoạt động dưới đây:

  • Kiểm tra các thông tin, số liệu, hiện trạng môi trường liên quan đến dự án;
  • Lấy mẫu phân tích;
  • Tổ chức lấy ý kiến chuyên gia, xã hội, tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp từ dự án;
  • Tổ chức các cuộc họp đánh giá theo chuyên đề.

- Bước 4: Chủ dự án thực hiện trách nhiệm đối với nội dung kết quả thẩm định ĐTM:

  • Trường hợp báo cáo ĐTM không được thông qua, chủ dự án phải lập lại báo cáo ĐTM gửi đến Sở TNMT;
  • Chỉnh sửa, bổ sung thông tin cho báo cáo ĐTM và gửi đến Sở TNMT để xem xét, trình UBND tỉnh phê duyệt [trong trường hợp báo cáo ĐTM được thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung theo quy định]. Thời gian chỉnh sửa, bổ sung không tính vào thời hạn thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM;
  • Tiến hành gửi lại báo cáo ĐTM, căn cứ vào đó UBND tỉnh quyết định phê duyệt theo quy định trường hợp báo cáo được thông qua mà không cần chỉnh sửa, bổ sung.

- Bước 5: Sau khi có kết quả thẩm định báo cáo ĐTM hoàn chỉnh, chủ dự án có trách nhiệm ký và đóng dấu vào từng trang của báo cáo. Đồng thời chủ dự án gửi báo cáo và văn bản giải trình về những chỉnh sửa, bổ sung nội dung báo cáo ĐTM theo yêu cầu trong thông báo của Sở TNMT.

- Bước 6: Sở TNMT tiếp nhận hồ sơ môi trường để thẩm định ĐTM và sau đó trình nộp lên UBND tỉnh để phê duyệt.

- Bước 7: UBND tỉnh xem xét và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường [ĐTM].

3. Thời điểm trình nộp hồ sơ ĐTM cần thẩm định

Để quy trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường [ĐTM] diễn ra thuận lợi, chủ dự án trong các lĩnh vực dưới đây cần tiến hành trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM trước các thời điểm:

  • Đối với dự án khai thác khoáng sản: trình trước khi cơ quan có thẩm quyền thẩm định để cấp, điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản.
  • Đối với dự án thăm dò, khai thác dầu khí: trình trước khi cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt kế hoạch thăm dò, kế hoạch phát triển mỏ.
  • Đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng: trình trước khi cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công hoàn chỉnh.
  • Đối với dự án không thuộc 3 trường hợp trên thì trình hồ sơ trước khi quyết định đầu tư dự án.

4. Hồ sơ đề nghị thẩm định ĐTM

Một bộ hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường [ĐTM] bao gồm:

  • 01 văn bản đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM theo mẫu;
  • 07 bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án;
  • 01 bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo dự án đầu tư.

Hồ sơ trình phê duyệt sau khi được thẩm định

  • 01 văn bản đề nghị phê duyệt báo cáo ĐTM;
  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường đóng thành bản cứng.
    Trong trường hợp còn vướng mắc, Quý Khách hàng hãy liên hệ trực tiếp với công ty môi trường Hợp Nhất theo Hotline 0938.857.768. Đội ngũ chuyên viên của chúng tôi sẽ hỗ trợ miễn phí liên quan đến quy trình thẩm định ĐTM.

Hoặc bạn muốn tìm hiểu các loại hồ sơ khác như giấy phép xả thải, báo cáo quan trắc môi trường, sổ chủ nguồn thải, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí và báo giá kịp thời nhất!

Chủ Đề