Quy trình lập dự toán xây dựng cơ bản

Lập dự toán công trình xây dựng đối với kế toán xây dựng phải hiểu được bản chất, nắm bắt được khối lượng công việc,… mới có thể làm được. Bài viết dưới đây kế toán Việt Hưng chia sẻ cho bạn đọc trình tự lập dự toán cho công trình xây dựng. 

TRÌNH TỰ LẬP DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG 

1. Đọc thật kỹ hồ sơ mời thầu và bản vẽ thiết kế

  • Nhằm xác định các bước lập dự toán công trình xây dựng.
  • Xác định xem chủ đầu tư mời thầu lập dự toán cho công trình loại gì?

Có nhiều loại công trình như công trình dân dụng; công trình giao thông; công trình hạ tầng kỹ thuật…. Mỗi công trình sẽ có những cách lập dự toán đặc thù riêng. Như vậy các bạn cần phải đọc kỹ yêu cầu của hồ sơ để tiến hành các bước lập dự toán CTXD cho phù hợp. Ngoài ra còn cần chú ý đến thời gian lập hồ sơ dự toán? Địa điểm lập dự toán CT?.

2. Xác định đơn giá và định mức cho việc lập dự toán 

Có rất nhiều đơn giá và định mức do Bộ xây dựng cũng như các tỉnh thành phố ban hành. Bạn cần xác định một số định mức cần áp dụng cho các bước lập dự toán CTXD như sau:

Đối với phần xây dựng các định mức các bạn cần chuẩn bị gồm:

  • Định mức 1776 /BXD-VP ngày 16/08/2007 TẠI ĐÂY
  • Định mức 1091/QĐ-BXD ngày 26/12/2011 TẠI ĐÂY
  • Định mức 1172/QĐ-BXD ngày 26/12/2012 TẠI ĐÂY
  • Định mức 588/QĐ-BXD ngày 29/05/2014 
  • Định mức 235/QĐ-BXD ngày 04/4/2017
  • Và Định mức 1264/QĐ-BXD ngày 18/12/2017

Các định mức phần lắp đặt gồm:

  • Định mức 1777/BXD-VP ngày 16/08/2007 TẠI ĐÂY
  • Định mức 1173/QĐ-BXD ngày 26/12/2012 TẠI ĐÂY
  • Định mức 587/QĐ-BXD ngày 29/05/2014
  • Và Định mức 236/QĐ-BXD ngày 04/4/2017

Định mức phần khảo sát xây dựng gồm:

  • Quyết định số 1354/QĐ-BXD ngày 28/12/2016 của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức dự toán CTXD Phần Khảo sát xây dựng.
  • Định mức 1779 /BXD-VP ngày 16/08/2007 TẠI ĐÂY

Định mức sửa chữa và bảo dưỡng công trình XD gồm:

  • Quyết định số 1149/QĐ-BXD ngày 09/11/2017 của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức dự toán sửa chữa và bảo dưỡng công trình xây dựng.
  • Định mức 1129/QĐ-BXD ngày 07/12/2009 Phần 1 – Phần 2 – Phần 3
  • Định mức 1178/BXD-VP ngày 16/08/2007 TẠI ĐÂY

3. Xác định khối lượng của từng phần công việc theo bản vẽ thiết kế công trình

  • Mỗi công trình đều có những hạng mục công việc được quy định rất rõ trong các bảng định mức đơn giá.
  • Căn cứ vào bản vẽ thiết kế các bạn tiến hành phân chia ra theo các phần khác nhau như: Phần móng; Phần thân; Phần mái; Phần điện; Phần nước; Phần hoàn thiện… Để hoàn thiện các bước lập dự toán công trình xây dựng.

Sau khi đã xác định được đầy đủ khối lượng công việc của các hạng mục công việc các bạn sẽ tiến hành chạy dự toán cho công trình xây dựng để hoàn thiện hồ sơ.

4. Tìm hiểu về các thông tư và nghị định hiện đang được áp dụng

Các bạn cần đọc kỹ và xem các phụ lục tại các thông thư nghị định để áp dụng và điều chỉnh hồ sơ dự toán CTXD đúng theo yêu cầu.

Ví dụ cách điều chỉnh hệ số chi phí chung; hệ số chi phí chịu thuế tính trước theo loại công trình.

Các thông tư đang được áp dụng hiện hành như: Thông tư số 05/2016/TT-BXD hoặc Thông tứ số 06/2016/TT-BXD.

Kế toán viên khi lập dự toán cần tìm hiểu các thông tin, xác định đơn giá, định mức,… để lập nên bảng dự toán phù hợp với hồ sơ của nhà mời thầu. Hy vọng bài viết trên mang đến thông tin hữu ích cho bạn đọc. 

Đối với các hạng mục công trình xây dựng dù lớn hay nhỏ, của tư nhân hay nhà nước thì trước khi bắt tay vào khâu thực hiện, công đoạn lập dự toán công trình là vô cùng cần thiết và quan trọng. Bởi đây chính là cơ sở giúp bạn đánh giá chi phí sao cho phù hợp nhất với ngân sách dành cho công trình. Trong bài viết dưới đây, Xây dựng Hoà Bình sẽ hướng dẫn lập dự toán công trình xây dựng cơ bản để bạn biết cách áp dụng cho công trình tương lai của mình nhé!

1. Dự toán công trình là gì?

 Dự toán công trình là bản dự kiến tính toán giá trị công trình trước thời điểm xây dựng. 

Dự toán công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng công trình đó. Nó là bản dự kiến tính toán giá trị công trình trước thời điểm xây dựng. Dự toán công trình được lập dựa trên cơ sở khối lượng các công việc xác định phù hợp với thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công và các yêu cầu khác về các công việc phải thực hiện của công trình.

Dự toán công trình được đánh giá là tài liệu quan trọng, gắn liền với thiết kế bản vẽ để cung cấp thông tin về chi phí xây dựng.

Thông thường, dự toán công trình được lập ra nhằm các mục đích chính sau:

  • Dự kiến số tiền cần phải chi trả để có được hạng mục công trình mong muốn

  • Làm căn cứ để xét duyệt chọn nhà thầu

  • Là cơ sở để lập kế hoạch đầu tư, thuyết phục ngân hàng đầu tư cấp vốn

  • Căn cứ để đàm phán, ký kết hợp đồng

2. Cơ sở lập đơn giá của công trình xây dựng

Cơ sở lập đơn giá của công trình xây dựng dựa trên Thông tư 06/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 03 năm 2016 của Bộ Xây dựng 

  • Danh mục các công tác xây dựng của công trình cần lập đơn giá

  • Định mức dự toán xây dựng theo danh mục cần lập đơn giá

  • Giá vật liệu [chưa bao gồm thuế GTGT] đến hiện trường công trình

  • Giá nhân công của công trình

  • Giá ca máy và thiết bị thi công của công trình [hoặc giá thuê máy và thiết bị thi công]

Cơ sở pháp lý và hướng dẫn lập dự toán theo phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình, bạn có thể tham khảo Phương pháp lập giá xây dựng công trình [Kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 03 năm 2016 của Bộ Xây dựng].

3. Hướng dẫn lập dự toán công trình xây dựng

Các bạn có thể tiến hành lập dự toán công trình xây dựng dựa trên một số gợi ý sau:

  • Áp dụng định mức dự toán xây dựng công trình – Gồm 5 phần theo Thông tư số 10/2019/TT-BXD của Bộ Xây dựng 

  • Sử dụng giá nhân công và giá ca máy ban hành tại Thông tư số 15/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định đơn giá nhân công xây dựng

Chi phí trực tiếp

Bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công.

a. Chi phí vật liệu:

Căn cứ vào định mức sử dụng vật tư và mức giá vật liệu ở từng nơi để xác định chi phí vật liệu trong đơn giá xây dựng cơ bản [đơn giá các tỉnh, thành phố hoặc đơn giá công trình]. 

Chi phí vật liệu trong dự toán xây lắp được xác định bằng khối lượng xây lắp theo thiết kế được duyệt nhân [X] với chi phí vật liệu trong đơn giá xây dựng cơ bản của từng loại công tác xây lắp. Khi có thay đổi về giá cả và cước phí vận tải thì căn cứ vào mức giá bình quân khu vực ở từng thời kỳ để xác định phần chênh lệch và đưa trực tiếp vào chi phí vật liệu trong dự toán.

Chi phí vật liệu trong dự toán xây lắp được xác định bằng khối lượng xây lắp theo thiết kế được duyệt nhân [X] với chi phí vật liệu trong đơn giá xây dựng cơ bản

b. Chi phí nhân công:

Trong dự toán xây lắp, về nguyên tắc chi phí nhân công bao gồm tiền lương cơ bản và tất cả các khoản lương phụ, phụ cấp lương và các chi phí theo chế độ đối với công nhân xây lắp mà có thể khoán trực tiếp cho người lao động để tính cho một ngày công định mức. Theo nguyên tắc này, chi phí nhân công trong đơn giá xây dựng cơ bản được xác định như sau:

- Đối với đơn giá của các tỉnh, thành phố, do áp dụng chung cho nhiều công trình trong một khu vực nên chỉ tính các khoản lương cơ bản,lương phụ, phụ cấp lương áp dụng thống nhất đối với tất cả các công trình trong khu vực và các chi phí theo chế độ đối với công nhân xây lắp có thể khoán trực tiếp cho người lao động. Theo quy định hiện hành, các khoản chi phí này bằng 2 lần so với chi phí nhân công trong đơn giá xây dựng cơ bản hiện hành của các địa phương. Riêng một số công trình được hưởng các khoản phụ cấp cao hơn [lưu động] hoặc các khoản phụ cấp khác chưa đưa vào chi phí nhân công trong đơn giá địa phương [như: khu vực, thu hút, độc hại, thâm niên, trách nhiệm, làm việc trên cao, ca 3 liên tục...] thì được bổ sung các khoản này vào chi phí nhân công theo hướng dẫn trong phụ lục số 2.

- Đối với đơn giá công trình: đưa trực tiếp vào đơn giá các khoản lương cơ bản, lương phụ, phụ cấp lương và các chế độ đối với công nhân xây lắp mà công trình được hưởng theo cách tính trên.

c. Chi phí máy thi công:

Trong khi chưa điều chỉnh bảng giá ca máy theo mặt bằng giá hiện hành và tiền lương công nhân điều khiển máy theo các nguyên tắc trên, tạm thời vẫn áp dụng bảng giá ca máy hiện hành và điều chỉnh với hệ số bằng 1,05.

Các chi phí chung

Trong dự toán xây lắp, ngoài chi phí trực tiếp thì tất cả các chi phí khác bao gồm: trực tiếp phí khác, chi phí bộ máy quản lý, bảo hiểm xã hội, kinh phí trích nộp công đoàn, chi phí phục vụ công nhân và các chi phí khác thuộc phụ phí thi công trước đây, nay tính thành một khoản chi phí chung bằng tỷ lệ phần trăm[%] so với chi phí trực tiếp [gồm vật liệu, nhân công, máy thi công]. 

Lợi nhuận định mức

Tạm thời áp dụng chế độ hiện hành đối với những đối tượng theo quy định của Bộ Tài chính cho đến khi thực hiện chính sách thuế mới.

Trong dự toán xây lắp này không tính khoản chi phí lãi vay ngân hàng. Việc bảo đảm vốn xây lắp do A-B thỏa thuận và ghi trong hợp đồng kinh tế tùy theo điều kiện cụ thể ở từng công trình.

Trên đây là một số hướng dẫn lập dự toán công trình xây dựng cơ bản được Xây dựng Hoà Bình tổng hợp lại dựa trên Thông tư hướng dẫn lập dự toán công trình xây dựng của Bộ Xây dựng.

Video liên quan

Chủ Đề