Quy trình thẩm định đánh giá giá trị doanh nghiệp năm 2024

Tài sản là một nguồn lực quan trọng đóng góp cho sự phát triển của đất nước, doanh nghiệp, và cá nhân. Tài sản không chỉ được xem là “vốn đầu vào” để tạo nên các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ với giá trị gia tăng cao hơn mà còn là “mục tiêu” mà các quốc gia, doanh nghiệp, và cá nhân hướng đếnVới sự phát triển của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán và các thị trường tài sản khác thì thẩm định giá doanh nghiệp và các lợi ích của nó ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Đặc biệt với các doanh nghiệp đã và đang chuẩn bị cổ phần hóa hoặc chuẩn bị phát hành trái phiếu lần đầu tiên ra công chúng.

Thẩm định giá trị doanh nghiệp cung cấp bức tranh tổng quát về giá trị của một doanh nghiệp, là cơ sở quan trọng phục vụ cho đối tượng sử dụng kết quả thẩm định giá đưa ra quyết định hợp lý trong các vấn đề chủ yếu sau:

  • Giúp các cơ quan quản lý ban ngành của nhà nước nắm được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và giá trị của doanh nghiệp để có chính sách quản lý cụ thể đối với từng doanh nghiệp như thu thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài sản, các loại thuế khác.
  • Giúp doanh nghiệp có những giải pháp cải tiến quản lý cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm soát lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • Là cơ sở để giải quyết, xử lý tranh chấp nảy sinh giữa các cổ đông của doanh nghiệp khi phân chia cổ tức, góp vốn, vi phạm hợp đồng,…
  • Là cơ sở cho các tổ chức, cá nhân và công chúng đầu tư đưa ra quyết định mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán do doanh nghiệp phát hành trên thị trường tài chính; cũng như là cơ sở để sáp nhập, chia tách, giải thể, thanh lý, liên doanh,… doanh nghiệp.

Vì sao phải thẩm định giá trị doanh nghiệp

Việc thẩm định giá trị doanh nghiệp đem lại nhiều lợi ích cho chủ sở hữu: bảo vệ doanh nghiệp; biết được khả năng của doanh nghiệp để điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả trong kinh doanh, sản xuất… Quan trọng nhất, việc thẩm định giá trị doanh nghiệp là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp thu hút vốn từ các nhà đầu tư tài chính.

Thẩm định giá doanh nghiệp xuất phát từ yêu cầu của hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất hoặc chia nhỏ doanh nghiệp,…. Đây là loại giao dịch diễn ra có tính chất thường xuyên và phổ biến trong cơ chế thị trường. Đặc biệt Việt Nam đang phấn đấu thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN như hiện nay thì việc định giá doanh nghiệp lại càng trở nên quan trọng. Trong cách nhìn của các nhà đầu tư, chứng thư thẩm định giá trị doanh nghiệp nói chung và chứng thư thẩm định giá trị doanh nghiệp của nói riêng là sự đánh giá tổng quát về uy tín kinh doanh, khả năng tài chính và vị thế tín dụng.

Bên cạnh các công cụ xác định giá trị doanh nghiệp, để thể hiện được giá trị bằng tiền của doanh nghiệp, còn có hệ thống đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp được xây dựng chi tiết theo từng chỉ tiêu tài chính và phi tài chính nhằm giúp chính doanh nghiệp hoặc các bên liên quan hiểu được giá trị không bằng tiền và vị thế của doanh nghiệp để từ đó có quyết định đúng đắn về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Quy trình thẩm định giá trị doanh nghiệp

1. Tiếp nhận thông tin, làm rõ các yêu cầu

Trong Quy trình thẩm định trị giá doanh nghiệp, khi tiếp nhận thông tin từ khách hàng, các thẩm định viên cần lưu ý:

  • Mục đích thẩm định giá doanh nghiệp đó là gì?
  • Dà soát và thu thập các yếu tố: giấy tờ pháp lý, loại hình & quy mô, địa điểm & các cơ sở, chi nhánh, tài sản, sản phẩm và thương hiệu, thị trường,…
  • Nghiên cứu tài liệu cần thiết cho việc thẩm định giá, xác định phương pháp định giá dự kiến sử dụng.

2. Lập kế hoạch thẩm định giá

Việc lập kế hoạch thẩm định giá để thiết lập rõ những công việc chi tiết phải làm cũng như thời gian thực hiện kế hoạch đó, mục tiêu cần đạt được, số lượng nhân sự thực hiện…Cụ thể, nội dung kế hoạch phải bao gồm:

  • Xác định phương pháp thẩm định chủ yếu, thứ yếu.
  • Thu thập các tài liệu về thị trường, về doanh nghiệp, tài liệu so sánh
  • Nghiên cứu và phát triển tài liệu, đảm bảo nguồn đáng tin cậy và phải được kiểm chứng
  • Xây dựng tiến độ nghiên cứu, xác định thứ tự thu thập và phân tích dữ liệu, thời gian cho phép của mỗi bước phải thực hiện
  • Xây dựng đề cương báo cáo kết quả thẩm định giá.

3. Khảo sát thực tế và thu thập thật nhiều thông tin

Trong quy trình thẩm định trị giá doanh nghiệp thì khảo sát thực tế là một khâu không thể thiếu để đánh giá trực quan những tài cố định, hữu hình nhằm có thêm ý kiến khách quan về giá trị của doanh nghiệp cần thẩm định.

Yêu cầu của bước khảo sát thực tế tại doanh nghiệp gồm: kiểm kê tài sản, khảo sát tình hình sản xuất kinh doanh, quy mô thật sự của doanh nghiệp; thu thập thông tin, bằng chứng từ nội bộ doanh nghiệp: tư liệu về tình trạng sản xuất kinh doanh, các báo cáo tài chính kế toán – kiểm toán, hệ thống đơn vị sản xuất và đại lý, hồ sơ của đội ngũ quản lý điều hành, nhân viên, công nhân,…

Ngoài ra, còn phải thu thập thông tin bên ngoài doanh nghiệp nhất là thị trường sản phẩm của doanh nghiệp, môi trường kinh doanh, ngành kinh doanh, các đối thủ cạnh tranh & chủ trương của Nhà nước,… Thẩm định viên cần tiến hành những bước cần thiết để bảo đảm nguồn dữ liệu làm căn cứ đều đáng tin cậy tuyệt đối và phù hợp với quy trình thẩm định giá trị doanh nghiệp. quy trìnhthẩm định trị giá doanh nghiệp tiến hành theo các bước hợp lý và logic để thẩm tra sự chính xác và đúng đắn của những nguồn tư liệu.

4. Xây dựng báo cáo thẩm định giá

Quy trình thẩm định trịgiá doanh nghiệp cũng tương tự như các tài sản khác. Báo cáo kết quả thẩm định giá doanh nghiệp phải chỉ ra rõ:

  • Mục đích thẩm định giá
  • Doanh nghiệp thẩm định giá phải được miêu tả chi tiết gồm: Loại hình tổ chức doanh nghiệp, lịch sử hình thành, triển vọng phát triển, sản phẩm, dịch vụ, thị trường và đối tượng khách hàng, sự cạnh tranh, nhà cung cấp, tài sản hữu hình và vô hình, nhân lực, các sở hữu ảnh hưởng tới giá trị doanh nghiệp, những giao dịch trong quá khứ
  • Cơ sở giá trị thẩm định giá doanh nghiệp
  • Phương pháp thẩm định giá
  • Những giả thiết & những điều kiện hạn chế trong khi thẩm định giá
  • Phân tích tài chính
  • Kết quả thẩm định giá.
  • Phạm vi & thời hạn thẩm định giá.

5. Kiểm soát

Quy trình thẩm định giá trị doanh nghiệp cần phải có sự kiểm soát để đảm bảo quy trình thẩm định trị giá doanh nghiệp diễn ra một cách trung thực, đúng tiến độ và chính xác.

6. Phát hành báo cáo & chứng thư thẩm định giá

Đây là bước cuối cùng trong quy trình thẩm định giá trị doanh nghiệp. Chữ ký và xác nhận của thẩm định viên, người ký vào báo cáo thẩm định giá chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với kết quả thực hiện trong quy trình thẩm định giá trị doanh nghiệp.

Chủ Đề