Quyết toán ngân sách là gì

Thuật ngữ chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách nhà nước rất quen thuộc. Nhưng sự khác nhau giữa hai thuật ngữ này là gì?

Khái niệm chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách Nhà nước?

Chấp hành ngân sách Nhà nước là quá trình thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước sau khi được các cơ quan có thẩm quyền thông qua theo những trật tự, nguyên tắc luật định. Chấp hành ngân sách, về bản chất kinh tế là việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính thực tế được ghi nhận trong dự toán ngân sách Nhà nước được cơ quan có thẩm quyền thông qua [kế hoạch tài chính].

Quyết toán ngân sách là giai đoạn cuối cùng của quá trình ngân sách, đây cũng là hoạt động của tất cả các chủ thể có liên quan đến quá trình xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch ngân sách Nhà nước trong năm thực hiện. Các cơ quan quyền lực Nhà nước [Quốc hội, hội đồng nhân dân] xem xét việc thực hiện, tính đúng đắn của dự toán ngân sách Nhà nước đã được xây dựng và thông qua; việc thông qua quyết toán ngân sách cũng giúp các cơ quan này đánh giá tính hiệu quả, trên cơ sở đó lựa chọn phương án sử dụng công cụ ngân sách Nhà nước một cách tốt nhất. Các cơ quan hành pháp thực hiện quyết toán ngân sách để rút ra những bài hocjc ho công tác xây dựng, chấp hành ngân sách trong giai đoạn tiếp theo.

Phân biệt chế định chấp hành ngân sách và chế định quyết toán ngân sách Nhà nước?

Tiêu chí

Chấp hành ngân sách

Quyết toán ngân sách

Bản chất

Là quá trình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước sau khi các cơ quan có thẩm quyền thông qua.

Là giai đoạn cuối cùng của quá trình ngân sách, là hoạt động báo cáo kế toán về kết quả chấp hành ngân sách nhà nước hằng năm của chính quyền các cấp và các đơn vị trực thuộc.

Chủ thể tham gia

Các chủ thể tham gia vào hoạt động chấp hành ngân sách nhà nước:

Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, Cơ quan tài chính các cấp; Cơ quan thu như cơ quan hải quan, cơ quan thuế, kho bạc nhà nước,…

Các chủ thể tham gia vào hoạt động quyết toán ngân sách nhà nước:

Quốc hội; Uỷ ban kinh tế; Chính phủ; Uỷ ban nhân dân các cấp , hội đồng nhân dân các cấp; Các cơ quan trong hệ thống tài chính; Các đơn vị sử dụng ngân sách; Các đơn vị sự nghiệp có thu.

Trình tự, thủ tục

Gồm 3 trình tự, thủ tục:

1. Trình tự, thủ tục tiến hành phân bổ ngân sách nhà nước trong giai đoạn chấp hành ngân sách nhà nước.

2. Trình tự, thủ tục chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước.

3. Trình tự, thủ tục chấp hành chi ngân sách nhà nước.

Bước 1: Lập bản quyết toán và thẩm định quyết toán của các đơn vị dự toán.

Bước 2: Tổng hợp, thẩm định quyết toán của các cấp ngân sách.

Bước 3: Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.

Căn cứ

– Mọi khoản chi phải được thực hiện và căn cứ theo đúng nguyên tắc, trình tự thủ tục do Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản có liên quan quy định.

– Việc thực hiện mọi khoản chi của cơ quan chi phải tiến hành thông qua tài khoản của các cơ quan, đơn vị mở tại Kho bạc nhà nước.

– Căn cứ các quy định pháp luật hiện hành về chế độ thu ngân sách, các chỉ tiêu tài chính, các định mức chi tiêu tài chính được áp dụng chung cho các đơn vị sử dụng ngân sách.

– Căn cứ vào các chỉ tiêu được phân bổ trong dự toán ngân sách nhà nước.

– Căn cứ vào Mục lục ngân sách áp dụng cho tưởng đối tượng quyết toán ngân sách.

– Căn cứ vào chứng cứ, tài liệu thực tế chứng minh kết quả chấp hành ngân sách nhà nước.

Trên đây là bài viết về phân biệt chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách Lawkey gửi tới bạn đọc, nếu có bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ tới Lawkey để được giải đáp chi tiết nhất.

Vài ngày trước, tôi có xem hồ sơ chi thường xuyên của đơn vị Hà Nội. Trong đó có khoản chi mua sắm tài sản cho cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước năm 2019 nhưng hồ sơ để quyết toán thiếu hóa đơn mua hàng. Đơn vị trên mua hàng gần 150 triệu để tránh chịu thuế đã không lấy hóa đơn, nên khi mang hồ sơ quyết toán thì không đủ chứng từ để quyết toán. Cho tôi hỏi vậy nội dung này được hướng dẫn cụ thể ở văn bản nào?

Yêu cầu quyết toán ngân sách nhà nước quy định thế nào?

Yêu cầu quyết toán ngân sách nhà nước

Căn cứ theo Điều 65 Luật Ngân sách Nhà nước 2015, yêu cầu quyết toán ngân sách nhà nước:

"1. Số liệu quyết toán ngân sách nhà nước phải chính xác, trung thực, đầy đủ.
2. Số quyết toán thu ngân sách nhà nước là số thu đã thực nộp và số thu đã hạch toán thu ngân sách nhà nước theo quy định. Các khoản thu thuộc ngân sách các năm trước nộp ngân sách năm sau phải hạch toán vào thu ngân sách năm sau. Số quyết toán chi ngân sách nhà nước là số chi đã thực thanh toán và số chi đã hạch toán chi ngân sách nhà nước theo quy định.
3. Số liệu quyết toán ngân sách của đơn vị sử dụng ngân sách, của chủ đầu tư và của ngân sách các cấp phải được đối chiếu, xác nhận với Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch.
4. Nội dung báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước phải theo đúng các nội dung ghi trong dự toán ngân sách nhà nước được giao và theo mục lục ngân sách nhà nước.
5. Báo cáo quyết toán của ngân sách cấp huyện, cấp xã không được quyết toán chi ngân sách lớn hơn thu ngân sách.
6. Báo cáo quyết toán của đơn vị sử dụng ngân sách, đơn vị dự toán cấp trên, ngân sách các cấp phải kèm theo thuyết minh đánh giá kết quả, hiệu quả chi ngân sách gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, địa phương, lĩnh vực, chương trình, mục tiêu được giao phụ trách.
7. Báo cáo quyết toán của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách phải kèm theo thuyết minh đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của quỹ.
8. Những khoản thu ngân sách nhà nước không đúng quy định của pháp luật phải được hoàn trả cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đã nộp; những khoản thu ngân sách nhà nước nhưng chưa thu phải được truy thu đầy đủ cho ngân sách; những khoản chi ngân sách nhà nước không đúng với quy định của pháp luật phải được thu hồi đủ cho ngân sách."

Nội dung xét duyệt quyết toán ngân sách nhà nước được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 66 Luật ngân sách Nhà nước 2015 quy định về duyệt quyết toán ngân sách nhà nước:

- Việc xét duyệt quyết toán năm được thực hiện theo các nội dung sau:

+ Xét duyệt từng khoản thu, chi phát sinh tại đơn vị;

+ Các khoản thu phải theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và các chế độ thu khác của Nhà nước;

+ Các khoản chi phải bảo đảm các điều kiện chi quy định tại khoản 2 Điều 12 của Luật này;

+ Các khoản thu, chi phải hạch toán theo đúng chế độ kế toán nhà nước, đúng mục lục ngân sách nhà nước, đúng niên độ ngân sách;

+ Các chứng từ thu, chi phải hợp pháp, số liệu trong sổ kế toán và báo cáo quyết toán phải khớp với chứng từ và khớp với số liệu của Kho bạc Nhà nước.

Nguyên tắc báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước gồm những gì?

Đồng thời, theo điểm a khoản 3 Điều 6 Thông tư 107/2017/TT-BTC quy định về nguyên tắc, yêu cầu lập và trình bày báo cáo quyết toán, trong đó về nguyên tắc:

- Việc lập báo cáo quyết toán phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán.

- Đối với báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước:

+ Số quyết toán ngân sách nhà nước bao gồm số kinh phí đơn vị đã nhận và sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước cấp trong năm, bao gồm cả số liệu phát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

+ Số liệu quyết toán ngân sách nhà nước của đơn vị phải được đối chiếu, có xác nhận của Kho bạc nhà nước nơi giao dịch.

+ Số quyết toán chi ngân sách nhà nước là số đã thực chi, có đầy đủ hồ sơ chứng từ, riêng khoản chi thuộc nguồn phải ghi thu ghi chi ngân sách nhà nước thì chỉ quyết toán khi đã có thủ tục xác nhận ghi thu - ghi chi vào ngân sách nhà nước của cơ quan có thẩm quyền".

Như vậy theo các quy định trên thì đối với các khoản chi không có chứng từ thu chi hợp pháp sẽ không đủ điều kiện để được duyệt quyết toán ngân sách nhà nước, hay nói cách khác là bị loại ra khỏi số kinh phí chi thường xuyên của đơn vị trong năm. 

Chủ Đề