Sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn phòng

Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số ứng dụng của công nghệ thông tin vào trong công tác văn thư trong trường mầm non”

Ngày đăng:16/05/2016 - 00:00

MỤC LỤC

  1. MỞ ĐẦU:
  1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu………………………………………………. 02
  2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu………………………………………………02 – 03
  3. Nhiệm vụ nghiên cứu ………………………………………………………..03
  4. Mục đích nghiên cứu.………………………………………………………...03
  5. Đối tượng nghiên cứu..……………………………………………………….04
  6. Phương pháp nghiên cứu………………………...…………………………...04
  7. Phạm vi nghiên cứu ………………………………..……………………04 – 05
  8. Tính mới đề tài nghiên cứu………………………………………………05 – 06
    1. NỘI DUNG
  1. Vài nét khái quát về trường…………………………………………06 – 07 – 08
  2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu………………………………..………..08
  3. Cơ sở thực tiễn…………...…………………………………………08 – 09 – 10
  4. Một số biện pháp tổ chức và làm quen với CNTT………………………..…..10
  5. Kết quả nghiên cứu………………………………………………………....…10
    1. KẾT LUẬN
  1. Kết luận chung……………………..………………………………………....11
  2. Kiến nghị…………………..………………………………………………….11

I. MỞ ĐẦU:

1. Lý do chọn đề tài:

Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc vận dụng công nghệ vào các lĩnh vực trong đờisốngkhông còn xa lạ nữa,ngành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng cũng đã từng bước tiếp cận với công nghệ hiện đại. Hiện nay, việc áp dụng công nghệ thông tinđã và đang được quan tâm thiết thực vì thế mà hàng ngày đều cập nhật liên tục những thông tin mới nhất của Sở, Phòng qua hộp thư điện tử. Xuất phát từ lý do trên với những khả năng và sự tìm hiểu trong quá trình học tập cũng như trong quá trình công tác thực tế. Tôi chọn đề tài“Một số ứng dụng của công nghệ thông tin vào trong công tác văn thư”.

2. Lịch sử vấn đề:

Trong năm học 2015– 2016được sự phân công của bộ phận chuyên môn giáo dục, tôi phụ trách việcCông tác văn thư, công tác hoạt động quản trị Website, thu tiền ăn của trẻ.... Tôi được phân và kiêm nhiệm rất nhiều công việc vì vậy tôi phải bố trí và sắp xếp thời gian để nhằm đáp ứng được mọi công việc được giao.Cùng với hoạt động này tôi thường xuyên cập nhật văn bản đến của Phòng GD&ĐT để lưu trữ đồng thời đăng những văn bản mang tính hướng dẫn, chỉ đạo nên trang Website để CBCC-VC nắm bắt một cách rõ nét nhất. Bên cạnh đó hướng dẫn cho các giáo viên trong trường cách vào và đăng nhập những thông tin, những hoạt động của trẻ đồng thời lập Gmail cho mỗi đồng chí cán bộ để có thể gửi và truyền tải những văn bản mang tính hướng dẫn chắc chắn đến được từng cán bộ trong nhà trường...

Rất nhiều công việc như vậy nhưng tôi thấy tâm đắc nhất là việc áp dụng CNTT vào công tác văn thư, nhằm mục đích đẩy nhanh và hiệu quả công việc chyên môn của mình chính vì vậy mà tôi viết ra sáng kiến kinh nghiệm này để nhằm đáp ứng kịp thời xu thế phát triển của CNTT của ngành giáo dục nói trung và của khối mầm non nói riêng.Qua một khoảng thời gian thực hiện cho thấy, phần nhiều các giáo viên mầm non không nắm bắt được cách sắp xếp hệ thốngtrang web và đăng tin lên còn hạn chế chưahợp lý.Mặt khác một số giáo viên không biết lựa chọn đề tài hợp lý chođể đưa lên Website,một số đề tài các cô lựa chọn chưa đạt hiệu quả…

Đếnnay,tôichịu trách nhiệm quản lý về công tác văn thư, hoạt động Website của trường được 3 năm, tôi vẫntiếp tục học tập, bồi dưỡng thêm những gì tôi được học, biết để áp dụng một cách tối ưu nhất đến Website cho trường cũng như quá trình nhận và gửi thư điện tử của trường.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu:

Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác văn thư là một phương pháp mới đa hình thức và đang được mọi người quan tâm. Vì vậy tôi mong rằng trong thời gian tới nhà trường, Phòng GDĐT cũng như Sở giáo dục Tỉnh nhà có những buổi học, tập huấn cũng như trao dồi thêm kiến thức cho nhân viên văn thư tại các trường học thuộc Tỉnh ta.

Luôn cập nhật những văn bản quy định mới về công tác văn thư để nhân viên văn thư có hành trang vững vàng nhất trong quá trình soạn thảo, sao lưu và ứng dụng vào công tác văn thư.

4. Mục đích:

Văn thư trường sau khi tiến hành các thủ tục đăng ký vào sổ công văn đi thì tiến hành lưu công văn đi vào sổ lưu công văn đi. Quản lý công văn đến: các công văn đến được đăng ký vào sổ thống nhất tại văn thư của trường theo đúng thủ tục vào sổ đăng ký công văn đến thì tiến hành sao các công văn này ra một bản đẻ lưu vào sổ lưu công văn đến. Sau khi đã thực hiện xong các thủ tuc cần thiết về đăng ký công văn đến thì nhân viên văn thư tiến hành ngay việc chuyển văn bản đến lãnh đạo trường và các phòng ban có trách nhiệm, chức năng thực hiện, đồng thời tiến hành theo dõi và kiểm tra việc thực hiện.

  • Công tác lập hồ sơ công việc: Hồ sơ công việc của trường chủ yếu là các tập lưu công văn, được sắp sếp theo trình tự thời gian, Công tác văn thư truyền thống của trường trước khi ứng dụng CNTT thì có những hạn chế nhất định như: việc soạn thảo văn bản diễn ra chậm và mất nhiều thời gian, việc chuyển giao văn bản va theo dõi việc thực hiện văn bản không được nhanh chóng, đặc biệt là theo dõi việc thực hiện văn bản và báo cáo công việc. Theo phương pháp truyền thống thì văn thư cơ quan mất nhiều thời gian hơn và việc tra tìm tài liệu cũng mất nhiều thời gian hơn.

5. Đối tượng nghiên cứu:

Tất cả các loại văn bản đi – đến, sao lưu và quản lý các văn bản gốc đều được đưa vào áp dụng, thí nghiệm để có được kết quả cao nhất.

6. Phương pháp nghiên cứu:

a. Phương pháp nghiên cứu lý luận:

Nghiên cứu phân tích tổng hợp, khái quát đưa ra các ví dụ củ thể, những tài liệu có liên quan đến công tác chuyên môn để giúp cho nhân viên văn thư có thể làm quen và thành thạo hơn với công nghệ thông tin, giải quyết nhanh công việc…

b. Phương pháp thực tiễn:

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp so sánh, đánh giá và áp dụng triệt để nhất.

7. Phạm vi nghiên cứu:

Việc ứng dụng CNTT vào công tác văn thư trước hết là nhằm nâng cao chất lượng của công tác này đồng thời góp phần giải phóng phần nào sức lao động của cán bộ. CNTT sẽ giúp công tác văn thư được thực hiện một cách thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả hơn. Điều này thể hiện ở chỗ, toàn bộ văn bản hình thành trong hoạt động của cơ quan sẽ được nhập vào máy để quản lý, và thông qua đây việc thống kê, tra tìm, tổng hợp văn bản sẽ trở nên dễ dàng và nhanh chóng, chính xác, đảm bảo hoạt động cung cấp thông tin phục vụ hoạt động quản lý của công ty. Chính nhờ điều này mà sẽ nâng cao vai trò và phát huy tối đa chức năng nhiệm vụ của văn phòng đặc biệt là bộ phận công tác văn thư. Khi trong đó nhà trường đã nối mạng Wifi thì chỉ cần thông qua mạng máy tính, lãnh đạo công ty cũng như bất kỳ một cán bộ nào của cơ quan đều có khả năng truy cập và tìm hiểu hệ thống văn bản hình thành trong ngày tại trường [tuỳ theo chức vụ và thẩm quyền của mỗi cán bộ sẽ có một mật khẩu riêng để truy cập] Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và công tác văn thư thể hiện ơ chỗ: từ công tác soạn thảo văn bản đến việc ban hành và quản lý văn bản, chính điều đó các khâu nghiệp vụ của công tác văn thư đều có thể ứng dụng được công nghệ thông tin : soạn thảo văn bản trên máy, quản lý văn bản trên máy, thực hiện việc tra tìm văn bản trên máy, chuyển giao văn bản quan mạng máy tính.

8. Tính mới của vấn đề:

Hiện nayCNTT trong nước và ngoài nước hiện nay đã và đang phát triển khá mạnh mẽ,nhưng để áp dụng triệt để CNTT vào trong giảng dạy cũng như công tác Văn thư của trường học thìđây là việc làm mới mẻ,vì thế rất nhiều trường còn chưa biết vận dụng một cách triệt để CNTT vào trong công tác lưu trữ và nhận văn bản tại cơ quan mình.

Chính vì những khó khăn đó,tôi đã “Lựa chọn đềtàivà một số thủ thuật ứng dụng công nghệ thông tin vào trongcông tác văn thư” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình nhằm tập hợp những kinh nghiệm mà cá nhân mình tích lũy đượcđể phần nào giúp giáo viên giải quyết được một số vướng mắc trong quá trình soạn giáo án cũng như giảng dạy của mình.

Việc đầu tiên ta nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác văn thư lưu trữ của trường hoàn toàn có ích và mang lại không ít những hiệu quả và là khâu quan trọng trong việc tự động hóa công tác văn thư của nhà trường để cung cấp đầy đủ thông tin, chính xác, gọn nhẹ và kịp thời, đáp ứng mọi yêu cầu của lãnh đạo trong việc ra quyết định và tiến hành công việc hiệu quả.

Các khâu nghiệp vụ về soạn thảo đều được tiến hành trên máy tính, sau đó thông qua mạng nội bộ [LAN] chuyển cho lãnh đạo xem xét và chuyền ý kiến sửa chữa luôn quan hệ thống quản lý văn phòng và tiến hành việc ban hành văn bản. Quản lý văn bản: Quản lý công văn đi : Văn bản được quản lý thống nhất tại văn thư . Tất cả những văn bản đi đều phải được đăng ký tại văn thư và chỉ làm thủ tục đóng dấu vào văn bản khi đã được kiểm tra về thể thức, nội dung và thẩm quyền ký ban hành. Các văn bản đi của cơ quan được đăng ký vào sổ công văn đi vì thế công việc này được tiến hành rất nhanh và khẩn trương.

Đó là lý do vì sao cần thiết phải ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư. Đây là một thế mạnh của trường nhưng trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là công nghệ thông tin. Khi nói đến công nghệ thông tin người ta coi đó là sự hội tụ của các công nghệ viễn thông + máy tính điện tử và truyền thông đại chúng.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp cho khả năng xử lý thông tin được nhanh chóng trong tình hình thông tin ngày càng tăng nhanh như hiện nay do số lượng văn bản hình thành trong hoạt động của mỗi cơ quan không ngừng tăng nhanh. Trong mỗi cơ quan, văn phòng được coi như “trái tim” của cả cơ quan, là trung tâm thông tin của cơ quan. Văn phòng là nơi thu nhận, xử lý, tìm kiếm và cung cấp thông tin để giúp cho lãnh đạo có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời nhất. Trong thơi đại thông tin như hiện nay nếu công tác văn thư chỉ giải quyết công việc bằng phương pháp thủ công thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng kịp thời và đầy đủ những nhu cầu tìm tin của các cán bộ trong cơ quan, cũng như nhu cầu trao đổi thông tin với các cơ quan, đơn vị khác. chính vì vậy, công nghệ thông tin sẽ đóng vai trò to lớn trong công tác văn thư, gúp nâng cáo hiệu quả công việc trong công tác văn thư. Chính vì thế việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn thư tại trường là một yêu cầu tất yếu.

II. NỘI DUNG:

  1. Vài nét khái quát về trường:
  1. Về đặc điểm:

    * Giáo viên:

    - Hiện tại nhà trường có 23 CBGV – NV trong đó:

    + Ban giám hiệu: 3 đ/c

    + GV đứng lớp: 17 đ/c

    + Nhân viên: 3 đ/c

    + Tuổi đời bình quân là 35 tuổi, số năm công tác nhiều nhất là 28 năm, ít nhất là 3 năm.

    * Về số trẻ:

    - Năm học 2015 – 2016 trường có 277 trẻ chia thành 8 lớp [Tính đến tháng 04/2016]

    + Nhóm trẻ 24 – 36 tháng: 1 nhóm gồm 29 trẻ

    + Lớp mẫu giáo bé: 67 trẻ

    + Lớp mẫu giáo nhỡ: 87 trẻ

    + Lớp mẫu giáo lớn: 94 trẻ

    * Về công tác chuyên môn:

    Về chăm sóc nuôi dưỡng: Với mức ăn là 12.000 đồng/ngày, trẻ được ăn theo thực đơn, 1 bữa chính, 1 bữa phụ và bữa xế. Các cháu ăn ngủ tại trường 100%. Nhiều năm qua nhà trường đã thực hiện tốt chế độ chăm sóc vệ sinh, an toàn thực phẩm, khám sức khỏe định kỳ, cân đo theo doic cân nặng chiều cao hàng quý, luôn làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng hàng năm so với đầu vào từ 1 – 2%.

    Về giáo dục: năm học này trường đã thực hiện dạy chương trình giáo dục mầm non mới. Nhà trường luôn thực hiện đúng quy chế chuyên môn, tổ chức các hoạt động theo chế độ sinh hoạt trong 1 ngày của bé, đúng thời khóa biểu. 100% giáo viên có đủ hồ sơ sổ sách….

    * Về cơ sở vật chất:

    Hiện tại các phòng học đều là nhà 2 tầng. Phòng học được trang bị đồ dùng đồ chơi do phụ huynh đóng góp mua sắm là chủ yếu, sâ chơi có đồ dùng đồ chơi ngoài trời. Các phương tiện chế biến đầy đủ về sinh, công trình bếp 1 chiều.

    * Về công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên:

    Để thực hiện tốt mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, trường luôn tạo điều kiện để giáo viên tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hiện nay tỷ lệ trên chuẩn đạt 73,9%. Bên cạnh đó Nhà trường cũng luôn tạo điều kiện cho giáo viên tham gia tập huấn của Sở, Phòng tổ chức. Nhà trường thường xuyên tổ chức các hội thi nhằm nâng cao chất lượng

    * Về công tác xã hội hóa giáo dục:

    Trường đã tham mưu với lãnh đạo địa phương về cơ sở vật chất, vận động xã hội đóng góp và ủng hộ nhà trường về vật chất, trang thiết bị sinh hoạt, đồ dùng đồ chơi phục vụ các cháu, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Trong nhiều năm qua Nhà trường luôn đạt danh hiệu trường tiên tiến và tiên tiến xuất sắc.

    2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu:

    Để ứng dụng CNTT vào công tác văn thư được tốt và đạt hiệu quả cao thì phải có quy trình ứng dụng. Khi nắm được quy trình ứng dụng đó thì nhà trường sẽ đạt được mục đích của mình, việc ứng dụng đó sẽ mang lai hiệu quả cho công việc. Một điều kiện cần và đủ để ứng dụng CNTT vào công tác văn thư là phải phân tích và thiết kế hệ thống một sơ sở dữ liệu văn thư. Mục đích của việc phân tích hệ thống giúp ta nắm vững được đặc điểm của các đối tượng cần xây dựng cơ sở dữ liệu [CSDL]. Nó giúp ta nắm được chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đã sản sinh ra văn bản, từ đó xác định được đúng thành phần và nội dung CSDL văn thư. Mục đích của việc phân tích hệ thống là ta có thể thiết kế hệ thống CSDL quản lý và tra tìm tài liệu văn thư. Thiết kế hệ thống phải đạt yêu cầu đưa toàn bộ các văn bản có giá trị vào một tổ chức chặt chẽ để quản lý và tra tìm chúng.

    3. Cơ sở thực tiễn:

    Toàn bộ việc phân tích và thiết kế hệ thống diễn ra theo quy trình sau: Bước 1: Nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ cuả cơ quan để xác định các loại tài liệu hình thành và khối khối lượng cuả nó. Bước này nhằm xác định được những văn bản nào có thể đưa vào CSDL quản lý và tra tìm tài liệu trong văn thư . Chúng ta làm như vậy bởi vì trong quá trình hoạt động của cơ quan sẽ có rất nhiều loại tài liệu, nhưng không phải thông tin nào cũng đưa vào CSDL mà chỉ có những văn bản phản ánh về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan. Còn những tài liệu tham khảo hay những văn bản gửi đến để biết.. thì không là thành phần tài liệu đưa vào CSDL. Bước 2: Thống kế nhu cầu khai thác, nghiên cứu sử dụng tài liệu chính là đặt yêu cầu khai thác vào CSDL. Mục đích của việc day dựng CSDL được xác định là phục vụ quản lý và tra tìm các văn bản. quản lý văn bản bằng máy tính sẽ thay thế dần các sổ đằng ký văn bản đi -đến, đồng thời có thể theo dõi việc chuyển giao và giải quyết van bản, tra tìm văn bản trên máy. Muốn vậy đòi hỏi khi ứng dụng CNTT vào quản lý văn bản phải có CSDL quản lý văn bản đi - đến phục vụ việc tìm kiếm thông tin văn bản theo các mục đích sau : Tìm kiếm văn bản theo thời gian văn bản [ngày, tháng, năm]. Thống kê văn bản theo từng cơ quan giao dịch, theo đơn vị tổ chức soạn thảo văn bản, giả quyết văn bản. Tìm kiếm văn bản theo thể loại văn bản. Tìm kiếm văn bản theo ngươi ký văn bản văn bản. Tìm kiếm văn bản theo mức độ khẩn, mật. Tìm kiếm văn bản theo chuyên đề, ngành hoạt động. Tìm kiếm văn bản theo số ký hiệu văn bản. In thông tin đã tìm được ra giấy. Như vậy khi ứng dụng CNTT thì phai đặt ra những yêu cầu đối với CSDL như vậy để giải quyết nhu cầu tìm các yếu tố của từng văn bản riêng biệt thay “sổ đăng ký công văn đi - đến”. Đồng thời cũng đáp ứng được yêu cầu thông tin tổng hợp cuả nhiều văn bản góp lại. Cồng tác thống kê văn bản này còn theo cả thói quen yêu cầu thông tin của người sử dụng tài liệu ở Công ty. Thực tế ở nhà trường thì thói quen này là yêu cầu thông tin theo nội dung vấn đề của văn bản. Bước 3: Chọn hệ quản trị CSDL. Tất cả các văn bản đi và đến của cơ quan đều nhập vào máy những thông tin trên. Các thông tin văn bản đến và văn bản đi được thiết kế trên hai CSDL riêng biệt. Do đó việc thiết kế các trường của biểu ghi, các yêu cầu quản lý theo dõi hai loại văn bản đi – đến có khác nhau nhưng liên quan với nhau. Bước 5: Nhập tin vào máy, chạy thử, kiểm tra xem cơ sở dữ liệu có đáp ứng được mọi yêu cầu dự kiến như bảng danh mục sản phẩm đầu ra hay không. Văn bản đến và đi thường được lập trên hai loại CSDL riêng biệt, tuy nhiên hai CSDL này luôn có quan hệ với nhau, luôn so sánh đối chiếu với nhau. đối với văn bản đến thì nhập vào máy đồng thời in ra giấy theo thứ tự như sổ đăng ký văn bản đến. Danh mục này dùng để theo dõi ngoàI máy và để làm sổ giao nhận [ký nhận] các văn bản phân phối trong ngà. Các trang in được sắp xếp theo thứ tự thời gian trong năm và đóng lại thành sổ. Đối với CSDL là văn bản đi, ngoài các thông tin đăng ký văn bản đi, còn có thể lưu giữ những nguyên văn nội dung văn bản để ngươi sử dụng không phải tìm tin đã lưu, ở các tệp tin đơn lẻ tách rời nhau, ngươi lấy tin cần lấy thông tin tóm tắt của văn bản khi ghép nối vào từng bản đã đã đánh máy.VD:Khi chưa có công nghệ thông tin, mọi văn bản ta đều phải đưa – nhận trực tiếp hoặc qua đường bưu điện v.v.. Tuy nhiên khi công nghệ thông tin phát triển chúng ta có thể nhận, thư - văn bản mọi lúc, mọi nơi khi chuyển qua Fax, hoặc thư điện tử...

    Trên đây là những bước của quy trình ứng dụng CNTT vào công tác văn thư

    4. Một số biện pháp tổ chức và làm quen với công nghệ thông tin:

    Thường xuyên đăng tải các thông tin, văn bản hướng dẫn nên Website của trường, tạo link đường truyền cho toàn thể cán bộ giáo viên biết và tham khảo.

    Luôn luôn có thái độ kiên trì và học tập trau dồi kiến thức để đáp ứng và bắt kịp sự phát triển của thời đại…

    Yêu cầu giáo viên cùng nhân viên cơ quan đều tạo Gmail để thu thập được thông tin đầy đủ nhất…

    5. Kết quả nghiên cứu:

    Sáng kiến kinh nghiệm“Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác văn thư”phần nào giải quyết được một số vấn đề vướng mắc cho quá trình sao, lưu và chuyển văn bản đi đến của nhà trường.

    Tạo thêm lòng tin cho nhân viên văn thư cùng toàn thể CBGV - NV mạnh dạn ứng dụng chuyên đề công nghệ thông tin vào trong công tác văn thư và giảng dạy của giáo viên trong điều kiện trường không có đủ trang thiết bị hiện đại cho hoạt động này.

    Vận dụng toàn bộ những gì sẵn có để làm tư liệu, phục vụ cho công tác văn thư.

    Giải pháp có tích lũy rất nhiều kinh nghiệm triển khai và thực thi các phương pháp luận về quản lý văn bản của Nga, đồng thời luôn được phát triển cập nhật các công nghệ mới trên thế giới. Bên cạnh đó, giao diện hiện nay lại hoàn toàn bằng tiếng Việt, do vậy ngay cả những người sử dụng bình thường ở Việt Nam cũng có cơ hội tiếp cận với các giải pháp công nghệ tiên tiến.

    Giải pháp cho phép nhanh chóng xây dựng kho “lưu trữ điện tử” bằng cách kết hợp các thiết bị phần cứng như máy quét [Scanner], công nghệ nhận dạng chữ, in và nhận diện mã vạch và có thể thực hiện một cách đồng loạt.

    III. KẾT LUẬN:

    1. Kết luận chung:

    Nói chung nhờ sự phát triển của CNTT mà mọi ngành nghề cũng như mọi công việc được giải quyết hết sức nhanh chóng. Và công tác văn thư trong trường học cũng không nằm ngoại lệ trong sự phát triển ấy.

    Công tác văn thư trong mỗi cơ quan hiện nay ngày càng thể hiện vai trò quan trọng của minh đối với hoạt động chung của mỗi cơ quan, việc đưa công nghệ thông tin và công tác văn thư sẽ tạo ra một sự cải tiến trong phương thức hoạt động đối với những khâu nghiệp vụ của công tác này. Cách thức làm việc mới không làm thay đổi bản chất công việc, mà đơn giản nó chỉ góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả công việc, nhằm đáp ứng nhanh chóng và chính xác nhưng nhu cầu được đề ra.

  1. Kiến nghị:

Mong rằng các ban ngành đoàn thể Sở và Phòng giáo dục ngày càng quan tâm hơn nữa, và mở thêm các lớp bồi dưỡng, tập huấn… trau dồi thêm kiến thức để áp dụng được triệt để trong quá trình giải quyết công việc chuyên môn…

Mức lương hưởng theo nhà nước quy định cho ngạch văn thư hiện nay chưa đáp ứng đủ những trang trải trong cuộc sống vậy tôi đưa ra đề xuất rằng các ban ngành đoàn thể liên quan, quan tâm hơn tới vấn đề này bởi vì có đáp ứng được nhu cầu về cuộc sống thì những người nhân viên như chúng tôi mới có điều kiện để cống hiến hết khả năng, sức lực… của mình vào trong công việc được.

Tân Linh, ngày 20 tháng 4 năm 2016

NGƯỜI BÁO CÁO

Nguyễn Thị Đào

NHẬN XÉT CỦA TỔ

.......................................................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................................................

Đạt................................Điểm

Xếp loại...................................

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

.......................................................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................................................

Đạt................................Điểm

Xếp loại.....................................

Chủ Tịch

Vũ Thị Kim Trung

  • Chia sẻ:
  • » Xem thêm

    » Thu gọn

    Chủ đề:

    • Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý
    • Nâng cao chất lượng giáo dục
    • Kinh nghiệm làm công tác giáo dục
    • Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục
    • Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học
    • Sáng kiến kinh nghiệm

    Download

    Xem online

    Tóm tắt nội dung tài liệu

    1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG CNTT TRONG QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG
    2. PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn sáng kiến cải tiến kỹ thuật: Ngày nay, khi công nghệ thông tin [CNTT] càng phát triển thì việc phải ứng dụng CNTT vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, CNTT bước đầu đã được ứng dụng trong công tác quản lý, nhiều đơn vị đã đưa tin học vào giảng dạy, học tập. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục ở một số trường học nước ta còn rất hạn chế. Chúng ta cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng, nghiệp vụ giảng dạy, nghiệp vụ quản lý, chúng ta không nên từ chối những gì có sẵn mà lĩnh vực CNTT mang lại, chúng ta nên biết cách tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả cho công việc của mình, mục đích của mình. Hơn nữa, đối với giáo dục và đào tạo, CNTT có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học. CNTT là phương tiện để tiến tới “xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Bộ giáo dục và đào tạo cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”. Thế giới bước vào kỷ nguyên mới nhờ tiến bộ nhanh chóng của việc ứng dụng CNTT vào tất cả các lĩnh vực: Sản xuất, thương mại, quốc phòng... Trong Giáo dục đào tạo, CNTT đã góp phần hiện đại hoá phương tiện, thiết bị dạy học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học.[ Thiết bị dạy học, không chỉ còn là thước kẻ, compa, bảng phụ... mà là máy tính, máy chiếu…] Đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của CNTT và hiệu quả to lớn của nó. Nhà nước, Chính phủ và ngành giáo dục đã có các văn bản chỉ thị đối với việc ứng dụng CNTT vào sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá nói chung và phát triển ngành giáo dục nói riêng. Từ năm học 2008-2009 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chọn việc ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy là chủ đề năm học cho toàn ngành giáo dục.
    3. Như vậy, việc hiểu biết và ứng dụng được CNTT đối với mỗi người nói chung và đối với mỗi giáo viên nói riêng là rất cần thiết và cấp bách. Đối với công tác quản lý việc ứng dụng CNTT là cần thiết hơn bao giờ hết. Với mục đích của việc ứng dụng CNTT vào nhà trường là sử dụng CNTT như một công cụ lao động trí tuệ, giúp lãnh đạo các nhà trường nâng cao chất lượng quản lí nhà trường; giúp các thầy giáo, cô giáo nâng cao chất lượng dạy học; trang bị cho học sinh kiến thức về CNTT, học sinh sử dụng máy tính như một công cụ học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập; góp phần rèn luyện học sinh một số phẩm chất cần thiết của người lao động trong thời kì hiện đại hoá. Với ứng dụng CNTT trong nhà trường sẽ góp phần hiện đại hoá giáo dục và đào tạo, gắn với phát triển nguồn nhân lực CNTT, xác định là nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa rất lớn trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và ứng dụng CNTT một cách hiệu quả trong công tác giáo dục của nhà trường theo tiêu chí mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Lãnh đạo nhà trường sử dụng CNTT để quản lí kế hoạch của các tổ chức đoàn thể, các tổ chuyên môn, lịch dạy học của giáo viên, soạn thảo và quản lí các văn bản chỉ đạo và báo cáo của nhà trường. Trong cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương về đạo đức tự học và sáng tạo” hiện nay, nhà quản lý giáo dục “nói cần đi đôi với làm”, nhà quản lý phải là người tiên phong trong việc ứng dụng CNTT. Hiệu quả quản lý sẽ thấp nếu người quản lý giáo dục chỉ hô hào, vận động giáo viên ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy học, trong khi nhà quản lý giáo dục lại không biết ứng dụng CNTT trong lĩnh vực quản lý của mình. Nhưng làm thế nào để ứng dụng CNTT hiệu quả trong công tác quản lý tại cơ sở giáo dục quả là một điều cần trăn trở. Với phạm vị sáng kiến cải tiến kỹ thuật này, tôi sẽ đưa ra một số ý kiến, kinh nghiệm của cá nhân mình, cũng như những việc làm cụ thể trong việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý tại trường TH số 2 Liên Thủy trong các năm học qua để cùng các bạn đồng nghiệp thảo luận tìm ra những giải pháp tốt hơn nữa trong công tác quản lý.
    4. 2. Điểm mới và sự cần thiết chọn SK CTKT: Với sáng kiến CTKT này chưa có ai nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu của sáng kiến này là về lĩnh vực CNTT. Với sáng kiến CTKT này nhằm giải quyết vấn đề đưa CNTT vào nhà trường góp phần thực hiện kế hoạch đẩy mạnh CNTT giai đoạn 2011 – 2015. Hiện nay không chỉ ngành giáo dục mà ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật đều triển khai, áp dụng rộng rãi mô hình quản lý và triển khai hiệu quả công việc bằng Email điện tử và đăng tải công khai thông tin trên website. Đối với đơn vị nhà trường rất cần thiết áp dụng việc ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học, sử dụng hộp thư điện tử thông qua trang thông tin điện tử của nhà trường để triển khai nhiệm vụ công tác hàng tuần, hàng tháng đến các tổ chức đoàn thể, các bộ phận, các tổ trưởng chuyên môn của nhà trường, và tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường. Đối với cán bộ giáo viên và nhân viên rất cần thiết sử dụng hộp thư điện tử, website để cập nhật thông tin từ các cấp quản lý; Cập nhật kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ công tác từ phía lãnh đạo nhà trường, các bộ phận, tổ có liên quan. 3. Mục đích nghiên cứu: Nhằm giúp đỡ cán bộ giáo viên nhà trường làm việc nhanh, hiệu quả trong công tác thực hiện nhiệm vụ giáo dục, cũng như công tác giảng dạy. Tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên có cơ hội giao lưu trao đổi kinh nghiệm trong công tác, cũng như kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày. Rèn luyện cho cán bộ giáo viên có kỹ năng trong công tác truy cập Internet để tìm kiếm thông tin, cũng như tìm kiếm các tư liệu phục vụ nhiệm vụ công tác giáo dục, công tác giảng dạy bộ môn. Rèn luyện cho bản thân không ngừng học tập nâng cao trình độ, kinh nghiệm trong công tác khai thác, ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin. Trong quá trình nghiên cứu, người nghiên cứu sẽ hiểu rõ hơn về CNTT, từ đó vận dụng vào giảng dạy hiệu quả hơn. Xác định ý nghĩa và tầm quan trọng của việc
    5. ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Đề xuất một số giải pháp nhằm đáp ứng tốt việc ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học đạt kết quả cao. 4. Đối tượng nghiên cứu: Là cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong đơn vị nhà trường. Nghiên cứu hệ thống Email điện tử được cấp từ hệ thống Email có tên miền của Phòng, của Sở và của Bộ Giáo dục Đào tạo. Nghiên cứu hệ thống Website của trường và hộp thư điện tử của cán bộ, giáo viên và nhân viên từ hệ thống Email có tên miền: thso2lienthuy.edu.vn 5. Phạm vi áp dụng của sáng kiến CTKT: Tại trường Tiểu học số 2 Liên Thủy thuộc phòng Giáo dục và Đào tạo Lệ Thủy. 6. Kế hoạch nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu áp dụng trong vòng 03 năm. Bắt đầu từ năm học 2010 - 2011 tại trường Tiểu học số 2 Liên Thủy. Năm học 2011 - 2012 triển khai rộng rãi đến toàn thể cán bộ giáo viên hệ thống trang thông tin điện tử của trường với tên miền: thso2lienthuy.edu.vn. PHẦN II: NỘI DUNG 1. Thực trạng: Do sự nhận thức của một bộ phận CB, GV và NV còn hạn chế về vai trò của CNTT nên ngại áp dụng, không vượt qua được những khó khăn bước đầu. Một số cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường chỉ thấy mặt trái của CNTT, thấy một số hiện tượng tiêu cực của giới trẻ trong xã hội là đổ lỗi cho CNTT. Suy nghĩ rằng việc ứng dụng CNTT trong nhà trường là không thể, bởi với đồng lương nhà giáo thì không biết lúc nào mua được máy tính, không biết khi nào trường có máy chiếu và các cơ sở hạ tầng CNTT khác. Việc ứng dụng CNTT vào quản lý còn phụ thuộc nhiều vào “ý thích” của cán bộ quản lý, của một số giáo viên, chưa có sự chỉ đạo mang tính pháp lý cùng với sự hỗ trợ thích hợp về cơ sở vật chất,...của các cấp quản lý.
    6. Trong những năm học trước tại Trường TH số 2 Liên Thủy, nhất là từ năm học 2008 – 2009 trở về trước, khi việc ứng dụng CNTT vào quản lý nhà trường còn rất ít, chủ yếu là dùng máy tính soạn thảo một số văn bản, in ấn tài liệu. Nhiều công việc khác như tra cứu văn bản; soạn thảo văn bản, kế hoạch hàng tuần, hàng tháng; thống kê, tổng hợp báo cáo; phải làm thủ công nên mất nhiều thời gian và nhân lực nhưng đôi khi kết quả vẫn có sự nhầm lẫn ngoài mong muốn. Thực tế khi không ứng dụng CNTT vào quản lý tôi thấy ở trường TH số 2 Liên Thủy có những hạn chế như sau: Việc tra cứu văn bản, nhất là các văn bản, các kế hoạch ban hành cách đây đã lâu thì việc tìm các văn bản này trong tập hồ sơ lưu trữ là một vấn đề không đơn giản, phải mất khá nhiều thời gian nếu cần ngay các văn bản này để giải quyết công việc thì không thể đáp ứng được. Để phục vụ thống kê báo cáo phải huy động một lực lượng lớn CBGV, CNV ở nhiều bộ phận khác nhau. Đơn cử như báo cáo chất lượng giảng dạy của giáo viên thì phải huy động hết giáo viên trong trường, các tổ trưởng chuyên môn, bộ phận văn phòng để tổng hợp, lãnh đạo phải kiểm tra lại thông tin báo cáo. Nếu các báo cáo này cần phân loại theo giới tính, lớp, môn…thì còn đòi hỏi nhân lực và thời gian nhiều hơn. Tuy số lượng tham gia đông, thời gian nhiều, nhưng nhiều khi số liệu lại không khớp giữa các môn, các khối làm ảnh hưởng đến tổng hợp báo cáo của toàn trường thiếu độ chính xác. Công tác thống kê kế hoạch đầu năm học, thống kê chất lượng giữa kỳ, cuối năm việc so sánh chất lượng học tập và giảng dạy giữa các lớp, giữa các giáo viên , giữa các năm học không thể thực hiện được, việc đánh giá mang nặng cảm tính, đánh giá chung chung nên khó có thể có các quyết định quản lý để điều chỉnh mang tính kịp thời, thuyết phục. Là một trường mới đưa dạy học Tin học cho học sinh bắt đầu từ năm học 2009 -2010, với 6 lớp gồm 153 học sinh lớp 3, 4 và 5. Chính vì thế mà điều kiện được tiếp xúc với CNTT của các em học sinh không những mới mẽ mà còn rất hạn chế. Đội ngũ giáo viên: Đa số là giáo viên có tuổi đời cao nên trình độ Tin học, kỹ năng sử dụng máy tính và các phương tiện hỗ trợ còn hạn chế, kết quả thống kê tháng 9/2009: Tổng số CB, GV, NV: 17 đồng chí [ Không tính GVHĐ ]; Trong đó số
    7. CB,GV, NV có chứng chỉ A và B: 9 đạt tỷ lệ 52,9% [ A = 1; B = 8 ]; Mặc dù đã có chứng chỉ nhưng kỹ năng sử dụng máy vẫn rất hạn chế do không thường xuyên rèn luyện, không tranh thủ thời gian để học tập nâng cao tay nghề, hoặc do điều kiện không có máy để rèn luyện. Một số người sử dụng máy do thiếu kiến thức bảo quản máy nên chất lượng máy tính và các thiết bị nhanh xuống cấp, hư hỏng ảnh hưởng đến quá trình sử dụng. Tại thời điểm tháng 9 năm 2009 số lượng giáo viên soạn bài trên máy chưa có, việc sử dụng thiết bị dạy học có liên quan như máy chiếu đa năng, máy chiếu hắt chỉ đầu tư vào một số tiết phục vụ thao giảng hoặc kiểm tra toàn diện ở trường. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học, đặc biệt là phục vụ cho việc dạy tin học và ứng dụng CNTT của nhà trường còn nhiều hạn chế: Năm học 2009 – 2010 toàn trường chỉ có 9 máy vi tính, trong đó Hiệu trưởng 1 máy; Kế toán văn phòng 1 máy; Chuyên môn và các hoạt động khác 1 máy, phòng Tin học 6 máy. Với một thực trạng như thế việc đưa CNTT vào công tác quản lý nhà trường không chỉ là một nhu cầu tất yếu mà còn bảo đảm sự tồn tại và phát triển của nhà trường trước yêu cầu và nhiệm vụ mới của giáo dục và đào tạo. 2. Các biện pháp, giải pháp thực hiện: 2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho mọi cán bộ, giáo viên và nhân viên thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang tính tất yếu của ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giảng dạy thông qua việc triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ, ngành về ứng dụng CNTT trong dạy học; thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ khối, hội thảo chuyên đề; thông qua dự giờ thăm lớp và qua việc triển khai các cuộc thi kỹ năng sử dụng vi tính các tiết dạy có ứng dụng CNTT do trường tổ chức. Phát động sâu rộng phong trào sử dụng CNTT trong dạy học và đề ra chỉ tiêu cụ thể về số tiết dạy học có ứng dụng CNTT đối với mỗi giáo viên để chính họ có kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, đặc biệt là đối với đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay.
    8. 2.2- Nâng cao trình độ Tin học cho đội ngũ Nhà trường, Công đoàn làm tốt công tác động viên CB, GV và NV tham gia các lớp học tập để có chứng chỉ Tin học do các Trung tâm dạy nghề mở, đây vừa là yêu cầu nâng cao trình độ vừa đáp ứng việc đẩy mạnh CNTT trong nhà trường. Nhà trường bố trí giáo viên Tin học sắp xếp thời gian bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng sử dụng máy và một số thao tác soạn thảo văn bản tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ Tin học, đồng thời bố trí sắp xếp để mọi cán bộ giáo viên được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng CNTT do nhà trường tổ chức. Bố trí sắp xếp và đầu tư trang thiết bị tin học, phòng máy tính, kết nối mạng Internet để cán bộ giáo viên có điều kiện truy cập, khai thác sử dụng Internet tìm kiếm thông tin, tư liệu giảng dạy thông qua website Sở, phòng, Bộ GD&ĐT và các đơn vị bạn. 2.3- Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT Muốn ứng dụng CNTT vào giảng dạy hiệu quả thì ngoài những hiểu biết căn bản về nguyên lý hoạt động của máy tính và các phương tiện hỗ trợ, đòi hỏi giáo viên cần phải có kỹ năng thành thạo [thực tế cho thấy nhiều người có chứng chỉ hoặc bằng cấp cao về Tin học nhưng nếu ít sử dụng thì kỹ năng sẽ mai một, ngược lại chỉ với chứng chỉ A –Tin học văn phòng nhưng nếu bạn chịu khó học hỏi, thực hành thì việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy sẽ chẳng mấy khó khăn]. Nhận thức được điều đó, nhà trường cần chú trọng bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho giáo viên thông qua nhiều hoạt động, như: - Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính và sử dụng các phần mềm soạn giảng, hướng dẫn hàng ngày lấy thông tin từ các trang website, các bước soạn một bài trình chiếu, các phần mềm thông dụng, cách chuyển đổi các loại phông chữ, cách sử dụng một số phương tiện như máy chiếu, chụp ảnh, cách thiết kế đề kiểm tra,... - Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề để trao đổi về kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong giảng dạy.
    9. - Định hướng cho giáo viên luôn có ý thức sưu tầm tài liệu hướng dẫn ứng dụng CNTT hiệu quả, bộ phận chuyên môn nghiên cứu chọn lọc photo phát cho giáo viên [bằng cách làm này nhà trường sẽ có nhiều tài liệu hay, dễ dàng cho giáo viên sử dụng như: tài liệu hướng dẫn soạn giáo án powerpoint, hướng dẫn sử dụng máy chiếu, hướng dẫn thiết kế bài giảng điện tử,...] - Động viên giáo viên tích cực tự học tập, khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng chia sẻ, luôn cầu thị tiến bộ, thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp; lãnh đạo nhà trường phải là bộ phận kết nối, là trung tâm tạo ra một môi trường học hỏi chuyên môn tích cực. - Tích cực tham gia các cuộc thi ứng dụng CNTT do các cấp tổ chức. Bởi vì khi tham gia bất cứ cuộc thi nào yêu cầu sản phẩm cũng đòi hỏi người tham gia cuộc thi phải có sự đầu tư nhiều hơn về thời gian, công sức, chất xám và cả việc phải học hỏi ở những người giỏi hơn. Như vậy, vô hình chung cả việc rèn kỹ năng, tự học và học hỏi đồng nghiệp đều được đẩy mạnh. Để làm được điều đó, BGH đặc biệt là các phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn phải luôn quan tâm sâu sát, đi đầu gương mẫu, cùng học hỏi- cùng làm với giáo viên thì mới hiểu được họ yếu ở điểm nào, gặp khó khăn ở khâu nào, cần giúp đỡ gì? Nói đi đôi với làm luôn được coi là biện pháp hữu hiệu nhất để thúc đẩy phong trào phát triển. Phát huy khả năng chính đội ngũ và nhà trường là tự chủ động sử dụng và khai thác websile của nhà trường, Phòng GD&ĐT đặc biết hộp thư nội bộ của cán bộ, giáo viên và nhân viên tại địa chỉ //thso2lienthuy.edu.vn - Tham gia sử dụng “nguồn học liệu mở” về đề thi, giáo án, tài liệu tham khảo, tài nguyên dùng chung trên websile Sở, phòng và các đơn vị bạn. - Đẩy mạnh việc khai thác tài nguyên trên mạng Internet phục vụ công tác quản lý và giảng dạy của CBGV thông qua bồi dưỡng, tập huấn, cung cấp địa chỉ hoặc mở liên kết với trang web của trường. - Tăng cường việc khai thác sử dụng hệ thống thư điện tử để tăng tiện ích, hiệu quả trong trao đổi cập nhật thông tin. Yêu cầu mỗi cán bộ giáo viên lập và đăng ký một địa chỉ mail cố định với nhà trường. Để việc tham gia có chất lượng, nhà trường
    10. cần lên kế hoạch cụ thể từ khâu chọn cử giáo viên, tổ chức tập huấn, trao đổi kinh nghiệm, động viên tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo viên. 2.4- Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT Xây dựng 1 phòng học tin học từ 6 máy [ năm học 2009 – 2010 ] lên 21 máy [ năm học 2012 – 2013 ], 02 máy chiếu đa năng, 1 máy chiếu hắt. Xây dựng hệ thống mạng nội bộ do nhà trường hợp đồng lắp đặt [Mạng Lan] , thiết lập 01 máy chủ kết nối 32 máy tính trong toàn trường. Thiết lập 01 trang Web nội bộ, bố trí WiLess [Kết nối mạng không dây] đặt tại phòng Hiệu trưởng nhà trường , ở bất kỳ vị trí nào trong khu vực nhà trường CB, GV, NV cũng có thể truy cập Internet miễn phí. Tại lớp học khi thực hiện các tiết dạy có hỗ trợ CNTT giáo viên có thể liên kết đến các trang Website để phục vụ tốt cho bài giảng. Khuyến khích CBGV mua máy vi tính, kết nối Internet. Kết quả đến tháng 4/2013 toàn trường có 22/24 CB, GV, NV có máy vi tính, máy in; có 20 CB, GV, NV kết nối Internet. 2.5- Xây dựng kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng CNTT giai đoạn 2011 – 2015 và quy chế hoạt động của trang thông tin điện tử của trường [ có kế hoạch và quy chế cụ thể, trong phạm vi sáng kiến này bản thân tôi chỉ trao đổi một số nội dung cần thiết ]: Mục tiêu tổng quát của kế hoạch đẩy mạnh CNTT giai đoạn 2011 – 2015: Tiếp tục đẩy mạnh CNTT vào quản lý nhà trường và phục vụ công tác dạy học đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục đào tạo. Trong 5 năm tới, CNTT của nhà trường phải được phát triển cả về số lượng và chất lượng, phát triển mạnh các ứng dụng nhằm đưa CNTT thực sự là công cụ chủ yếu giúp nhà trường cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; hiện đại hóa các khâu, các công việc quản lý, dạy học; góp phần đưa nhà trường hội nhập sâu rộng và vận dụng được mọi tiến bộ của nền giáo dục hiện đại vào sự nghiệp của Ngành nói chung, nhà trường nói riêng, giúp toàn ngành vượt lên, tiếp cận, đuổi kịp và vượt chất lượng của nền giáo dục và đạo tạo các đơn vi các tỉnh có nền giáo dục phát triển trong khu vực miền Trung và cả nước. Để phát huy hiệu quả Website trong chỉ đạo mọi hoạt động của trường góp phần đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý chỉ đạo, nhà trường đã quy định cụ thể cho các tổ chức đoàn thể, cá nhân trong khai thác sử dụng trang thông tin điện tử như
    11. việc gửi đăng kế hoạch tuần, tháng, kỳ; Việc tuy cập thông tin thực hiện tối thiểu 2 lần/ngày.v.v.v. 3. Kết quả đạt được: Về phía đội ngũ: Nâng cao nhận thức về tin học và ứng dụng CNTT trong nhà trường cho cán bộ, giáo viên và nhân viên. Đến nay 100% CB, GV, NV đã có trình độ Tin học từ chứng chỉ A trở lên, đặc biệt 100% giáo viên đều soạn bài bằng máy tính. 100% CB, GV và NV đều sử dụng thành thạo hộp thư nội bộ để chia sẽ và trao đổi kinh nghiệm cho nhau; Trên 50% giáo viên soạn bài bằng giáo án điện tử, trong dự giờ thao giảng 100% giáo viên đều sử dụng CNTT. 100% gia đình CB, GV & NV đều có máy tính có nối mạng [ 50% máy xách tay ]. Về phía nhà trường: Điều kiện CSVC không ngừng được đầu tư và tăng trưởng, đến nay toàn trường có: 32 máy tính, trong đó có 5 máy xách tay, toàn bộ đều được nối mạng. Phòng máy có 21 máy, 2 máy chiếu đa năng và 1 máy chiếu hắt.v.v.v Đến nay việc thực hiện kế hoạch đẩy mạnh CNTT giai đoạn 2011 – 2015 cơ bản hoàn thành giai đoạn 1. Hoạt động trang thông tin điện tử của trường: Công tác thông tin chỉ đạo của nhà trường đều thông qua website của trường đã trở thành nền nếp, do vậy thời gian dành cho hội họp giảm nhiều tiết kiệm được quỹ thời gian cho việc làm chuyên môn và tổ chức các hoạt động khác. Đến nay số lượt người truy cập gần 100 000 lượt, bình quân hàng ngày có trên 150 người truy cập. Về tính thân thiện mà CNTT đã mang lại cho nhà trường: CNTT tạo môi trường làm việc khoa học, vui vẻ, phấn khởi trong nhà trường [xử lý công việc nhanh , chính xác] CNTT giúp cán bộ quản lý, cán bộ giáo viên [CBGV] trường TH số 2 Liên Thủy giảm được sức ép về công việc, chia sẽ thông tin [Hỗ trợ giờ dạy , Thống kê phổ cập , , xử lý các loại báo cáo , quản lý chất lượng , hỗ trợ tự học, học ngoại ngữ vv…] CNTT mang đến cho giáo viên và học sinh sân chơi trí tuệ, tăng tính tích cực khả năng tự học cho học sinh [Trong mỗi giờ học ; câu lạc bộ văn học , học Tiếng Anh qua mạng Internet , giải toán trên mạng Internet …]
    12. CNTT giúp CBGV , học sinh tự hào về trường về quê hương [Như có trang website của trường, các giờ dạy có hỗ trợ CNTT, hệ thống Email nội bộ , truyền thống quê hương , gương người tốt việc tốt được đưa lên, tự hào về cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT của trường]. Đối với cán bộ quản lý: [Ngoài các nội dung thân thiện trên còn có thêm] CNTT giúp CBQL có cái nhìn tổng quát, có tầm nhìn, học hỏi được nhiều, làm việc khoa học. CNTT giúp người quản lý thấy được nhiều sự việc thông qua việc phân tích, xử lý số liệu kết hợp cùng quan sát thực tiễn, nhờ vậy đánh giá chính xác, công bằng các việc làm của giáo viên và học sinh từ đó thúc đẩy nhà trường phát triển trong thế ổn định. PHẦN III: KẾT LUẬN 1. Những kết luận và bài học kinh nghiệm: Để ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý các hoạt động giáo dục, bản thân người quản lý phải có một số vốn kỹ năng về vi tính giúp cho việc soạn thảo, lấy tư liệu, hoặc thiết kế được dễ dàng. Việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý và giảng dạy ban đầu là một bài toán khó với các nhà quản lý, nhưng qua một thời gian không dài, kết quả đã cho thấy hiệu quả tích cực khi CNTT mang lại cho cả đội ngũ thầy và trò không gian mới nhiều hứng thú trong lớp học. Với sự hỗ trợ của máy tính và một số phần mềm dạy học cùng các thiết bị đi kèm, giáo viên có thể tổ chức tiết học một cách sinh động, các bài giảng không chỉ mang hơi thở cuộc sống hiện đại gần gũi hơn với học sinh mà còn giúp cả người dạy và người học được tiếp xúc với các phương tiện hiện đại, làm giàu thêm vốn kinh ngiệm hiểu biết của mình. Tuy nhiên, nhà trường cũng xác định rõ: Việc ứng dụng CNTT không đồng nhất với đổi mới phương pháp dạy học, CNTT chỉ là phương tiện tạo thuận lợi cho triển khai tích cực hiệu quả công việc chứ không phải là điều kiện đủ của đổi mới phương pháp làm việc. Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình công tác giáo dục. Để đội ngũ đạt chuẩn về trình độ, kỹ năng sử
    13. dụng tin học, mạng Internet thì điều kiện tiên quyết là việc khai thác CNTT phải đảm bảo các yêu cầu phục vụ thiết thực, sát đáng trong công việc, không lạm dụng quá vào công việc khác như vui chơi, giải trí, lang thang, du ngoạn trên mạng. 2. Đề xuất – Kiến nghị Việc ứng dụng CNTT vào công tác giáo dục đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và năng lực của đội ngũ giáo viên. Do đó, để đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển CNTT trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục có hiệu quả, cần có sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất của các cấp, sự chỉ đạo đồng bộ của ngành, của mỗi nhà trường và đặc biệt là sự nỗ lực học hỏi, rút kinh nghiệm của bản thân mỗi cán bộ giáo viên trong công tác này. Trên đây là những kinh nghiện của bản thân tôi đúc rút được trong quá trình chỉ đạo ứng dụng CNTT vào công tác quản lý nhà trường. Những kinh nghiệm này còn mang tính cá nhân, chủ quan của bản thân. Tôi rất mong được sự góp ý của lãnh đạo cấp trên, sự trao đổi của đồng nghiệp để các kinh nghiệm này được hoàn chỉnh hơn, áp dụng được rộng rải hơn. /.
    14. MỤC LỤC Mục Nội dung Trang PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn sáng kiến cải tiến kỹ thuật 1-2 2 Điểm mới và sự cần thiết chọn SK CTKT 3 Mục đích nghiên cứu 4 Đối tượng nghiên cứu 3-4 5 Phạm vi áp dụng của sáng kiến CTKT 6 Kế hoạch nghiên cứu PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG 1 Thực trạng 4-6 2 Các biện pháp, giải pháp thực hiện 6 2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên: 6 2.2 Nâng cao trình độ Tin học cho đội ngũ 6 2.3 Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT 7-8 2.4 Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT 8 2.5 Xây dựng kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng CNTT giai đoạn 2011 9 – 2015 và quy chế hoạt động của trang thông tin điện tử của trường 3 Kết quả đạt được 9 - 10 PHẦN III: KẾT LUẬN 1 Những kết luận và bài học kinh nghiệm 11 2 Đề xuất – Kiến nghị 11 - 12 MỤC LỤC 13

    Video liên quan

Chủ Đề