Vai trò của cải cách giáo dục đối với sự phát triển Nhật Bản lúc bấy giờ

Cải cách giáo dục và những tác động chủ yếu đối với sự phát triển Kinh tế - xã hội Nhật Bản [Từ Minh trị duy tân đến thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai], 2003

Cải cách giáo dục và những tác động chủ yếu đối với sự phát triển Kinh tế - xã hội Nhật Bản [Từ Minh trị duy tân đến thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai]

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Cải cách, Lịch sử cận đại, Giáo dục, Nhật Bản

Cải cách giáo dục thời Minh Trị Duy Tân, sau chiến tranh thế giới lần 2. Nhận xét về cải cách giáo dục ở Nhật Bản và tình hình giáo dục Nhật Bản hiện nay

Giáo dục đạo đức tại Nhật Bản từ thời Minh Trị đến nay

Được đăng: Thứ tư, 25 Tháng 1 2017 09:02Lượt xem: 2201

[TGAG]- Vào cuối thời Mạc phủ [1853-1867], đất nước Nhật Bản sau một thời gian dài bế quan tỏa cảng đã thực sự thức tỉnh dưới áp lực của các nước đế quốc phương Tây. Dưới thời Mạc phủ quyền lực chính trị thuộc về giới võ sĩ và triều đình chỉ có ý nghĩa tượng trưng. Nhận thức được nguy cơ mất nước, lực lượng võ sĩ bậc thấp cùng các trí thức Tây học của Nhật Bản đã liên kết với thế lực quý tộc ủng hộ Thiên hoàng tiến hành đảo Mạc, chủ động học tập phương Tây để phát triển. Bước vào thời Minh Trị [1868-1912], xã hội Nhật Bản chuyển biến sâu sắc từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản cận đại, điều này làm nảy sinh một sự bất an, hỗn loạn về mặt tinh thần trong dân chúng. Thêm vào đó, giai đoạn này nền kinh tế suy thoái, hạn hán, bão lụt liên tiếp xảy ra, nhiều nơi mà đặc biệt là vùng nông thôn lâm vào cảnh nghèo đói, ngay cả trẻ em cũng phải làm việc mới có cái ăn. Cả nước Nhật Bản lúc bấy giờ phải đương đầu với bao nhiêu khó khăn, thách thức, vừa phải phục hồi nền kinh tế, phát triển nhanh để tránh nguy cơ bị biến thành thuộc địa, vừa phải bảo tồn được bản sắc văn hóa của dân tộc.

Đứng trước tình hình đó, Chính phủ Minh Trị đã dựa vào tầng lớp trí thức mới tiến hành cải cách mạnh mẽ nhằm nhanh chóng cận đại hóa đất nước theo mô hình phương Tây. Giáo dục Nhật Bản cận - hiện đại được bắt đầu từ thời Minh Trị [1868-1912], mà cụ thể là chế độ giáo dục “Học chế” được ban hành vào năm 1872, được thay bằng “Pháp lệnh giáo dục” vào năm 1879, rồi “Pháp lệnh cải cách giáo dục” năm 1880 và “Pháp lệnh trường học” năm 1886. Nền giáo dục Nhật Bản trong 10 năm đầu thời Minh Trị đã du nhập mạnh mẽ các trào lưu tư tưởng cùng thành tựu khoa học kỹ thuật phương Tây nhằm đạt cho được mục tiêu “phú quốc cường binh”. Tuy nhiên, cụm từ “triết lý giáo dục” chưa xuất hiện trong các văn bản pháp luật liên quan tới giáo dục ở giai đoạn này. Có thể nói giáo dục Nhật Bản trước 1945 chịu sự chi phối của triết lý được thể hiện trong “Sắc chỉ giáo dục” do Thiên hoàng Minh Trị ban hành năm 1890 với những nội dung đạo đức mang màu sắc Nho giáo, chú trọng sự tu thân và sự tiếp nối văn hóa truyền thống. Cụ thể là những điều sau:

1. Hiếu thảo với cha mẹ;
2. Hòa thuận với anh chị em;
3. Giữ gìn hòa khí với vợ chồng;
4. Tin tưởng bạn bè;
5. Khiêm tốn trong hành động và lời nói;
6. Bác ái, yêu thương tất cả mọi người;
7. Nỗ lực học tập để có nghề nghiệp trong tay;
8. Bồi dưỡng tri thức, phát triển tài năng;
9. Nuôi dưỡng đạo đức, nâng cao nhân cách;
10. Dốc lòng phục vụ cộng đồng;
11. Tuân thủ luật pháp và các quy định để duy trì trật tự xã hội;
12. Dũng cảm và tận tụy bảo vệ tổ quốc.

Nhìn chung sắc chỉ giáo dục này là sự cụ thể hóa triết lý giáo dục hiện đại theo tư tưởng canh tân của tầng lớp trí thức mới ở Nhật Bản, nhằm giáo dục và đào tạo nên những “thần dân trung quân ái quốc” hết lòng phụng sự Thiên Hoàng bên cạnh việc nuôi dưỡng những đặc tính tốt đẹp của con người theo quan niệm Nho giáo.

Tuy nhiên, “sắc chỉ giáo dục” bị quy kết là nguyên nhân hình thành nên những người Nhật Bản sẵn sàng liều mình vì Thiên hoàng và tiếp tay cho chủ nghĩa phát xít trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ 2. Chính vì vậy, sau ngày 15/8/1945, đặt dưới sự chiếm đóng của quân đội Đồng minh [GHQ], Nhật Bản bị buộc phải tiến hành một cuộc cải cách toàn diện nhằm dân chủ hóa và phi quân sự hóa đất nước, cuộc cải cách được tiến hành trên nhiều mặt mà trước hết là thay đổi về triết lý giáo dục.

Triết lý giáo dục của Nhật Bản sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 được xác định bởi “Hiến pháp nước Nhật Bản” có hiệu lực từ ngày 03 tháng 5 năm 1947 [năm Showa thứ 22] và “Luật giáo dục cơ bản” được ban hành vào tháng 3 cùng năm. Đó không phải là kiểu “Sắc lệnh chủ nghĩa” đứng dưới danh nghĩa Thiên Hoàng như thời trước chiến tranh mà là “pháp quyền chủ nghĩa” thông qua thảo luận giữa các đại biểu quốc hội do quốc dân bầu ra và dựa trên nền tảng luật pháp để tạo ra nền tảng giáo dục quốc dân. Giáo dục nghĩa vụ 9 năm gồm 6 năm tiểu học và 3 năm trung học cơ sở được thực thi, nam nữ học chung. Trong cuộc cải cách này, từ tiểu học, trung học cơ sở tới trung học phổ thông, với tư cách là môn giáo khoa giáo dục nên những công dân của xã hội dân chủ trong vai trò là người nắm giữ chủ quyền quốc dân, môn Xã hội đã ra đời. Triết lý của nền giáo dục mới, nền giáo dục mà sau này người Nhật quen gọi là giáo dục dân chủ, được xây dựng dựa trên sự phản tỉnh sâu sắc về nền giáo dục trước chiến tranh và tiếp thu tinh hoa giáo dục Mỹ. Mục tiêu giáo dục giờ đây không phải là đào tạo nên những “thần dân trung quân ái quốc” mà là CÔNG DÂN có đủ tri thức, phẩm chất, năng lực phù hợp với xã hội hòa bình, dân chủ và tôn trọng nhân quyền. Triết lý giáo dục này được ghi rõ trong các bộ luật về giáo dục được công bố trong năm 1947 như: Luật giáo dục cơ bản, Luật giáo dục trường học...

Trong Luật giáo dục cơ bản được Quốc hội Nhật Bản ban hành lần đầu năm 1947 và sửa đổi năm 2006, chương I phần mục đích và triết lý giáo dục có nêu rõ mục đích của giáo dục là “nhằm hoàn thiện nhân cách con người và giáo dục nên quốc dân khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần, đồng thời có đầy đủ phẩm chất cần thiết với tư cách là người làm chủ xã hội - quốc gia hòa bình và dân chủ”.

Mục tiêu giáo dục là: [1] Trang bị văn hóa và tri thức rộng rãi, giáo dục thái độ truy tìm chân lý, nuôi dưỡng đạo đức và tình cảm phong phú đồng thời rèn luyện thân thể khỏe mạnh. [2] Tôn trọng giá trị cá nhân, mở rộng năng lực cá nhân, nuôi dưỡng tính sáng tạo và tinh thần tự lập, tự chủ, đồng thời coi trọng mối quan hệ với nghề nghiệp và cuộc sống, giáo dục thái độ tôn trọng lao động. [3] Tôn trọng chính nghĩa và trách nhiệm, bình đẳng nam nữ, tôn kính và hợp tác lẫn nhau đồng thời giáo dục thái độ tham gia vào xây dựng xã hội, đóng góp cho sự phát triển của xã hội dựa trên tinh thần công cộng. [4] Có thái độ tôn trọng sinh mệnh, coi trọng tự nhiên và đóng góp vào việc bảo vệ môi trường. [5] Có thái độ tôn trọng truyền thông và văn hóa, yêu mến quê hương và đất nước chúng ta nơi đã nuôi dưỡng những thứ ấy đồng thời giáo dục thái độ tôn trọng nước khác, đóng góp vào hòa bình và sự phát triển của cộng đồng quốc tể.

Tuy có thay đổi về nội dung, giáo dục đạo đức là một nội dung quan trọng trong các văn bản liên quan cho đến tận ngày nay. Chính vì vậy, tầm quan trọng của giáo dục đạo đức tại Nhật Bản được các nhà nghiên cứu đánh giá rất cao. F. N. Kerlinger [1951] nhận định giáo dục Nhật Bản thời Minh Trị vận hành theo triết lý “Shushin [tu thân]” và triết lý này vẫn còn ảnh hưởng cho đến giai đoạn sau chiến tranh. Theo Kerlinger tu thân chính là luân thường đạo đức hay những tiêu chuẩn về đạo đức v.v… tu thân chính là trọng tâm của chương trình giáo dục tại Nhật Bản, và cũng là trọng tâm trong cuộc sống người Nhật Bản. Bassey Ubong [2011] cho rằng: “Đạo đức còn có nghĩa là ý thức tuân thủ kỷ luật phản ánh qua quan niệm xem giáo dục là con đường dẫn đến cuộc sống tốt đẹp hơn. Chính vì vậy mà thanh niên tích cực học tập, tuân theo các chuẩn mực về tôn trọng mọi người xung quanh và nhờ vậy giảm tỉ lệ thất nghiệp, mọi người đều tốt nghiệp và có việc làm”.

Nước Nhật đã và đang thực hiện một chương trình giáo dục đạo đức với mục đích lưu truyền những đặc tính tốt đẹp của dân tộc cho các thế hệ sau. Giáo dục đạo đức tuy không đưa thành một môn học cụ thể nhưng bao gồm trong toàn bộ chương trình giáo dục tại Nhật Bản. Chương trình được triển khai từ lớp 1 đến lớp 9 được phân ra làm 4 nhóm liên hệ từ gần đến xa: Nhóm 1 - liên quan đến bản thân; Nhóm 2 - liên quan đến người khác; Nhóm 3 - liên quan với nhóm, xã hội; Nhóm 4 - liên hệ với tự nhiên và siêu nhiên.

Mỗi nhóm gồm nội dung kiến thức nâng cao dần, từ dễ đến khó, trình độ học sinh từ thấp [lớp 1-2] đến cao [lớp 7-9]. Ví dụ 1: Nhóm Liên quan đến bản thân - Kiến thức lớp 1 - 2 là “Sự cần cù, chăm chỉ”; lớp 7 - 9 là “Yêu quý sự thật”. Ví dụ 2: Nhóm liên hệ với nhóm xã hội, ở lớp 1 - 2 là “Thương yêu kính trọng cha, mẹ, ông, bà”, lớp 7 - 9 là “Kính trọng và yêu quý người nước ngoài”...

Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa vai trò của giáo dục đạo đức đối với công dân, Nhật Bản hiện đang dần hoàn chỉnh hệ thống sách giáo khoa và ngày càng chú trọng hơn đến giáo dục đạo đức tại nhà trường. Hiện nay, tại các trường tiểu học và trung học cơ sở công lập, mỗi tuần có một giờ đạo đức, tuy nhiên từ trước đến nay Nhật Bản chưa có sách giáo khoa đạo đức mà chỉ sử dụng tài liệu tham khảo hỗ trợ. Trong kế hoạch hiện tại Nhật Bản đã xây dựng xong bộ sách giáo khoa về giáo dục đạo đức và đưa vào giảng dạy từ năm 2017 đối với bậc tiểu học, từ năm 2018 đối với bậc trung học cơ sở. Điều này đánh dấu một sự thay đổi lớn về vị trí của môn đạo đức trong giáo dục tại Nhật Bản./.

P.TTCTTG
[Nguồn: BTGTW]

  • Trang trước
  • Trang sau

Mục lục

  • 1 Thế kỷ thứ 6 và 15
  • 2 Thế kỷ 16
  • 3 Thời kỳ Edo
  • 4 Thời kỳ Minh trị
  • 5 1912 - 1945
  • 6 Thời kỳ chiếm đóng
  • 7 Thời kỳ hậu chiếm đóng
  • 8 Những năm 80 của thế kỷ 20
  • 9 Nền giáo dục dành cho nữ
  • 10 Xem thêm
  • 11 Chú thích
  • 12 Tham khảo

Thế kỷ thứ 6 và 15Sửa đổi

Nền giáo dục Trung Hoa ảnh hưởng vào Nhật Bản từ thế kỉ thứ 6 đến thế kỉ thứ 9. Cùng với sự du nhập của đạo Phật cho đến hệ thống chữ viết, nền văn học truyền thống, và đạo Khổng.

Đến thế kỉ thứ 9, thủ đô Heian-kyō [nay là Kyoto] có được 5 cơ sở giáo dục cao cấp, và chúng được tồn tại cho đến thời kì Heian, ngoài ra cũng có những trường học khác được thành lập bởi hoàng tộc, hoặc các quý tộc, quan quyền. Trong suốt thời kỳ Trung Cổ [1185-1600], các Thiền viện Phật giáo của phái Thiền tông đã trở thành trung tâm quan trọng dành cho việc học. Đến thế kỉ 15 các trường học của gia tộc Ashikaga, Ashikaga Gakkō thu hút được sự chú ý như là một trong những trung tâm cao học. Sự yêu cầu về một mức sống cao hơn và bùng nổ dân số đã gây ra những ảnh hưởng to lớn đối với nền kinh tế.

Thế kỷ 16Sửa đổi

Trong thế kỉ 16 và đầu thế kỉ 17, Nhật Bản phải trải qua một giai đoạn giao thoa với các nước Phương Tây hùng mạnh rất khắc nghiệt. Những người truyền đạo dòng Tên đến cùng với các nhà buôn Bồ Đào Nha, họ truyền bá Thiên Chúa giáo và lập rất nhiều trường học cho những con chiên ngoan đạo. Những học sinh Nhật Bản theo đó dần dần học tiếng Latin và nhạc cổ điển Tây phương cũng như tiếng mẹ đẻ truyền thống.

Xem: Mậu dịch Nanban

Thời kỳ EdoSửa đổi

Vào những năm 1603, Nhật Bản được thống nhất lại dưới triều đại của Tokugawa [1600- 1867], và các học viện Tân Nho, Yushima Seidō ở Edo là tổng trưởng điều hành cơ quan giáo dục của nhà nước. Đứng đầu cơ quan hành chính được gọi là Daigaku-no kami đóng vai trò là người đứng đầu của trường đào tạo quan chức cho Mạc Phủ Tokugawa.[1][2]

Đến năm 1640, những người nước ngoài bị quản lý rất nghiêm ngặt, Thiên chứa giáo bị cấm đoán, và hầu như các mối quan hệ với nước ngoài đều cắt đứt.Quốc gia lúc này đi vào thời kì ‘bế quan toả cảng’ và trong nước tương đối bình ổn. Cơ chế này tồn tại hơn 200 năm. Khi triều đại Tokugawa vừa bắt đầu, có rất ít người bình thường biết đọc và viết, nhưng sau đó việc học đã trở nên vô cùng phổ biến ở Nhật. Nền giáo dục của Tokugawa đã để lại một tài sản có vô cùng giá trị: một sự tăng trưởng về số lượng dân có học, một thế hệ nhân tài, và một sự nhấn mạnh đến việc bồi dưỡng năng lực, tinh thần và đạo đức. Dưới thời Minh Trị ngay kế đó, việc thành lập trường học càng trở nên dễ dàng hơn, Nhật Bản nhanh chóng thay đổi từ một nước phong kiến lạc hậu thành một quốc gia hiện đại.[3]

Một điều khiến cho người Châu Âu rất kinh ngạc khi đến với Nhật Bản cuối thời Edo chính là sự phát triển thịnh vượng của nền giáo dục. Ngoài ra tác phong công nghệ cũng được tìm thấy ở hầu hết người Nhật, vì dân chúng tin rằng đất nước này không thể tồn tại nếu không trải qua công cuộc cải cách kinh tế. Theo ước lượng cho thấy, tỉ lệ người biết chữ lên đến 80% với nam và nữ[trong những năm 60 và 70], và tỉ lệ này còn cao hơn với những thành phố lớn như Edo và Osaka. Trong suốt thời Tokugawa, vai trò của bushi hoặc Samurai, thay đổi từ những chiến binh thành người quản lý. Kết quả là việc giáo dục lễ nghi và tri thức tăng nhanh.

Giáo trình dạy Samurai thiên về đạo đức và bao gồm cả việc học quân sự và văn hoá. Đạo Khổng truyền thống cung được ghi nhớ, nó được đọc và sử dụng như một phương pháp giáo dục phổ biến. Ngoài ra thì số học và thư pháp cũng được giảng dạy. Hầu hết Samurai tham gia vào các lớp học dưới sự bảo hộ quyền lực bởi các Han của họ, và khi bước sang công cuộc Minh Trị Duy Tân vào năm 1868, có hơn 200 của 276 lãnh địa đã thành lập trường học. Một vài Samurai và thậm chí là dân thường cũng tham gia vào các học viện tư nhân. Nơi này thường được những người dân Nhật đặc biệt lực chọn là y học Tây phương, khoa học quân sự hiện đại, chế tạo đại bác, hoặc là Hà Lan học [Rangaku] cũng như là Tây phương học.

Nền giáo dục cho người dân thường được định hướng tập trung cung cấp những kiến thức nền tảng bao gồm: đọc, viết, số học, thư pháp và sử dụng bàn tính. Hầu hết nền giáo dục được quản lý bởi các trường chùa [terakoya], có nguồn gốc từ những trường của Phật giáo trước đây. Sự thành lập các trường này không chịu nhiều ảnh hưởng của tôn giáo hoặc bởi người thành lập. Đến năm 1867, hầu hết trường học được xây dựng ở chùa. Vào cuối thời Tokugawa đã có hơn 11 000 trường học với hơn 750 000 học sinh tham gia. Dụng cụ giảng dạy bao gồm đọc từ nhiều loại sách chính khác nhau, trí nhớ, bàn tính, nhửng bản sao chép chữ Trung Quốc, và hệ thống chữ viết Nhật Bản.

Lịch sử phát triển giáo dục Nhật bản

Nhật Bản được biết đến như là một đất nước có nền giáo dục đứng vào hàng đầu Thế giới. Thực ra, đối với Nhật Bản, một đất nước nghèo tài nguyên thiên nhiên thì yếu tố “con người” đã từ lâu được chú trọng và giáo dục con người được xem như một đòn bẩy thúc đẩy công cuộc hiện đại hóa, phát triển kinh tế đất nước.


Mặc dù, văn hóa Nhật Bản in đậm dấu ấn ảnh hưởng của nền văn hóa, văn minh Trung Hoa, nhưng hệ thống và các tư tưởng giáo dục của Nhật Bản lại được thực hiện theo mô hình của các nước phương Tây. Vậy thì, người Nhật đã xây dựng và hiện đại hóa hệ thống giáo dục rất được ca tụng của mình như thế nào? Giáo dục của Nhật Bản đã phát huy vai trò của nó trong công cuộc hiện đại hóa đất nước ra sao? Hiện nay, nền giáo dục của Nhật Bản đang đứng trước những vấn đề gì cần phải cải cách? Các vấn đề trên sẽ được làm rõ trong ba phần dưới đây.

1. Lịch sử hình thành và phát triển giáo dục trước Minh Trị duy tân [Thế kỷ V đến 1868]

Cũng như nhiều nước trên Thế giới, lịch sử hình thành nền giáo dục ở Nhật Bản song song với quá trình tiếp nhận các hệ tư tưởng du nhập từ bên ngoài. “Hệ thống giáo dục chính thức bắt đầu từ khi giới thiệu chữ viết Trung Quốc đầu thế kỷ thứ V, cùng với văn hóa thành văn là đạo Khổng du nhập vào Nhật Bản” [Richard Bowring, Peter Kornicki, 1995, Bách khoa thư Nhật Bản [bản dịch tiếng Việt], [trang 286]]. Thời kỳ đầu, Đạo khổng chỉ được phổ biến trong tầng lớp quý tộc. Đạo Khổng đã có ảnh hưởng to lớn trong việc thiết lập quyền cai trị hợp pháp của các nhà nước đầu tiên ở Nhật Bản. Hiến pháp 17 điều khoản của Thái tử Shotoku [574-622] cũng đã sử dụng một số quy tắc và tư tưởng của đạo Khổng. Tuy nhiên, việc học tập đạo Khổng một cách có hệ thống phải đến thế kỷ thứ VIII, khi một hệ thống trường học mà đứng đầu là trường đại học Khổng giáo được xây dựng ở Nhật Bản. Nền giáo dục lúc này tập trung vào tầng lớp thống trị. Mặc dù tư tưởng quan trọng của Đạo Khổng là coi trọng năng lực con người, khuyến khích người ta đạt được địa vị cao trong xã hội qua học tập và thi cử... được giáo dục tại các trường học, nhưng trong triều đình tư tưởng cha truyền con nối vẫn còn rất mạnh mẽ, nên hệ thống giáo dục lúc bấy giờ cũng chỉ giữ vai trò cung cấp nhân lực cho hệ thống quan lại bậc thấp mà thôi. Thậm chí, những tư tưởng của đạo Khổng không hề được phổ biến tới đại bộ phận dân chúng trong suốt nhiều thế kỷ. Vào năm 1177, trường đại học Khổng giáo bị cháy và không được xây dựng lại nữa.

Thời kỳ Trung cổ của Nhật Bản với những cuộc nội chiến liên miên không tạo điều kiện cho giáo dục phát triển. Mặc dù lúc này cũng có một trường dạy đạo Khổng là trường Ashikaga, nhưng nội dung dạy học chủ yếu liên quan đến bói toán chứ không phải các tư tưởng chính thống của đạo Khổng.

Thế kỷ XVII đánh dấu sự khởi sắc của nền giáo dục Nhật Bản cùng với việc đạo Khổng được phổ biến mạnh mẽ trong dân chúng. Thời kỳ Tokugawa [1600-1868] đã tồn tại 5 loại hình trường học: trường do Mạc phủ quản lý [điển hình là shoheiko], trường Han [hangakko], trường Hương [kyogakko], trường Tư thục [shijuku] và Terakoya. Bốn loại hình trên là dành cho tầng lớp võ sĩ và quý tộc, còn terakoya dành cho tầng lớp bình dân.

Thực ra, Terakoya [trường chùa], mới đầu do các nhà sư mở để giảng dạy cho những người tu hành, sau đó con cái của các võ sĩ trong vùng cũng đến học, và khi nhà nước mở trường dành riêng cho tầng lớp võ sĩ thì Terakoya đã trở thành trường học dành cho con cái các gia đình thường dân. Giai đoạn đầu, chỉ có khoảng vài chục trường chùa trên toàn nước Nhật, nhưng đến cuối thời Tokugawa đã tăng lên tới vài trăm ngàn trường loại này. Sự gia tăng nhanh chóng số lượng Terakoya vào giai đoạn cuối của thời Tokugawa đã chứng tỏ nhu cầu giáo dục của tầng lớp bình dân tăng mạnh. Về hình thức, lúc đầu Terakoya là những lớp học được mở trong chùa, nhưng vì nhu cầu giáo dục ngày càng lớn mà địa điểm để xây dựng các trường chùa chỉ có hạn, nên về sau rất nhiều Terakoya được mở ngay trong phần nhà ở của cá nhân, thậm chí nhiều trường hợp giáo viên đã mở các lớp học không lấy tiền tại nhà mình.

Sự phân bố số lượng Terakoya không đồng đều trên toàn nước Nhật. Hàng ngàn trường tập trung ở khu vực Edo, trong khi đó tại các vùng nông thôn hẻo lánh, mỗi tỉnh chỉ có chừng vài chục trường. Đội ngũ giáo viên cũng có sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị. Ở các vùng nông thôn xa xôi, giáo viên chủ yếu là thầy thuốc và các nhà sư, trong khi ở thành phố hay thị trấn lớn, giáo viên thường xuất phát từ tầng lớp thương nhân, một số từ tầng lớp nông dân. Những người bình dân có một chút trình độ văn hóa này sử dụng thời gian rỗi để giảng dạy tại các trường chùa, họ không đặt nặng việc dạy học làm sinh kế, thế nên học phí chủ yếu là do cha mẹ học sinh tự nguyện đóng góp.

Về nội dung giảng dạy, Terakoya chủ yếu dạy các môn tập đọc và tập viết, với những bài văn mẫu thấm nhuần tư tưởng của đạo Khổng như: phải kính trọng người già, cần cù làm việc, các cách đối nhân xử thế theo quan niệm đạo đức Khổng giáo... Ngoài ra, môn toán cũng được đưa vào giảng dạy tại trường học thuộc các khu đô thị lớn, với tính thực dụng cao. Sau này, các môn học mang nặng ảnh hưởng của học vấn phương Tây như kỹ thuật quân sự, khoa học tự nhiên và tiếng Anh cũng được giảng dạy ở một số trường.

Thời gian này, sách giáo khoa sử dụng tại các Terakoya phần lớn là do giáo viên tự biên soạn. Nói chung, mục đích chính đều nhắm tới việc “giúp học sinh nắm được lễ nghi, đạo đức, biết đọc, viết và tính toán một cách căn bản[2]”.

Phương pháp giảng dạy tại các Terakoya mang nặng tính cá nhân, giáo viên tiến hành chỉ bảo cho từng học sinh và việc học tập, ôn luyện được thực hiện do nỗ lực của từng người. Ngoài việc học tập, học sinh còn tham gia công việc thường ngày của một nông gia hay thương gia, tùy theo đặc điểm và nhu cầu của từng địa phương. Học sinh phần lớn đều sinh sống luôn tại trường học trừ những dịp lễ hay thời vụ. Terakoya giống như một ngôi nhà chung ấm áp tình người, ở đó trẻ em cùng nhau trải qua thời niên thiếu của chúng một cách thân thiết nhưng có kỷ luật. Có thể nói, Terakoya đã góp phần xây dựng một hệ thống giáo dục toàn dân ở Nhật Bản, đặt nền móng cho việc hiện đại hóa giáo dục trong giai đoạn sau.

2. Hiện đại hóa giáo dục thời Minh Trị [1868-1912]

Vào năm 1868, chính quyền được chuyển từ tay Shogun sang Thiên Hoàng, mở đầu cho thời kỳ Minh Trị. Các nhà lãnh đạo Nhật Bản thời kỳ này cảm thấy nguy cơ bị thuộc địa hóa, nếu không nhanh chóng hiện đại hóa đất nước để theo kịp các cường quốc Phương Tây. Cải cách giáo dục đã trở thành một trong ba nội dung quan trọng của công cuộc hiện đại hóa, chính vì giáo dục được nhận định là “một bộ phận then chốt trong việc hình thành hình thái ý thức, sẽ cho phép Nhật Bản trở thành một quốc gia độc lập giàu có và hùng mạnh và giáo dục tạo điều kiện thuận lợi tiếp thu tri thức kỹ thuật hiện đại làm phương tiện thực hiện mục đích đó”[3]. Tư tưởng mới được đưa ra trong cải cách giáo dục lần này là:

“1] Từ bỏ hệ thống phong kiến và hệ thống giáo dục phân tầng của nó. Cơ hội học tập phải được mở ra cho mọi công dân.

2] Mục đích của giáo dục nhà trường là học khoa học thực tiễn bổ ích cho con người.

3] Chi phí giáo dục do người dân đóng góp”.

Tư tưởng mang tính cách mạng này được những người mong muốn phổ cập kiến thức phương Tây mà đứng đầu là ông Fukuzawa Yukichi đưa ra. Nó đã loại bỏ tư tưởng giáo dục phong kiến truyền thống vốn nhấn mạnh sự khác biệt về vị trí xã hội. Lần đầu tiên trong lịch sử, Bộ Giáo dục được thành lập [1871], đề ra mô hình của hệ thống giáo dục mới, học theo mô hình hệ thống giáo dục công nước Pháp. “Đất nước được chia thành 8 học khu. Mỗi một học khu được chia thành 32 khu trường trung học và mỗi một khu trường trung học lại được chia thành 210 khu trường tiểu học. Như vậy, trong 8 học khu có 256 trường trung học và 53.760 trường tiểu học trên khắp đất nước. Việc thiết lập hệ thống giáo dục toàn quốc như vậy giúp cho Chính phủ Minh Trị có cơ sở kiểm soát tập trung giáo dục”.

Tuy nhiên, mô hình và nội dung giáo dục theo kiểu phương Tây do chính phủ đương thời đưa ra dường như chưa cuốn hút được người dân Nhật Bản vốn đã quen với nền giáo dục Khổng giáo. Có thể thấy điều này qua tỉ lệ học sinh đến trường thấp [30%] trong thời gian đầu. Về sau, chính phủ thực hiện hệ thống giáo dục kép với một bên là trường Đại học Tokyo [thành lập năm 1877] nơi dành cho những người ưu tú học tập để sau này sẽ nắm giữ những vị trí lãnh đạo trong chính phủ, và một bên là hệ thống trường tiểu học và trung học cho toàn dân, tập trung vào dạy các kiến thức thực hành và rèn luyện đạo đức.

Thời kỳ này, hệ thống đào tạo giáo viên cũng bắt đầu được xây dựng một cách quy mô. Trường sư phạm đầu tiên được thành lập vào năm 1873, giáo viên chủ yếu là người nước ngoài được thuê đến giảng dạy nhằm phổ biến những nguyên tắc cơ bản về dạy học đối với các trường tiểu học. Toàn bộ chi phí do nhà nước trả. Năm 1875, đã có 8 trường sư phạm được thành lập, nhưng sau bị bãi bỏ chỉ còn lại hai trường là Trường sư phạm Tokyo và Trường nữ sư phạm Tokyo. Sau đó, chính phủ ban hành một đạo luật quy định mỗi tỉnh phải thành lập trường sư phạm riêng của mình. Hệ thống đào tạo giáo viên này tiếp tục được duy trì với một phong cách kỷ luật gần giống như quân đội - cơ sở để tạo nên những giáo viên mà sau này sẽ đào tạo ra “những thần dân trung thành” với Thiên Hoàng.

Đầu thế kỷ XX, hệ thống giáo dục bắt buộc ở cấp tiểu học đã được xây dựng hoàn chỉnh ở Nhật Bản. Giáo dục bắt buộc được mở rộng từ 4 năm lên 6 năm vào năm 1907. Cùng với tốc độ phát triển của công nghiệp hóa, lỉ lệ trẻ em đến trường tiểu học cũng tăng mạnh, từ 65% ở các em nam và 31% ở các em nữ vào năm 1890 đã tăng tương ứng lên 94% và trên 97% vào năm 1910[6]. Rõ ràng là người dân đã nhận thức được sự cần thiết của tri thức trong thời đại mới và trường học trở thành một bộ phận quan trọng của cuộc sống hàng ngày. Song song với việc phổ cập giáo dục tiểu học cho toàn dân là việc đào tạo những người có tri thức cao, phục vụ cho công cuộc hiện đại hóa. Hệ thống giáo dục bậc đại học và đào tạo nghề [giáo dục trung học] được mở rộng với mục tiêu chính là cung cấp nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp, thay vì chỉ đào tạo tầng lớp quan chức như trước đó. Chi phí cho giáo dục ở các cơ sở đào tạo bậc cao như vậy rất được chính phủ chú trọng, đã chiếm tới 32% tổng ngân sách nhà nước chi cho giáo dục.

Nói tới hiện đại hóa giáo dục thời Minh Trị, không thể bỏ qua ba nội dung được chú trọng trong giảng dạy thời kỳ này là dạy tiếng mẹ đẻ, khoa học kỹ thuật và rèn luyện đạo đức. Ba nội dung này đã được đặt ra trong thời Minh Trị và tiếp tục được thực hiện ở những giai đoạn lịch sử sau đó.

Thứ nhất, hệ thống hóa việc giảng dạy tiếng Nhật trong nhà trường được coi trọng vì nó có quan hệ mật thiết với việc hình thành và thống nhất ý thức của cả dân tộc, là nền tảng để phát triển tư duy khoa học và nhận thức về quyền công dân của mỗi người dân. Điều này các nhà lãnh đạo Nhật Bản đã học được từ kinh nghiệm của các nước phương Tây. Năm 1902, Ủy ban nghiên cứu tiếng Nhật [kokugo chosa iinkai] được thành lập, nhiệm vụ chính là hệ thống hóa tiếng Nhật, thống nhất ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, xác lập bảng chữ cái tiếng Nhật và hệ thống phiên âm. Ủy ban này cũng có trách nhiệm phối hợp với Bộ giáo dục lựa chọn sách giáo khoa và lên kế hoạch giảng dạy tiếng Nhật trong nhà trường. Từ năm 1900, môn tập đọc và tập viết tiếng Nhật được đưa vào giảng dạy một cách có hệ thống ở các trường tiểu học với số giờ học chiếm tới hơn 1/2 tổng số giờ học trên lớp. Tiếng Nhật đã nhanh chóng trở thành môn học chính và các phương pháp giảng dạy mới được tích cực tìm tòi, sách giáo khoa cũng được biên soạn, chỉnh lý lại nhiều lần. Chỉ trong vòng chưa đầy 1/4 thế kỷ, nước Nhật đã trở thành quốc gia có tỉ lệ người biết chữ cao nhất trên thế giới.

Nội dung thứ hai được coi trọng trong giáo dục thời Minh Trị là giảng dạy khoa học kỹ thuật. Mặc dù vào thời Edo đã có lác đác vài trường dạy khoa học phương Tây, gọi là rangaku [lan học], nghiên cứu y học và các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Hà Lan, song phải đến thời Minh Trị, các môn khoa học mới được đưa vào giảng dạy trong nhà trường một cách chính quy, có hệ thống với chủ đích rõ ràng của các nhà lãnh đạo nhằm xây dựng một quốc gia “phú quốc cường binh”. Giảng dạy khoa học thời gian đầu chưa gắn với nhu cầu hiểu biết hàng ngày của người dân do mô phỏng hoàn toàn nội dung từ các sách giáo khoa nước ngoài. Thời gian sau, vấp phải cuộc cải cách quyết liệt của các nhà lãnh đạo theo tư tưởng Khổng Giáo, giáo dục khoa học trong trường tiểu học bị thu hẹp và thụt lùi về mọi phương diện, nhường chỗ cho việc rèn luyện đạo đức. Tuy nhiên, không tương xứng với giáo dục khoa học trong trường phổ thông, giảng dạy chuyên nghiệp về khoa học thời kỳ này lại được tích cực thực hiện ở trường đại học và các trường chuyên nghiệp với mục đích cung cấp nhân tài phục vụ cho công nghiệp hóa. Các môn khoa học và công nghệ phương Tây trực tiếp được các giáo viên nước ngoài giảng dạy, sinh viên Nhật Bản được cử ra nước ngoài học tập..., tất cả những điều này đã đặt nền móng cho sự phát triển của giáo dục khoa học kỹ thuật trong giai đoạn sau.

Vấn đề thứ ba là giảng dạy đạo đức - được nhìn nhận như một điều kiện tiên quyết để hiện đại hóa đất nước từ khía cạnh xã hội. Nói một cách khác, các nhà lãnh đạo Nhật Bản đã đưa bộ môn giáo dục đạo đức công dân vào nội dung giảng dạy trong nhà trường với mục tiêu đào tạo ra những công dân có nhân cách hiện đại, biết ý thức về tính độc lập, coi trọng sự bình đẳng và tự do cá nhân... Tuy nhiên, điểm đặc biệt của Nhật Bản khi phổ biến các đạo lý phương Tây như tự do, bình đẳng, độc lập... là Nhật Bản đã phải trải qua một giai đoạn trung gian, nhằm dung hòa đạo đức Khổng giáo phong kiến vốn đã ăn sâu trong lòng người dân suốt hàng trăm năm của thời đại Edo với các quan điểm đạo đức mới. Và như vậy, giáo dục đạo đức công dân thời Minh Trị mặc dù được thực hiện như một môn học hiện đại, song vẫn lồng ghép trong đó những tư tưởng Khổng giáo như đề cao lòng trung thành với Thiên Hoàng và phục tùng chính phủ. Thời gian sau, dưới ảnh hưởng của các phong trào dân tộc, giáo dục đạo đức công dân hiện đại bị thay đổi nội dung khá nhiều và ngày càng nhuốm màu của chủ nghĩa dân tộc.

Tóm lại, với sự cách tân trong hệ thống trường học, phương pháp và nội dung giảng dạy, chính phủ Minh Trị đã xây dựng một hệ thống trường học hiện đại đầu tiên ở Nhật Bản, đặt cơ sở cho sự phát triển của nền giáo dục đứng hàng đầu Thế giới hiện nay.

3. Tình hình giáo dục giai đoạn từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đến nay.

Hệ thống giáo dục-đào tạo ở Nhật Bản đã có rất nhiều thay đổi kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Năm 1947, Luật cơ bản về giáo dục được ban hành, đặt ra mục đích: “Giáo dục phải nhằm mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách, phấn đấu nuôi dưỡng một dân tộc lành mạnh về tinh thần và thể chất, một dân tộc yêu công lý và sự thật, đánh giá cao các giá trị cá nhân, tôn trọng lao động và có ý thức sâu sắc về trách nhiệm và thấm nhuần tinh thần độc lập, để xây dựng một nhà nước và xã hội hoà bình”. Để đạt được mục tiêu này, nguyên tắc giáo dục bình đẳng được đặt lên hàng đầu. Điều này có nghĩa là, lần đầu tiên trong lịch sử, mọi người dân Nhật Bản có quyền như nhau trong việc tiếp thu giáo dục phù hợp với khả năng của bản thân, không phân biệt chủng tộc, tín ngưỡng, giới tính, địa vị xã hội, điều kiện kinh tế hay nguồn gốc gia đình. Hệ thống giáo dục nhà trường đã được thay đổi theo mô hình của Mỹ 6-3-3-4: 6 năm tiểu học, 3 năm trung học cơ sở, 3 năm trung học phổ thông và 4 năm đại học. Giáo dục bắt buộc ở cấp tiểu học và trung học cơ sở đã tạo điều kiện cho mọi trẻ em từ 6 đến 15 tuổi được học tập miễn phí, nâng tỷ lệ phổ cập giáo dục ở Nhật Bản lên đến 99,98%, một tỷ lệ cao so với các nước Âu Mỹ. Ngay cả đối với trẻ em bị khuyết tật và chậm phát triển, việc học tập cũng luôn luôn được khuyến khích và các điều kiện học được nhà nước đảm bảo như với những trẻ em bình thường khác. Quá trình dân chủ hoá giáo dục đã tạo điều kiện cho giáo dục Nhật Bản phát triển về mọi mặt.

Về quy mô, giáo dục-đào tạo được mở rộng ở tất cả các bậc học, ngành học. So với hệ thống giáo dục hồi trước chiến tranh, hệ thống này đã có sự thay đổi lớn, đạt được tính thống nhất cao hơn.

Ở bậc mẫu giáo: Nhật Bản chú trọng tới việc giáo dục trẻ em ngay từ bậc mẫu giáo. Một nền tảng nhận thức về thế giới xung quanh đã được chuẩn bị ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ tuổi. Theo số liệu của Bộ Giáo dục về các cơ sở chăm sóc trẻ trước tuổi đến trường, năm 1997 có tổng cộng 14.690 nhà trẻ và trường mẫu giáo trên toàn nước Nhật với số trẻ em được chăm sóc tại đây là 1.789.457 em; tỉ lệ học sinh cho mỗi giáo viên là 21,5[7].

Ở bậc tiểu học và trung học cơ sở [giáo dục bắt buộc]: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã thực hiện mô hình giáo dục của Mỹ 6-3-3-4, với 6 năm tiểu học, 3 năm trung học cơ sở, 3 năm trung học phổ thông và 4 năm đại học. Chương trình giáo dục bắt buộc cũng tăng từ 6 năm đến 9 năm, đưa tỷ lệ học sinh thi vào trung học phổ thông lên đến 94,2%, ngang với tỷ lệ của Mỹ. Năm 1998, tổng số học sinh tiểu học trên toàn quốc là 7.663.500 em và số học sinh trung học cơ sở là 4.380.600 em.

Ở bậc trung học phổ thông: Sau khi hoàn thành chương trình giáo dục bắt buộc, hầu hết học sinh học lên cấp ba. Các trường phổ thông trung học được chia làm ba loại: trường giáo dục phổ thông, trường dạy nghề và các trường đào tạo kết hợp. Tổng số học sinh ở cả ba loại trường này là 4.891.917 người, trong đó học sinh trường phổ thông chiếm khoảng 73,6%, học sinh trường nghề và trường đào tạo kết hợp khoảng 26,4%. Về cơ sở dạy học, tổng cộng có 5.427 trường, trong đó trường quốc lập là 17 trường, trường công lập địa phương nhiều nhất-chiếm tới 4.128 trường và số trường dân lập là 1.282 trường.

Khu vực giáo dục kỹ thuật-nghề nghiệp: đây thực chất là một chi nhánh của giáo dục phổ thông, nhằm thoả mãn nhu cầu về lực lượng lao động có học vấn khi nền kinh tế bước vào giai đoạn phát triển mạnh. Có 5 loại cơ sở đào tạo được nhà nước chấp nhận là: trường kỹ thuật, trường nông nghiệp, trường thương mại, trường hàng hải và trường bổ túc [đào tạo không tách rời nơi sản xuất]. Năm 1945, Nhật Bản có 1.743 trường loại này và năm 1973 đã tăng lên gần 8.000 trường [kể cả các trường dạy nữ công và các môn học mới]. Tại đây, học viên được trang bị những tri thức khoa học-ứng dụng đủ sâu và những kỹ năng nghề nghiệp đủ vững vàng để họ có ngay điều kiện đi thẳng vào sản xuất sau ngày ra trường. Tuy nhiên, khi đến làm việc tại xí nghiệp, những người công nhân chưa được bố trí ngay vào công đoạn tương xứng với địa vị lẽ ra họ phải có mà phải gia nhập vào hàng ngũ của những người học nghề tại “hiện trường” để “tái nhập cuộc từ từ”. Chính thời kỳ học nghề tại nơi sản xuất sẽ giúp cho các học sinh mới tốt nghiệp thích ứng dần dần với cái thế giới bé nhỏ trong xí nghiệp của họ. Đây là quá trình đào tạo lại, một nét độc đáo của các công ty, xí nghiệp Nhật Bản và cũng chính là điểm ưu việt trong công tác đào tạo ở nước này.

Ở khu vực đào tạo bậc cao: Số lượng trường đại học, cao đẳng, dạy nghề sau bậc trung học đã tăng nhanh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai cùng với sự gia tăng đều đặn số sinh viên. Tính đến năm 1984 có 62 trường cao đẳng kỹ thuật với 47.527 sinh viên, 536 trường đại học ngắn hạn với 381.873 sinh viên và 460 trường đại học với 1.843.153 sinh viên. Tỷ lệ học sinh phổ thông trung học đỗ vào đại học là gần 38%. Theo chỉ số này, Nhật Bản đã vượt xa Anh [22%], Pháp [25%] và chỉ đứng sau Mỹ [45,2%]. Sau đại học có các khoá đào tạo hai năm cho bậc cao học và ba năm cho bậc tiến sĩ sau cao học. Các học viên sẽ nhận được học hàm thạc sĩ hoặc tiến sĩ sau khi bảo vệ luận án. Theo số liệu của Bộ Giáo dục, năm 1984 có 279 học viện trên đại học với 65.692 học viên, trong đó số người được đào tạo ở bậc thạc sĩ là 45.105 người và ở bậc tiến sĩ là 20.587 người[8]. Như vậy, có thể thấy quy mô của giáo dục Nhật Bản đã được mở rộng, tuy thiên về đào tạo đại trà mà chưa chú trọng đến nghiên cứu, song đã đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực cho việc phát triển kinh tế đất nước.

Về chất lượng giáo dục-đào tạo, Nhật Bản đã đạt được một kết quả đáng để các nước phải nể trọng. Hiện nay, Nhật Bản có thể tự hào là một đất nước của học vấn với 99,98% dân số ở độ tuổi 6 đến 15 được phổ cập giáo dục bậc tiểu học và trung học cơ sở, 94,2% dân số độ tuổi 15 đến 18 tốt nghiệp phổ thông trung học và xấp xỉ 50% dân số độ tuổi 18 đạt được trình độ đại học[9]. Chương trình giáo dục được chuẩn hoá cao độ từ sách học cho đến nội dung các khoá học đã đưa tới kết quả là năng lực ở trình độ quốc gia của Nhật Bản đạt chất lượng hàng đầu trên thế giới, thể hiện ở các giải thưởng cao mà học sinh Nhật Bản gặt hái được trong các kỳ thi quốc tế. Bên cạnh đó, để thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của một xã hội có định hướng thông tin, giáo dục ở nhà trường Nhật Bản cũng không ngừng được cải tiến. Máy tính được đưa vào nhà trường cùng với sự phát triển những phần mềm giáo dục đã làm tăng hiệu quả dạy học, đồng thời giúp nuôi dưỡng những phẩm chất cần thiết [như khả năng sử dụng các hệ thống thông tin...] cho trẻ em bước vào một xã hội tương lai với những mạng thông tin tinh vi. Ở khu vực giáo dục bậc cao, tuy thời kỳ này hoạt động nghiên cứu học thuật chưa được chú trọng, song những cơ sở đào tạo đa dạng đã làm tròn được vai trò cung cấp nguồn nhân lực cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Cơ sở vật chất dành cho giáo dục cũng được nhân lên đáng kể. Hiện nay, trên toàn nước Nhật có 15.211 trường mẫu giáo, 25.064 trường tiểu học, 11.047 trường trung học cơ sở, 5.427 trường trung học phổ thông, 62 trường cao đẳng kỹ thuật, 2.936 trường đào tạo nghề, 4.474 trường đào tạo hỗn hợp, 536 trường đại học ngắn hạn và 460 trường đại học.

Ở khu vực đào tạo bậc thấp ít có sự khác biệt về cơ sở vật chất giữa các trường công và trường tư, song ở khu vực đào tạo bậc cao - đây là một hệ thống đa dạng với quy mô lớn, nhỏ khác nhau: có trường được trang bị hiện đại từ thư viện, các viện nghiên cứu chi nhánh đến các bệnh viện..., nhưng cũng có những trường đại học chỉ có một khoa. Nhìn chung, phần lớn các trường đại học tư được thành lập sau năm 1945 đều có quy mô nhỏ và khả năng tài chính hạn hẹp. Mặc dù có sự khác nhau lớn về cơ sở vật chất, song hai phần ba số lượng sinh viên Nhật Bản lại tập trung ở khu vực trường tư, nơi mà điều kiện học tập thấp kém hơn nhiều so với các trường công. Hiện nay, Bộ Giáo dục đang có sự điều chỉnh lại nhằm khắc phục sự khác biệt này.

Mặc dù đã đạt được những thành tựu to lớn như vậy, song vào đầu thập niên 80, cùng với những biến động của đời sống xã hội và những đổi thay trong môi trường quốc tế, nền giáo dục Nhật Bản bắt đầu bộc lộ những khiếm khuyết. Nhịp độ phát triển kinh tế cao trong một thời gian dài tuy có đem đến cho Nhật Bản sức mạnh tài chính để phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, song chính nhịp độ phát triển cao và những thay đổi xã hội mà nó đem lại đã tăng cường yếu tố cạnh tranh trong thi cử, chạy theo bằng cấp... dẫn đến một sự méo mó rõ rệt của quá trình giáo dục. Bên cạnh đó, cũng là vấn đề chung ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển, sự chi phối của văn hoá truyền thông, xu hướng đô thị hóa mạnh mẽ, sự gia tăng các gia đình hạt nhân, giảm dần các cơ hội sinh hoạt văn hóa cộng đồng, các vấn đề phân rã môi trường... đã gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển của trẻ em: tình trạng quá căng thẳng về thể chất và tinh thần đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong giáo dục, thể hiện ở nạn bạo lực, bắt nạt nhau trong giới học sinh đang ngày càng gia tăng. Ở gia đình, việc dạy cho trẻ em các quy tắc đối nhân xử thế, kỷ luật tu thân, bồi dưỡng tinh thần cộng đồng... đang bị lơi lỏng, nói cách khác, sức giáo dục của gia đình bị giảm sút nghiêm trọng. Một số vấn đề khác nằm ở cơ cấu hệ thống giáo dục hiện thời, đó là sự thiếu hụt các điều kiện vật chất có thể đáp ứng được nhu cầu về việc chăm sóc và giáo dục trẻ em trước tuổi đến trường, hoặc do sự đánh giá quá cao vai trò của trường phổ thông trung học trong việc xếp hạng khả năng trí tuệ của trẻ em, nhấn mạnh quá mức vào các nguyên tắc nhà trường mà giáo dục ở bậc trung học cơ sở đang bị biến dạng, méo mó. Ngoài ra, giáo dục cho người khuyết tật cũng đang là vấn đề được chính phủ Nhật Bản quan tâm. Cuối cùng là vấn đề của giáo dục bậc cao. Hiện nay, Nhật Bản đang đứng trước tình trạng giảm nghiêm trọng số người ở độ tuổi mười tám do sự già hoá dân số và tỷ lệ trẻ em ra đời thấp qua từng năm. Ước tính đến năm 2010, một trăm phần trăm số thanh niên muốn học đại học sẽ vào được đại học do chỉ số tuyển sinh trùng khớp hoàn toàn với số lượng dự thi đầu vào. Điều này sẽ làm mất đi động cơ cố gắng học tập của sinh viên Nhật Bản, tất yếu dẫn đến sự phân cực: thiểu số ham học sẽ thi vào các trường chất lượng cao trong khi đa số lười học. Hiện tượng chạy theo số lượng, quá thiên về đào tạo đại trà, thiếu hụt nghiêm trọng các cơ sở nghiên cứu cũng đang là vấn đề nổi cộm.

Hiện nay, Bộ giáo dục Nhật Bản đã phát động một cuộc cải cách nhằm xóa bỏ những vấn đề bất cập, hướng tới một hệ thống giáo dục biết phát huy năng lực và cá tính của từng học sinh và xây dựng một “xã hội học tập suốt đời” - nơi mỗi người có thể tiếp thu những tri thức phù hợp với nguyện vọng, sở thích và khả năng của mình thông qua chính những thể nghiệm trong cuộc sống.

Nguồn:cjs.inas.gov.vn

Cải cách giáo dục và những tác động chủ yếu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [17.93 MB, 237 trang ]

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHẢN VĂN
■ ■ • ■
________
***
________
_____
ĐẶNG XUÂN KHÁNG
CẢI CÁCH GIÁO DỤC VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG
CHỦ YẾU ĐỐI VỚI Sự PHÁT TRIÊN
KINH TẾ - XÃ HỘI NHẬT BẢN
[TừMINH TRỊ DUY TẦN ĐẾN THỜI KỲ SAU
CHIẾN TRANH THÊ GIỚI THỨ HAI]
CHUYẾN NGÀNH: LỊCH s ử CẬN ĐẠI VÀ HIỆN ĐẠI
M ã số: 5.03.04
LUẬN ÁN TIẾN S ĩ LỊCH s ử
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
G S . V Ũ D Ư Ơ N G N IN H
HÀ NỘI - 2003
MỤC LỤC
A- PHÂN MỚ ĐÃU
1. Ý nghĩa khoa học và mục đích nghiên cứu của đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
4. Kết quả và đóng góp của luận án
5. Nguồn tư liệu
6. Kết cấu của luận án
B- PHẨN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CẢI CÁCH GIÁO DỤC THỜI MINH TRỊ DUY TÂN
1.1. Nước Nhật và nền giáo dục Nhật Bản trước thời M inh Trị
1.2. Công cuộc Duy tân Minh Trị


1.3. Những nguyên tắc tiến hành cải cách giáo dục
1.4. Các giai đoạn cải cách chủ yếu
1.4.1. Giai đoạn 1872-1885: Du nhập mô hình giáo dục mới
1.4.2. Giai đoạn 1885-1912: Hoàn thiện hệ thống giáo dục
và luật giáo dục
1.5. Hình thành hệ thống giáo dục hiện đại
1.5.1. Trường tiểu học
1.5.2. Trường trung học và trường chuyên nghiệp
1.5.3. Giáo dục cao đẳng và đại học
1.5.4. Trường sư phạm và vấn đề đào tạo giáo viên
1.6. Những tác động chủ yếu đến sự phát triển kinh tế - xã hội
Nhật Bản
CHƯƠNG 2: CẢI CÁCH GIÁO DỤC SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
THỨ HAI
2.1. Tình hình nước Nhật và giáo dục Nhật Bản sau chiến tranh
2.2. Sự chiếm đóng của Mỹ và bước khởi đầu của công cuộc cải
cách giáo dục
2.3. Cải cách giáo dục lần thứ hai
2.3.1. Luật giáo dục cơ bản
2.3.2. Áp dụng hệ thống giáo dục mới
2.4. Những tác động của cải cách giáo dục đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội.
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VỀ CẢI CÁCH GIÁO DỤC ở NHẬT BẢN VÀ
TÌNH HÌNH GIÁO DỤC NHẬT BẢN HIỆN NAY
3.1. Nhận xét về cải cách giáo dục thời Minh Trị và cải cách
sau năm 1945.
3.2. Mấy suy nghĩ về tình hình giáo dục Nhật Bản hiện nay.
c. KẾT LUẬN
m
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BÔ


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

m
107
113
123
123
129
147
156
156
167
183
190
191
210
107
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
1.1.
Số lượng các trường trong thời Tokygavva. 26
1.2.
Số học sinh đến trường trung bình hàng năm. 26
1.3.
Tỷ lệ người biết chữ những năm cuối thời kỳ Tokugavva.
27
1.4.
Số lượng chuyên gia nước ngoài đến Nhật Bản thời kỳ đầu
Minh Trị.


37
1.5.
Tỷ lệ chi phí cho giáo dục của Trung ương và địa phương.
39
1.6.
Tỷ lệ ngàn sách dành cho giáo dục của các cấp hành chính.
40
1.7.
So sánh chi phí giáo dục và quân sự của một số nước. 50
1.8.
Phân bố kinh phí năm 1873 của Bộ Giáo dục. 51
1.9.
Số lượng trường học và học sinh trung học.
79
1.10. Tỷ lệ hoàn thành giáo dục nghĩa vụ.
92
1.11. Tỷ lệ đi học xếp theo nhóm xã hội và thời gian đi học năm
1885 ở tỉnh Mie.
93
1.12. Tiền lương khởi điểm của xí nghiệp Mitsubishi.
101
1.13. Lý lịch học của các nhà kinh doanh của 250 công ty lớn nhất
102
1.14. Các ứng viên trúng tuyển chuyển ngạch viên chức cao hơn
theo năm và trường tốt nghiệp.
102
2.1
Tinh trạng thể lực của trẻ em Nhật Bản.
112
2.2.


Thực trạng lớp học khổng đúng tiêu chuẩn [1949].
135
2.3.
Tỷ lệ học sinh theo học trung học bậc cao.
140
2.4.
Tổng số sinh viên hệ đại học ngắn hạn.
143
2.5.
Số sinh viên và giáo viên trong các trường đại học và đại
học viện.
149
2.6. Trình độ học vấn trong công nhân.
150
2.7.
Xu hướng học ỉên trong thanh thiếu niên Nhật Bản.
151
2.8.
Những thay đổi trong cơ cấu cư dâ
152
3.1.
Giáo dục nghĩa vụ ở một số nước [đến 1958].
161
A- PHẦN Mỏ ĐẨU
1. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN c ứ u CỦA ĐỂ TÀI
1.1. Vào nửa sau của tháng 8 năm 1945, trong khung cảnh hoang tàn vì
bại trận, ngay cả người Nhật lạc quan nhất cũns không nghĩ rằng họ lại có
được đất nước giàu có như ngày nay. Nhưng họ đã nhanh chóng thích nghi với
một thực tế không thể phủ nhận, để rồi 20 năm sau, v à o năm 1968, GNP c ủ a
Nhật Bản đã vượt Đức, vươn lên đứng hàng thứ hai thế giới tư bản, sau Mỹ.


Nghĩa là vừa tròn 100 năm, từ một quốc gia phons kiến, dựa vào nông nghiệp,
Nhật Bản trở thành một cường quốc công nghiệp. Họ đã thực hiện được trọn
vẹn khẩu hiệu mà thế hệ Thiên hoàng Minh Trị vạch ra có vẻ như duy ý chí
vào thời điểm của năm 1868 là “học tập phương Tây, đuổi kịp phương Tây, đi
vượt phương Tây”.
Sự phát triển “thần kỳ” của quốc gia phương Đông duv nhất lúc này đã
khiến cho người phương Tây ngạc nhiên và từ đó Nhật Bản trở thành đối tượng
nghiên cứu của các học giả, các nhà chính trị, kinh tế trên toàn thế giới.
Họ đã lý giải thành công này từ nhiều góc độ khác nhau. Chẳng hạn,
trong cuốn Phát triển kinh tế của nước Nhật hiện đại, hai tác giả Takafusa
Nakamura và Bemard R.G.Grace đặt câu hỏi để lý giải “cái gì đã làm cho sự
tăng trưởng kéo dài đó có thể thực hiện được? Michio M orishima lấy tiêu đề
cho cuốn sách của mình: Tại sao Nhật Bản thành công. Công nghệ phương
Tây và tính cách Nhật Bản. Còn Ezora F.Vogel kinh ngạc vì những thành
công của Nhật Bản đã phân tích những nguyên nhân của hiện tượng Nhật Bản
trong cuốn sách của mình Hoa Kỳ học gì ở Nhật Bản [Nhật Bản là số một].
Dù ở góc độ nghiên cứu nào, chính trị, kinh tế, lịch sử hay xã hội học
thì giáo dục vẫn được coi là một trong những yếu tố góp phần vào sự thành
1
công của nước Nhật. Cố Thủ tướng Nhật Bản Yoshida Shigeru [PL.1.44] cũng
cho rằng: “Quan trọng nhất người Nhật là một giống có khả năng, với tiêu
chuẩn giáo dục cao và hãnh diện về truyền thống của mình” [176, tr.55].
Vì vậy việc nghiên cứu những thành công trong lĩnh vực giáo dục của
Nhật Bản sẽ góp phần vào việc nhìn nhận một cách trực diện hơn những yếu tố
làm biến đổi không ngừng nước Nhật, từ vị trí gần như “bị bỏ quên” trong con
mắt của người phương Tây, trở thành một đất nước có ảnh hưởng toàn diện
trên quy mô toàn thế giới.
1.2. Lịch sử giáo dục Nhật Bản đã trải qua các giai đoạn phát triển
khác nhau.
- Từ khỏi thuỷ đến thế kỷ VII được coi là giai đoạn phát triển có tính


chất gia đình, tự phát. Nhờ việc du nhập chữ Hán từ Trung Hoa, người Nhật đã
sáng tạo ra chữ viết riêng cho mình. Tuy nhiên, một nền giáo dục mang tính
quốc gia vẫn chưa được hình thành.
- Từ th ế kỷ VIII đến năm 1600 là thời kỳ giáo dục có tổ chức. Học tập
văn minh Trung Hoa, Nhật Bản đã công bố đạo luật về việc tổ chức nền giáo
dục 2 cấp trên quy mô toàn quốc. Những trường học đều đã được xây dựng ở
trung ương và địa phương.
- T ừ năm 1600 đến ỉ 868, Nhật Bản đặt dưới sự chi phối của chính
quyền dòng họ Tokugawa. v ề giáo dục, các tướng quân của dòng họ
Tokugawa có công to lớn trong việc khuyếch trương nền giáo dục Nhật Bản.
Nhiều trường học được mở ra từ thành thị tới nông thôn, cho phép một tỷ lệ cư
dân đáng kể cắp sách tới trường. Điều đó đã tạo cơ sở thuận lợi cho sự phát
triển nhảy vọt của nền giáo dục nước này ở giai đoạn sau.
- Từ 1868 đến 1912 là thời kỳ Nhật Bản đặt dưới sự lãnh đạo của Thiên
Hoàng M inh Trị. Cùng với những cải cách nổi tiếng trong thời kỳ này, nền
giáo dục hiện đại của Nhật Bản đã hình thành và được củng cố vững chắc.
2
- T ừ 1912 đến 1945 là thời kỳ mở rộng hệ thống giáo dục Nhật Bản và
thời kỳ giáo dục thời chiến. Sự phát triển khá nhanh của các trường đại học
trong thời gian này phản ánh một nhu cầu mới của giáo dục Nhật Bản.
- Từ năm 1946 là thời kỳ xây dựng hệ thống giáo dục dân chủ mới.
Mặc dù sự vận động, phát triển của nền giáo dục Nhật Bản là liên tục.
Nhưng những cải cách dưới thời Minh Trị và những năm đầu sau chiến tranh
thế giới thứ hai đã tác động mạnh m ễ nhất đến sự phát triển của nền giáo dục
nước này cũng như ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Nhờ những cải cách triệt để trong thời Minh Trị đã đặt cơ sở thực sự
cho việc hình thành nền giáo dục hiện đại của Nhật Bản. Toàn bộ hệ thống
giáo dục mới được xây dựng theo mô hình của phương Tây, từ tổ chức quản lý
đến việc sắp xếp hệ thống nhà trường và chương trình giảng dạy. Thông qua
một số sự kiện, bản luận án cho thấy một cách nhìn mới về thế giới của người


Nhật. Những chính sách do chính quyền Minh Trị thực thi phản ánh sự đổi
mới tư duy trong toàn bộ đường lối nói chung và giáo dục nói riêng. Từ đó
lịch sử nước này chuyển sang một giai đoạn phát triển mới. v ề kinh tế, Nhật
Bản nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp cùng với khẩu hiệu văn minh
khai hoá. v ề chính trị, Nhật Bản không những thoát khỏi âm mưu thôn tính của
phương Tây mà còn tham gia vào hàng ngũ các nước đế quốc chủ nghĩa.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, một lần nữa người Nhật đổi mới tư
duy trước thảm hoạ của chiến tranh. Những cải cách triệt để lại được tiến
hành. Nền giáo dục Nhật Bản, mặc dù vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng của phương
Tây nhưng nó đã thay đổi về chất trong bối cảnh quốc tế mới.
Qua việc trình bày một cách hệ thống hai cuộc cải cách, bản luận án
phân tích những ảnh hưởng trực tiếp của nó đối với sự phát triển kinh tế của
nước Nhật. Đây là những vấn đề không phải chỉ riêng của Nhật Bản mà còn là
bài học cho các nước ở mỗi giai đoạn phát triển, trong đó có Việt Nam đang
3
trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Hơn nữa, nền giáo dục Việ
Nam cũng đang trong thời kỳ điều chỉnh cải cách lần thứ 3 nhằm đáp ứn<
những yêu cầu to lớn của công cuộc phát triển đất nước. Vì vậy những kirứ
nghiệm của Nhật Bản là bài học tham khảo có ý nghĩa cho công cuộc đổi mớ
giáo dục của Việt Nam.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN cứu VẤN ĐỂ
2.1 Việc nghiên cứu Nhật Bản không phải chỉ phát triển mấy chục nărr
trở lại đây, mà trên thực tế ngay từ trước đó rất lâu, nhiều học giả phương Tâ]
đã quan tâm đến quần đảo này nhằm phục vụ cho công việc truyền giáo VỀ
chính sách thực dân hoá của họ. Nhiều công trình nghiên cứu từ thế kỷ XVI-
x v n vẫn còn được lưu trữ ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan
Tuy nhiên, nhiều học giả cho rằng Siebod Philip Franz Von [1796-1866;
[PL.1.35] chính là nhà nghiên cứu Nhật Bản đầu tiên. Ông đến Nhật năm 1823
và làm việc trong một thương quán Hà Lan. Sau khi trở về nước năm 1828 ôns
đã công bố nhiều sách viết về Nhật Bản, Trong đó có những cuốn được đánh


giá rất cao, làm cẩm nang cho những người nghiên cứu về Nhật Bản sau này
như cuốn Nippon, Nhật Bản thực vật chí, Nhật Bản động vật chí
Trong số các nhà nghiên cứu về Nhật Bản ở nước ngoài thì các học giả
Mỹ thành công nhất trong lĩnh vực này. Có hai thế hệ được coi là đặt nền
móng cho Nhật Bản học ở Mỹ. Thế hệ đầu tiên là con cái của các nhà truyền
giáo. Họ sinh ra ở Nhật, sống và học trong các trường học Nhật Bản. VI vậy
họ am tường về ngôn ngữ và mọi mặt của đời sống xã hội Nhật Bản. Thế hệ
thứ hai từng sống trong cơ quan ngoại giao Nhật Bản ở Tokyo hoặc học tiếng
Nhật rất giỏi trong các trường của hải lục quân Mỹ thời kỳ chiến tranh thế giới
thứ hai. Nhiều người thuộc thế hệ này quan tâm nghiên cứu vấn đề giáo dục c
Nhật Bản. Chẳng hạn, năm 1965 Hebert Passin, Giáo sư Đại học Columbis
cho xuất bản một cuốn sách nổi tiếng Society and Education in Japan được
4
V
dịch sang tiếng Nhật là Giáo dục và hiện đại hoá Nhật Bản [213]. Mặc dù
cuốn sách không thật đồ sộ, nhưng với 7 chương, tác giả đã trình bày một cách
hệ thống về quá trình hiện đại hoá nền giáo dục Nhật Bản từ thời Minh Trị
Duy tân. Tác giả cho rằng sự khác nhau của giáo dục Nhật Bản trước và sau
năm 1945 là ở phương thức đào tạo tinh hoa trước năm 1945 và việc đại chúng
hoá giáo dục bậc cao sau năm 1945. Passin cũng cho rằng trình độ học vấn
chính là tờ giấy thông hành để bước vào giới lãnh đạo các cấp. Một tác giả
khác, Richard Rubinger, là nhà giáo dục học so sánh đã nhận học vị Tiến sĩ
của Viện nghiên cứu Tokugavva qua cuốn sách Shiịuku [Tư thục] do ôns côna
bố ở Đại học Columbia năm 1979. Cuốn sách đề cập một cách sâu sắc về hệ
thống trường tư thuộc các trường phái khác nhau ở Nhật Bản trong thời kv
Tokugawa và cho rằng Trường tư đã mở cửa nước Nhật. Sau khi phân tích về
hai phái Hán học và Lan học trong các trường này, Richard R. đã chia thành 3
loại trường. Tư thục Quốc học là nơi đề cao chủ nghĩa dân tộc. Các tư thục kv
nghệ chung, là những trường giảng dạy mang tính thực tế. Loại tư thục thứ 3
là những trường có mục tiêu trực tiếp hành động. Đó là các trung tâm truyền


bá tư tưởng cải cách, góp phần tích cực cho công cuộc M inh Trị Duy tân.
Cũng viết về giáo dục thời kỳ này còn có cuốn Giáo dục thời kỳ Edo của
Ronald Dore [Đại học Michigan, 1984]. Hoặc các cuốn sách viết về giáo dục
giai đoạn sau này như Nhà trường Nhật Bản - Những bài học cho nước Mỹ
công nghiệp [The Japanese Schools - Lessons for Industrial America] của
Benjamin Duke, cuốn Trường Trung học Nhật Bản [The Japanese Secondary
Schools] cuả Thomas P.Rohlen. Nhìn chung các tác giả đều đánh giá rất cao
hệ thống giáo dục của nước Nhật. Thậm chí Thomas Rohlen còn cho rằng chất
lượng giáo dục của Nhật Bản thuộc loại hàng đầu thế giới. Tuy nhiên Rohlen
cũng đưa ra những mặt trái của giáo dục nước này như vấn đề chạy đua trong
thi cử và tệ nạn học đường. Thomas Rohlen được coi là ngưòi nghiên cứu tỉ mỉ
thực tiễn giáo dục trung học của Nhật Bản hơn bất kỳ người Mỹ nào khác.
5
Ngoài ra, rất nhiều tác phẩm của các học giả M ỹ viết về Nhật Bản,
trong đó đề cập tới giáo dục như là một trong những yếu tố quyết định tới
thành công của nước này. Chẳng hạn, Phong cách người Nhật trong kinh
doanh [The Japanese mind - The goliath Explained] của Robert C.Christopher.
đã được Nhà xuất bản Thống kê dịch sang tiếng Việt năm 1995, tác giả cho
rằng: Hệ thống giáo dục của Nhật Bản có thể là hĩãi hiệu nhất trên thế giới
[21, tr.109]. Ezra F. Vogel đã đưa ra nhiều mặt ưu điểm của giáo dục Nhật
Bản trong công trình nghiên cứu của mình: Nhật Bản là số một. Những bài
học cho Hoa Kỳ [Japan as number one. Lessons for America].
Đối với các học giả Nhật Bản, Bộ Giáo dục cũng như Hội đồng Giáo
dục Trung ương đã có nhiều bản tổng kết, nhiều cuốn sách viết về quá trình
phát triển của giáo dục Nhật Bản. Đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm 100 năm Minh
Trị Duy tân [1868-1968] nhiều chuyên khảo đã được công bố. Bộ Giáo dục
Nhật Bản cho lưu hành cuốn sách Giáo dục và vấn đề canh tân hoá tại Nhật
Bản của hai tác giả Makoto Aso [Đại học Sư phạm Tokyo] và Ikuno Amano
[Đại học Nagoya]. Cuốn sách đã trình bày quá trình phát triển của giáo dục
Nhật Bản từ thời Minh Trị và vai trò của nó trong quá trình công nghiệp hoá


đất nước. Đây cũng là dịp nước Nhật nhìn lại thành quả của 100 năm phát
triển nói chung và trong lĩnh vực giáo dục nói riêng. Đồng thời, cũng từ lúc
này, Hội đồng Giáo dục Trung ương có nhiều nghiên cứu xây dựng mố hình
giáo dục Nhật Bản cho thế kỷ XXI.
Các nhà nghiên cứu giáo dục cũng đặc biệt quan tâm tới vấn đề này.
Một trong những nhà nghiên cứu giáo dục nổi tiếng nhất Nhật Bản là Giáo sư
Kaigo Tokiomi [Đại học Tổng hợp Tokyo]. ô ng đã viết nhiều sách về lịch sử
phát triển của nền giáo dục Nhật Bản, trong đó có cuốn: Nền giáo dục Nhật
Bản [1868-1968]. Một Giáo sư khác cũng của Đại học Tokyo là Ikuno Amano
đã công bố hàng chục tác phẩm đề cập các vấn đề khác nhau của giáo dục. Có
6
thể kể ra một số tác phẩm như : Giáo dục và thi tuyển [1982], Suy nghĩ vê' cải
cách giáo dục [1985], Nguy cơ giáo dục [1987], Nghiên cứu giáo dục cao
đẳng Nhật Bản hiện đại [1989], Bàn về trường chuyên nghiệp ch ế độ cũ
[1993], Q uan sát về giáo dục hiện nay [1993]
Ở Việt Nam, vào những năm gần đây các học giả quan tâm nhiều hơn
tới giáo dục của Nhật Bản trước nhu cầu ngày càng cao trong việc đào tạo
nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tuy nhiên, chỉ có một cuốn sách viết về giáo dục Nhật Bản tương đối hoàn
chỉnh được xuất bản cách đây khá lâu vào năm 1965 ở Sài Gòn là cuốn Giáo
dục Nhật Bản hiện đại của Đoàn Văn An. Cuốn sách giới thiệu một cách khái
quát những bước phát triển của giáo dục Nhật Bản và cơ cấu của nền giáo dục
Nhật Bản hiện đại. Các tác phẩm gần đây hoặc trình bày một cách khái quát
như cuốn Lịch sử giáo dục thời Minh Trị Duy tân của PGS. Nguyễn Văn
Hồng, hoặc đề cập trong c ả i cách ở Nhật Bản trong những năm 1945-1951
của TS. Hoàng Minh Hoa, hoặc trình bày ở một góc độ khác như Chiến lược
con người trong phát triển kinh tế Nhật Bản ở giai đoạn thần kỳ 1951-1973
của TS. Lưu Ngọc Trịnh, hoặc các bài nghiên cứu của TS. Nguyễn Văn Kim,
Đặng Xuân Kháng
3. PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:


Vào thời điểm triển khai đề tài luận án, cuộc cải cách giáo dục lần thứ 3
ở Nhật Bản chưa thực sự khởi động. Vì vậy, luận án được giới hạn ở cuộc cải
cách lần thứ nhất [thời kỳ M inh Trị Duy tân] và cải cách lần thứ hai [sau năm
1945]. Cuộc cải cách lần thứ nhất diễn ra trong suốt thời kỳ Minh Trị [1868 -
1912]. Trên thực tế, vào lúc này, nền giáo dục Nhật Bản phải xây dựng lại từ
đầu, vừa học tập vừa cải cách. Vì vậy, những sự kiện đề cập trong luận án diễn
ra trong một thời gian dài và được phân tích một cách toàn diện.
7
Cuộc cải cách lần thứ hai diễn ra trong một thời gian ngắn hơn, chủ yếu
trong thời gian chiếm đóng của quân Đồng minh [1945 - 1952]. Hơn nữa, nền
giáo dục hiện đại của Nhật Bản đã hình thành. Vấn đề quan trọng nhất của cải
cách là dân chủ hoá nội dung và cơ cấu hệ thống giáo dục.
Cuộc cải cách lần thứ ba nằm ngoài giới hạn của luận án nên chỉ được
đề cập đến ở chương 3 khi nói về thực trạng của nền giáo dục Nhật Bản hiện
nay. Hơn nữa luận án chỉ nghiên cứu hai cuộc cải cách m à không giải quyết
những vấn đề của giáo dục Nhật Bản nói chung.
Mỗi cuộc cải cách diễn ra trong bối cảnh quốc tế và trong nước khác
nhau. Yếu tố thời đại luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy, phương
pháp lịch sử đã được sử dụng xuyên suốt trong luận án, là cơ sở để đánh giá
phân tích các sự kiện một cách khách quan.
Bản luận án trình bày về hai cuộc cải cách. Do đó phương pháp so sánh
giúp luận án thể hiện một cách rõ ràng hơn khi trình bày vấn đề. Ngoài ra, các
phương pháp thống kê, phương pháp cấu trúc, tổng hợp cũng được sử dụng
để thể hiện chủ đề nghiên cứu. Đồng thời các vấn đề được đánh giá trình bày
đều dựa vào việc vận dụng những tư tưởng, quan niệm của chủ nghĩa Mác-
Lênin.
4. KẾT QUẢ VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
4.1. Tập hợp và hệ thống hoá các nguồn tư liệu, các công trình viết về
giáo dục Nhật Bản nói chung và cải cách giáo dục nói riêng cùng những số
liệu, những sự kiện cơ bản về giáo dục thời Minh Trị.


4.2. Trên cơ sở nguồn tư liệu và các công trình nghiên cứu, luận án tiến
hành phân tích bối cảnh, mục tiêu và nội dung của cải cách giáo dục thời
Minh Trị và cải cách sau năm 1945.
4.3. Từ những cuộc cải cách giáo dục ở Nhật Bản luận án rút ra những
bài học kinh nghiệm có thể tham khảo phục vụ cho công cuộc đổi mới giáo
dục ở nước ta hiện nay.
8
5. NGUỚN T ư LIỆU
Luận án được sử dụng chủ yếu từ hai nguồn tư liệu: tiếng Nhật và tiếng
Việt. Ngoài ra, luận án cũng tham khảo một số sách tiếng Nga và tiếng Anh.
Trong đó, nguồn tiếng Việt bao gồm sách và một số bài đăng trên các tạp chí
trong nước
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, bản luận án kết cấu gồm 3 chương.
Chương 1: Cải cách giáo dục thời Minh Trị Duy tân.
Chương 2: Cải cách giáo dục sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Chương 3: Nhận xét về cải cách giáo dục ở Nhật Bản và tình hình giáo
dục Nhật Bản hiện nay.
Phần phụ lục của luận án gồm các sự kiện giáo dục chính, các biểu,
bảng thống kê, sơ đồ, bản đồ, tranh ảnh, các thuật ngữ tiếng Nhật được sử
dụng trong luận án.
Do năng lực cá nhân và đề tài nghiên cứu lại rộng, chắc chắn nội dung
bản luận án không tránh khỏi những thiếu sót. Với tư cách là tác giả luận án,
tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo của các giáo sư và các nhà nghiên cứu để
hoàn thiện công trình nghiên cứu của mình.
9
B. PHẨN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
CẢI CÁCH GIÁO DỤC


THỜI KỲ MINH TRỊ DUY TÂN

1.1. NƯỚC NHẬT VÀ NỂN GIÁO DỤC NHẬT BẢN TRƯỚC THỜI MINH TRỊ
Nhật Bản là một quần đảo hình cánh cung có tổng diện tích 377.815
km2. Dân số năm 2000 là 126 triệu người, đứng hàng thứ 7 trên thế giới, trong
đó khoảng một nửa sống tập trung ở 3 thành phố Tokyo, Osaka, Nagoya và
các thành phố lớn lân cận. Người ta dự đoán dân số Nhật Bản sẽ tăng đến mức
tối đa là 129,5 triệu người vào năm 2010 và sau đó giảm dần.
Mặc dù mật độ dân số bình quân 333 người/lkm2 nhưng diện tích đất
trồng trọt được rất ít [khoảng 15%]. Hơn 70% diện tích đất đai ở Nhật Bản là
đổi núi.
Khoáng sản hầu như không có gì ngoài một ít than đá chất lượng
không tốt.
Thuận lợi đáng kể nhất đối với Nhật Bản là khí hậu cận nhiệt đới và
nhiều mưa. Nhưng điều kiện địa lý lại rất bất lợi. Nhật Bản cách xa đất liền, có
hai dòng hải lưu chảy mạnh dọc theo miền biển phía Tây, khiến cho việc giao
lưu với lục địa trong quá khứ càng trở nên khó khăn. Hơn nữa, động đất
thường xuyên xảy ra ở khắp mọi miền của đất nước cùng với bão, lụt, giá lạnh.
Những khó khăn ấy của quần đảo đã luôn được người Nhật cường điệu
lên, để rồi trải từ đời này sang đời khác, họ nối tiếp nhau vượt qua. Vì vậy,
nhiều người cho rằng: nguồn tài nguyên duy nhất ở Nhật Bản, đó là con
người. Nhà nghiên cứu về Nhật Bản nổi tiếng người Mỹ Edwin O.Reischauer
đã viết về điều này trong những dòng đầu tiên của tác phẩm "Japan. The
10
strong of a Nation" như sau: "Từ xưa Nhật Bản đã là một trong những quốc
gia có nền văn hoá đặc sắc nhất và đến nay đang là một cường quốc kinh tẽ
lớn thứ ba trên thế giới, tiến sát tới những tiến bộ to lớn nhất trong nền văn
minh nhân loại. Thành tích này còn đáng nể hơn nữa nếu ta để ý hình ảnh
nước Nhật trên bản đồ thế giới và biết rằng Nhật Bản hầu như không có tài
nguyên thiên nhiên, c ả địa lý lẫn tài nguyên đều chẳng đóng góp gì vào sự vĩ


đại của quốc gia này mà chính là nhàn dân kiệt xuất và quá trình lịch sử đặc
biệt" [127, tr.ll].
Như vậy, nguồn tài nguyên con người hay nhân dân kiệt xuất chính là
thành quả không thể phủ nhận của quá trình giáo dục.
Vào khoảng 3 - 400.000 năm trước, lớp cư dân đầu tiên đã có mặt trên
quần đảo Nhật Bản, trong đó chủ yếu là nhóm cư dân thuộc chủng tộc
Mongoloid.
Do vị trí của Nhật Bản tương đối tách biệt nên đã ảnh hưởns một cách
sâu đậm đến bản sắc văn hoá của cộng đồng cư dân trên quần đảo này. Nền
văn hoá đầu tiên được xác định hình thành ở Nhật Bản trong khoảng 10.000-
300 năm trước Công nguyên là nền văn hoá Jomon [Thằng Văn]. Tiếp đó là
nền văn hoá Yayoi [Di Sinh, 300 năm TCN - 300 năm sau CN]. Người Jomon
và người Yayoi mặc dù vẫn còn trong trạng thái của xã hội công xã nguyên
thuỷ - sống dựa vào tự nhiên dưới thời Jomon và bắt đầu biết trồng lúa trong
thời Yayoi - nhưng đã bộc lộ sự khác biệt về hướng đi so với các quốc gia láng
giềng. Jomon và Yayoi là những giai đoạn lịch sử đặc biệt quan trọng của
Nhật Bản, đặt nền móng cho xã hội Nhật Bản sau này.
Về mặt giáo dục, tuy nước Nhật chưa có được chữ viết riêng làm công
cụ cho giáo dục, nhưng nhiều yếu tố văn hoá xuất hiện lúc này đã chi phối nền
giáo dục Nhật Bản đến tận bây giờ. Cùng với những biến đổi của lịch sử, nền
giáo đục Nhật Bản luôn luôn chuyển động cho phù hợp thời đại mới. Đặc biệt,
khi giáo dục Nhật Bản ở thời kỳ chưa được tổ chức thì điều này chủ yếu vẫn là
11
việc riêng của mỗi gia đình, lấy lời lẽ truyền dạy, khuyên răn nhau về đạo xử
thế lập thân theo quan niệm của Thần đạo.
Tuy nhiên, sau việc tiếp xúc với Trung Hoa, tư tưởng giáo dục vốn bị
chi phối bởi Thần đạo lại tiếp tục chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho siáo và
Phật giáo.
Việc truyền bá văn minh Trung Hoa sang Nhật Bản đã ảnh hưởng rất
lớn đến xã hội nước này, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. Nhưng khác với con


đường tiếp nhận văn hoá Trung Hoa của các nước láng giềng Triều Tiên và
Việt Nam, việc tiếp nhận văn minh Trung Hoa của Nhật Bản mans tính tự
nguyện, không có sự cưỡng ch ế văn hoá. V ì vậy quá trình này diễn ra có chọn
lọc, trên cơ sở vừa tiếp thu cái mới vừa bảo tồn, gìn giữ nền văn hoá bản địa.
Theo sử sách Trung Quốc, người Nhật biết đến Trung Hoa ngay từ thế
kỷ m [TCN]. Sau đó, họ đã cử nhiều phái đoàn sang các nước chư hầu của
Trung Hoa thuộc bán đảo Triều Tiên ngày nay để tiếp xúc với giới cầm quyền
Trung Quốc. Theo Tống Thư, từ năm 413 đến 502, đã có 13 đoàn như vậy
[251, tr.38].
Đây cũng là thời kỳ mở đầu cho làn sóng tiếp thu văn minh Trung Hoa
của người Nhật Bản. Hết đợt này đến đợt khác, Nhật Bản mời rất nhiều người
Trung Hoa và Triều Tiên có khả năng về văn tự và kỹ thuật sang Nhật để
giảng dạy cho họ. Những người này được gọi là K ikajin [Quy hoá nhân],
nghĩa là “những người mang văn hoá đến”. Các Quy hoá nhân người Trung
Hoa sang nhiều hơn cả vào thời T hiên hoàng Ojin [ứ ng Thần][PL,1.45],
khoảng thế kỷ thứ IV . Họ hướng dẫn người Nhật cách nuôi tằm, dệt vải, viết
thảo công văn giấy tờ ở triều đình.
Trong các thế kỷ V I-V II, Quy hóa nhân chủ yếu là các nhà kỹ
thuật, nhà văn hoá hoặc vương tộc của thị tộc Hàn [Triều Tiên].
12
Việc mang đến những yếu tố văn minh tiêu biểu của đại lục đã góp
phần to lớn cho sự phát triển của Nhật Bản. Đặc biệt, việc truyền bá chữ Hán
có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Theo những ghi chép trong hai bộ sách cổ của
Nhật Bản là Koịiki [Cổ sự ký, 712] và Nikon Shoki [Nhật Bản Thư kỷ, 720],
người đầu tiên truyền chữ Hán đến Nhật Bản là Wani [Vương nhân]. Wani từ
Bách Tế đến Nhật vào năm 285 theo yêu cầu của Thiên hoàng Ojin. ồng
mang theo bộ sách Luận ngữ gồm 10 quyển và một quyển Thiên tự văn. Mặc
dù chưa thể khẳng định độ chính xác của sự kiện này nhưng qua đó cũng cho
thấy Nho giáo đã được truyền sang Nhật Bản khá sớm cùng với chữ Hán. Chữ
Hán trở thành phương tiện chuyển tải tri thức của Trung Hoa sang Nhật Bản.


Bên cạnh việc truyền bá chữ Hán, Nho giáo và Phật giáo cũng lần lượt
được du nhập vào N hật Bản. So với Phật giáo thì N ho giáo truyền bá vào Nhật
Bản sớm hơn nhưng lại phổ cập chậm hơn vì mấy thế kỷ đầu Nho giáo chỉ hạn
chế trong giới thượng lưu. Một mặt do tiếng Hán đơn âm nhưng tiếng Nhật lại
đa âm nên người Nhật rất khó tiếp thu. Hơn nữa, chỉ những gia đình có thế
lực, giàu có mới đón được thầy về dạy cho con cháu mình. Mặt khác, số học
giả uyên bác kinh sử từ lục địa sang chỉ đủ cho nhu cầu của triều đình. Còn
thầy đồ, thầy cúng chủ yếu làm việc trong các sia đình quan lại, chùa chiền
nên dân nghèo không có điều kiện học hành, tiếp thu Nho học.
Trong khi đó Phật giáo truyền bá sang Nhật từ năm 538 lại nhanh
chóng được phổ biến trong nhân dân. Việc du nhập Phật giáo đã tạo ra môi
trường thuận lợi cho Nhật Bản tiếp thu văn minh Trung Hoa. Thái tử nhiếp
chính Shotoku [Thánh Đức, 574-622] là người nhận thấy điều này hon ai hết.
Hơn nữa, ông cho rằng việc học tập văn minh Trung Hoa không chỉ trông chờ
vào các Quy hoá nhân, mà Nhật Bản phải đưa người sang trực tiếp học tập,
mắt thấy tai nghe. Vì vậy, từ thời đại của Thái tử Shotoku, Nhật Bản đã bắt
đầu chương trình gửi học sinh đi du học một cách có tổ chức. Đã có ba đoàn
được cử đi dưới thời ông nhiếp chính. Chuyến đi đầu tiên khởi hành vào năm
13
607 do học giả Onono Imoko [Tiểu Dã Chu tử] đứng đầu, gồm nhiểu lưu học
sinh và hoà thượng Phật giáo. Trong số đó có 3 người lưu lại Trung Hoa hơn
30 năm sau mới về nước. Đó là lưu học sinh Takamuko Nogenri, hai hoà
thượng Minabuchino Shiyoan và Min. Sau khi về nước, M in và Takam uko
được triều đình phong kuninohakase [quốc bác sĩ] - một chức cố vấn chính trị
trong triều - để giúp triều đình tiến hành cải cách [PL,1.31]. Còn Minabuchi
đảm nhận việc dạy những kiến thức về Chu Hy cho hoàng tử Nakano Ooe
[Trung Đại Huynh] và Nakatomi Kamatari [Trung Thần Liêm Túc]. Nhưng
Thái tử Shotoku chưa đi hết được con đường cải cách khi ông mất vào tuổi 49.
Vị Thiên hoàng mới Kotoku lên ngôi năm 645 đã tiếp tục sự nghiệp mà Thái
tử Shotoku còn đang dang dở.


Sau khi lên ngôi, Kotoku đặt niên hiệu cho mình là Taika [Đại Hoá].
Đây là lần đầu tiên Thiên hoàng Nhật Bản bắt chước Trung Quốc đặt niên
hiệu. Ông tiếp tục tiến hành những cải cách mới mà sau này người ta gọi là
“C ả i cách T a ỉ k a Đây chính là cao trào học tập văn minh Trung Hoa mà kết
quả đã đưa nước Nhật đến một giai đoạn phát triển mới.
Trong giai đoạn này Nhật Bản liên tục gửi phái đoàn chính thức sang
Trung Hoa học tập. Thành phần những người sang du học cũng rất phong phú.
Ngoài chánh phó sứ còn có phán quan, thư ký, giáo viên, học sinh, nghệ sĩ,
thợ thủ công và tăng ni Phật giáo. Tính từ năm 630 đến 894 đã có 15 đoàn tới
Trung Quốc. Mỗi đoàn khoảng 100-250 người. Trong điều kiện lúc bấy giờ,
đó là những con số đáng khâm phục.
Mặc dù việc học tập Trung Hoa chưa phải đã hoàn toàn mãn nguyện,
nhưng thành công lớn nhất là việc thúc đẩy nền giáo dục của Nhật Bản phát
triển. Trên đà của công cuộc cải cách lần đầu tiên, Thiên hoàng Tenji
[Thiên Trí, 625-671] đặt ra chức Quan học đảm nhận việc đôn đốc giáo dục
trong cả nước.
14
Nhưng kể từ khi Thiên hoàng Monmu [Văn Vũ, 683-707] ban hành
Taihoritsuryo [Đại Bảo luật lệnh] [PL,1.6] vào năm 701 mới đánh dấu hệ
thống giáo dục Nhật Bản bước sang giai đoạn có tổ chức. Gakurei [Học lệnh]
nằm trong hệ thống Đ ại Bảo Luật Lệnh bao gồm 22 chương. Mặc dù chịu ảnh
hưởng nhiều của chế độ giáo dục Trung Quốc lũc bấy giờ, nhưng nó vẫn là cơ
sở để xây dựng nền giáo dục có tổ chức của Nhật Bản. Kể từ lúc này việc học
tập được đẩy mạnh hơn bao giờ hết. Những người làm nghề dạy học [mochi
noshi] xếp vào 1 trong 8 giới thượng lưu được ưu đãi theo Yakusa no sho [Bát
sắc chi tính] ban hành năm 684. Theo đó, thầy đồ được dùng từ Đạo sư để làm
Họ cho mình, và được miễn toàn bộ tô, điều, dung, dịch.
Học lệnh đặt ra chế độ Daigaku - Kokugaku [Đại học - Quốc học]. Hệ
thống giáo dục được chia thành 2 cấp giống như giáo dục của Trung Quốc thời
cổ đại là tiểu học và đại học. Theo đó, 1 trường đại học đã được thành lập ở


kinh đô có nhiệm vụ chủ yếu là giảng dạy và nghiên cứu Tứ thư, Ngũ kinh.
Đến thời kỳ Heian [đầu thế kỷ IX ] trường có tất cả 4 khoa: Minh kinh [Triết
học Trung Quốc], K ỷ truyền [Lịch sử], Minh pháp [Pháp luật] và Toán. Học
sinh tất cả đều là con trai tuổi 13 đến 16, xuất thân từ các gia đình hoàng thân
quốc thích, giới quý tộc và một số thuộc gia đình học giả có nhiều cống hiến
cho đất nước. Ngoài 4 khoa đại học còn có 2 khoa tiểu học là khoa Toán và
Tập viết dành cho những học sinh nhỏ hon.
Quốc học là trường công ở các tỉnh. Trong thời Nara cứ 3-4 tỉnh đặt 1
trường. Nhưng từ cuối thời Nara đến thời Heian, mỗi tỉnh lập 1 trường quốc
học. Vào lúc này Nhật Bản chia thành nhiều Đạo. M ỗi Đ ạo gồm nhiều
Quốc [tương đương đơn vị tỉnh của Việt Nam] nên trường cấp tỉnh được sọi
là Quốc học. Những học sinh quốc học sau khi trải qua một kỳ thi có thể đỗ
vào đại h ọc ở k inh đô.
Có thể nói rằng, nếu thế kỷ VIII là thế kỷ mở ra bước ngoặt cho lịch sử
giáo dục Nhật Bản thì thế kỷ IX như một sự bùng nổ của giáo dục.
15
Trong thế kỷ IX , lần đầu tiên, Khổng siáo chính thức được ghi vào
chương trình học. Đồng thời một số môn của Phật giáo cũng được đưa vào
giảng dạy. Sau khi triều đình chuyển về Heian [794], một trường đại học mới
đứợc xây dựng tại kinh đô. Giới quý tộc cũng đua nhau mở trường riêng cho
dòng họ mình, để con cháu có điều kiện học nhiều hơn. Tất nhiên các trường
này cũng phải là những cơ sở giáo dục đạt tới trình độ kiến thức của Đại học,
Kinh, Thư, sử, Truyện và từ, phú, thơ, ca theo âm luật của Hán văn.
Bước sang thế kỷ X-XII, Nhật Bản vẫn coi trọng việc học và những
người có học vấn cao bất kể thuộc tầng lớp nào. Thái độ này được Thái thượng
hoàng Shữakaw a [1158 - 1192] thể hiện rõ ràng. Ông không đưa lên chức vụ
cao những người ít học. Nhà nghiên cứu Nhật Bản nổi tiếng người Mỹ George
Sansom cho rằng tình hình này khác với Châu Âu. Vào lũc đó, ở Châu Âu việc
học chỉ dành cho giới tăng lữ. Một thường dân nào có học vấn uyên bác thì đó
là chuyện lạ và coi như ngoại lệ [137, tr.294]. Cùng trong thời gian này, xã hội


Nhật Bản có nhiều biến đổi. Do việc tư nhân hoá ruộng đất từ cuối thời cải
cách Taika đã dẫn tới việc hình thành cắc Shoen [trang viên]. Trang viên được
tổ chức như một đơn vị kinh tế xã hội khép kín và dần dần trở thành đơn vị
hành chính mà chính quyền trung ương không kiểm soát nổi. Mặt khác, giữa
họ lại luôn tìm cách thôn tính lẫn nhau. V ì vậy các chủ đất phải tự lập ra nhóm
vũ trang để bảo vệ đất đai và tính mạng cho gia đình. Trên cơ sở đó các nhóm
võ sĩ chuyên nghiệp xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ X. Lực lượng bảo vệ tại thủ
đô được gọi là Samurai [thị], nghĩa là những người tôi tớ sang trọng. Sau này,
Samurai được phổ thông hoá, đồng nghĩa với từ võ sĩ.
Năm 1185 phía dòng họ Minamoto [Nguyên thị] giành thắng lợi sau
một thời gian chiến tranh kéo dài, mở ra một giai đoạn mới cho lịch sử Nhật
Bản: võ sĩ trở thành lực lượng lãnh đạo đất nước trong gần 7 thế kỷ liên tục, để
lại những dấu ấn vô cùng đậm nét trên tất cả các lĩnh vực. Đây cũng là thời kỳ
Nhật Bản có hai chính quyền song song tồn tại: chính quyền của giai cấp võ sĩ
16
Năm 1600, Ieyasu đánh tan liên minh đối lập của các thủ lĩnh Đại danh
miền Tày và được Thiên hoàng ban chức Tướns quàn vào năm 1603. Ievasu
thiết lập Mạc Phủ ở Edo, mở ra một giai đoạn lịch sử mới của nước Nhật. Rút
kinh nghiệm thành bại của những người đi trước, Ievasu chủ trươns xây dựns
một thể chế bền vững và hoà bình làu dài. V ì vậy, ông đã khời lập những
chính sách phù hợp với từng lớp người trons xã hội. Với võ sĩ ôns thực thi
chính sách Sankinkotai [Tham cần giao đại] [PL,1.51]. Với quảng đại quần
chúng nhân dân ông áp dụng chủ trươnơ thân phận thôhg trị [PL,1.52].
Về mặt đối ngoại, trong những năm đầu chính quyền mới thành lập,
Mạc Phủ Tokugawa lấy việc buôn bán với bên nsoài làm phươnơ tiện bổ suna
nguồn tài chính quốc sia . Tuy nhiên, do nhữns nguyên nhân khác nhau, trong
đó có mối đe doạ tới nền độc lập dân tộc, chính quyền Edo đã thi hành chính
sách bế quan toả cảng một cách triệt để từ năm 1639. Khônơ có bất kv sự giao
lưu buôn bán nào giữa trons và ngoài, ngoại trừ môt hòn đảo nhỏ thuốc cảns
o c ? 7 w . . . o


Nagasaki, Mạc Phủ còn cho phép thươns nhân Hà Lan và Trung Quốc cập bến
buôn bán.
Tất cả những chính sách đó đã siúp cho chính quyền duy trì được nền
độc lập, hoà bình và ổn định chính trị. Tuy nhiên, Tokugawa leyasu cho rằng:
muốn duy trì được chính quyền lâu dài thì chỉ dựa vào lực lượng quân sự là
không đủ mà còn phải có nền văn trị cũns cứng rắn khồnă kém đi kèm. Tronơ
bộ luật võ sĩ [.Bukeshohatto - Vũ gia chư pháp độ] ban hành nãm 1615 gồm 13
điều thì điều thứ I yêu cầu người võ sĩ phải chuyên tâm cả hai mặt võ đạo và
học vấn. Học vấn phải được tiếp nhận trước khi học võ. Những nơười kế tục sự
nghiệp của Ieyasu cũng có quan điểm như vậv. Việc khuyến khích phát triển
giáo dục trở thành đường lối xuyên suốt qua các đời tướns quán Mạc Phủ
Tokugawa. Trong đó, Nho học trở thành nền tảng của chính sách văn trị và
Tống học của Chu Hy được gọi là Kangaku [Quan học], môn giáo dục chính
của nhà nước. V ì vậy, ngay sau khi được ban chức Tướng quân, Ieyasu đã mòi
18
môn đệ của nhà Nho nổi tiếng đương thời Fujiw ara Seika [Đằng Nsuyèn Tinh
Oa, 1561-1619] và Hayashi Razan [Làm La Sơn, 1583-1657] làm rườns cột
cho chế độ trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, đến đời tướng quân thứ 3 Iemitsu
[Gia Quang, 1604 - 1651], ngành giáo dục mới chính thức lấy Nho giáo làm
quan học [quốc học]. Dòng họ Lâm được kế tiếp nhau giữ chức Jukan [Nho
quan] điều khiển ngành quan học xây dựng trên lý thuyết của Khổng giáo và
Tống Nho. Tư thục của dòng họ Lâm [Lâm Gia Gia Thục] thành lập năm 1607
được chuyển về Gaoka [Nhẫn Cương] thuộc khu vực truns tâm Tokvo hiện nay,
đổi tên thành Shoheiiaka Gakưmonsho [Xươns Bình Phản Học Vấn sở] và trở
thành trung tâm đào tạo nho sĩ, giảng dạy Tốns học do Mạc Phủ trực tiếp quan
lý. Tất cả quan chức Mạc Phủ, các thủ lĩnh Đại danh và Tiểu danh [Shomvo]
[149, tr.258] xung quanh Edo đều phải luân phiên đến theo học từ 6 tháng đến
1 năm.
Vào năm 1691 Mạc Phủ còn tiến hành xây dựng trons khuôn viên
trường nhà Văn miếu để thờ Khổng Mạnh và các tiên Nho. Đồns thời yêu cầu


các thủ lĩnh Đại danh sau khi kết thúc khoá học ở Edo trở về điền trang của
mình cũng phải xây dựng Thánh Đườns và trường học. Một mỏ hình trườns
mới xuất hiện.
Loại trường học mới này được gọi là Hanko [Phiên hiệu], nghĩa là các
trường học của phiên, trấn. Các trường phiên hầu hết được xây dựng theo mô
hình trường do Mạc Phủ trực tiếp quản lý. Trường phiên duy trì chế độ đẳng
cấp nghiêm ngặt và Nho giáo cũnơ là môn học chính thức. Ngoài ra còn một
số môn như ngữ pháp, tập làm văn, thuật viết chữ đẹp, lịch sử Nhật Bản và
Trung Hoa. Tuy nhiên chương trình giáo khoa khác nhau tuỳ theo đối tượns
học sinh. Thí dụ, với võ sĩ lớp trên không quan tâm đến môn toán, vì tính toán
chỉ cần thiết cho các thương nhân. Đối với võ sĩ lớp dưới, việc học toán là cần
thiết. Còn võ sĩ lớp giữa là môn học không bắt buộc. Chương trình giảng dạy
về quân sự cũng vậy. Thuật đánh kiếm, bắn cung, cưỡi nsựa được giảng dạy
19
môn độ của nhà Nho nổi tiếng đương thời Fujiwara Seika [Đằng Nguyên Tinh
Oa, 1561-1619] và Hayashi Razan [Lâm La Sơn, 1583-1657] làm rường cột
cho chế độ trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, đến đời tướng quân thứ 3 lemitsu
[Gia Quang, 1604 - 1651], ngành giáo dục mới chính thức lấy Nho giáo làm
quan học [quốc học]. Dòng họ Lâm được kế tiếp nhau giữ chức Jukan [Nho
quan] điều khiển ngành quan học xây dựng trên lý thuyết của Khổng giáo và
Tống Nho. Tư thục của dòng họ Lâm [Lâm Gia Gia Thục] thành lập năm 1607
được chuyển về Gaoka [Nhẫn Cương] thuộc khu vực trung tâm Tokyo hiện nay,
đổi tên thành Shoheizaka Gakumonsho [Xương Bình Phản Học Vấn sở] và trở
thành trung tâm đào tạo nho sĩ, giảng dạy Tống học do Mạc Phủ trực tiếp quản
lý. Tất cả quan chức Mạc Phủ, các thủ lĩnh Đại danh và Tiểu danh [Shomyo]
[149, tr.258] xung quanh Edo đều phải luân phiên đến theo học từ 6 tháng đến
1 năm.
Vào năm 1691 Mạc Phủ còn tiến hành xây dựng trong khuôn viên
trường nhà Văn miếu để thờ Khổng Mạnh và các tiên Nho. Đồng thời yêu cầu
các thủ lĩnh Đại danh sau khi kết thúc khoá học ở Edo trở về điền trang của


mình cũng phải xây dựng Thánh Đường và trường học. Một mô hình trường
mới xuất hiện.
Loại trường học mới này được gọi là Hanko [Phiên hiệu], nghĩa là các
trường học của phiên, trấn. Các trường phiên hầu hết được xây dựng theo mô
hình trường do Mạc Phủ trực tiếp quản lý. Trường phiên duy trì chế độ đẳng
cấp nghiêm ngặt và Nho giáo cũng là môn học chính thức. Ngoài ra còn một
số môn như ngữ pháp, tập làm văn, thuật viết chữ đẹp, lịch sử Nhật Bản và
Trung Hoa. Tuy nhiên chương trình giáo khoa khác nhau tuỳ theo đối tượng
học sinh. Thí dụ, với võ sĩ lớp trên không quan tâm đến môn toán, vì tính toán
chỉ cần thiết cho các thương nhân. Đối với võ sĩ lớp dưới, việc học toán là cần
thiết. Còn võ sĩ lớp giữa là môn học không bắt buộc. Chương trình giảng dạy
về quân sự cũng vậy. Thuật đánh kiếm, bắn cung, cưỡi ngựa được giảng dạy
19
cho con em võ sĩ lớp trên. Nhưng đối với con em võ sĩ lớp dưới phải dạy kỹ
thuật đánh tập đoàn, nhu thuật, giáo thuật
Từ cuối thế kỷ x v in , đa số trường đều mở thêm môn học mới như y
học Trung Hoa, Tây y hoặc môn học về phương Tây, tiếng Anh Do sớm
tiếp xúc với phương Tây, nên các thủ lĩnh Đại danh có tư tưởng cấp tiến hơn
so với Mạc Phủ. V ì vậy, chương trình Âu học cũng được giảng dạy sớm hơn
trong các trường phiên. Nhưng lĩnh vực quan tâm nhất của Nhật Bản lúc này
vẫn là khoa học quân sự của phương Tây. Theo quan điểm chính thức của Mạc
Phủ, Âu học chắc chắn là thiết thực, nhưng về lĩnh vực đạo đức và sự trác
tuyệt của phương Tây chắc chắn không bằng Nhật Bản, nên nó không thích
hợp với giai cấp lãnh đạo. Từ đó, Sakumashi Yozan [Tá Cửu Gian Tượng Sơn
1811 - 1864] nhà Nho học và binh học cuối thời Tokugawa, đã khái quát bằng
một câu rất nổi tiếng mà sau này được vận dụng vào thời Minh Trị: "Đạo đức
phương Đông, kỹ thuật phương Tây". Cũng chính từ quan niệm ấy, ở rất nhiều
phiên, khi tiếp nhận Âu học người ta chỉ giới hạn trong lĩnh vực kỹ thuật.
Nhìn chung, kiến thức dạy ở các trường phiên phản ánh rất rõ mục tiêu
bổi dưỡng cho võ sĩ lớp trên những tư chất của người lãnh đạo mà trước hết là


nhân cách. Còn đối với số đông võ sĩ lớp dưới nhằm giúp họ có được kiến thức
cơ bản. đủ năng lực làm những công việc phù hợp.
Ngoài số trường do Mạc Phủ thành lập và quản lý, trường phiên, trong
thời kỳ này còn xuất hiện một loại trường khác được gọi là Kyogaku [Hương
học] [PL,1.22]. Hương học ra đời nhằm giúp cho con em võ sĩ đang sống ở
những nơi xa trung tâm phiên trấn có địa điểm học, hoặc dành cho con em
bình dân lớp trên, người lớn tuổi chưa có điều kiện tới trường.
Hương học đầu tiên được thành lập ở han Okayama vào năm 1667 nhờ
sự quan tâm của phiên chủ Ikeda Mitsumasa [Trì Điền Quang Chính, 1609-
82]. Đến năm 1674 có tới 124 hương học được thiết lập ở phiên này. Tuy
2 0
nhiên, việc thử nghiệm đó nhanh chóng rơi vào tình trạng khó khăn. Bước sang
năm 1675 con số này giảm xuống chỉ còn 14, không bao lâu sau bị xoá hẳn.
Nhưng dần dần, hương học cũng được phục hồi và số lượng gia tăng
đều đặn trong suốt thời kỳ Tokugavva.
Dù tồn tại dưới hình thức nào, việc thành lập hương học đều cùng một
mục đích là nàng cao tri thức cho bình dân lớp trên ở làng hoặc phố. Đặc biệt,
đối với những trường hợp con nhà danh giá, có thể kế tục công việc quản lý
thôn làng trong tương lai sau khi trưởng thành, thì việc đến trường là tất yếu.
Chúng không những phải biết đọc, biết viết, biết tính toán mà còn phải được
giáo dục đạo đức. Dần dần, con em tầng lớp võ sĩ nhận thấy việc đến trường
này thuận tiện hơn so với trường phiên xa xôi, cách trở, nên hầu hết gia đình
đã cho con em mình vào cùng học. Đến cuối thời kỳ Tokugawa việc học
chung trở nên phổ biến ở khắp nơi.
Do hương học mang tính chất công lập nên đã nhận được sự quan tâm
của chính quyền. Giáo viên, chương trình giảng dạy, sách giáo khoa, giáo
trình đều được quản lý giống như trường phiên.
Nếu xét về chất lượng một cách toàn diện thì hương học xếp vào loại
trung bình giữa trường phiên và tự tử ốc - một loại trường có quy mô nhỏ hơn.
Trong thời Edo còn tồn tại loại hình trường đựơc đánh giá rất cao là


Shijuku hoặc Juku [trường tư thục]. Trong công trình nghiên cứu của mình,
Richard Rubinger, nhà nghiên cứu giáo dục nổi tiếng của Mỹ, viết rằng
Shijuku đã mở ra nước Nhật hiện đại. Theo Hebert Passin, vào cuối thời kỳ
Mạc Phủ, ít nhất có khoảng 1.500 tư thục các loại. Dựa theo Jiro Namata, H.
Passin còn đưa ra những con số cụ thể là: năm 1829 có 407 trường. Vào năm
1853 con số này là 1066 và tăng lên thành 1528 vào năm cuối cùng của chế độ
Mạc Phủ [1867]. Trong những năm đầu thời kỳ Minh Trị, trước khi áp dụng
chế độ giáo dục hiện đại, số lượng có giảm đi một chút, gồm 1374 trường vào
năm 1870 và 1182 trường vào năm 1871 [213, tr.29].
21

Video liên quan

Chủ Đề