Sập cầu cần thơ bao nhiêu người chết năm 2024

Bên hành lang Quốc hội chiều 2/11, Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh cho biết, phía nhà thầu Nhật Bản đã hợp tác tích cực trong quá trình điều tra. Hiện, Bộ Công an đủ cơ sở kết luận nguyên nhân sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ. \> Khởi tố vụ án cầu Cần Thơ/ 'Tôi sẽ chịu trách nhiệm đến cùng sự cố cầu Cần Thơ'

Trưa 17/10/2007, khi thi thể nạn nhân cuối cùng được tìm thấy, công tác tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn mới khép lại sau 22 ngày xảy ra sự cố. Tai nạn đã khiến 55 người tử vong và 80 người bị thương.

Sáng 24/4/2010, cầu Cần Thơ được chính thức khánh thành, trở thành biểu tượng cho quan hệ hợp tác Việt - Nhật. Ngay bên cạnh cầu, địa phương đã lập bia tưởng niệm 55 công nhân xấu số để đến dịp lễ, Tết hay ngày giỗ, người dân có thể đến thắp hương tưởng niệm.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TVOnline!

Ông Nguyễn Vũ Long - trưởng đoàn - cho biết có gần 50 người đến chùa Bồ Đề để thắp hương tưởng niệm các nạn nhân trong vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ. Trong buổi sáng cùng ngày, một số kỹ sư người Nhật Bản cũng đã đến chùa này thắp hương.

Theo ông Long, từ sau vụ sập nhịp dẫn cầu đến nay, năm nào cũng vậy, các kỹ sư phụ trách tại công trình cầu Cần Thơ trước đây đều hẹn nhau đến chùa để thắp hương, tưởng niệm.

Bia tưởng niệm 55 nạn nhân trong sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ. Ảnh: LÊ KHÁNH

Như Báo Người Lao Động đã thông tin, cầu Cần Thơ được khởi công xây dựng vào ngày 25-9-2004. Đến sáng sớm ngày 26-9-2007, sự cố sập 2 nhịp dẫn bên phía bờ Vĩnh Long đã khiến 55 công nhân tử vong, gần 100 người bị thương. Sau 8 tháng điều tra, các ngành chức năng kết luận là do hệ kết cấu đỡ tạm bị phá hủy rất nhanh do mất ổn định của trụ tạm. Nguyên nhân gây ra sự mất ổn định này là do lún lệch một đài cọc. Theo đó, lún lệch trong một đài móng trụ tạm T13U, các thanh giằng xiên 81, 64, 65 lần lượt bị đứt dẫn tới oằn thanh cột trụ 46 kéo theo sập đổ toàn bộ kết cấu đỡ tạm. Sự sập đổ do mất ổn định diễn ra trong khoảng 20 giây. Khi trụ tạm này khuỵu xuống, bản bê tông cầu bị gãy nhiều đoạn, trọng lượng bản cầu dồn hết lên đỉnh trụ P13 [khoảng 1.000 tấn], phá vỡ liên kết bản bê tông với đỉnh trụ chính P13.

Hiện trường vụ sập 2 nhịp dẫn cầu Cần Thơ 10 năm về trước. Ảnh: T.L.

Nửa tháng sau khi xảy ra vụ tai nạn thương tâm này, Báo Người Lao Động đã tổ chức lễ trao học bổng "Lòng nhân ái thắp sáng niềm tin" cho 56 học sinh [mỗi suất 10 triệu đồng] là con em của các các gia đình có người thân bị nạn trong vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ.

Hôm nay, 26.9.2017, tròn 10 năm xảy ra tai nạn thương tâm sập cầu Cần Thơ. Trong sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ vào ngày 26.9.2007, xã Mỹ Hòa [huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long] có đến 37 người chết trong tổng số 55 người tử nạn. Những ngày ấy có một “làn sóng” cứu trợ đến Mỹ Hòa, có những gia đình nạn nhân nhận tiền cứu trợ hàng tỉ đồng. 10 năm sau trở lại Mỹ Hòa, số gia đình nạn nhân khấm khá lên nhờ tiền cứu trợ nhưng vẫn còn nhiều người cơ cực, cần sự giúp đỡ…

Nhờ có MÂCĐ mà nhiều gia đình nạn nhân có chỗ ở khang trang.

Chỉ còn “Mái ấm Công đoàn”

Ông Huỳnh Minh Thiệt - Phó Chủ tịch UBMTTQVN xã Mỹ Hòa - cho biết, sau sự cố ấy nhiều người được bồi thường số tiền rất lớn, người nhiều nhất có thể lên đến cả tỉ đồng. Nhưng bà con ở đây phần lớn là nông dân, khi có số tiền lớn trong tay, họ không biết cách sử dụng. Có người dùng tiền bồi thường đó để tiêu xài hoang phí, bài bạc, rượu chè. Tiền nhiều đến bao nhiêu mà chi tiêu không tính toán thì cũng đến ngày cạn kiệt. Hiện giờ, có người ở chòi lá đi bán vé số. Trường hợp điển hình là gia đình nạn nhân B, sau khi nhận tiền bồi thường và trợ cấp, người vợ lao vào cờ bạc. Không lâu sau số tiền ấy trôi theo những canh bạc và không bao giờ trở lại. Người vợ bán thêm hai công vườn nhằm gỡ lại số tiền đã mất, kết quả là bây giờ hai mẹ con phải sống ở một túp lều và bán vé số để mưu sinh.

Không đắm chìm trong cờ bạc, nhưng trường hợp vợ của nạn nhân H cũng bi đát không kém. Sau khi chồng mất, người vợ đang mang thai nên nhận được số tiền cứu trợ khoảng 1 tỉ đồng. Sau đó bà cặp kè với một người đàn ông khác. Sống với nhau được một thời gian, họ chia tay, sau khi người vợ mất hơn phân nửa số tiền. Không lâu sau người vợ lại cặp kè với một người đàn ông khác và họ có với nhau một đứa con. Rồi họ cũng chia tay, người vợ của nạn nhân cầu Cần Thơ ngày nào trở về với hai bàn tay trắng. Hiện bà đang làm công nhân may, kiếm tiền trang trải cuộc sống và nuôi hai đứa con nhỏ.

Bà Lê Thị Duyên - vợ của nạn nhân Nguyễn Văn Tiếp - không cờ bạc cũng không cặp bồ cặp bịch với ai, nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo. Bà Duyên cho biết, chồng chết để lại cho bà 4 đứa con nhỏ. 10 năm ở vậy nuôi con khôn lớn, dựng vợ gả chồng cho chúng, rồi cũng phải có chút gì coi như là của người cha để lại cho con. Các con của bà giờ cũng làm công nhân trong nhà máy hoặc làm thuê làm mướn bên ngoài giống như cha chúng ngày trước. Số tiền cứu trợ mấy trăm triệu giờ bà còn giữ lại cho mình thứ duy nhất đó là chiếc tủ để thờ ông Tiếp cùng với “Mái ấm Công đoàn” [MÂCĐ] được tổ chức Công đoàn trao tặng. Bà Duyên nói: “Hồi đó ai nghĩ ra trao nhà MÂCĐ thật hay, nhờ vậy mà nhiều gia đình nạn nhân còn có chỗ ở đàng hoàng”.

Hai con trai của nạn nhân Lê Hoàng Nam học giỏi. Ảnh: P.V

Xót xa ngày “giỗ hội”

Nhớ lại những ngày xảy ra vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, con đường nối từ cầu Cần Thơ vào ấp Mỹ Hưng, Mỹ Hưng 1 còn lắm ngổn ngang, mỗi khi trời mưa con đường càng lầy lội khó đi lại. Giờ đây con đường mòn ấy đã trở thành đường nhựa khang trang, sạch sẽ. Dọc hai bên đường, những gia đình có người thân tử nạn trong sự cố đang loay hoay chuẩn bị ngày giỗ cho cha, chồng, con của họ đúng vào ngày rằm tháng tám.

Chị Lê Thị Hà Linh - vợ nạn nhân Nguyễn Văn Hai - cho biết: “Tôi và chồng lấy nhau được một năm thì anh ấy mất. Hôm đó, tôi đang bắt ốc ngoài ruộng, nghe một tiếng “ầm” cũng chưa hay chuyện gì xảy ra. Sau đó, mọi người báo tin chồng tôi bị cầu sập đè chết. Những ngày sau đó, tôi như người điên, khóc suốt ngày, không làm được việc gì cả”. Do lúc còn sống hai vợ chồng chị ở chung với gia đình chồng, nên khi chị Linh về nhà mẹ đẻ chỉ nhận được căn nhà MÂCĐ tặng và 15 triệu mẹ chồng cho, cuộc sống khó khăn. Hiện chị Linh đã đi bước nữa và có hai con. Dù đã có cuộc sống mới nhưng không năm nào chị Linh quên ngày giỗ của chồng mình. Chị cho biết, dù cuộc sống bây giờ rất khó khăn, tính năm nay nữa là 10 cái đám rồi, năm nào có tiền thì chị cúng gà, cúng vịt, còn không thì chỉ cúng đĩa rau với cơm trắng…

Cùng nằm trên tuyến đường này, bà Lê Thị Dợn - vợ nạn nhân Nguyễn Văn Xớt - cũng đang chuẩn bị cho ngày giỗ của chồng. Bà Dợn kể, hôm chồng bà gặp nạn, bà đang đi bán cá. “Biết tin sập cầu nhưng tôi không nghĩ ổng chết. Thông thường chồng tôi làm ở ngoài mép sông, không hiểu sao hôm đó ổng được điều động vào khu vực xảy ra tai nạn, có lẽ ý trời, số ổng phải như vậy”. Chồng mất để lại cho bà bốn đứa con, đứa lớn nhất đang học năm nhất Trường Đại học Cần Thơ. Cha tử nạn, cuộc sống gia đình khó khăn, bà Dợn thường xuyên bị bệnh, con gái bà đòi nghỉ học. Nhờ số tiền hỗ trợ của các nhà hảo tâm, gia đình bà cũng trang trải phần nào và lo cho con ăn học đến nơi đến chốn. Từ đó đến nay đã 10 năm, năm nào bà Dợn cũng cúng giỗ cho chồng tươm tất. Nhớ lúc chồng còn sống thích ăn món gì thì cúng món đó. “Làm đám giỗ đủ đầy nhưng không ai ăn, vì ngày đó đoạn đường này vài trăm mét thôi đã có đến cả chục đám giỗ, cả ấp Mỹ Hưng 1 có 17 đám” - bà Dợn xót xa kể.

Hai con của bà Lê Thị Dung là Lưu Thanh Điền và Lưu Tấn Mãi tử nạn lúc mới 17 - 19 tuổi. Bà Dung đã chôn 2 đứa con chung 1 huyệt mộ để “anh em nó mãi bên nhau”. Năm nào bà Dung cũng cúng giỗ 2 con tươm tất, bà nhớ lại từng đứa lúc sống thích ăn món gì để làm đầy đủ cho 2 con. Bà Dung không làm đám giỗ cho 2 con vào ngày rằm tháng tám như những gia đình khác vì ngày đó là “giỗ hội”, nhiều nhà có giỗ, nên mạnh ai nấy cúng, không ai tới dự. Bà cúng giỗ cho 2 con trễ hơn 1 ngày, vào ngày 16 tháng 8 âm lịch, còn vì một lý do khác: Để cho “công bằng” với 2 con, vì đứa con lớn Lưu Tấn Mãi chết ngày “mười lăm”, còn đứa em Lưu Thanh Điền hấp hối hơn 1 ngày, qua đời ngày hôm sau.

Đứng dậy và vươn lên

Dù không nhiều, nhưng cũng có những nạn nhân [bị thương] hoặc gia đình nạn nhân biết tận dụng sự cứu trợ của xã hội để vươn lên trong cuộc sống. Họ dùng tiền cứu trợ để mua đất, mở rộng ruộng vườn, để buôn bán kinh doanh… Lợi nhuận có được họ đầu tư cho con cái ăn học, nhờ vậy mà nhiều gia đình khắm khá hẳn lên. Như trường hợp của chị Hà Thị Kiều Vân - vợ nạn nhân Lê Hoàng Quốc Việt. Chị Vân kể, chồng chị qua đời để lại cho gia đình nỗi đau tột cùng. Con gái chị lúc ấy vừa tròn 5 tuổi, thường nói với mẹ nó rất nhớ cha, làm cho tim chị càng quặn thắt. Sau khi chồng tử nạn, chị Vân nhận được số tiền lớn từ các nhà hảo tâm, chị dùng số tiền ấy mua 2.000m2 vườn trồng bưởi và một mảnh đất nhỏ xây nhà, mở một cửa hàng nhỏ bán quần áo và nước giải khát. “Hằng năm, thu nhập từ vườn bưởi và cửa hàng quần áo cũng đủ cho tôi trang trải gia đình và lo cho con tôi ăn học đến nơi đến chốn. Mẹ con tôi cũng đang sắm sửa, chuẩn bị giỗ ngày 15.8 âm lịch này cho anh ấy” - chị Vân chia sẻ.

Không xấu số như người anh ruột Lê Hoàng Quốc Việt, anh công nhân Lê Hoàng Nam chỉ bị thương nặng, được xem là ca chấn thương nặng nhất trong vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ. Lúc ấy lồng ngực của anh bị “mở toang”, thấy cả trái tim phập phều, phổi lòi ra ngoài... Vậy mà Hoàng Nam vẫn sống sau nửa tháng chìm trong hôn mê. Trở về sau mấy tháng nằm viện, Hoàng Nam dùng số tiền cứu trợ đi học lái xe, rồi mua chiếc xe tải để chở bưởi từ Mỹ Hòa đem bán các nơi. Phần còn lại anh mua đất cất nhà. Hai đứa con anh cũng nhờ sự trợ giúp của xã hội mà có thêm điều kiện để học hành đàng hoàng. Bây giờ mỗi lần chạy xe qua cầu Cần Thơ, tới đoạn xảy ra thảm họa năm xưa, Hoàng Nam bao giờ cũng chạy chậm lại, khẽ nhấn còi như lời chào những người đồng nghiệp xấu số.

Còn trường hợp của bà Lê Thị Dung thì… buồn vui lẫn lộn. Trong sự cố cầu Cần Thơ bà Dung có 2 người con tử nạn, chồng bà và 1 người con khác bị thương. Không phải nói, gia đình bà được cứu trợ số tiền “khủng”. Bà dùng số tiền cứu trợ để cất nhà hơn 400 triệu đồng khá khang trang. Từ chỗ nghèo khó, nợ nần, gia đình bà xây được nhà, có “của ăn của để”. Nhưng có nhiều tiền lại chính là nguyên nhân làm vợ chồng bà ly tan. Ông Khâm sau khi bị tai nạn trở nên khó tính, rồi sẵn có tiền ông tập tành cờ bạc, làm vợ chồng bất hòa, cuối cùng là ly dị. Hiện ông Khâm đang sống với một phụ nữ khác cũng có chồng chết trong vụ sập cầu Cần Thơ. Cũng may là bà Dung đã cất được nhà và mua được ít đất vườn, dù phải mất chồng, mất con.

Tại sao cầu Cần Thơ sắp?

Theo đó, sự cố xảy ra là do lún lệch đài móng trụ tạm thượng lưu T13U theo hướng dọc cầu từ phía bờ ra phía sông, làm tăng nội lực trong các bộ phận của trụ tạm, gây đứt bulông kiên kết của một số thanh giằng xiên, dẫn tới các thanh đứng của trụ tạm này bị mất ổn định và sập đổ các kết cấu bên trên trụ tạm.

Sập cầu Cần Thơ bồi thường bao nhiêu?

Theo hợp đồng ký với Ban Quản lý dự án cầu Cần Thơ, phần chính và cầu dẫn được PVI bảo hiểm với giá trị lên đến 3.210 tỷ đồng. Hơn hai nhịp cầu dẫn bị sập sáng qua là hạng mục nằm trong phạm vi bảo hiểm. Thiệt hại ban đầu, theo ông Thuận, vào khoảng 40 tỷ đồng.

cầu Cần Thơ sắp lúc mấy giờ?

Khoảng 8 giờ ngày 26/9/2007, hai đoạn nhịp cầu dẫn phía bờ Vĩnh Long của cầu Cần Thơ dài khoảng 87 m, rộng 24 m, cao 30 m đã bất ngờ đổ sập.

Ngày 26 tháng 9 năm 2007 cầu Cần Thơ xảy ra hiện tượng gì?

Ngày 26-9-2007, tại địa phận ấp Mỹ Phước 1, xã Mỹ Hòa, TX Bình Minh, Vĩnh Long, trong lúc hàng trăm công nhân, kỹ sư đang thi công nhịp dẫn cầu Cần Thơ có độ dài 87m, rộng 24m, cao 30m thì nhịp dẫn bất ngờ bị đổ sụp. Tai nạn đã khiến 55 người tử vong và 80 người bị thương.

Chủ Đề