Sau chuyển phôi có nên an sầu riêng

Thụ tinh trong ống nghiệm [In Vitro Fertilization – IVF] là kỹ thuật dùng tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ để thụ tinh trong phòng thí nghiệm, tạo thành phôi. Sau đó, phôi sẽ được đưa trở lại buồng tử cung của người vợ để bắt đầu một thai kì.

Với những tiến bộ trong thụ tinh ống nghiệm IVF, nhiều cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn đã tìm được hạnh phúc

Thụ tinh trong ống nghiệm [IVF] là phương pháp điều trị hiếm muộn được chỉ định cho các trường hợp: Tổn thương vòi tử cung không có khả năng phục hồi do bệnh lý vùng chậu hoặc phẫu thuật trước đó; Lạc nội mạc tử cung; Rối loạn phóng noãn; Xin trứng [trong những trường hợp có giảm chức năng buồng trứng]; Hiếm muộn không rõ nguyên nhân, bơm tinh trùng vào buồng tử cung nhiều lần nhưng thất bại. Đối với nam giới là: Tinh trùng ít, yếu, xuất tinh ngược hoặc không xuất tinh. Không tinh trùng trong tinh dịch, đứt niệu đạo sau do di chứng vỡ xương chậu…

Làm thế nào để thành công ngay từ lần IVF đầu tiên?

Theo BS Chu Hoàng Giang - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh viện Đức Phúc, để IVF thành công ngay từ lần đầu tiên cần sự kết hợp của nhiều vấn đề đến từ trình độ chuyên môn của đội ngũ bác sĩ, thiết bị kỹ thuật của bệnh viện và yếu tố nội sinh từ chính người bệnh.

Thụ tinh trong ống nghiệm là một kỹ thuật gồm nhiều bước phức tạp, đòi hỏi bác sĩ thực hiện không chỉ chuyên môn cao mà còn phải dày dặn kinh nghiệm mới có thể mang lại thành công cho người bệnh. Vì thế, bệnh nhân cần tìm đến bệnh viện có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi nghề để "chọn mặt gửi vàng", biến giấc mơ con yêu sớm thành hiện thực.

BS Chu Hoàng Giang - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh viện Đức Phúc

Với người bệnh, độ tuổi của người mẹ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến tỉ lệ thành công IVF. Ở độ tuổi càng trẻ, số lượng và chất lượng trứng trứng càng tốt, số phôi tạo thành càng nhiều. Kết hợp với tinh trùng khỏe mạnh, cơ hội chuyển phôi thành công sẽ cao hơn.

Ngoài ra, điều trị càng sớm càng có nhiều cơ hội thành công. Theo các bác sĩ, vô sinh là tình trạng vợ chồng quan hệ tình dục thường xuyên trong vòng hơn 1 năm, không dùng biện pháp tránh thai nào mà không thấy thụ thai.

Căn cứ vào điều này, các cặp vợ chồng nên theo dõi tình trạng của mình đến gặp bác sĩ sớm, tránh để lâu năm hay tìm đến các bài thuốc "truyền miệng dân gian" của các "lang băm". Điều này sẽ khiến cho quá trình thụ tinh ống nghiệm không chỉ phức tạp hơn mà còn phải kèm thêm việc điều trị trước khi làm thủ thuật.

Những bí quyết "nhỏ nhưng có võ"

Bên cạnh những yếu tố trình độ, kỹ thuật… để làm nên sự thành công trọn vẹn cho một ca thụ tinh trong ống nghiệm còn cần đến những bí quyết "nhỏ nhưng có võ" khác mà các cặp vợ chồng không thể bỏ qua.

Sầu riêng và bơ là những thực phẩm được chị em "truyền tai" nhau sử dụng

Qua tiếp xúc với các trường hợp đang thực hiện IVF tại Bệnh viện Đức Phúc, chúng tôi được biết các chị em thường truyền tai nhau "bí quyết" ăn uống để cải thiện độ dày niêm mạc, tăng khả năng phôi bám thành công như ăn nhiều bơ, sầu riêng, cá chép có trứng, lòng trắng trứng gà, uống sữa đậu nành…

Chị Hoàng Thị Hoan, đến từ Trung tâm Khuyết tật Vì ngày mai, đang mang thai ở tháng thứ 3 chia sẻ: "Trong suốt quá trình thực hiện IVF, tôi đã tìm đến nhiều "bài thuốc dinh dưỡng" để hỗ trợ, tăng khả năng thành công IVF. Dù kinh tế của hai vợ chồng rất khó khăn nên để thường xuyên ăn sầu riêng cũng là cả một vấn đề. Tuy nhiên, "tất cả vì con em chúng ta" nên hai vợ chồng cố gắng tiết kiệm những chi tiêu khác để thực hiện ước mơ có con".

Lựa chọn bệnh viện uy tín, đội ngũ bác sĩ giỏi sẽ đảm bảo mang lại thành công cao cho người bệnh

Nói về vấn đề này, Thạc sĩ- Bác sĩ La Thị Phương Thảo - Giám đốc Trung tâm Điều trị Vô sinh, Bệnh viện Đức Phúc cho biết: Bên cạnh việc chú trọng các vấn đề liên quan chuyên môn y tế trong điều trị vô sinh, hiếm muộn, để có kết quả thành công trọn vẹn nhất sau chuyển phôi IVF cũng cần quan tâm đến những yếu tố tưởng chừng nhỏ nhưng lại có ý nghĩa quan trọng, tác động trực tiếp kết quả thành công sau chuyển phôi. Đó là chế độ ăn uống khoa học, hợp lý; ăn đủ chất và đa dạng thực phẩm chứ không nên lạm dụng các chất dinh dưỡng; nghỉ ngơi, vận động, sinh hoạt, kiêng quan hệ, tâm lý thoải mái, tránh áp lực, căng thẳng, lưu tâm và khám lại ngay khi có những dấu hiệu bất thường…

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện thụ tinh và mang thai, người vợ cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của bác sĩ như: Không trang điểm, không sử dụng nước hoa, không sơn móng tay chân, nhuộm uốn tóc…

T.H

Theo các bác sĩ sản khoa thì giai đoạn sau chuyển phôi tương đương với giai đoạn thai sớm ở người bình thường, vì vậy chế độ ăn uống có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn đầu thai kỳ. Một chế độ ăn uống hợp lý giúp thai làm tổ dễ dàng hơn và phát triển tốt hơn.

Theo dõi các câu hỏi trên Hội Hiếm muộn – Mong con [IVF – IUI – TTON], mình thấy có rất nhiều câu hỏi về vấn đề ăn uống sau chuyển phôi. Những câu hỏi phổi biến như: “Ăn gì sau chuyển phôi để dễ đậu thai?”, “Sau chuyển phôi nên tránh những món ăn nào?”, “Chuyển phôi xong có được ăn món A, B, C… không?” Thậm trí có bạn còn hốt hoảng lên hội hỏi những câu hỏi đại loại như “Em chót ăn canh mướp đắng nhồi thịt có sao không?”

Các câu trả lời của các mẹ trên hội thì mỗi người một ý, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân của mỗi người. Trong bài này mình tổng hợp lại dựa theo những ý kiến được khuyên nhiều nhất từ kinh nghiệm của các mẹ đã làm thụ tinh ống nghiệm thành công.

Sau chuyển phôi, các bác sĩ khuyên bạn nên ăn uống bình thường, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng để cho cơ thể khỏe mạnh. Nếu bạn chuyển phôi tươi sẽ được khuyên nên ăn những thực phẩm giàu đạm và uống nhiều nước để tránh quá kích buồng trứng sau quá trình kích trứng trước đó.

Dưới đây là một số món ăn bạn nên có trong khẩu phần ăn của mình sau khi chuyển phôi. Chú ý, không ăn liên tục 1 món sẽ gây ngán và không hấp thụ được, hãy xen kẽ các bữa và đa dạng món ăn các bạn nhé.

Cháo cá chép an thai – liều thuốc bổ tự nhiên cho các mẹ bầu

Chắc hẳn ai cũng biết, từ xưa đến nay cháo cá chép được coi như một món ăn bổ dưỡng cho những bà bầu. Cháo cá chép có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho việc tăng nội tiết của người mẹ, có tác dụng an thai rất tốt.

Sau chuyển phôi các mẹ nên ăn cháo cá chép thường xuyên, vừa dễ ăn, vừa dễ tiêu hóa, lại bổ dưỡng, giúp cho phôi thai làm tổ hiệu quả.

Thị bò giàu protein rất tốt cho phụ nữ sau chuyển phôi

Thị bò là một món ăn giàu đạm, ít chất béo, rất tốt cho cơ thể. Đặc biệt, những bạn chuyển phôi tươi, vừa trải qua một quá trình kích thích buồng trứng trước đó, ăn các thức ăn giàu protein giúp giảm nguy cơ quá kích buồng trứng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của phôi thai.

Ăn trứng gà ta tốt cho người làm IVF cả trước và sau chuyển phôi

Trứng gà ta nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể

Trong trứng gà có nhiều chất dinh dưỡng và các vitamin rất tốt để tăng cường sức khỏe, giữ tình thần phấn trấn, thoải mái, giúp cho việc đậu thai trở nên dễ dàng hơn. Vì vậy, ngay từ trước chuyển phôi, ở giai đoạn kích trứng, các mẹ đã nên bổ sung mỗi tuần 2-3 quả trứng gà ta để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cần thiết và suy trì tiếp trong giai đoạn sau chuyển phôi và có beta.

Sau chuyển phôi uống nhiều nước, sữa tươi, nước ép trái cây

Uống nhiều nước giúp tăng sức khỏe

Phụ nữ sau chuyển phôi nên uống nhiều nước hàng ngày. Thường xuyên uống sữa tươi không đường, nước em trái cây để tăng cường sức đề kháng của cơ thể, tránh được những ảnh hưởng của thời tiết và môi trường xung quanh. Nên chọn những loại nước trái cây mát như: cam, chuối, carot… giúp cơ thể thải độc và thanh lọc cơ thể.

Ăn nhiều rau có màu xanh đậm sau chuyển phôi

Rau xanh có màu xanh đậm giàu axit folic

Những loại rau xanh có màu xanh đậm rất giàu axit folic, một chất cần thiết và quan trọng cho việc phát triển của thai nhi, đặc biệt trong gia đoạn đầu. Bổ sung nguồn axit folic tự nhiên dồi dào trong rau xanh là việc nên làm. Ngoài ra, rau xanh chứa nhiều chất xơ, giúp tiêu hóa tốt, phòng ngừa táo bón, nỗi sợ nhất của các mẹ sau chuyển phôi.

Uống Vitamin tổng hợp cho bà bầu trước và sau chuyển phôi

Bổ sung vitamin cho bà bầu

Ngay từ trước khi muốn có bầu, các chị em đã được khuyên bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu. Sau khi chuyển phôi cũng vậy, các mẹ nên tiếp tục uống bổ sung vitamin tổng hợp để đảm bảo đủ ngồn vitamin và dưỡng chất cho cơ thể mẹ cũng như cung cấp cho bé.

Hiện nay, có nhiều loại vitamin cho bà bầu được bán trên thị trường, từ hàng sản xuất trong nước đến các loại hàng nhập khẩu từ Úc, Mỹ, châu Âu… Có thể kể đến các loại phổ biến như sau:

  • Vitamin tổng hợp Elevit cho bà bầu: đây là loại được dùng khá phổ biến, có chứa hàm lượng axit folic cao nhất trong các sản phẩm vitamin bà bầu trên thị trường. Đây là sản phẩm nổi tiếng của Úc, giá khoảng 900k/hộp 100 viên.
  •  Thuốc bổ cho bà bầu Nature Made Prenatal Multi + DHA: Sản phẩm xuất xứ từ Mỹ, bổ sung đầy đủ vitamin và DHA cần thiết trong quá trình mang thai. Giá sản phẩm từ 300k – 500k/hộp tùy vào số lượng viên/hộp. Tham khảo giá tại đây
  • Viên uống tổng hợp cho bà bầu của Úc Blackmores Pregnancy & Breast – Feeding: Bổ sung 20 loại khoáng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai và chuẩn bị mang thai, gồm có axit folic, sắt, i-ốt, vitamin D3… Sản phẩm có mức giá phải chăng từ 500k cho một lọ 180 viên. 
  • Vitamin tổng hợp Pregnacare cho bà bầu: Đây là sản phẩm vitamin tổng hợp cho bà bầu được đóng gói dạng vỉ, rất tiện dụng cho việc mang theo mình. Sản phẩm nhập khẩu từ UK, giá dao động từ 300k – 500k tùy loại. 
  • Vitamin tổng hợp cho bà bầu Procare: Sản phẩm khá phổ biến và được phân phối khắp Việt Nam, dễ dàng mua được ở các hiệu thuốc trên toàn quốc. Sản phẩm được đánh giá là ít gây táo bón và được khuyên dùng 1 tháng trước khi có bầu để cho thai khỏe mạnh. Sản phẩm của Úc, giá mềm chỉ từ 200k/lọ 30 viên,  
  • Thuốc bổ bà bầu Obimin: là một loại vitamin tổng hợp cho phụ nữ mang thai được sản xuất tại Việt Nam, giá rẻ, có thể mua bất cứ nơi đâu mà không lo bị thuốc giả. Với mức giá chỉ từ 50k cho một hộp 30 viên thì quả thực quá rẻ so với các sản phẩm nhập ngoại. 

Hành trình đi tìm con yêu của các mẹ hiếm muộn rất gian nan vất vả. Vì vậy, bất cứ một sơ sẩy nào dẫn đến thất bại sau chuyển phôi cũng khiến các mẹ cảm thấy rất hối tiếc và tự trách mình, cho dù chưa chắc đã là nguyên nhân của thất bại. Ăn uống là điều mà các mẹ nên quan tâm và tìm hiểu kỹ để giảm thiểu rủi ro và tăng cơ hội thành công sau chuyển phôi. Ngoài việc nên ăn gì dễ đậu thai, các mẹ cũng cần tránh những thực phẩm có hại cho thai nhi, dễ gây động thai, thai lưu.

Việc hạn chế dầu mỡ tốt cho sức khỏe của bạn. Dù bạn có không mang thai hay không làm IVF thì việc này cũng nên thực hiện.

Làm sao để hạn chế ăn dầu mỡ hiệu quả?

Đừng ngần ngại bỏ ra vài trăm nghìn đồng, hãy mua ngay một chiếc nồi chiên không dầu, nó không những giúp bạn không cần dùng đến dầu mỡ mà còn giúp bạn loại bỏ bớt mỡ trong thức ăn. Ngoài ra, nó giúp bạn có thêm những món ăn mới, với cách chế biến mới.

THAM KHẢO CÁC MẪU NỒI CHIÊN KHÔNG DẦU

Tránh dùng các chất kích thích sau chuyển phôi

Tránh sử dụng rượi bia và đồ uống có cồn

Sau chuyển phôi các mẹ tuyệt đối tránh sử dụng rượu bia và các đồ uống có cồn. Tránh các chất kích thích mạnh như trà, cà phê. Không hút thuốc lá trong suốt quá trình trước và trong khi mang thai.

Phụ nữ sau chuyên phôi không nên uống nước ngọt có ga

Đồ uống có ga không có lợi cho bà bầu

Những đồ uống có ga, đồ uống có chất tạo ngọt hóa học không tốt cho sức khỏe nói chung và bà bầu nói riêng. Vì vây, sau chuyển phôi các mẹ cũng không nên sử dụng những loại đồ uống này.

Không nên ăn đồ cay nóng sau chuyển phôi

Sau chuyển phôi cần hạn chế đồ ăn cay nóng

Sau chuyển phôi bạn cần ăn những đồ ăn có tính mát, nhiều chất xơ để tránh táo bón. Đặc biệt hạn chế những đồ ăn cay nóng, có thể làm cho cơ thể bạn cũng nóng lên, không tốt cho việc phát triển của thai nhi.

Tránh ăn những món ăn dễ gây sảy thai

Một số món ăn dễ gây sảy thai

Theo kinh nghiệm dân gian, các bạn không nên ăn những món ăn dễ gây sảy thai, hư thai như: Rau ngót, rau sam, rau chùm ngây, đu đủ, dứa, mướp đắng, nước dừa khoai tây mọc mầm…

Vận động nhẹ nhàng, giữ tinh thần thoải mái sau chuyển phôi

Tinh thần thoải mái giúp tăng tỉ lệ thành công sau chuyển phôi

Sau chuyển phôi, nhiều người thường có quan niệm hạn chế vận động, nằm nhiều. Tuy nhiên, theo các bác sỹ thì việc nằm nhiều không làm tăng khả năng đậu thai, thậm trí còn không tốt. Theo tự nhiên thì người phụ nữ khi mang thai vẫn làm việc bình thường, cấu trúc tử cung đã được cấu tạo để thích nghi với việc đó, giờ nếu nằm nhiều thì không còn phù hợp nữa.

Vận động nhẹ nhàng, nghe nhạc, đọc sách giúp tinh thần thư thái giúp tăng cơ hội thành công trong thụ tinh ống nghiệm là thực thế đã được chứng minh. Chúc các mẹ sớm đón con yêu!

Video liên quan

Chủ Đề