Sau tiêm vacxin bao lâu thì mang thai được

Em 27 tuổi, đã lập gia đình được 6 tháng, chưa mang thai và em đã hoàn thành việc tiêm mũi 3 phòng Covid-19 cách đây 4 tuần. Bác sĩ cho em hỏi: Tiêm vắc xin mũi 3 bao lâu thì được mang thai? Vắc xin phòng Covid-19 có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai không? Vì vợ chồng em dự định sinh con trong năm nay hoặc đầu năm sau nên em hơi lo ạ. Cảm ơn bác sĩ nhiều, em chúc bác sức khỏe ạ!

Hồng Lê, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Bác sĩ trả lời:

Chào bạn,

Với câu hỏi tiêm vắc xin ngừa Covid-19 mũi 3 bao lâu thì được mang thai? Vắc xin phòng Covid-19 có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai không? ThS – BS Huỳnh Kim Dung hiện đang công tác tại Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ, sẽ giải đáp giúp bạn như sau:

Trước hết tôi cung cấp cho bạn một số dữ liệu: Một nghiên cứu tại Mỹ trên hơn 35.000 thai phụ cho thấy tiêm vaccine phòng Covid-19 không gây ra tác dụng phụ gì đáng kể. Kết quả nghiên cứu từ chương trình vaccine ở Israel cũng chỉ ra rằng vaccine Pfizer có hiệu quả ngừa Covid-19 ở phụ nữ mang thai. Qua các nghiên cứu cho đến thời điểm hiện tại, vaccine không gây ảnh hưởng đến việc có thai cũng như không làm tăng nguy cơ biến chứng sản khoa như: sinh non, thai lưu, thai chậm tăng trưởng, dị tật thai.

Do đó, câu trả lời cho thắc mắc “tiêm vắc xin ngừa Covid-19 mũi 3 bao lâu thì được mang thai?” là bất kể bạn tiêm mũi thứ mấy, kể cả sau tiêm mũi 3, bạn vẫn có thể để thụ thai ở thời điểm nào mà bạn cảm thấy sức khoẻ ổn định. Nhưng thường thì bạn nên bắt đầu ít nhất sau 2 tuần kể từ lúc tiêm, đây là khoảng thời gian để bạn theo dõi sức khỏe sau tiêm cũng như ổn định tinh thần, thể chất.

Sau đây là các khuyến cáo của CDC [Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật] Hoa Kỳ:

  • Nếu bạn đang mang thai hoặc mới mang thai mà mắc Covid-19 thì có nguy cơ trở nặng hơn những phụ nữ không mang thai.
  • Tiêm vaccine phòng Covid-19 có thể giúp bạn phòng ngừa được những biến chứng nặng
  • Vaccine Covid-19 được khuyến cáo tiêm cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú, đang để thai hoặc có thể sẽ mang thai trong tương lai
  • Phụ nữ đang có dự định để thai hoặc có thể sẽ mang thai, cũng như chồng của mình, hãy tiêm vaccine ngừa Covid-19 và tiếp tục tiêm nhắc lại khi đến thời hạn. Pfizer hoặc Moderna là lựa chọn ưu tiên, J&J/Janssen có thể xem xét trong một số trường hợp.
  • Các bằng chứng ngày càng cho thấy vaccine phòng Covid-19 có tính hiệu quả và an toàn cho thai phụ

Đến đây hẳn bạn đã rõ tiêm vaccine ngừa Covid-19 mũi 3 bao lâu thì được mang thai. Về nỗi băn khoăn tiêm vắc xin phòng Covid-19 có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai không? câu trả lời là hiện tại chưa có bằng chứng nào cho thấy các loại vaccine, kể cả vaccind phòng Covid-19 gây vấn đề về sinh sản ở cả nam và nữ. Do đó, vợ chồng bạn hãy yên tâm nhé!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Câu 1: Bạn Lê Thị Hiếu [] có hỏi:

Cho e hỏi sau khi tiêm vac xin bao lâu thì có thể mang thai ạ, và lỡ như trong thời gian chich vac xin ve chưa đủ 1 tháng[ từu ngày chích đến ngày có thai chưa đủ 1 tháng] mình lỡ có thai thai có ảnh hưởng gi k ạ? Em đang rất hoang mang, mong bac si tư vấn kỹ giup e ạ

Trả lời:Chào bạn, hiện nay có một số vắc xin được khuyến cáo tiêm cho phụ nữ tuổi sinh đẻ, chuẩn bị mang thai như uốn ván, sởi – rubella, cúm… Các vắc xin này đều đã được chứng minh đạt hiệu quả tốt trong việc phòng bệnh cho mẹ và truyền kháng thể cho con trong thời kỳ đầu sau sinh. Vắc xin sởi-rubella là vắc xin sống nên không có chỉ định tiêm cho phụ nữ mang thai, vắc xin được khuyến cáo tiêm trước 4 tuần khi có thai. Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế thế giới không có bằng chứng cũng như chưa ghi nhận các trường hợp về việc ảnh hưởng của việc tiêm vắc xin này đến thai nhi vì vậy bạn cũng không nên quá lo lắng vì có thai sau khi đã tiêm vắc xin. Bạn nên đi khám thai định kỳ theo qui định để được các bác sỹ sản khoa theo dõi và tư vấn cách chăm sóc sức khỏe thích hợp trong quá trình mang thai.

Câu 2:Bạn Đào Thị Điệp [] có hỏi:

Chào Bác sĩ. Con em ho nhẹ em có cho uống 1 liều thuốc kháng sinh vào ngày 24/08/17. Hỏi sau 1 ngày uống kháng sinh bé có tiêm phòng sởi mũ 2 được không [bé không còn ho nữa]. cảm ơn bác sĩ

Trả lời: Chào bạn, việc trẻ uống kháng sinh không phải là một chỉ định hoãn tiêm các loại vắc xin. Tuy nhiên, việc uống kháng sinh có thể làm giảm hoặc mất đi các biểu hiện lâm sàng của các bệnh cấp tính khác nếu có. Bạn hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được các nhân viên y tế thăm khám và có chỉ định tiêm chủng cụ thể dựa trên tình hình sức khỏe của trẻ.

Lưu ý: Việc dùng kháng sinh cho trẻ nhỏ cần có chỉ định của bác sĩ và dùng tối thiểu 5 ngày liên tục.

Câu 3:Bạn Nguyễn Thị Thu Hà [] có hỏi:

Thưa bác sĩ, em là mẹ 2 con, bé lớn nhà em được 14 tháng thì em có bầu bé thứ 2. vì em không tìm hiểu kĩ về lịch tiêm phòng uốn ván cho mẹ bầu nên khi em mang bầu bé thứ 2 em đã tiêm phòng uốn ván 2 lần vào tháng thứ 6 và thứ 7. em hỏi bác sĩ em tiêm quá liều như thế có ảnh hưởng gì tới em bé nhà em không ạ. bé thứ 2 nhà em hiện đã được 4,5 tháng mà cổ chưa cứng lắm, liệu có phải là do em tiêm phòng uốn ván quá liều nên ảnh hưởng đến bé không ạ. em lo lắm. mong được hồi âm của chương trình

Trả lời: Chào bạn, đối với những bà mẹ đã có tiền sử tiêm chủng từ 2 mũi vắc xin uốn ván, lần mang thai tiếp theo chỉ cần tiêm 1 mũi là đã có thể bảo vệ con khỏi uốn ván sơ sinh. Tuy nhiên, vắc xin uốn ván có thể tiêm cách nhau tối thiểu 1 tháng. Việc tiêm chủng như vậy không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và con cũng như hiệu lực của vắc xin.

Câu4:Bạn Vũ Thảo [có hỏi:

Chương trình cho mình hỏi là bé nhà mình hiện tại bây giờ đã gần 4 tuổi do công việc và điều kiện từ khi bé sinh ra mình mới chỉ tiêm phòng cho bé đc 3 mũi đầu tiên khi chào đời. Mình muốn hỏi bây giờ mình có thể cho bé tiêm phòng lại tất cả các mũi tiêm cho đầy đủ được ko? Mong chương trình tư vấn giúp mình mình xin chân thành cảm ơn

Trả lời: Chào bạn, theo lịch trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, trẻ sẽ được tiêm vắc xin VGB trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, tiêm vắc xin phòng lao càng sớm càng tốt. Tiếp đó sẽ được tiêm  03 mũi vắc xin phối hợp phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – viêm phổi/viêm màng não do vi khuẩn Hib khi trẻ được 2, 3 và 4 tháng tuổi. Trẻ 9 tháng tuổi sẽ được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi. Trẻ 18 tháng tuổi sẽ được tiêm vắc xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván nhắc lại [DPT], tiêm vắc xin phòng sởi-rubella. Cháu nhà bạn hiện đã 4 tuổi, nằm ngoài độ tuổi tiêm chủng mũi vắc xin này trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, bạn có thể cho trẻ đi tiêm các vắc xin có thành phần tương đương hoặc tiêm các vắc xin khác như rota, quai bị, viêm màng não do não mô cầu… có thành phần tương đương tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ.

Câu 5:Bạn Linh Thảo [] có hỏi:

Kính chào chuyên gia của chương trình TCMR, bé nhà mình vừa tròn 2 tháng tuổi. Do thời gian qua báo chí có đưa tin về các trường hợp tiêm phòng ở phường bị sốc thuốc, nên mình muốn hỏi danh sách những bệnh viện [ở Tp.HCM] có thực hiện chương trình TCMR này để cho bé đi chích ngừa.

Kính mong sớm nhận được hồi âm từ chuyên gia.

Trả lời: Chào bạn, Chương trình tiêm chủng mở rộng được triển khai tại tất cả các trạm y tế xã/phường trên cả nước với hơn 1,7 triệu trẻ được tiêm chủng mỗi năm. Các vắc xin trong Chương trình TCMR trước khi đưa vào sử dụng đều được Bộ Y tế kiểm định về chất lượng và tính an toàn, hiệu quả của vắc xin. Bạn hãy yên tâm đưa trẻ đi tiêm chủng các vắc xin trong TCMR. Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để đạt được hiệu quả cao nhất.

Dự án TCMR

Video liên quan

Chủ Đề