Tác giả của tục ngữ là ai

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Bài giảng: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất - Cô Trương San [Giáo viên VietJack]

Quảng cáo

1. Đôi nét về tục ngữ

Quảng cáo

- Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh.

- Tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân ta về mọi mặt:

   + Quy luật của thiên nhiên

   + Kinh nghiệm lao động, sản xuất

   + Kinh nghiệm về con người và xã hội

- Tục ngữ thường được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và đưa vào trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mình

2. Giá trị nội dung

Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xã vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.

3. Giá trị nghệ thuật

Quảng cáo

- Lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp

- Giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ

- Các về thường đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tục ngữ

- Giới thiệu về “Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất” [khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…]

II. Thân bài

1. Tục ngữ về thiên nhiên

a] Câu 1

- Nghệ thuật: cách nói thậm xưng, sử dụng phép đối

⇒ Phản ánh hiện tượng trong tự nhiên: tháng năm ngày dài, đêm ngắn còn tháng mười ngày ngắn, đêm dài

- Bài học kinh nghiệm: Đêm tháng năm và ngày tháng mười rất ngắn, vì vậy, phải chủ động sắp xếp công việc cho hợp lí

b] Câu 2

- Nghệ thuật:

   + Hai vế câu đối nhau

   + Kết cấu: nhân – quả

- Bài học kinh nghiệm: từ sự quan sát của người xưa về những vì sao để dự báo thười tiết, qua đó khuyên con người cần phải chủ động sắp xếp công việc để tránh rủi ro

c] Câu 3

- Nghệ thuật:

   + Gieo vần lưng

   + Kết cấu: nhân – quả

   + Hoán dụ

- Nội dung: Khi trên trời có ráng có màu sắc mỡ gà thường là lúc sắp có bão. Vì vậy, dự báo bão để chủ động giữ gìn nhà cửa

- Kinh nghiệm này của nhân dân ta vẫn còn đến ngày nay, tuy nhiên đã ít được sử dụng đến

d] Câu 4

- Nghệ thuật:

   + Kết cấu nhân quả

   + Gieo vần lưng: bò – lo

- Nội dung: Vào tháng bảy, khi kiến bò ra khỏi tổ thường có lũ lụt, vì vậy cần dự báo lũ lụt để chủ động phòng tránh, hạn chế rủi ro, thiệt hại

2. Tục ngữ về lao động, sản xuất

a] Câu 5

- Nghệ thuật: so sánh : tấc đất – tấc vàng

⇒ Đề cao giá trị của đất

- Một tấc đất có giá trị bằng hoặc hơn một tấc vàng, vì vậy con người cần phải biết quý trọng, nâng niu đất. Đồng thời, phê phán những người lãng phí đất đai.

b] Câu 6

- Nghệ thuật:

   + Gieo vần lưng

   + Liệt kê: nuôi cá, làm vườn, làm ruộng

- Nội dung:

   + Nghề đem lại giá trị vật chất, lợi ích kinh tế nhiều nhất cho con người là nuôi cá, sau đó là làm vườn và cuối cùng là làm ruộng

   + Câu tục ngữ giúp con người biết lựa chọn hình thức canh tác và dựa vào điều kiện tự nhiên để sản xuất, tạo ra nhiều của cải vật chất

c] Câu 7

- Nghệ thuật:

   + Gieo vần lưng

   + Liệt kê

- Nội dung:

   + Trong sản xuất nông nghiệp, bốn yếu tố nước, phân, sự chăm chỉ, chịu khó và giống đều rất quan trọng, giữa chúng có mối quan hệ mật thiệt với nhau. Trong đó, nước là yếu tố quan trọng nhất, tiếp đó là phân, sự chăm chỉ và cuối cùng là giống

   + Khuyên con người ta trong lao động sản xuất cần đảm bảo bốn yếu tố nếu trên để mùa màng bội thu

d] Câu 8

- Nghệ thuật:

   + Gieo vần lưng

   + Liệt kê

   + Đối xứng

   + Câu rút gọn

- Nội dung: Thời vụ và đất đai là hai yếu tố quan trọng với nhà nông, trong đó thời vụ là yếu tố quan trọng hàng đầu. Vì vậy, người lao động cần chọn thời vụ canh tác phù hợp

III. Nội dung

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật:

   + Nội dung: Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất

   + Nghệ thuật: gieo vần lưng, liệt kê, cách nói ngắn gọn, giàu nhịp điệu…

Xem thêm các bài viết về Tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 7 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 7 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 7 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

tac-gia-tac-pham-lop-7.jsp

Theo khoản 1 Điều 43 Luật Sở hữu trí tuệ 2005:

1.Tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ theo quy định tại Điều 27 của Luật này thì thuộc về công chúng.

Đối chiếu với Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2009, thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm được quy định như sau:

  • Quyền nhân thân [ngoại trừ quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm]: Vô thời hạn
  • Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm và quyền tài sản:

- Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh: 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên;

- Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn 25 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình: 100 năm kể từ khi tác phẩm được định hình;

- Các tác phẩm không thuộc loại hình trên: Suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

- Tác phẩm khuyết danh [khi các thông tin về tác giả xuất hiện]: Suốt cuộc đời và 50 năm sau khi tác giả chết.

Lưu ý: Thời hạn bảo hộ theo quy định tại chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31/12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Tóm lại, sau khi kết thúc thời hạn bảo hộ nêu trên, tác phẩm sẽ thuộc về công chúng và mọi người được phép khai thác, sử dụng tác phẩm đó với điều kiện không xâm phạm tới quyền nhân thân của tác giả.

Xem thêm: Bảng tổng hợp thời hạn bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ

Ca dao tục ngữ có phải là tác phẩm thuộc về công chúng? [Ảnh minh họa]

 

Ca dao, tục ngữ có được xem là tác phẩm thuộc về công chúng?

Để trả lời câu hỏi trên, trước hết, cần hiểu thế nào là tác phẩm, theo quy định của Công ước Berne, tác phẩm được định nghĩa là sản phẩm sáng tạo trí tuệ trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học của tác giả là công dân của các quốc gia thành viên của Công ước.

Các tác phẩm đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ quyền tác giả, là tất cả những sáng tạo trí tuệ trên cơ sở độc lập, không sao chép các tác phẩm tồn tại trước đó và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định.

Tác phẩm được bảo hộ không phụ thuộc vào nội dung của nó và kể cả các tác phẩm không chứa nhiều nội dung có ít điểm chung với khoa học, nghệ thuật và văn học như hướng dẫn kỹ thuật đơn thuần, bản vẽ thiết kế máy, chương trình máy tính phục vụ cho tính toán cũng đều được bảo hộ quyền tác giả.

Trong đó, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền tác giả. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo Điều 23 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hóa và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác.

Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bao gồm:

- Truyện, thơ, câu đố là các loại hình nghệ thuật ngôn từ.

- Điệu hát, làn điệu âm nhạc;

- Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi;

- Sản phẩm nghệ thuật đồ họa, hội họa, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào.

Theo quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả nêu trên, không có tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Tức là, tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian không có thời hạn bảo hộ, bởi lẽ tác phẩm được lưu truyền bằng miệng, từ thế hệ này sang thế hệ khác và có nhiều dị bản, không thể biết chính xác tác phẩm công bố từ khi nào và cũng không thể bảo hộ tính nguyên gốc của tác phẩm.

Thêm vào đó, chủ sở hữu tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian không xác định rõ, họ có thể là cộng đồng tập thể một địa phương, một làng nghề, một nhóm nghệ nhân lưu giữ tư liệu về tác phẩm hoặc là công chúng.

Do đó, ca dao, tục ngữ không phải là tác phẩm thuộc về công chúng, tuy nhiên, khi sử dụng tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian dù không phải xin phép nhưng phải có trích dẫn nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và đảm bảo những giá trị đích thực của tác phẩm.

Trên đây là giải đáp về việc ca dao, tục ngữ có phải là tác phẩm thuộc về công chúng không, nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc liên hệ: 1900 6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Video liên quan

Chủ Đề