Serum và kem dưỡng cái nào tốt hơn năm 2024

Serum và kem dưỡng đều có tác dụng dưỡng ẩm và cung cấp những dưỡng chất có lợi cho da. Vậy thì tại sao chúng ta phải thoa kem dưỡng sau khi sử dụng serum mà không dùng một loại để tiết kiệm thời gian và chi phí? Cùng DIVA’s Blog tìm hiểu nhé.

Sau bước tẩy trang và rửa mặt, 3 bước dưỡng da cơ bản nhất mà hầu hết các nàng đều áp dụng mỗi ngày sẽ là nước cân bằng, serum và kem dưỡng. Tuy nhiên, có một số chị em vẫn hay thắc mắc là nếu serum và kem dưỡng đều có tác dụng cấp ẩm và dưỡng da, mà các hoạt chất trong serum thường cao hơn đến 10 lần so với kem dưỡng, vậy thì tại sao chúng ta không chỉ xài serum thôi là đủ mà còn cần dùng kem dưỡng để làm gì?

Sự khác biệt giữa Serum và kem dưỡng

Serum có thành phần là các hoạt chất đậm đặc, và thường mỗi loại serum chỉ chứa một vài hoạt chất có khả năng nuôi dưỡng các lớp sâu trong da. Serum có gốc dầu và nước, nhưng có cấu trúc không chứa dầu nên có thể dễ dàng thấm sâu vào da mà không gây bóng nhờn. Do đó có thể dễ dàng sử dụng kết hợp với các sản phẩm khác. Bên cạnh đó, phân tử serum rất nhỏ nên có thể nhanh chóng thấm sâu vào da.

Kem dưỡng khi được bôi lên da sẽ không thấm sâu vào bên trong mà tồn tại bên ngoài da với chức năng khoá ẩm và bảo vệ màng dưỡng ẩm do phân tử của kem dưỡng to hơn so với serum.

Có nhất thiết phải sử dụng cả Serum lẫn kem dưỡng?

Thật ra thì ở lứa tuổi từ 18 – 22, khi làn da vẫn còn chưa có các dấu hiệu lão hóa, làn da bạn chỉ cần được làm sạch và cấp ẩm đầy đủ, tức là công đoạn dưỡng da của bạn chỉ cần tẩy trang, dùng sữa rửa mặt và kem dưỡng ẩm. Trừ một số trường hợp bạn gặp phải những vấn đề khác về da như mụn, sạm da,… bạn mới cần sử dụng để serum và các sản phẩm đặc trị khác.

Với làn da trẻ, chỉ cần 3 bước rửa mặt, cân bằng da và dùng kem dưỡng ẩm là đủ. Tham khảo thêm thông tin về Bộ 3 Bước Chăm Sóc Da Clinique tại đây

Khoảng từ 23 tuổi trở đi, khi làn da bắt đầu có những dấu hiệu lão hóa cũng như các vấn đề khác, thì việc chọn một loại serum thích hợp là điều vô cùng cần thiết để cải thiện và duy trì một làn da khỏe đẹp, ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa.

Tinh Chất Phục Hồi Da Ban Đêm Estée Lauder Advanced Night Repair là giải pháp tối ưu giúp giải quyết các vấn đề về da

Tuy nhiên, thực tế nếu chỉ dùng serum thông thường thì hiệu quả mang lại thường không cao lắm do serum rất dễ bay hơi sau khi thoa lên da. Chính vì thế, việc sử dụng kem dưỡng sau khi thoa serum là cực kỳ cần thiết. Khi ấy, kem dưỡng sẽ tạo ra một lớp “hàng rào nước” bảo vệ da trước môi trường bên ngoài, hạn chế tác động xấu của môi trường lên da và quan trọng nhất là giữ serum không bị bay hơi. Bên cạnh đó, việc phối hợp sử dụng cả serum và kem dưỡng của cùng một dòng sản phẩm sẽ giúp tăng cường tác dụng của cả hai, nhờ đó làn da sẽ được cải thiện nhanh chóng và duy trì vẻ đẹp suốt một thời gian dài.

Ngoài việc chăm sóc da bằng serum và kem dưỡng, bạn hãy nhớ kết hợp với các biện pháp bảo vệ da khác như dùng kem chống nắng khi ra ngoài, tẩy trang sạch sẽ trước khi đi ngủ, đồng thời thực hiện một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, hoặc nếu cần thiết có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng khác để cải thiện và duy trì vẻ đẹp làn da nhé.

Nên dùng serum hay kem dưỡng là nỗi băn khoăn của nhiều người khi mới bắt đầu sử dụng hai sản phẩm sản chăm sóc da này. Hãy để bài viết sau đây giúp bạn hiểu rõ về ưu, nhược điểm của serum và kem dưỡng để từ đó có được sự lựa chọn tốt nhất cho làn da nhé!

1. Serum và kem dưỡng có tác dụng gì?

Serum và kem dưỡng da đều chứa chất dưỡng có lợi cho da. Tuy nhiên, cách hoạt động và mức độ hiệu quả của những sản phẩm này có một khác biệt:

1.1. Serum

Serum còn được gọi là tinh chất dưỡng da. Sản phẩm chăm sóc da này có rất nhiều loại khác nhau như serum trị mụn, serum làm chậm lão hóa da, serum trị nám…

Ưu điểm:

  • Các phân tử dưỡng da trong serum tồn tại ở kích thước rất nhỏ nên dễ dàng len lỏi sâu vào trong từng tế bào da. Từ đó giúp điều cải thiện các vấn đề về da tốt hơn.
  • Vì không có những chất làm dày và chất khóa ẩm nên những hoạt chất, tinh chất dưỡng da có tỷ lệ đậm đặc cao.

Nhược điểm:

  • Giá thành cao.
  • Do không chứa nhiều chất khóa ẩm nên khi thoa lên da tinh chất rất dễ bị bay hơi.
  • Có thể gây kích ứng với da nhạy cảm do có độ đậm đặc cao.

Serum và kem dưỡng đã trở thành những sản phẩm chăm sóc da không thể thiếu của không ít người

1.2. Kem dưỡng

Kem dưỡng da là sản phẩm chăm sóc da phổ biến trong các bước chăm sóc da cơ bản. Kem dưỡng cũng có rất nhiều loại như kem dưỡng ẩm, kem dưỡng trắng da, kem dưỡng làm chậm lão hóa da…

Ưu điểm:

  • Cung cấp độ ẩm hiệu quả cho làn da.
  • Ngăn chặn quá trình bay hơi giúp da luôn căng mướt.
  • Giá thành tiết kiệm hơn so với serum.

Nhược điểm

  • Do phân tử trong kem dưỡng lớn nên khó thâm nhập sâu vào bên trong da.
  • Độ đậm đặc không cao nên nên mức độ cải thiện các vấn đề về da ít hơn serum.

2. Nên dùng serum hay kem dưỡng?

Nhiều người cho rằng chỉ nên dùng serum hoặc kem dưỡng để chăm sóc da. Thế nhưng thực tế, bạn có thể sử dụng hai sản phẩm chăm sóc da này cùng lúc.

Theo đó, serum sẽ giúp giải quyết hiệu quả hơn các vấn đề về da như nám, mụn, lão hóa da sớm… Tuy nhiên, do đặc tính dễ bay hơi nên bạn hãy sử dụng thêm kem dưỡng để tạo lớp màng để “khóa” các dưỡng chất của serum lại. Với sự kết hợp này, làn da của bạn sẽ được chăm sóc tốt hơn, đồng thời các vấn đề về da cũng giảm đáng kể so với việc chỉ sử dụng serum hoặc kem dưỡng.

Kết hợp serum và kem dưỡng sẽ giúp da được chăm sóc tốt hơn

3. Thứ tự sử dụng serum và kem dưỡng trong quy trình chăm sóc da

Để serum và kem dưỡng phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn cần sử dụng những sản phẩm đúng bước trong quy trình chăm sóc da. Cụ thể:

  • Bước 1: Tẩy trang để làm sạch hoàn toàn cặn bã trang điểm và bụi bẩn, từ đó giúp da thông thoáng và dễ dàng hấp thụ dưỡng chất từ các sản phẩm chăm sóc da.
  • Bước 2: Sử dụng sữa rửa mặt phù hợp để “quét” sạch một lần nữa cặn bã trang điểm và bụi bẩn còn bám trên bề da.
  • Bước 3: Dùng nước cân bằng [Toner] có độ pH 4.7 đến 6.2 để giúp da ổn định lại độ pH sau khi trải qua 2 bước làm sạch.
  • Bước 4: Thoa serum [hoặc Essence, Booster] để cải thiện các vấn đề về da như nám, mụn, lão hóa da sớm…
  • Bước 5: Cải thiện các vấn đề như bọng mắt, quầng thâm, chân chim… với kem dưỡng mắt phù hợp với tình trạng da
  • Bước 6: Dùng kem dưỡng để bổ sung độ ẩm cho da và “khóa” các dưỡng chất ở các bước chăm sóc da trên lại để tránh cho chúng bị thất thoát.
  • Bước 7: Để bảo vệ da toàn diện, đừng quên chăm sóc từ bên trong với các sản phẩm viên uống có thành phần từ thiên nhiên. Trong đó, viên uống đẹp da RiTANA được ưa chuộng nhờ có nhiều thành phần quý từ khắp nơi trên thế giới như tinh chất L-Glutathione thiên nhiên, tinh chất Sakura, tinh chất Pomegranate [chiết xuất từ lựu], P. Leucotomos, Collagen… có khả năng làm mờ sạm nám, trẻ hóa da, chống nắng hiệu quả. Bên cạnh đó, sản phẩm có dạng viên uống vô cùng tiện lợi, có thể mang theo bất kỳ đâu.

Chỉ với 2 viên RiTANA mỗi ngày, bạn sẽ nhanh chóng sở hữu làn da tươi tắn, mịn màng và thu hút mọi ánh nhìn

Xem thêm về sản phẩm tại đây: Viên uống đẹp da RiTANA – bí quyết làm đẹp của Hoa hậu.

4. Khi nào có thể dùng serum mà không cần thoa kem dưỡng?

Mặc dù có tác dụng bổ trợ cho serum hoạt động tốt hơn, tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng cần phải thoa kem dưỡng. Theo đó, trong một số trường hợp, bạn chỉ cần dùng serum là đủ như:

4.1. Độ ẩm không khí cao

Việc thoa thêm kem dưỡng trong khi độ ẩm trong không khí tăng cao có thể khiến các lỗ chân lông bị tắc nghẽn và xuất hiện mụn. Vì thế, vào thời điểm độ ẩm không khí đạt ngưỡng trên 70%, bạn không cần thoa thêm kem dưỡng trong quy trình chăm sóc da.

4.2. Dùng kem chống nắng vào ban ngày

Kem chống nắng cũng có chức năng khóa ẩm rất tốt. Do đó khi chăm sóc da vào buổi sáng, bạn có thể bỏ qua bước kem dưỡng mà đến thẳng bước thoa kem chống nắng.

4.3. Khi da cần được nghỉ ngơi

Sử dụng các sản phẩm chăm sóc quá nhiều cũng chưa chắc tốt cho da. Thay vào đó, hãy để cho da được “nghỉ ngơi” một ngày trong tuần bằng cách giảm bớt các bước chăm sóc da. Điều này cũng kích thích da tự cân bằng theo cơ chế tự nhiên, từ đó thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da hiệu quả hơn.

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp băn khoăn vấn đề “nên dùng serum hay kem dưỡng?” và “dùng như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất?”. Theo đó, cả hai sản phẩm này có thể được sử dụng song hành để bổ trợ cho nhau. Ngoài ra, bạn cũng không nên bỏ qua các bước khác như làm sạch da, cân bằng pH cho da và chăm sóc từ bên trong để làn da luôn được chăm sóc tốt nhất.

Serum và kem dưỡng ẩm khác nhau như thế nào?

Serum: Chứa đến 70% hoạt chất, làm cho chúng phát huy hiệu quả điều trị, chăm sóc da nhanh, cao hơn 2 loại còn lại. Kem dưỡng: Có tỷ lệ hoạt chất thấp hơn và được điều chế để cấp ẩm, giữ nước vừa phải cho lớp da bề mặt. Thông thường, kem dưỡng sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất ở bước dưỡng da cuối cùng.

Sau khi bôi serum bao lâu thì bôi kem dưỡng?

Thoa serum bao lâu thì thoa kem dưỡng? Đây cũng là một thắc mắc thường thấy của những người mới sử dụng serum. Theo lời khuyên của các chuyên gia, sau khi vừa bôi serum thì từ 3 - 5 phút bạn sẽ thấy serum đã thấm vào da khá nhiều, lúc này bôi kem dưỡng là hợp lý nhất.

Serum dưỡng ẩm nên dùng khi nào?

Sử dụng khi da còn ẩmNền da ẩm sau khi rửa mặt là điều kiện lý tưởng nhất để thoa serum. Lúc này, serum sẽ có khả năng thẩm thấu nhanh hơn, mang lại hiệu quả chăm sóc da cao nhất.

Tại sao phải dùng kem dưỡng sau serum?

Sau 1-2 phút, khi làn da đã thấm tinh chất là thời điểm vàng để sử dụng kem dưỡng. Việc bôi kem dưỡng sau khi sử dụng serum giúp khóa ẩm tức thì trên da, tránh tình trạng serum bị bốc hơi, giữ lại các dưỡng chất, tăng độ thẩm thấu. Với thành phần phân tử được thiết kế siêu nhỏ, serum có khả năng thẩm thấu nhanh vào da.

Chủ Đề