Trung bình đến kì mất bao nhiêu máu năm 2024

Kinh nguyệt bất thường gây nhiều phiền toái và lo lắng cho chị em phụ nữ trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, chu kỳ kinh nguyệt bất thường không phải lúc nào cũng nghiêm trọng, nhưng lại là dấu hiệu cho một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Vì vậy, các chị em cần hiểu rõ những biểu hiện bất thường của kinh nguyệt để đi thăm khám và điều trị kịp thời.

Kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt là hiện tượng bong tróc lớp niêm mạc tử cung có chu kỳ. Độ tuổi bắt đầu kinh nguyệt ở trẻ vị thành niên là từ 13-15 tuổi. Kinh nguyệt lần đầu tiên xuất hiện ở bé gái từ 13 – 15 tuổi. Độ dài chu kỳ kinh được tính từ ngày đầu tiên có kinh của tháng này cho đến ngày đầu tiên có kinh của tháng kế tiếp. Độ dài trung bình của một chu kỳ kinh khoảng 28 ngày, thông thường kéo dài từ 25 đến 37 ngày. Thời gian hành kinh là thời gian ra huyết, thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày. Lượng máu kinh mất sau mỗi kỳ kinh trung bình là 30-50 ml. Máu kinh có đặc điểm không đông, thẫm màu và mùi tanh.

Kinh nguyệt bất thường là gì?

Kinh nguyệt bất thường [rối loạn kinh nguyệt] là những biểu hiện bất thường có liên quan đến chu kỳ kinh hoặc một số triệu chứng kèm theo bao gồm: bất thường về thời gian hành kinh, lượng máu mất trong ngày hành kinh, màu sắc máu kinh, thống kinh … Đây là những dấu hiệu, triệu chứng của một hoặc nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì thế nếu bạn chưa có kiến thức để nhận biết, điều đó có thể vô tình gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chức năng sinh sản nếu như không được phát hiện kịp thời.

Những biểu hiện của bất thường về chu kỳ kinh nguyệt

Những biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của một vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên bạn vẫn nên chú ý khi gặp phải một số biểu hiện bất thường sau đây.

Bất thường về lượng máu kinh:

  • Thiểu kinh: số ngày hành kinh < 2 ngày, lượng kinh 1-2 băng/ngày hoặc ít hơn.
  • Cường kinh: là hiện tượng máu kinh vừa ra nhiều [từ 100 – 200ml/ kỳ] và kéo dài nhiều ngày. Lượng kinh > 8 băng/ngày.
  • Băng kinh: là lượng máu kinh trên 200 ml/kỳ. Khi bị băng kinh bạn sẽ có cảm giác máu chảy ra thành dòng và bạn phải thay 2 băng dày trong 2 giờ liên tiếp. Băng kinh gây thiếu máu cấp dẫn đến hiện tượng choáng váng, hoa mắt chóng mặt. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm tính mạng.

Bất thường về thời gian hành kinh

  • Kinh mau: Chu kỳ kinh ngắn dưới 25 ngày, số ngày hành kinh có thể bình thường, bạn sẽ thấy kinh nguyệt mình không đều.
  • Kinh thưa: Chu kỳ kinh nguyệt dài hơn 35 ngày, kinh ra ít và ngắn ngày, thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh.
  • Rong kinh: Số ngày hành kinh nhiều hơn 7 ngày, số lượng kinh nguyệt bình thường hoặc ít, tính chất máu kinh bình thường, thường thấy ở bệnh nhân rối loạn đông máu, có polyp lòng tử cung hoặc u xơ tử cung.
  • Rong huyết: là hiện tượng chảy máu bất thường kéo dài hơn 7 ngày, nhưng không liên quan đến chu kỳ kinh và có đặc điểm khá giống kinh nguyệt bình thường.
  • Vô kinh thứ phát: là tình trạng hơn ba tháng không hành kinh.
  • Vô kinh nguyên phát: là hiện tượng không hành kinh.

Bất thường về triệu chứng khác kèm theo khi đến chu kỳ kinh nguyệt: Thống kinh là hiện tượng phổ biến nhất, thường có triệu chứng đau bụng dưới khi hành kinh. Nguyên nhân có thể do sinh lý hoặc bệnh lý và phụ nữ có lạc nội mạc tử cung có thể có triệu chứng này.

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt

Hiện nay, tình trạng rối loạn kinh nguyệt xảy ra ở nhiều phụ nữ, nhưng không phải ai cũng biết được nguyên nhân xuất phát từ đâu. Vì thế, sau đây là một số nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt thường gặp:

Bệnh lý mắc phải:

Nhân xơ tử cung hoặc u xơ tử cung gây ra rối loạn kinh nguyệt, chủ yếu là chảy máu kinh nhiều và rối loạn kinh nguyệt là triệu chứng phổ biến nhất của u xơ tử cung.

Thay đổi điều kiện sống, thói quen sinh hoạt:

Kinh nguyệt do cơ chế nội tiết – thần kinh điều chỉnh nên khi thay đổi môi trường sống như chuyển nơi sinh sống, thay đổi công việc, áp lực học tập, gia đình hoặc công việc. Điều đó làm cho người phụ nữ chán nản hay buồn rầu và gây nên rối loạn kinh nguyệt.

Hội chứng buồng trứng đa nang [PCOS] cũng là một nguyên nhân gây tình trạng rối loạn kinh nguyệt dai dẳng.

Chế độ dinh dưỡng và vận động: Thay đổi chế độ ăn uống, vận động, tăng cân hoặc giảm cân quá mức cũng làm rối loạn kinh nguyệt.

Một số thuốc gây rối loạn kinh nguyệt đặc biệt là thuốc tránh thai, thuốc điều trị tiểu đường, cao huyết áp.

Các phương pháp chẩn đoán nguyên nhân bất thường kinh nguyệt

  • Kiểm tra loại trừ có thai hay không
  • Xét nghiệm công thức máu, đông máu để xác định các bệnh lý về máu
  • Xét nghiệm nội tiết vào ngày 2 -3 chu kỳ để đánh giá có pha hoàng thể trong chu kỳ kinh nguyệt hay không
  • Sinh thiết nội mạc tử cung loại trừ các bệnh lý nội mạc tử cung
  • Siêu âm đường âm đạo để khảo sát tử cung và buồng trứng

Ảnh hưởng của bất thường kinh nguyệt đến sức khỏe và đời sống

  • Vô sinh: trong một nghiên cứu về nguyên nhân vô sinh trong độ tuổi sinh sản năm 2009 đã chỉ ra 20 % vô sinh là do rối loạn kinh nguyệt, chủ yếu là do vô kinh thứ phát.
  • Đời sống tình dục bị ảnh hưởng: tình trạng rong kinh, kinh ra nhiều và kéo dài ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống tình dục và hạnh phúc gia đình.
  • Nguy cơ thiếu máu: do lượng máu kinh ra nhiều và kéo dài dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu, gây xanh xao, chóng mặt,mệt mỏi, kéo dài và không điều trị gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Các bệnh lý nguy hiểm: như ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung gây rối loạn kinh nguyệt. Đây là biểu hiện ban đầu của thừa Androgen nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra hậu quả nặng nề.
  • Chất lượng cuộc sống giảm một cách đáng kể: rối loạn kinh nguyệt kéo dài không điều trị hoặc điều trị không hiệu quả gây khó chịu, không thoải mái ảnh hưởng đến kết quả học tập và hiệu quả công việc. Tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài dễ dẫn đến các bệnh lý phụ khoa như viêm nhiễm do ẩm ướt bộ phận sinh dục…

Ngày nay, bất thường kinh nguyệt là vấn đề đang được quan tâm của nữ giới và bác sĩ sản – phụ khoa. Nó ảnh hưởng đến các vấn đề sức khỏe, sinh sản, tinh thần và chất lượng cuộc sống của phụ nữ. Cho nên hiểu đúng và đủ các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt rất quan trọng. Nó giúp bạn có cái nhìn cơ bản để nhận biết và theo dõi các dấu hiệu bất thường của bản thân. Từ đó, bạn có thể đưa ra những quyết định đúng và sớm nhất trong việc khám – chữa bệnh để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất với thời gian ngắn nhất.

Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài bao lâu?

Vậy chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày? Thông thường một chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới sẽ diễn ra trong khoảng 3 tới 5 ngày, ở mức 2 đến 7 ngày vẫn được coi là bình thường. Khoảng thời gian giữa các chu kỳ cách nhau 28 ngày. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp chu kỳ lặp lại sau 35 ngày.

Cơ thể mất bao nhiêu máu sẽ chết?

Một người trưởng thành sẽ bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu bất ổn khi mất khoảng 14% lượng máu của cơ thể. Họ sẽ bị ngất xỉu nếu mất từ 30 đến 40% máu. Nếu tình trạng mất máu tiếp tục xảy ra thì có thể dẫn đến tử vong.

Chu kỳ kinh nguyệt 24 ngày thì rụng trứng ngày nào?

Chu kỳ kinh 24 ngày: Cách tính ngày rụng trứng chu kỳ 24 ngày sẽ là 24-14=10, ngày rụng trứng của chu kỳ này sẽ là ngày 10. Chu kỳ kinh 26 ngày: Ngày rụng trứng là ngày thứ 12 [26-14=12], khoảng thời gian từ ngày 10 - 14 là thời điểm thụ thai cao.

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài bao lâu?

Độ dài một chu kỳ thường 3- 5 ngày , kéo dài từ 2-7 ngày cũng có thể chấp nhận được. Có kinh nguyệt quá 7- 10 ngày cũng được gọi là bình thường nếu như lượng máu kinh rất ít. Có thể có sự thay đổi nhẹ giữa các chu kỳ được xem là bình thường.

Chủ Đề