Số người chết trung bình 1 năm ccủa mỹ năm 2024

Vụ xả súng tại các tiệm spa ở Atlanta và vụ xả súng tại siêu thị ở Boulder, Colorado đã giết chết tổng cộng 18 người, khiến Mỹ lại nối lại nỗ lực cải tổ luật súng đạn.

Tuy nhiên, các vụ xả súng hàng loạt gây chấn động như vậy thường khiến người ta không chú ý mấy tới bạo lực súng đạn hàng ngày. Chính những vụ hàng ngày này mới khiến nhiều người chết nhất.

Ông Mark Barden, đồng sáng lập tổ chức ngăn chặn bạo lực súng đạn Sandy Hook Promise, nói: “Có nhiều cộng đồng khắp nước Mỹ đang đối mặt với bạo lực súng đạn hàng ngày. Họ không được ủng hộ, không nhận được sự chú ý của toàn quốc. Mọi người không hiểu rằng bạo lực súng đạn liên tục xảy ra và đang gia tăng”.

Số người chết vì bị bắn năm 2020 cao hơn số người bị bắn năm 2017 tới 3.600. Năm 2017 xếp sau năm 2020 về số người chết vì súng đạn. Con số gia tăng này cũng giống với các xu hướng đáng báo động khác: Năm 2020, Mỹ có nhiều vụ giết người trong một năm nhất kể từ khi thống kê số liệu này. Số vụ giết người ở các thành phố lớn nhất Mỹ tăng tới 30%. Thương tích do súng cũng tăng mạnh, lên gần 40.000 người, tăng 8.000 người so với năm 2017.

Cảnh sát được triển khai tại hiện trường vụ xả súng ở siêu thị King Soopers, thành phố Boulder, cách Denver, thủ phủ bang Colorado [Mỹ] khoảng 50 km về phía Tây Bắc. Ảnh: REUTERS/TTXVN

Ông Ronnie Dunn, giáo sư nghiên cứu thành thị tại Đại học Bang Cleveland, cho biết: “Trên 100 người Mỹ chết hàng ngày do bạo lực súng đạn. Phần lớn là người da đen và da nâu. Chúng ta thực sự không quan tâm tới bạo lực súng đạn cho tới khi có xả súng hàng loạt, nhưng đó là vấn đề đang diễn ra, kinh niên, ảnh hưởng tới phần lớn xã hội”.

Các nhà nghiên cứu cho biết đại dịch có thể đã làm gia tăng bạo lực súng đạn theo một số cách. Đại dịch ngăn cản nỗ lực chống tội phạm và người xả súng thường gặp căng thẳng và thất nghiệp cùng lúc khi trường học và các chương trình cộng đồng đóng cửa. Ngoài ra, niềm tin của người dân vào lực lượng thực thi pháp luật cũng sụp đổ sau vụ cảnh sát giết người da màu ở Minneapolis.

COVID-19 và các cuộc biểu tình chống cảnh sát cũng dẫn tới doanh thu bán súng gia tăng. Năm 2020, người Mỹ mua 23 triệu khẩu súng, tăng 64% so với năm 2019.

Một nghiên cứu mới đây gọi bạo lực súng đạn là khủng hoảng y tế công cộng hình thành trong nhiều thập kỷ. Phân tích số liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ cho thấy nam giới da đen từ 15 đến 34 tuổi gây ra 37% vụ giết người bằng súng, dù họ chỉ chiếm 2% dân số Mỹ. Tỷ lệ này cao hơn 20 lần so với nam giới da trắng cùng nhóm tuổi.

Trong tổng số vụ giết người bằng súng năm 2019, trên một nửa nạn nhân là đàn ông da đen. 63% nạn nhân nam giới là người da đen.

Nạn nhân súng đạn cũng có nhiều người trẻ. Năm 2020, gần 300 trẻ em bị bắn và thiệt mạng, tăng 50% so với năm trước.

Cảnh sát được triển khai tới hiện trường vụ xả súng ở siêu thị King Soopers tại Boulder, Colorado, Mỹ, ngày 22/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Trên 5.100 trẻ em và thiếu niên dưới 17 tuổi bị giết hoặc bị thương năm 2020, cao hơn 1.000 so với các năm kể từ năm 2014.

Con số này đặt biệt gây choáng váng vì nó diễn ra trong năm mà phần lớn trẻ em không tới trường và tránh được các vụ xả súng hàng loạt tại trường học. Chuyên gia cho rằng tình trạng trẻ em chết vì súng đạn nhiều trong dịch COVID-19 cho thấy mức độ nghiêm trọng của tự tử và bạo lực gia đình.

Trung tâm Sandy Hook Promise nhận số cuộc gọi nhiều kỷ lục từ người trẻ định tự tử hoặc chứng kiến bạo lực. Với nhiều học sinh Mỹ, nhà không phải là nơi an toàn nhất.

Mặc dù số vụ xả súng hàng loạt giảm năm 2020 nhưng có một số vụ đã xảy ra trước hai vụ ở Atlanta và Boulder. Từ tháng 3/2020, có 22 người chết trong 5 vụ xả súng.

Tính trung bình, trong năm 2020, cứ 73 ngày thì có một vụ xả súng hàng loạt. Trong khi đó, trong năm 2019, cứ 36 ngày thì có một vụ. Trong năm 2017 và 2018, cứ 45 ngày thì có một vụ.

Bạo lực súng đạn nói chung gia tăng cho dù số vụ xả súng hàng loạt giảm cho thấy thực tế là các vụ xả súng chấn động thường chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ về người chết.

Điều này cho thấy cần chú ý hơn tới nạn nhân và người sống sót sau bạo lực súng đạn khắp nước Mỹ. Họ sẽ chịu chấn thương vào vết sẹo suốt đời. Tổn hại là không thể đo đếm.

Người xem bóng tại trận đấu Real Madrid cuối tuần này rất kiên quyết chống lại virus corona chết người

Số người thiệt mạng trên toàn thế giới vì nhiễm virus corona đã vượt quá con số 3.000, Trung Quốc vừa thông báo thêm 42 người chết.

Hơn 90% tổng số ca tử vong là ở Hồ Bắc, Trung Quốc nơi virus này xuất hiện vào cuối năm ngoái.

Nhưng cũng đã có nhiều trường hợp tử vong ở 10 quốc gia khác, gồm hơn 50 ở Iran và hơn 30 ở Ý. Giới chức tiểu bang Washington cho biết tối Chủ nhật rằng thêm một cư dân của Quận King đã chết, và đây là người thứ hai ở Hoa Kỳ chết vì COVID-19.

Trên toàn thế giới, đã có gần 90.000 trường hợp được xác nhận nhiễm bệnh, với số lượng bên ngoài Trung Quốc hiện đang tăng nhanh hơn bên trong Trung Quốc.

Nhưng hầu hết bệnh nhân chỉ có các triệu chứng nhẹ, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết hôm Chủ nhật, và tỷ lệ tử vong dường như là từ 2% đến 5%.

Để so sánh, cúm theo mùa có tỷ lệ tử vong trung bình khoảng 0,1% nhưng có khả năng lây nhiễm cao - có tới 400.000 người tử vong vì bệnh này mỗi năm. Các chủng virus corona khác, như Hội chứng Hô hấp Cấp tính nặng [SARS] và Hội chứng Hô hấp Trung Đông [MERS], có tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều so với Covid-19.

Tình hình toàn cầu hiện giờ

Trong khi tốc độ tăng ca nhiễm ở Trung Quốc đã giảm, phần còn lại của thế giới đang gia tăng mạnh những trường hợp mới bị nhiễm trùng.

Tại Ý, điểm nóng của châu Âu, số ca nhiễm bệnh tăng gấp đôi sau 48 giờ, người đứng đầu cơ quan bảo vệ dân sự của nước này cho biết hôm Chủ nhật.

Đã có ít nhất 34 trường hợp tử vong và 1.694 trường hợp được xác nhận. Amazon cho biết hai nhân viên của họ ở Ý bị nhiễm virus và đang được cách ly.

Hôm thứ Hai, Hàn Quốc - điểm nóng lớn nhất bên ngoài Trung Quốc - báo cáo đã có 476 trường hợp mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 4.212.

Vừa có tin thêm 2 người tử vong ở Daegu, đưa tổng số ca tử vong ở Hàn Quốc lên 28.

Trong số các trường hợp được xác nhận, 3.081 trường hợp là từ Daegu - và 73% các trường hợp này đều liên quan đến Nhà thờ Shincheonji.

Các thành viên của nhóm Cơ đốc giáo bên lề được cho là đã lây bệnh cho nhau và sau đó đã lan ra toàn quốc mà dường như không bị phát hiện.

Nhưng ông Kim Shin-chang, từ Nhà thờ Shincheonji, nói với BBC rằng họ đã cung cấp một danh sách các thành viên, sinh viên và các tòa nhà cho chính quyền.

"Chúng tôi lo lắng về việc tiết lộ thông tin này vì sự an toàn của các thành viên của chúng tôi", ông Kim nói và thêm rằng nhóm của ông đang bị ''đàn áp'' tại Hàn Quốc.

Tại thủ đô Seoul, thị trưởng kêu gọi 10 triệu cư dân của thành phố làm việc tại nhà và tránh đến những nơi đông người.

Iran, một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, cho biết hôm Chủ nhật rằng họ đã có 980 ca nhiễm trùng và 54 trường hợp tử vong.

Các quốc gia Qatar, Ecuador, Luxembourg và Ireland đều xác nhận những trường hợp bị nhiễm đầu tiên vào cuối tuần qua.

Tiểu bang New York của Mỹ cũng xác nhận trường hợp đầu tiên. Bệnh nhân là một phụ nữ ở độ tuổi 30 đã nhiễm virut trong chuyến đi gần đây tới Iran.

Hai người đã chết tại Mỹ, tính đến khuya ngày 1/3. Nạn nhân thứ nhất là một người đàn ông ở độ tuổi 50 ở Quận King, tiểu bang Washington, vốn tiềm ẩn vấn đề sức khỏe trước khi nhiễm virut. Nạn nhân thứ hai cũng là cư dân của Quận King, nhưng chưa rõ thêm chi tiết.

Tình hình ở Trung Quốc thì sao?

Trung Quốc hôm thứ Hai cho biết có thêm 42 người chết, tất cả đều ở Hồ Bắc. Ngoài ra còn có 202 ca nhiễm mới được xác nhận - chỉ sáu trong số này nằm bên ngoài Hồ Bắc.

Tổng cộng 2.912 người đã chết bên trong Trung Quốc, với hơn 80.000 trường hợp nhiễm virut được xác nhận.

Người phát ngôn của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết điểm dừng kế tiếp sẽ là "tập trung vào các rủi ro do việc cho người dân đi làm lại".

Nền kinh tế Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nặng - với hoạt động của các nhà máy giảm ở mức kỷ lục.

Cơ quan vũ trụ Hoa Kỳ Nasa tìm thấy sự sụt giảm nghiêm trọng về mức độ ô nhiễm trong năm nay, đó là "ít nhất là một phần" do sự suy giảm kinh tế do virus gây ra.

WHO nói gì?

Hôm Chủ nhật, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết loại virus này dường như đặc biệt ảnh hưởng đến những người trên 60 tuổi và những người có sẵn bệnh.

Tổ chức này kêu gọi các nước dự trữ máy trợ thở, nói rằng "liệu pháp oxy là một trong những phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân bị Covid-19 nặng".

Phân tích quy mô đầu tiên của hơn 44.000 trường hợp từ Trung Quốc cho thấy tỷ lệ tử vong cao hơn gấp mười lần ở người cao tuổi so với người trung niên.

Trung bình 1 ngày có bao nhiêu người chết?

Riêng 6 tháng đầu năm 2023, cả nước giảm 548 người chết vì TNGT so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, 10 năm qua, trung bình mỗi năm ở Việt Nam xảy ra gần 20.000 vụ TNGT, làm chết 7.000 người, bị thương 16.000 người.

Bao nhiêu người chết vì tai nạn giao thông ở Mỹ?

Theo thống kê của Ban An toàn quốc gia Hoa Kỳ, năm 2021 có gần 43.000 người Mỹ tử vong do tai nạn giao thông, nếu tính theo xác suất thì tỷ lệ tử vong bất ngờ do tai nạn giao thông ở nước này là 1/101 [~ 0.99%]. Trong khi đó, cơ hội để trúng giải độc đắc Jackpot ở Mỹ là 1/292 triệu.

Bao nhiêu người chết vì tai nạn giao thông ở Việt Nam?

Theo tính toán của WHO, tỉ lệ số người tử vong do tai nạn giao thông đường bộ của Việt Nam đã giảm từ 25,4 người/100.000 dân vào năm 2010 xuống còn 17,7 người/100.000 dân vào năm 2021 [giảm 43,5%].

Trên thế giới có bao nhiêu người đã chết?

Ước tính công bố năm 2015 bởi Cục điều tra dân số Mỹ cho biết từ xưa giờ đã có 108,2 tỷ người được sinh ra trên Trái đất, 100,2 tỷ người đã chết và hiện giờ "chỉ còn" có khoảng 8 tỷ người đang sinh sống.

Chủ Đề